Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN3937:2007 về Kiểm dịch thực vật – Thuật ngữ và định nghĩa
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 3937:2007
KIỂM DỊCH THỰC VẬT – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Glossary of phytosanitary terms
Lời nói đầu
TCVN 3937:2007 thay thế cho TCVN 3937:2000.
TCVN 3937:2007 được xây dựng dựa trên ISPM No.5, FAO, Rome, 2006;
TCVN 3937:2007 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F7/SC1 Kiểm dịch thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
KIỂM DỊCH THỰC VẬT – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Glossary of phytosanitary terms
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra danh mục các thuật ngữ và định nghĩa sử dụng trong hệ thống kiểm dịch thực vật (KDTV) thế giới, nhằm phục vụ việc hài hòa các từ vựng đã được quốc tế chấp thuận liên quan tới việc thực hiện Công ước quốc tế về Bảo vệ thực vật (IPPC) và các tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp KDTV (ISPM).
2. Mục đích
Mục đích của tiêu chuẩn này làm tăng thêm tính thống nhất và rõ ràng trong việc thông hiểu và sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa mà các nước thành viên của IPPC sử dụng cho mục đích KDTV, giúp cơ quan BVTV các nước sử dụng thống nhất trong việc xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật cũng như trao đổi thông tin chính thức về KDTV.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
3.1
liều hấp thụ
lượng chiếu xạ (tính bằng gray) được hấp thụ trên đơn vị khối lượng của đối tượng xác định
3.2
khai báo bổ sung
thông báo theo yêu cầu của nước nhập khẩu trong Giấy chứng nhận KDTV để cung cấp thông tin bổ sung cụ thể về một chuyến hàng liên quan đến dịch hại thuộc diện điều chỉnh
3.3
sinh vật đối kháng
một sinh vật (thường là nguồn bệnh) không gây hại rõ rệt đối với cây ký chủ nhưng sự tồn tại của nó sẽ bảo vệ cây ký chủ tránh được những thiệt hại đáng kể do dịch hại gây ra
3.4
vùng
một quốc gia, một phần của một quốc gia, hoặc toàn bộ hoặc nhiều phần của vài quốc gia được công nhận chính thức
3.5
vùng bị đe dọa
xem vùng có nguy cơ
3.6
vùng dịch hại ít phổ biến
một vùng, một quốc gia, một phần của một quốc gia, hoặc toàn bộ hoặc nhiều phần của nhiều quốc gia được cơ quan có thẩm quyền xác định, ở đó một loài dịch hại cụ thể xuất hiện với mức độ thấp và là đối tượng chịu sự giám sát, phòng trừ hoặc các biện pháp diệt trừ có hiệu quả.
3.7
cơ quan có thẩm quyền
tổ chức BVTV quốc gia, hoặc tổ chức khác, hoặc cá nhân được Chính phủ chính thức giao nhiệm vụ giải quyết các vấn đề nảy sinh liên quan đến trách nhiệm được pháp luật qui định
3.8
gỗ không còn vỏ
gỗ mà tất cả vỏ đã bị loại bỏ ngoại trừ lớp tượng tầng, phần vỏ chìm bao quanh các mắt cây và trong các hốc lõm giữa các vòng gỗ sinh trưởng.
3.9
sinh vật có ích
bất kỳ sinh vật nào có lợi trực tiếp hoặc gián tiếp đối với thực vật hoặc sản phẩm thực vật, bao gồm cả các tác nhân phòng trừ sinh học.
3.10
phòng trừ sinh học
chiến lược kiểm soát dịch hại bằng việc sử dụng các loài thiên địch, sinh vật đối kháng, sinh vật cạnh tranh hoặc những tác nhân phòng trừ sinh học khác.
3.11
tác nhân phòng trừ sinh học
một loài thiên địch, sinh vật đối kháng hoặc sinh vật cạnh tranh hoặc những thực thể sống khác được sử dụng để phòng trừ dịch hại
3.12
thuốc trừ dịch hại sinh học
là một thuật ngữ chung, không xác định cụ thể dùng để chỉ một tác nhân phòng trừ sinh học, thường là các tác nhân gây bệnh, được tạo ra và sử dụng như một loại thuốc hóa học để làm giảm nhanh một quần thể dịch hại trong phòng trừ ngắn hạn.
3.13
vùng đệm
một vùng mà ở đó một loài dịch hại cụ thể không xuất hiện hoặc xuất hiện ở mức độ thấp và bị kiểm soát chính thức, nơi này có thể là vùng bao quanh hoặc tiếp giáp với vùng bị nhiễm dịch hại, nơi sản xuất bị nhiễm dịch, một vùng ít bị nhiễm dịch hại, khu vực sản xuất không nhiễm dịch hại hoặc địa điểm sản xuất không nhiễm dịch hại, và ở đó các biện pháp KDTV được áp dụng để ngăn chặn sự lan rộng của dịch hại.
3.14
củ và thân củ
một nhóm hàng hóa bao gồm những phần của cây ở dưới đất trong trạng thái ngủ để gieo trồng (kể cả thân ngầm và rễ)
3.15
giấy chứng nhận
một văn bản chính thức chứng nhận tình trạng KDTV của bất kỳ chuyến hàng nào theo các qui định KDTV
3.16
ngâm tẩm hóa học
việc xử lý gỗ bằng hóa chất bảo quản thông qua quá trình ngâm tẩm phù hợp với qui định kỹ thuật được công nhận chính thức
3.17
phòng trừ sinh học truyền thống
du nhập có mục đích và thiết lập quần thể ổn định của một tác nhân sinh học ngoại lai cho phòng trừ dịch hại dài hạn
3.18
thông kiểm (của một chuyến hàng)
xác nhận sự tuân thủ các qui định KDTV
3.19
ủy ban
ủy ban về các biện pháp KDTV được thành lập theo Điều XI của Công ước quốc tế về BVTV
3.20
hàng hóa
thực vật, sản phẩm thực vật, hoặc các vật thể khác được vận chuyển trong thương mại hay mục đích khác.
3.21
nhóm hàng hóa
các loại hàng hóa tương tự nhau có thể được xem xét chung theo các qui định KDTV
3.22
danh mục dịch hại trên hàng hóa
danh mục dịch hại trong một vùng có thể liên quan đến một loại hàng hóa cụ thể
3.23
sinh vật cạnh tranh
một sinh vật cạnh tranh với dịch hại về các yếu tố thiết yếu (như thức ăn, nơi ở) trong môi trường
3.24
qui trình phù hợp (cho một chuyến hàng)
qui trình chính thức được sử dụng để xác nhận một chuyến hàng tuân thủ các yêu cầu về KDTV
3.25
chuyến hàng
một khối lượng thực vật, sản phẩm thực vật và/ hoặc các vật thể khác được vận chuyển từ nước này đến nước khác và phải kèm một giấy chứng nhận KDTV khi được yêu cầu (một chuyến hàng có thể bao gồm một hoặc nhiều hàng hóa hoặc nhiều lô hàng)
3.26
chuyến hàng quá cảnh
Một chuyến hàng đi qua một nước không nhập khẩu thì có thể phải áp dụng biện pháp kiểm dịch thực vật
3.27
khoanh vùng
việc áp dụng các biện pháp KDTV trong và xung quanh vùng bị nhiễm dịch nhằm ngăn chặn sự lan rộng của dịch hại
3.28
dịch hại lẫn theo hàng hóa
một loài dịch hại có trong hàng hóa nhưng không gây hại cho hàng hóa là thực vật hoặc sản phẩm thực vật
3.29
lẫn dịch hại
sự có mặt của dịch hại hoặc vật thể thuộc diện kiểm dịch khác trong hàng hóa, nơi bảo quản, phương tiện vận chuyển hoặc container nhưng không tạo ra sự nhiễm dịch (xem thuật ngữ nhiễm dịch)
3.30
kiểm soát (của một loài dịch hại)
sự ngăn chặn, khoanh vùng hoặc diệt trừ một quần thể dịch hại
3.31
mốc kiểm soát
một bước trong hệ thống nơi những quy trình cụ thể được áp dụng nhằm đạt được hiệu quả xác định và có thể đo đếm, theo dõi, kiểm soát và điều chỉnh
3.32
vùng kiểm soát
một vùng được quản lý do Tổ chức BVTV quốc gia xác định là một vùng tối thiểu cần thiết để ngăn chặn sự lan rộng của dịch hại từ vùng dịch
3.33
nước xuất xứ (của chuyến hàng sản phẩm thực vật)
nước ở đó thực vật được gieo trồng để tạo ra sản phẩm thực vật
3.34
nước xuất xứ (của chuyến hàng là thực vật)
nước ở đó thực vật được gieo trồng
3.35
nước xuất xứ (của vật thể thuộc diện kiểm dịch không phải thực vật và sản phẩm thực vật)
nước ở đó vật thể thuộc diện kiểm dịch được phát hiện đầu tiên bị lẫn dịch hại
3.36
hoa cắt và cành
một nhóm hàng hóa là những phần tươi của thực vật dùng để trang trí và không dùng để trồng
3.37
bóc vỏ
loại bỏ vỏ của gỗ tròn (bóc vỏ không nhất thiết phải làm cho gỗ hết sạch vỏ)
3.38
điều tra khoanh vùng
điều tra để thiết lập phạm vi của một vùng được xem là bị nhiễm hoặc không bị nhiễm một loài dịch hại
3.39
điều tra phát hiện
điều tra để xác định sự có mặt của dịch hại trong một vùng
3.40
lưu giữ
việc giữ chính thức một chuyến hàng vì lý do KDTV (xem thuật ngữ kiểm dịch)
3.41
mất sức sống
một qui trình làm cho thực vật hoặc sản phẩm thực vật không còn khả năng nảy mầm, sinh trưởng hoặc tái sinh sản.
3.42
đo trường phân bố liều hấp thụ
dùng các máy đo liều hấp thụ đặt tại các vị trí định trước trong sản phẩm được chiếu xạ để đo phân bố liều hấp thụ
3.43
máy đo liều hấp thụ
một thiết bị khi chiếu xạ có thể bị thay đổi định lượng về một số thuộc tính liên quan tới liều hấp thụ trong vật liệu đã đưa vào, được xác định bằng các kỹ thuật và thiết bị phân tích phù hợp
3.44
phép đo liều lượng
một hệ thống được dùng để xác định liều hấp thụ, bao gồm: máy đo liều hấp thụ, thiết bị đo, các tiêu chuẩn liên quan và qui trình sử dụng hệ thống này
3.45
vật chèn lót
vật liệu bao gói bằng gỗ dùng để bảo vệ hoặc chèn giữ hàng hóa nhưng không phải hàng hóa
3.46
hệ sinh thái
một phức hợp biến động của quần thể thực vật, động vật và môi trường vô sinh của chúng có tác động qua lại như là một đơn vị chức năng
3.47
hiệu quả (xử lý)
kết quả được xác định có thể đo lường và tái lập nhờ việc xử lý theo đúng chỉ dẫn
3.48
hành động khẩn cấp
hành động KDTV khẩn cấp được thực hiện trong tình huống KDTV mới hoặc không mong muốn
3.49
biện pháp khẩn cấp
biện pháp KDTV được ban hành khẩn cấp để đối phó với tình huống KDTV mới hoặc không mong muốn. Biện pháp khẩn cấp có thể là hoặc không phải là một biện pháp tạm thời.
3.50
vùng có nguy cơ
vùng có các điều kiện sinh thái thuận lợi cho việc thiết lập quần thể của dịch hại mà sự có mặt của chúng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế
3.51
nhập khẩu (của một chuyến hàng)
sự vận chuyển chuyến hàng qua một cửa khẩu vào một vùng
3.52
sự xâm nhập (của một loài dịch hại)
sự di chuyển của một loài dịch hại vào một vùng mà ở đó chúng chưa có mặt hoặc có mặt nhưng phân bố hẹp và được kiểm soát chính thức
3.53
tính tương đương (của các biện pháp KDTV)
trường hợp đối với một nguy cơ dịch hại cụ thể, các biện pháp KDTV khác nhau nhưng đạt được một mức độ bảo vệ phù hợp của các bên tham gia
3.54
diệt trừ
việc áp dụng các biện pháp KDTV để loại bỏ một loài dịch hại ra khỏi một vùng
3.55
thiết lập quần thể
sự tồn tại và phát triển trong tương lai gần của một loài dịch hại tại một vùng sau khi xâm nhập
3.56
thiết lập quần thể (của tác nhân phòng trừ sinh học)
sự tồn tại và phát triển trong tương lai gần của một tác nhân phòng trừ sinh học tại một vùng sau khi xâm nhập
3.57
sinh vật ngoại lai
không phải loài bản địa của một nước, một hệ sinh thái hoặc một vùng sinh thái cụ thể (áp dụng đối với những sinh vật du nhập ngẫu nhiên hay cố ý do hoạt động của con người). Theo qui định đối với việc du nhập các tác nhân phòng trừ sinh học từ nước này sang nước khác, thuật ngữ “sinh vật ngoại lai” được sử dụng đối với các sinh vật không phải là bản địa của nước nhập khẩu
3.58
cánh đồng
một khu đất có ranh giới xác định trong một khu vực sản xuất ở đó thực vật được gieo trồng để tạo ra hàng hóa
3.59
không phát hiện thấy dịch hại
kiểm tra một chuyến hàng, cánh đồng hoặc khu vực sản xuất để xác nhận không có mặt một loài dịch hại cụ thể
3.60
không có dịch hại (của một chuyến hàng, cánh đồng hoặc nơi sản xuất)
không phát hiện dịch hại (hoặc một loài dịch hại cụ thể) trong một số lượng hoặc khối lượng mẫu sau khi áp dụng quy trình KDTV
3.61
tươi
sống; không khô héo, được bảo quản bằng đông lạnh hoặc cách khác
3.62
rau và quả
một nhóm hàng hóa là những bộ phận tươi của thực vật sử dụng cho tiêu dùng hoặc chế biến và không để gieo trồng
3.63
xông hơi
xử lý bằng tác nhân hóa học ở trạng thái khí bao trùm toàn bộ hoặc phần chính của hàng hóa
3.64
chất mầm
thực vật sử dụng trong các chương trình nhân giống hoặc bảo tồn giống
3.65
hạt
nhóm hàng hóa là hạt sử dụng để chế biến hoặc tiêu dùng và không để gieo trồng (xem thuật ngữ hạt giống)
3.66
gray (Gy)
đơn vị liều hấp thụ, trong đó 1 Gy tương đương với độ hấp thụ 1 jul trên kilogam (1 Gy = 1 J/kg)
3.67
môi trường nuôi cấy
bất kỳ vật liệu nào mà trong đó rễ cây phát triển hoặc có ý định cho mục đích đó
3.68
giai đoạn sinh trưởng (của một loài thực vật)
khoảng thời gian sinh trưởng mạnh trong mùa vụ gieo trồng
3.69
môi trường sống
phần của hệ sinh thái có điều kiện để sinh vật xuất hiện tự nhiên hoặc thiết lập quần thể
3.70
mùa vụ gieo trồng
một hay nhiều giai đoạn trong năm khi thực vật sinh trưởng mạnh trong một vùng, khu vực sản xuất hoặc địa điểm sản xuất
3.71
sự hài hòa
các nước khác nhau ban hành, công nhận và áp dụng các biện pháp KDTV dựa trên những tiêu chuẩn chung
3.72
các biện pháp KDTV hài hòa
các biện pháp KDTV được các nước thành viên của Công ước quốc tế về BVTV ban hành dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế
3.73
xử lý nhiệt
quá trình xử lý hàng hóa bằng nhiệt đến khi đạt tới nhiệt độ tối thiểu trong một khoảng thời gian ngắn nhất theo qui trình kỹ thuật đã được công nhận chính thức
3.74
dịch hại theo hàng hóa
xem thuật ngữ dịch hại lẫn theo hàng hóa
3.75
danh mục dịch hại theo cây chủ
danh mục dịch hại lây nhiễm trên một loài thực vật trong phạm vi toàn cầu hoặc một vùng
3.76
phổ ký chủ
các loài thực vật có khả năng duy trì một loài dịch hại cụ thể hoặc sinh vật khác ở điều kiện tự nhiên
3.77
giấy phép nhập khẩu
văn bản chính thức cho phép nhập khẩu một loại hàng hóa phù hợp với những yêu cầu KDTV cụ thể
3.78
giấy phép nhập khẩu (của tác nhân phòng trừ sinh học)
văn bản chính thức cho phép nhập khẩu (của tác nhân phòng trừ sinh học) phù hợp với những yêu cầu cụ thể
3.79
vi sinh vật mất hoạt tính
tình trạng vi sinh vật không còn khả năng phát triển
3.80
mới xâm nhập
một quần thể dịch hại riêng biệt mới được phát hiện trong một vùng, không rõ đã thiết lập quần thể chưa, nhưng có thể sống sót trong thời gian trước mắt
3.81
sự nhiễm dịch (của một loại hàng hóa)
sự có mặt của một loài dịch hại thực vật hoặc sản phẩm thực vật được quan tâm trong hàng hóa. Sự nhiễm dịch bao gồm cả sự lây nhiễm
3.82
kiểm tra
sự kiểm tra chính thức bằng cảm quan đối với thực vật, sản phẩm thực vật hoặc các vật thể thuộc diện KDTV khác để xác định tình trạng nhiễm dịch và/hoặc tuân thủ theo các quy định KDTV
3.83
cán bộ KDTV
người được Tổ chức BVTV quốc gia ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ về KDTV
3.84
mục đích sử dụng
khai báo mục đích của thực vật, sản phẩm thực vật hoặc các vật thể khác thuộc diện kiểm dịch được nhập khẩu, sản xuất hoặc sử dụng
3.85
ngăn chặn (của một chuyến hàng)
việc từ chối hoặc kiểm soát nhập vào một chuyến hàng nhập khẩu do không tuân thủ các qui định KDTV
3.86
ngăn chặn (của một loài dịch hại)
việc phát hiện một loài dịch hại trong khi kiểm tra hoặc phân tích giám định một chuyến hàng nhập khẩu
3.87
kiểm dịch trung gian
kiểm dịch tại quốc gia không phải là nước xuất xứ hoặc nước nhập khẩu
3.88
công ước Quốc tế về BVTV
công ước quốc tế về BVTV, được qui định năm 1951 bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc tại Rome và những sửa đổi tiếp theo
3.89
Tiêu chuẩn Quốc tế về các Biện pháp KDTV
tiêu chuẩn quốc tế được Hội nghị của FAO, Ủy ban lâm thời về các biện pháp KDTV hoặc Ủy ban về các biện pháp KDTV thông qua trong khuôn khổ của Công ước Quốc tế về BVTV
3.90
tiêu chuẩn quốc tế
những tiêu chuẩn quốc tế được ban hành theo đoạn 1 và 2 thuộc Điều 10 của Công ước quốc tế về BVTV
3.91
du nhập
là sự xâm nhập và thiết lập quần thể của một loài dịch hại
3.92
du nhập (của một tác nhân phòng trừ sinh học)
việc thả tác nhân phòng trừ sinh học vào một hệ sinh thái nơi mà trước đó chúng chưa tồn tại (xem thuật ngữ thiết lập quần thể)
3.93
phóng thả số lượng lớn
việc phóng thả với số lượng lớn các tác nhân phòng trừ sinh học hoặc những sinh vật có ích với mong muốn làm giảm nhanh chóng quần thể dịch hại
3.94
phóng xạ ion hóa
hình thành các hạt phân tử tích điện và các sóng điện từ do kết quả của sự tương tác vật lý tạo ra các ion bằng các qui trình căn bản hoặc qui trình thứ yếu
3.95
IPPC
chữ viết tắt của Công ước quốc tế về BVTV
3.96
chiếu xạ
xử lý bằng bất cứ loại phóng xạ ion hóa nào
3.97
ISPM
chữ viết tắt của Tiêu chuẩn Quốc tế về các biện pháp KDTV
3.98
sấy khô
một quá trình làm khô gỗ trong một buồng kín sử dụng nhiệt nóng và/hoặc kiểm soát độ ẩm để đạt tới độ ẩm yêu cầu
3.99
pháp luật
bất kỳ đạo luật, luật, qui định, hướng dẫn hay các lệnh hành chính khác do Chính phủ ban hành
3.100
sinh vật sống biến đổi gen
bất cứ sinh vật sống nào mang tổ hợp gen lạ được tạo ra bởi việc sử dụng công nghệ sinh học hiện đại
3.101
LMO
chữ viết tắt của sinh vật sống biến đổi gen
3.102
lô hàng
số lượng của một loại hàng hóa có thể xác định bằng sự đồng nhất về thành phần, nguồn gốc… tạo nên một phần của chuyến hàng
3.103
dấu hiệu
con dấu hoặc nhãn chính thức được công nhận ở cấp quốc tế, thể hiện vật thể thuộc diện KDTV để chứng nhận tình trạng KDTV của vật thể đó
3.104
vi sinh vật
động vật nguyên sinh, nấm, vi khuẩn, virus hay những thực thể sinh học khác có khả năng tự nhân bản
3.105
liều hấp thụ tối thiểu
liều hấp thụ tối thiểu tại vị trí đã định trong khối sản phẩm chiếu xạ
3.106
công nghệ sinh học hiện đại
việc áp dụng biện pháp gồm:
a. kỹ thuật nuôi cấy trong ống nghiệm axit nucleic, bao gồm việc tái tổ hợp axit deoxyribonucleic (DNA) và đưa trực tiếp axit nucleic vào tế bào hay cơ quan tế bào; hoặc
b. lai các tế bào khác nhau về mặt phân loại ở cấp độ trên họ để khắc phục các rào cản tự nhiên về mặt sinh lý, khả năng tái sinh sản, hoặc khả năng tái tổ hợp tự nhiên mà không sử dụng những kỹ thuật nhân giống và chọn lọc truyền thống
3.107
theo dõi
một quá trình chính thức liên tục để xác định tình trạng KDTV
3.108
điều tra theo dõi
điều tra thường xuyên để xác định các đặc điểm của một quần thể dịch hại
3.109
tổ chức BVTV quốc gia
Cơ quan chính thức được Chính phủ thành lập để thực hiện những nhiệm vụ được quy định bởi Công ước quốc tế về BVTV
3.110
thiên địch
sinh vật sống được nhờ những sinh vật khác và có thể có tác dụng hạn chế quần thể vật chủ của nó, bao gồm vật ký sinh giết vật chủ, vật ký sinh, vật bắt mồi, các sinh vật gây bệnh và nguồn bệnh
3.111
xuất hiện tự nhiên
một thành phần của hệ sinh thái hoặc do kết quả chọn lọc từ quần thể tự nhiên, không thay đổi bởi biện pháp nhân tạo
3.112
dịch hại không phải dịch hại KDTV
dịch hại không phải là dịch hại KDTV đối với một vùng
3.113
NPPO
chữ viết tắt của Tổ chức BVTV Quốc gia
3.114
sự xuất hiện
sự có mặt của một dịch hại trong một vùng được báo cáo chính thức là loài bản xứ hoặc ngoại lai và/hoặc chưa có báo cáo chính thức là đã được diệt trừ
3.115
chính thức
được Tổ chức BVTV quốc gia thành lập, ủy quyền hoặc cho phép thực hiện
3.116
kiểm soát chính thức
việc thi hành và áp dụng theo các quy định, quy trình KDTV bắt buộc với mục đích diệt trừ hoặc khoanh vùng những dịch hại KDTV hoặc quản lý dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV
3.117
sinh vật
mọi thực thể sinh học có khả năng sinh sản hoặc nhân bản ở trạng thái xuất hiện tự nhiên
3.119
bao gói
nguyên liệu được sử dụng trong việc hỗ trợ, bảo vệ hoặc mang hàng hóa
3.120
ký sinh
là loài sinh vật ở bên trên hoặc bên trong cơ thể sinh vật lớn hơn và sử dụng sinh vật đó làm thức ăn
3.121
ký sinh giết vật chủ
thường là côn trùng, chúng chỉ sống ký sinh ở pha ấu trùng, giết chết vật chủ trong quá trình phát triển và sống tự do ở pha trưởng thành
3.122
nguồn bệnh
các vi sinh vật gây bệnh
3.123
đường lan truyền
mọi phương thức cho phép dịch hại xâm nhập hoặc lan rộng
3.124
dịch hại
bất cứ loài, chủng hoặc dạng sinh học của thực vật, động vật hoặc vi sinh vật nào gây hại cho thực vật hoặc sản phẩm thực vật
3.125
phân cấp dịch hại
quá trình xác định một loài dịch hại nào đó có hay không có những đặc điểm của dịch hại KDTV hoặc dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV
3.126
chẩn đoán dịch hại
là quá trình phát triển và giám định dịch hại
3.127
vùng không nhiễm dịch hại
một vùng mà ở đó được chứng minh bằng các chứng cứ khoa học về sự không có mặt của một loài dịch hại cụ thể và ở đó các điều kiện này sẽ được duy trì một cách chính thức
3.128
khu vực sản xuất không nhiễm dịch hại
khu vực sản xuất mà ở đó được chứng minh bằng các chứng cứ khoa học về sự không có mặt của một loài dịch hại cụ thể và ở đó các điều kiện này sẽ được duy trì cho một giai đoạn xác định
3.129
địa điểm sản xuất không nhiễm dịch hại
địa điểm một khu vực sản xuất mà ở đó được chứng minh bằng các chứng cứ khoa học về sự không có mặt của một loài dịch hại cụ thể và ở đó các điều kiện này sẽ được duy trì một cách chính thức cho một giai đoạn xác định và được quản lý tương tự khu vực sản xuất không nhiễm dịch hại
3.130
hồ sơ dịch hại
văn bản cung cấp thông tin liên quan đến sự có mặt hoặc không có mặt của một loài dịch hại tại một địa phương cụ thể vào một thời điểm nhất định ở phạm vi một vùng (thường là một nước) trong những hoàn cảnh đã mô tả
3.131
phân tích nguy cơ dịch hại
quá trình đánh giá bằng chứng sinh học hoặc bằng chứng khoa học và kinh tế khác để xác định xem loài dịch hại có phải được điều chỉnh và tăng cường bất kỳ các biện pháp KDTV nào chống lại nó hay không
3.132
đánh giá nguy cơ dịch hại (đối với dịch hại KDTV)
đánh giá khả năng du nhập và lan rộng của một loài dịch hại và những hậu quả kinh tế tiềm ẩn liên quan
3.133
đánh giá nguy cơ dịch hại (đối với dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV)
là việc đánh giá khả năng một loài dịch hại trên thực vật dùng để gieo trồng ảnh hưởng đến mục đích sử dụng thực vật đó với tác động kinh tế không thể chấp nhận được
3.134
quản lý nguy cơ dịch hại (đối với dịch hại KDTV)
đánh giá và lựa chọn những giải pháp để làm giảm nguy cơ du nhập và lan rộng của một loài dịch hại KDTV
3.135
quản lý nguy cơ dịch hại (đối với dịch hại thuộc diện điều chỉnh không phải dịch hại KDTV)
Việc đánh giá và lựa chọn những giải pháp nhằm giảm nguy cơ của một loài dịch hại trên thực vật dùng để gieo trồng gây ra tác động kinh tế không thể chấp nhận được đối với mục đích sử dụng thực vật đó.
3.136
tình trạng dịch hại (trong một vùng)
sự có mặt hoặc không có mặt của dịch hại ở thời điểm hiện tại trong một vùng, bao gồm cả sự phân bố của nó, được xác định chính thức bằng những đánh giá của chuyên gia trên các hồ sơ dịch hại hiện tại hoặc hồ sơ lưu trữ trước đây và những thông tin khác
3.137
PFA
chữ viết tắt của vùng không nhiễm dịch hại
3.138
hoạt động KDTV
hoạt động chính thức như việc kiểm tra, phân tích giám định, giám sát hoặc xử lý, được tiến hành để thực hiện biện pháp KDTV
3.139
giấy chứng nhận KDTV
giấy chứng nhận theo mẫu quy định của Công ước quốc tế về BVTV
3.140
chứng nhận KDTV
sử dụng các quy trình KDTV để cấp giấy chứng nhận KDTV
3.141
yêu cầu KDTV nhập khẩu
các biện pháp KDTV cụ thể do nước nhập khẩu thiết lập liên quan đến những chuyến hàng vận chuyển vào nước đó
3.142
luật pháp KDTV
các luật cơ bản cho phép Tổ chức BVTV quốc gia quyền hợp pháp để có thể soạn thảo các qui định về KDTV
3.143
biện pháp KDTV (đã được thống nhất)
mọi văn bản luật, quy định hoặc quy trình chính thức nhằm ngăn ngừa sự du nhập và/hoặc lan rộng của dịch hại KDTV hoặc hạn chế tác động kinh tế của các dịch hại thuộc diện điều chỉnh không phải dịch hại KDTV
3.144
qui trình KDTV
bất kỳ phương pháp nào được quy định chính thức để thực hiện các biện pháp KDTV bao gồm việc kiểm tra, phân tích giám định, giám sát hoặc xử lý liên quan đến các dịch hại thuộc diện điều chỉnh
3.145
qui định KDTV
qui định mang tính pháp lý nhằm ngăn chặn sự du nhập và/hoặc lan rộng của các dịch hại KDTV hoặc hạn chế tác động kinh tế của các loài dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV, kể cả việc xây dựng quy trình chứng nhận KDTV
3.146
khu vực sản xuất
bất kỳ nhà xưởng hoặc cánh đồng để sản xuất của một đơn vị sản xuất hoặc canh tác riêng lẻ, có thể bao gồm nhiều địa điểm sản xuất được quản lý riêng biệt cho mục đích KDTV
3.147
dịch hại thực vật
xem thuật ngữ dịch hại
3.148
sản phẩm thực vật
nguyên liệu chưa chế biến có nguồn gốc thực vật (kể cả hạt) và các sản phẩm đã chế biến mà bản chất của chúng hoặc quá trình chế biến có thể tạo ra nguy cơ cho sự du nhập và lan rộng của dịch hại
3.149
tổ chức BVTV (quốc gia)
xem thuật ngữ tổ chức BVTV Quốc gia
3.150
kiểm dịch thực vật
tất cả những hoạt động được tạo ra nhằm ngăn chặn sự du nhập và/hoặc lan rộng của dịch hại KDTV hoặc để đảm bảo kiểm soát chính thức những dịch hại đó
3.151
gieo trồng (gồm cả gieo trồng lại)
bất kỳ hoạt động đưa thực vật vào môi trường trồng trọt hoặc cấy ghép hoặc các hoạt động tương tự để đảm bảo cho các quá trình sinh trưởng, sinh sản hoặc nhân giống của chúng sau này
3.152
thực vật
cây và những bộ phận của cây còn sống gồm cả hạt giống và chất mầm
3.153
thực vật dùng để gieo trồng
thực vật được trồng giữ giống, để gieo trồng hoặc trồng lại
3.154
thực vật nuôi cấy trong ống nghiệm
một nhóm hàm hóa thực vật sinh trưởng trong môi trường kín, vô trùng
3.155
cửa khẩu
sân bay, cảng biển hoặc địa điểm tại biên giới được chỉ định chính thức cho việc nhập khẩu các chuyến hàng và/hoặc nhập cảnh của hành khách
3.156
kiểm dịch sau nhập khẩu
kiểm dịch áp dụng đối với một chuyến hàng sau khi nhập khẩu
3.157
PRA
chữ viết của phân tích nguy cơ dịch hại
3.158
vùng phân tích nguy cơ dịch hại
vùng liên quan đến phân tích nguy cơ dịch hại đang thực hiện
3.159
thực tế không có dịch hại
một chuyến hàng, cánh đồng hoặc khu vực sản xuất không có các dịch hại (hoặc một loài dịch hại cụ thể) với số lượng hoặc lượng vượt quá mức có thể và tình trạng này được duy trì ổn định khi áp dụng đúng kỹ thuật trồng trọt, bảo quản trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa
3.160
kiểm dịch tại nước xuất xứ
việc chứng nhận KDTV và/hoặc thông kiểm tại nước xuất xứ, được Tổ chức BVTV quốc gia của nước nhập khẩu thực hiện hoặc giám sát thường xuyên
3.161
loài bắt mồi
loài thiên địch săn bắt các động vật khác (con mồi) làm thức ăn và trong suốt thời gian sống nó tiêu diệt nhiều hơn một con mồi
3.162
sản phẩm chiếu xạ
một khối lượng vật liệu được sắp xếp theo định dạng qui định và xử lý riêng biệt
3.163
nguyên liệu gỗ chế biến
sản phẩm tổng hợp của gỗ được làm ra bằng việc sử dụng keo dán, hơi nóng và áp suất hoặc bất cứ sự kết hợp nào kể trên
3.164
cấm
qui định KDTV cấm nhập khẩu hoặc vận chuyển dịch hại hoặc hàng hóa không được phép
3.165
vùng được bảo vệ
một vùng được quản lý do NPPO xác định cần thiết để bảo vệ một cách có hiệu quả đối với một vùng có nguy cơ
3.166
biện pháp tạm thời
qui định hay qui trình KDTV xây dựng trên cơ sở không đủ căn cứ kỹ thuật do thiếu các thông tin thích hợp. Biện pháp tạm thời thường được rà soát định kỳ để bổ sung đầy đủ các căn cứ kỹ thuật trong thời gian sớm nhất
3.167
kiểm dịch
việc chính thức giữ lại các vật thể thuộc diện kiểm dịch để quan sát và nghiên cứu hoặc để tiếp tục kiểm tra, phân tích giám định và/hoặc xử lý
3.168
vùng kiểm dịch
một vùng có mặt dịch hại KDTV và đang được tiến hành kiểm soát chính thức
3.169
dịch hại KDTV (đối tượng KDTV)
một loài dịch hại có nguy cơ gây hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loài dịch hại này chưa có mặt hoặc có mặt nhưng phân bố hẹp và phải được kiểm soát chính thức
3.170
trạm KDTV
địa điểm chính thức lưu giữ thực vật hoặc sản phẩm thực vật để tiến hành KDTV
3.171
gỗ thô
gỗ chưa qua chế biến hoặc xử lý
3.172
chuyến hàng tái xuất khẩu
chuyến hàng được nhập khẩu vào một nước, từ đó xuất khẩu đi nước khác. Chuyến hàng có thể được bảo quản, phân chia, kết hợp với chuyến hàng khác hoặc đã thay đổi bao gói (thuật ngữ trước đây là nước tái xuất khẩu)
3.173
mẫu tiêu bản chuẩn
các mẫu cá thể từ một quần thể cụ thể, được bảo tồn trong bộ sưu tập chuẩn và công khai bộ sưu tập sẵn có ở nơi thích hợp
3.174
từ chối
việc cấm nhập vào một chuyến hàng hoặc vật thể thuộc diện kiểm dịch khác khi nó không tuân thủ các qui định KDTV
3.175
tổ chức BVTV vùng
tổ chức liên quốc gia có nhiệm vụ được qui định tại Điều IX của Công ước quốc tế về BVTV
3.176
tiêu chuẩn vùng
các tiêu chuẩn được Tổ chức BVTV vùng xây dựng để hướng dẫn cho các nước thành viên của tổ chức này.
3.177
vùng được quản lý
một vùng mà tại đó và/hoặc từ đó các thực vật, sản phẩm thực vật và các vật thể thuộc diện kiểm dịch khác phải tuân thủ theo các qui định hoặc quy trình KDTV để ngăn chặn sự du nhập và/hoặc lan rộng của dịch hại KDTV hoặc để hạn chế các tác động về kinh tế của các dịch hại thuộc diện điều chỉnh không phải dịch hại KDTV
3.178
vật thế thuộc diện KDTV
tất cả thực vật, sản phẩm thực vật, nơi bảo quản, bao gói, phương tiện vận chuyển, container, đất và sinh vật khác, vật thể hoặc nguyên liệu có khả năng làm nơi ẩn náu hoặc lan rộng dịch hại đều phải yêu cầu các biện pháp KDTV, đặc biệt là nơi liên quan đến việc vận chuyển quốc tế
3.179
dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV
loài dịch hại không phải dịch hại KDTV nhưng sự có mặt của chúng trên thực vật dùng để gieo trồng ảnh hưởng đến mục đích sử dụng với tác động kinh tế không thể chấp nhận được, do vậy chúng phải được kiểm soát trong lãnh thổ của nước nhập khẩu
3.180
dịch hại thuộc diện điều chỉnh
dịch hại KDTV hoặc dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV
3.181
phóng thả (vào môi trường)
việc thả có chủ định một sinh vật vào môi trường (xem du nhập và thiết lập quần thể)
3.182
giải phóng (một chuyến hàng)
cho phép nhập vào một chuyến hàng sau khi thông kiểm
3.183
trồng lại
xem thuật ngữ gieo trồng
3.184
đáp ứng theo yêu cầu
mức độ hiệu quả cụ thể đối với việc xử lý
3.185
sự hạn chế
qui định KDTV cho phép nhập khẩu hoặc vận chuyển hàng hóa xác định với những yêu cầu cụ thể
3.186
RNQP
chữ viết tắt của dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV
3.187
gỗ tròn
gỗ cây không xẻ dọc, còn nguyên bề mặt dạng tròn tự nhiên, có vỏ hoặc không có vỏ
3.188
RPPO
chữ viết tắt của Tổ chức BVTV vùng
3.189
gỗ xẻ
gỗ xẻ theo chiều dọc, còn hoặc không còn bề mặt tròn tự nhiên, có vỏ hoặc không có vỏ
3.190
thư ký
thư ký của Ủy ban được chỉ định căn cứ theo Điều XII của Công ước Quốc tế về BVTV
3.191
hạt giống
nhóm hàng hóa là hạt giống dùng để gieo trồng hoặc dự định gieo trồng và không sử dụng cho mục đích tiêu dùng hoặc chế biến (xem thuật ngữ hạt)
3.192
SIT
chữ viết tắt của kỹ thuật gây côn trùng bất dục
3.193
độ chuyên tính
độ chuyên tính về ký chủ của một tác nhân phòng trừ sinh học, từ kiểu rất chuyên tính, chỉ có thể phát triển trên một loài hoặc một chủng ký chủ của nó (đơn thực) cho đến kiểu ăn rộng rãi trên nhiều loài, nhiều nhóm ký chủ (đa thực)
3.194
lan rộng
sự mở rộng phạm vi phân bố địa lý của dịch hại trong một vùng
3.195
tiêu chuẩn
văn bản được xây dựng dựa trên sự thỏa thuận và được phê chuẩn bởi một cơ quan được thừa nhận, cung cấp các điều lệ, chỉ dẫn sử dụng rộng rãi, thường xuyên, hoặc các đặc điểm cho các hoạt động và kết quả của chúng nhằm đạt được kết quả cao nhất của yêu cầu trong một hoàn cảnh cụ thể
3.196
côn trùng bất dục
côn trùng không còn khả năng sinh sản, do kết quả của một biện pháp xử lý cụ thể
3.197
kỹ thuật gây côn trùng bất dục
phương pháp kiểm soát dịch hại trên diện rộng bằng cách nhân thả số lượng lớn côn trùng bất dục để làm giảm khả năng sinh sản của quần thể cùng loài trên đồng ruộng
3.198
sản phẩm bảo quản
sản phẩm thực vật chưa qua chế biến dự định để tiêu dùng hoặc chế biến, được bảo quản ở dạng khô (bao gồm cả hạt, quả và rau khô)
3.199
ngăn chặn
việc áp dụng các biện pháp KDTV tại một vùng bị nhiễm dịch hại nhằm làm giảm quần thể dịch hại
3.200
giám sát
một quá trình mang tính pháp lý để thu thập, ghi nhận dữ liệu về sự xuất hiện hoặc không xuất hiện dịch hại thông qua điều tra, theo dõi, hoặc các quy trình khác
3.201
điều tra
thực hiện một qui trình chuẩn trong một thời gian cụ thể để xác định đặc điểm của quần thể dịch hại hoặc sự có mặt của loài dịch hại tại một vùng
3.202
phương pháp hệ thống
sự kết hợp các biện pháp quản lý nguy cơ khác nhau, ít nhất có hai biện pháp độc lập và làm tăng mức độ bảo vệ thích hợp đối với dịch hại thuộc diện điều chỉnh
3.203
chứng minh kỹ thuật
chứng minh dựa trên cơ sở những kết luận đạt được nhờ sử dụng phương pháp phân tích nguy cơ dịch hại thích hợp hoặc bằng biện pháp kiểm tra so sánh và đánh giá những thông tin khoa học sẵn có
3.204
phân tích giám định
sự kiểm tra chính thức không chỉ bằng mắt để xác định sự có mặt của dịch hại hoặc giám định loài dịch hại đó.
3.205
tính tạm thời
sự có mặt của một loài dịch hại mà không thể dẫn đến sự thiết lập quần thể
3.206
quá cảnh
xem thuật ngữ chuyến hàng quá cảnh
3.207
minh bạch
về nguyên tắc, bảo đảm các biện pháp KDTV và tính hợp lý của chúng phải sẵn có ở cấp quốc tế
3.208
xử lý
thực hiện quy trình chính thức cho việc diệt trừ, làm mất hoạt tính hoặc loại bỏ dịch hại hoặc làm cho dịch hại mất khả năng sinh sản hoặc bị thoái hóa
3.209
kiểm tra bằng cảm quan
kiểm tra lý học đối với thực vật, sản phẩm thực vật, hoặc các vật thể thuộc diện KDTV khác bằng mắt thường, kính lúp, kính hiển vi và kính hiển vi soi để phát hiện dịch hại hoặc chất nhiễm bẩn mà không sử dụng các phương pháp giám định hoặc quy trình khác
3.210
gỗ
một nhóm hàng hóa là gỗ tròn, gỗ xẻ, vỏ bào hoặc vật chèn lót bằng gỗ có hoặc không có vỏ
3.211
nguyên liệu bao gói bằng gỗ
gỗ hoặc sản phẩm bằng gỗ (ngoại trừ các sản phẩm bằng giấy) được sử dụng để chèn giữ, bảo vệ và/hoặc vận chuyển hàng hóa (kể cả vật chèn lót)
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Agreement on the Application of Sanitary and Phytosanitary Measures, 1994. World Trade Organization, Geneva.
[2] Cartagena Protocol on Biosafety to the Convention on Biological Diversity, 2000. CBD, Montreal.
[3] ISPM No 3, FAO, Rome, 1996, Code of conduct for the import and release of exotic biological control agents.
[4] ISPM No 25, FAO, Rome, 2006, Consighments in transit.
[5] ISPM No 27, FAO, Rome, 2006, Diagnostic protocols for regulated pests.
[6] TCVN 7517:2005, Kiểm dịch thực vật – Xác định tình trạng dịch hại trong một vùng.
[7] ISPM No 7, FAO, Rome, 1997, Export certification system (Hệ thống chứng nhận xuất khẩu).
[8] FAO Glossary of phytosanitary terms, FAO Plant Protection Bulletin, 38(1) 1990: 5-23.
[9] TCVN 3937:2000, Kiểm dịch thực vật – Thuật ngữ và định nghĩa
[10] ISPM No 3, FAO, Rome, 2005, Guidelines for the export, shipment, import and release of biological control agents and other beneficial organisms.
[11] TCVN 7666:2007, Kiểm dịch thực vật – Hệ thống quy định nhập khẩu
[12] TCVN 7667:2007, Kiểm dịch thực vật – Hướng dẫn kiểm tra
[13] ISPM No 9, FAO, Rome, 1998, Guidelines for pest eradication programmes.
[14] TCVN 6908:2001, Biện pháp Kiểm dịch thực vật. Phần 1: Những quy định về nhập khẩu – Hướng dẫn phân tích nguy cơ dịch hại.
[15] ISPM No 12, FAO, Rome, 2001, Guidelines for phytosanitary certificates.
[16] ISPM No 15, FAO, Rome, 2002 Guidelines for regulating wood packaging material in internation trade.
[17] TCVN 7516:2005, Kiểm dịch thực vật – Hướng dẫn giám sát dịch hại.
[18] ISPM No 24, FAO, Rome, 2005, Guidelines for the determination and recognition of equivalence of phytosanitary measures.
[19] ISPM No 13, FAO, Rome, 2001, Guidelines for the notification of non-compliance and emergency action.
[20] ISPM No 18, FAO, Rome, 2003, Guidelines on the use of irradiation as a phytosanitary measure.
[21] International Plant Protection Convention, FAO, Rome, 1997.
[22] TCVN 7668:2007, Kiểm dịch thực vật – Phân tích nguy cơ dịch hại đối với dịch hại kiểm dịch thực vật, bao gồm phân tích nguy cơ về môi trường và sinh vật sống biến đổi gen.
[23] TCVN 7515:2005, Kiểm dịch thực vật – Yêu cầu để thiết lập các vùng không nhiễm dịch hại.
[24] TCVN 7669:2007, Kiểm dịch thực vật – Yêu cầu đối với việc thiết lập các khu vực và địa điểm sản xuất không nhiễm dịch hại.
[25] ISPM No 16, FAO, Rome, 2002, Regulated non-quarantine pests: concept and application.
[26] Report of the 3rd meeting of the FAO Committee of Experts on Phytosanitary Measures, FAO, Rome, 1996.
[27] Report of the 6th meeting of the FAO Committee of Experts on Phytosanitary Measures, FAO, Rome 1999.
[28] Report of the 1st meeting of the Interim Commission on Phytosanitary, FAO, Rome, 1998.
[29] Report of the 3rd meeting of the Interim Commission on Phytosanitary, FAO, Rome, 2001.
[30] Report of the 4th meeting of the Interim Commission on Phytosanitary Measures, FAO, Rome, 2002.
[31] Report of the 5th meeting of the Interim Commission on Phytosanitary Measures, 2003, FAO, Rome.
[32] Report of the 6th meeting of the Interim Commission on Phytosanitary Measures, FAO, Rome, 2004.
[33] Report of the 7th meeting of the Interim Commission on Phytosanitary Measures, FAO, Rome, 2005.
[34] ISPM No 22, FAO, Rome, 2005, Requirements for the establishment of areas of low pest prevalence.
[35] ISPM No 14, FAO, Rome, 2002, The use of integrated measures in a systems approach for pest risk management.
Phần bổ sung số 1
Hướng dẫn về việc giải thích và áp dụng khái niệm kiểm soát chính thức đối với dịch hại thuộc diện điều chỉnh
1. Mục đích
Cụm từ được kiểm soát chính thức nêu khái niệm chủ yếu trong định nghĩa dịch hại KDTV. Bảng Thuật về KDTV xác định chính thức là “được NPPO thành lập, ủy quyền hoặc cho phép thực hiện” và kiểm soát bằng “việc ngăn chặn, khoanh vùng hoặc diệt trừ quần thể dịch hại”. Tuy nhiên, đối với mục đích KDTV thì khái niệm kiểm soát chính thức chưa tương ứng với việc kết hợp hai định nghĩa đó. Mục đích của hướng dẫn này là để mô tả chính xác hơn cho việc giải thích khái niệm kiểm soát chính thức và việc áp dụng chúng trong thực tiễn.
2. Phạm vi áp dụng
Hướng dẫn này chỉ liên quan đến việc kiểm soát chính thức đối với dịch hại thuộc diện điều chỉnh. Đối với mục đích của hướng dẫn này, các dịch hại thuộc diện điều chỉnh có liên quan bao gồm dịch hại KDTV có mặt ở nước nhập khẩu nhưng có phân bố hẹp và các dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV.
3. Định nghĩa
Trong phần này sử dụng định nghĩa sau:
kiểm soát chính thức (official control):
việc thi hành và áp dụng theo các quy định, quy trình KDTV bắt buộc với mục đích diệt trừ hoặc khoanh vùng những dịch hại KDTV hoặc quản lý dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV.
4. Khái niệm yêu cầu
Kiểm soát chính thức là một trong “các nguyên tắc cơ bản của KDTV liên quan đến thương mại quốc tế”, cụ thể là các nguyên tắc về không phân biệt đối xử, minh bạch, tính tương đương và phân tích nguy cơ.
Trong trường hợp một loài dịch hại KDTV có mặt nhưng phân bố hẹp, trong trường hợp của các dịch hại nhất định thuộc diện điều chỉnh không phải dịch hại KDTV chính, các nước nhập khẩu cần phải xác định về vùng bị nhiễm dịch, vùng có nguy cơ và vùng được bảo vệ.
Kiểm soát chính thức bao gồm:
– diệt trừ và/hoặc khoanh vùng bị nhiễm dịch;
– giám sát dịch hại trong vùng có nguy cơ;
– các biện pháp phòng trừ liên quan đến việc vận chuyển vào và trong vùng được bảo vệ, bao gồm việc áp dụng các biện pháp nhập khẩu.
Tất cả các phần của chương trình kiểm soát chính thức là bắt buộc. Tối thiểu, chương trình đánh giá và giám sát dịch hại được yêu cầu trong chương trình kiểm soát chính thức để xác định sự cần thiết và hiệu quả kiểm soát đối với các biện pháp tức thời được áp dụng đối với việc nhập khẩu cho cùng mục đích. Các biện pháp được áp dụng đối với việc nhập khẩu phải phù hợp theo nguyên tắc không phân biệt đối xử (xem 5.1 dưới đây).
Đối với dịch hại KDTV, việc khoanh vùng và diệt trừ có thể là một yếu tố để ngăn chặn dịch hại. Đối với dịch hại thuộc diện điều chỉnh không phải dịch hại KDTV, có thể sử dụng biện pháp ngăn chặn để tránh các tác động kinh tế không thể chấp nhận được như áp dụng đối với thực vật dùng để gieo trồng.
5. Yêu cầu cụ thể
5.1. Không phân biệt đối xử
Nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các yêu cầu kiểm dịch nội địa và nhập khẩu là nền tảng. Cụ thể, các yêu cầu nhập khẩu không được quá chặt chẽ so với hiệu quả kiểm soát chính thức ở nước nhập khẩu. Do đó cần phải thống nhất giữa yêu cầu nhập khẩu và nội địa cho một loài dịch hại được xác định:
– yêu cầu nhập khẩu không được chặt chẽ hơn yêu cầu nội địa;
– yêu cầu nhập khẩu và nội địa cần giống nhau hoặc có hiệu quả tương đương;
– yếu tố bắt buộc trong yêu cầu nhập khẩu và nội địa phải giống nhau;
– mức độ kiểm tra đối với chuyến hàng nhập khẩu cần giống như đối với các qui trình tương đương trong các chương trình kiểm soát nội địa;
– trong trường hợp không tuân thủ, cần phải thực hiện các hành động giống nhau hoặc tương đương đối với chuyến hàng nhập khẩu cũng như nội địa;
– nếu dung sai cho phép được áp dụng trong một chương trình quốc gia, thì cũng cần được áp dụng đối với sản phẩm nhập khẩu tương đương. Trong trường hợp đặc biệt, nếu không có hành động nào áp dụng trong trương trình kiểm soát chính thức quốc gia vì mức độ nhiễm dịch không vượt quá một mức cụ thể, khi đó không có hành động nào nên được áp dụng đối với chuyến hàng nhập khẩu nếu mức độ nhiễm dịch không vượt quá mức tương tự. Việc tuân thủ các mức độ chấp nhận nhập khẩu nói chung được xác định qua việc kiểm tra và phân tích giám định tại nơi nhập, trong khi đó sự chấp nhận này đối với chuyến hàng nội địa nên xác định tại điểm cuối, nơi áp dụng kiểm soát chính thức;
– nếu việc hạ phẩm cấp hoặc phân loại lại được cho phép trong một chương trình kiểm soát chính thức quốc gia, thì các lựa chọn tương tự phải sẵn có đối với chuyến hàng nhập khẩu.
5.2. Minh bạch
Các yêu cầu nhập khẩu và nội địa đối với việc kiểm soát chính thức cần được chứng minh bằng tài liệu và luôn sẵn có khi cần.
5.3. Chứng minh kỹ thuật (phân tích nguy cơ)
Yêu cầu nhập khẩu và nội địa phải được chứng minh kỹ thuật và dẫn đến không phân biệt đối xử trong việc quản lý nguy cơ.
5.4. Thực thi
Việc thực thi trong nội địa của chương trình kiểm soát chính thức phải tương đương với việc thực thi các yêu cầu nhập khẩu. Việc thực thi bao gồm:
– cơ sở pháp lý;
– áp dụng thực tế;
– đánh giá và rà soát;
– hành động chính thức trong trường hợp không tuân thủ.
5.5. Tính bắt buộc của việc kiểm soát chính thức
Kiểm soát chính thức là bắt buộc theo nghĩa là tất cả những người có liên quan theo pháp luật phải thực hiện các hoạt động được yêu cầu. Phạm vi áp dụng của các chương trình kiểm soát chính thức đối với dịch hại KDTV là bắt buộc hoàn toàn (ví dụ: các qui trình cho chiến dịch diệt trừ dịch hại), phạm vi áp dụng đối với các dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV chỉ bắt buộc trong một vài trường hợp nhất định (ví dụ: các chương trình chứng nhận chính thức).
5.6. Vùng áp dụng
Một chương trình kiểm soát chính thức có thể được áp dụng ở cấp quốc gia, tỉnh, hay địa phương. Vùng áp dụng các chương trình kiểm soát chính thức cần được cụ thể hóa. Bất kỳ sự hạn chế nhập khẩu nào cũng sẽ có hiệu lực như các biện pháp được áp dụng kiểm soát chính thức trong nước.
5.7. Thẩm quyền của NPPO và các vấn đề liên quan trong kiểm soát chính thức
Kiểm soát chính thức cần:
– được Chính phủ hay NPPO thành lập hoặc công nhận theo thẩm quyền pháp lý phù hợp;
– được thực hiện, quản lý, giám sát hoặc, ở mức tối thiểu là được NPPO đánh giá/xem xét;
– được Chính phủ hoặc NPPO đảm bảo thực hiện;
– được Chính phủ hoặc NPPO sửa đổi, chấm dứt hoặc bãi bỏ sự công nhận chính thức.
Việc chịu trách nhiệm và giải thích về các chương trình kiểm soát chính thức tùy thuộc vào Chính phủ. Các cơ quan khác ngoài NPPO có thể có trách nhiệm về các mặt của chương trình kiểm soát chính thức và các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh hoặc khu vực tư nhân có thể có trách nhiệm về những mặt nào đó của các chương trình kiểm soát chính thức. NPPO phải nhận thức đầy đủ về tất cả các mặt của các chương trình kiểm soát chính thức trong nước.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Report of the ICPM open-ended working group on official control, 22-24 March 2000, Bordeaux, France, IPPC.
[2] Secretariat, FAO, Rome.
Phần bổ sung số 2
Hướng dẫn để hiểu nguy cơ gây hại nghiêm trọng về kinh tế và những thuật ngữ liên quan đến việc xem xét về môi trường
1. Mục đích và phạm vi áp dụng
Hướng dẫn này cung cấp thông tin tổng quát và liên quan khác để làm rõ thuật ngữ nguy cơ gây hại nghiêm trọng về kinh tế và các thuật ngữ liên quan, từ đó có thể cặn kẽ và áp dụng IPPC và các ISPM một cách thống nhất. Những hướng dẫn này cũng chỉ ra việc áp dụng các nguyên tắc kinh tế nhất định có liên quan tới các mục tiêu của IPPC, cụ thể trong việc bảo vệ những cây trồng chưa được canh tác/quản lý, hệ thực vật hoang dại, môi trường sống và hệ sinh thái liên quan tới các loài dịch hại thực vật lạ xâm lấn.
Những hướng dẫn này chỉ rõ rằng IPPC:
– có thể tính đến sự liên quan về môi trường trong các thuật ngữ kinh tế sử dụng giá trị tiền tệ hoặc không phải tiền tệ;
– xác nhận rằng tác động đối với thị trường không chỉ là hậu quả do dịch hại;
– duy trì quyền của các thành viên chấp nhận các biện pháp KDTV đối với dịch hại gây thiệt hại kinh tế cho thực vật, sản phẩm thực vật hoặc hệ sinh thái trong một vùng không thể xác định được số lượng một cách dễ dàng.
– những hướng dẫn này cũng làm sáng tỏ đối với dịch hại thực vật, phạm vi của IPPC bao gồm việc bảo vệ thực vật được canh tác trong nông nghiệp (gồm cả làm vườn hoặc trồng rừng), thực vật chưa được canh tác/quản lý, hệ thực vật hoang dại, môi trường sống và hệ sinh thái.
2. Tài liệu viện dẫn
TCVN 6908:2001, Biện pháp kiểm dịch thực vật – Phần 1: Những qui định về nhập khẩu – Hướng dẫn phân tích nguy cơ dịch hại.
TCVN 7668:2007, Kiểm dịch thực vật – phân tích nguy cơ dịch hại đối với dịch hại kiểm dịch thực vật, bao gồm phân tích nguy cơ về môi trường và sinh vật sống biến đổi gen.
ISPM No.16, FAO, Rome 2002, Regulated non-quarantine pests: concept and application.
International Plant Protection Convention (Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật) FAO, Rome, 1997.
3. Tổng quan
IPPC duy trì quan điểm rằng những hậu quả bất lợi do dịch hại thực vật, bao gồm mối liên quan với thực vật chưa được canh tác/quản lý, hệ thực vật hoang dại, môi trường sống và hệ sinh thái được đo bằng các thuật ngữ kinh tế. Tham khảo đối với thuật ngữ hiệu quả kinh tế, tác động kinh tế, nguy cơ gây tác hại nghiêm trọng về kinh tế và tác động kinh tế không thể chấp nhận được và việc sử dụng từ kinh tế trong IPPC và các ISPM dẫn đến một vài hiểu nhầm về việc áp dụng các thuật ngữ đó và điểm trọng tâm của IPPC.
Phạm vi áp dụng của IPPC nhằm bảo vệ hệ thực vật hoang dại đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, đã từng có một vài hiểu nhầm rằng IPPC chỉ tập trung và giới hạn về thương mại. Người ta đã không hiểu một cách rõ ràng rằng IPPC có thể tính đến những vấn đề liên quan đến môi trường trong thuật ngữ kinh tế. Điều này đã tạo ra sự hài hòa với các hiệp định khác bao gồm Công ước về đa dạng sinh học và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozon.
4. Thuật ngữ kinh tế và phạm vi về môi trường của IPPC và các ISPM
Thuật ngữ kinh tế trong IPPC và ISPM có thể được phân cấp như sau:
Thuật ngữ yêu cầu đánh giá để hỗ trợ các quyết định về chính sách:
– nguy cơ gây tác hại nghiêm trọng về kinh tế (trong định nghĩa về dịch hại KDTV);
– tác động kinh tế không thể chấp nhận được (trong định nghĩa về dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV);
– thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế (trong định nghĩa về vùng có nguy cơ);
Thuật ngữ liên quan đến bằng chứng hỗ trợ những đánh giá trên:
– hạn chế tác động kinh tế (trong định nghĩa về quy định KDTV và sự giải thích được chấp nhận của biện pháp KDTV);
– bằng chứng kinh tế (trong định nghĩa về phân tích nguy cơ dịch hại)
– gây thiệt hại kinh tế (trong Điều Vll. 3 của IPPC, 1997);
– tác động kinh tế trực tiếp và gián tiếp (ISPM No.11 và ISPM No.16)
– thiệt hại kinh tế và nguy cơ gây thiệt hại kinh tế (ISPM No.11);
– hậu quả về thương mại và phi thương mại (ISPM No.11)
TCVN 6908:2001 đề cập đến thiệt hại về môi trường như một yếu tố để cân nhắc trong việc đánh giá nguy cơ gây hại nghiêm trọng về kinh tế. Trong 5.2.2.3 có nhiều mục giải thích rõ phạm vi tác động kinh tế đã được đề cập.
Trong TCVN 7668:2007 lưu ý ở 5.2.1.1.5 liên quan đến phân cấp dịch hại, cần có những chỉ dẫn rõ ràng rằng dịch hại đó có khả năng gây tác động kinh tế không thể chấp nhận được, trong đó bao gồm tác động về môi trường trong vùng PRA. Trong 5.2.3 của tiêu chuẩn mô tả qui trình để đánh giá nguy cơ gây thiệt hại kinh tế của việc du nhập của một loài dịch hại. Các hiệu quả có thể được cân nhắc trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong 5.2.3.2.2 nói đến việc phân tích hậu quả về thương mại. Trong 5.2.3.2.4 cung cấp hướng dẫn về việc đánh giá hậu quả phi thương mại và môi trường của sự du nhập dịch hại. Chấp nhận rằng các loại hiệu quả nào đó không thể áp dụng đối với một thị trường mà có thể được xác định dễ dàng, nhưng dẫn tới tình trạng những tác động có thể xấp xỉ với phương pháp đánh giá phi thị trường phù hợp. Phần này lưu ý rằng nếu một phương pháp định lượng không khả thi thì phần đánh giá này nên gồm có ít nhất một phân tích định tính và sự giải thích về việc sử dụng các thông tin như thế nào trong việc phân tích nguy cơ.
Các ảnh hưởng về môi trường hoặc không mong muốn khác trong biện pháp kiểm soát được đề cập trong 5.2.3.1.2 (ảnh hưởng gián tiếp) là một phần của việc phân tích thiệt hại kinh tế. Những nguy cơ được tìm ra không được chấp nhận. Trong 5.3.4 đưa ra hướng dẫn về việc lựa chọn các biện pháp quản lý nguy cơ, bao gồm việc đo lợi nhuận, tính khả thi và hạn chế thương mại tối thiểu.
Trong tháng 4 năm 2001, ICPM công nhận rằng dưới sự ủy quyền của IPPC hiện nay, để thực hiện việc tính đến sự liên quan về môi trường, hơn nữa việc chọn lọc sẽ bao gồm sự quan tâm theo điểm được đề xuất liên quan đến nguy cơ tiềm ẩn về môi trường của dịch hại thực vật.
– làm giảm hoặc loại trừ nguy cơ (hoặc đe dọa) đối với các loài thực vật tự nhiên;
– làm giảm hoặc loại trừ một loài thực vật chủ yếu (loài có vai trò chính trong việc duy trì hệ sinh thái);
– làm giảm hoặc loại trừ một loài thực vật là thành phần chính của hệ sinh thái tự nhiên;
– là nguyên nhân làm thay đổi tính đa dạng sinh học của thực vật bằng cách làm cho hệ sinh thái mất ổn định;
– kết quả của chương trình kiểm soát, diệt trừ hay quản lý sẽ là cần thiết nếu một loài dịch hại KDTV được du nhập và tác động tới các chương trình về đa dạng sinh học (ví dụ như thuốc bảo vệ thực vật hoặc việc phóng thả các loài bắt mồi hoặc ký sinh không phải là loài bản địa).
Vì vậy, đối với các loài dịch hại thực vật, phạm vi của IPPC là bảo vệ các thực vật được canh tác trong nông nghiệp (bao gồm cây vườn và cây lâm nghiệp), thực vật chưa được canh tác, quản lý, hệ thực vật hoang dại, môi trường sống và hệ sinh thái.
5. Sự xem xét về kinh tế trong PRA
5.1. Các loại ảnh hưởng kinh tế
Trong PRA, các ảnh hưởng kinh tế không nên được hiểu chỉ là ảnh hưởng thị trường. Hàng hóa và dịch vụ không được bán trong các thị trường thương mại có thể có giá trị kinh tế và bao gồm việc phân tích kinh tế nhiều hơn việc nghiên cứu thị trường hàng hóa và dịch vụ. Việc sử dụng thuật ngữ “ảnh hưởng kinh tế” đưa ra một khái quát về sự đa dạng (bao gồm ảnh hưởng về môi trường và xã hội) có thể được phân tích. Phân tích kinh tế sử dụng giá trị tiền tệ là biện pháp để cho phép các nhà hoạch định chính sách so sánh chi phí và lợi ích từ các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau. Điều này không ngăn cản việc sử dụng các công cụ khác như việc phân tích định tính và phân tích môi trường mà có thể không sử dụng các thuật ngữ tiền tệ.
5.2. Chi phí và lợi ích
Kiểm tra kinh tế chung đối với bất kỳ chính sách nào là nhằm tiếp tục theo đuổi chính sách đó nếu lợi ích mang lại ít nhất cũng lớn như giá trị của nó. Chi phí và lợi ích có thể được hiểu rộng rãi gồm cả về thị trường và phi thị trường. Chi phí và lợi ích có thể được trình bày bằng cả phương pháp định lượng và định tính. Hàng hóa và dịch vụ không có thị trường có thể là khó khăn đối với việc xác định số lượng hoặc biện pháp nhưng tuy nhiên là yếu tố cần thiết để cân nhắc.
Phân tích kinh tế về mục đích KDTV có thể chỉ cung cấp thông tin với sự quan tâm đến chi phí và lợi ích, và không xét nếu việc phân bổ là cần thiết và tốt hơn phân bổ khác về chi phí và lợi ích của một chính sách cụ thể. Theo nguyên tắc, chi phí và lợi ích phải được cân nhắc. Việc đánh giá về sự phân bổ chi phí và lợi ích được ưu tiên là sự lựa chọn chính sách có mối liên hệ vừa phải đối với sự quan tâm về mặt KDTV.
Chi phí và lợi ích phải được tính toán liệu chúng có phải là kết quả trực tiếp hoặc gián tiếp của sự du nhập của một loài dịch hại hoặc nếu là mắt xích trong chuỗi các yêu cầu trước khi chi phí được nhận biết hoặc lợi ích được thấy rõ. Chi phí và lợi ích liên quan tới hậu quả gián tiếp của sự du nhập dịch hại có thể được giảm đi một ít so với chi phí và lợi ích kết hợp với các hậu quả gián tiếp.
Thông thường không có thông tin tiền tệ về chi phí của bất cứ sự tổn thất nào mà có thể là kết quả của dịch hại được du nhập vào môi trường tự nhiên. Bất kỳ phân tích nào nhận biết và giải thích không rõ ràng liên quan đến việc ước lượng chi phí và lợi ích và giả định nên được nêu rõ ràng.
6. Áp dụng
Tiêu chí sau1 phải được đáp ứng trước khi thấy rằng một loài dịch hại thực vật có nguy cơ gây hại nghiêm trọng về kinh tế:
– nguy cơ du nhập trong vùng PRA
– nguy cơ lan rộng sau khi thiết lập quần thể; và
– nguy cơ gây hại trên thực vật, ví dụ như:
• cây trồng (ví dụ như làm giảm sản lượng hoặc chất lượng); hoặc
• môi trường, ví dụ như gây hại đối với hệ sinh thái, môi trường sống, hoặc loài nào đó; hoặc
• một vài giá trị cụ thể khác, ví dụ như về giải trí, du lịch, mỹ học.
Như đã nêu trong Điều 4, sự thiệt hại về môi trường, nảy sinh từ sự du nhập của dịch hại thực vật, là một trong những loài thiệt hại được IPPC công nhận. Vì vậy, với sự liên quan đến tiêu chí thứ ba ở trên, các Bên tham gia IPPC có quyền chấp nhận các biện pháp KDTV thậm chí trong trường hợp một loài dịch hại mới chỉ có nguy cơ gây thiệt hại về môi trường.
Những hành động trên cần phải dựa vào kết quả PRA bao gồm việc xem xét các chứng cớ về nguy cơ gây hại môi trường. Khi đó sẽ chỉ ra tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của dịch hại đối với môi trường, thiệt hại hoặc tổn thất tự nhiên nảy sinh từ sự du nhập của một loài dịch hại nên được chỉ rõ trong PRA.
Trong trường hợp dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV, vì quần thể dịch hại đã được thiết lập, du nhập vào một vùng liên quan và tác động về môi trường không liên quan đến các tiêu chuẩn trong sự quan tâm về tác động kinh tế không thể chấp nhận được (xem ISPM No.16)
Phụ lục A
(Tham khảo)
Phụ lục này cung cấp làm rõ thêm một vài thuật ngữ được sử dụng trong phần bổ sung này. Phụ lục này không phải là nội dung của phần bổ sung này.
Phân tích kinh tế: Trước hết sử dụng giá trị tiền tệ là biện pháp cho phép các nhà hoạch định chính sách so sánh chi phí và lợi ích từ các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau. Nó hoàn thiện hơn việc nghiên cứu thị trường hàng hóa và dịch vụ. Phân tích kinh tế không ngăn cản việc sử dụng các biện pháp khác không dùng giá trị tiền tệ; ví dụ: định tính hoặc phân tích về môi trường.
Ảnh hưởng kinh tế: Bao gồm ảnh hưởng về thị trường cũng như ảnh hưởng phi thị trường như mối quan tâm về môi trường và xã hội. Rất khó khăn để có thể thiết lập được việc đo lường giá trị kinh tế của ảnh hưởng về môi trường hay xã hội. Ví dụ, sự tồn tại, phát triển tốt của các loài khác hoặc giá trị thẩm mỹ của rừng hoặc rừng nhiệt đới. Cả giá trị định lượng và định tính có thể được cân nhắc trong tiêu chuẩn để đánh giá ảnh hưởng kinh tế.
Các tác động kinh tế của dịch hại thực vật: Điều này bao gồm cả các biện pháp thị trường cũng như các hậu quả mà có thể không dễ dàng đo được trực tiếp trong các thuật ngữ kinh tế, nhưng nó tượng trưng cho sự tổn thất hoặc thiệt hại đối với thực vật được canh tác, thực vật hoặc sản phẩm thực vật không được canh tác.
Giá trị kinh tế: Là cơ sở cho tiêu chuẩn đánh giá chi phí của ảnh hưởng sự thay đổi (ví dụ: trong đa dạng sinh học, hệ sinh thái, các tài nguyên hoặc tài nguyên thiên nhiên được quản lý) dựa trên sự chăm sóc đối với con người. Hàng hóa và dịch vụ không được bán trong các thị trường thương mại có thể có giá trị kinh tế. Việc xác định giá trị kinh tế không ngăn cản sự quan tâm về đạo đức đối với sự tồn tại và phát triển tốt của các loài khác dựa trên hoạt động quần thể.
Phương pháp định tính: Là các giá trị về chất lượng hay các đặc điểm ngoài giá trị tiền tệ hoặc các thuật ngữ bằng số.
Phương pháp định lượng: Là các giá trị về số lượng hay các đặc điểm khác về giá trị tiền tệ hoặc các thuật ngữ bằng số.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Report of the Third Session of the Interim Commission on Phytosanitary Measures (includes the working group document in Appendix Xll).
1 Với sự lưu ý đến tiêu chuẩn thứ nhất và thứ hai, điều Vll.3 PPC(1997) nêu rõ đối với dịch hại không có khả năng thiết lập quần thể, thì các biện pháp thực hiện để chống lại dịch hại đó phải được chứng minh kỹ thuật.