Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3673:1981 về Bao bì sử dụng trong sản xuất – Yêu cầu chung về an toàn
TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC
TCVN 3673-81
BAO BÌ SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT – YÊU CẦU CHUNG VỀ AN TOÀN
Industrial packing – General safety requirements
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung về an toàn cho các loại bao bì dùng để chứa đựng vận chuyển thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên vật liệu, phế liệu trong sản xuất, ápdụng cho các cơ sở sử dụng bao bì trong sản xuất.
1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Để sử dụng an toàn bao bì trong sản xuất cần phải:
Bảo quản bao bì trong tình trạng tốt;
Tuân theo các quy định về bảo hộ lao động đã ghi trong văn bản được các cơ quan cóthẩm quyền duyệt y khi vận chuyển bao bì bằng thủ công:
Tổ chức kiểm tra tình trạng bao bì;
Kiểm tra tình trạng mặt bằng để xếp bao bì;
Phân công người chịu trách nhiệm về an toàn khi sử dụng bao bì;
Phân công người quản lý (sửa chữa, cấp phát, bảo hành)bao bì;
Tuân theo các quy định của TCVN 2289 – 78 áp dụng cho người làm việc với bao bì;
Làm sổ ghi kết quả kiểm tra bao bì theo mẫu đã chỉ ra trong phụ lục.
1.2. Khi sử dụng bao bì trong quá trình sản xuất phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
Bao bì không được chứa quá khối lượng đã quy định;
Phải đặt bao bì đúng vị trí trên xe nâng hay trên băng tải;
Khi xếp thành chồng bao bì phải có kích thước như nhau kể cả phần định vị.
2. YÊU CẦU VỀ AN TOÀN
2.1. Đối với vật liệu, chủng loại về kết cấu bao bì
2.1.1. Vật liệu dùng để chế tạo bao bì phải phù hợp vời từngloại vật chứa đựng.
2.1.2. Chủng loại và hình dáng của bao bì cần phải phù hợp với yêu cầu công nghệ của từng dây chuyền sản xuất.
2.1.3. Kết cấu và kích thước lắp ghép cơ bản của bao bì phải phù hợp với những tiêu chuẩn hiện hành. Trường hợp chưa có những tiêu chuẩn thì phải theo đúng các yêu cầu ghi trong những văn bản đã được các cơ quan có thẩm quyền quy định.
2.2. Đối vớimặt bằng xếp dỡ bao bì
2.2.1. Cần đặt bao bì trên mặt bằng đã được đánh dấu bằng vạch hay bằng hàng rào.
2.2.2. Mặt bằng để xếp bao bì cần đảm bảo cứng có khả năng chịu được tải trọng tập trung của đống xếp với khối lượng quy định là lớn nhất. Độ nghiêng cứu của mặt bằng có tính đến độ không bằng phẳng không những phù hợp với các yêu cầu đã quy định trong ngành xây dựng mà còn phù hợp với chiều cao của đóng xếp nói trong điều 2.3.9.
2.2.3. Mặt bằng để xếp bao bì phải chọn sao phù hợp với dây chuyền sản xuất, bảo đảm vệ sinh và an toàn.
2.3. Đối với vận chuyển bao bì
2.3.1. Phương pháp vận chuyển bao bì cần phải lựa chọn sao cho phù hợp với yêu cầu công nghệ của quá trình sản xuất.
2.3.2. Khi vận chuyển bao bì bằng thủ công phải trang bịphương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp và tuân theo những quy định về bảo hộ lao động đã ghi trong văn bản được các cơ quan có thẩm quyền duyệt y.
2.3.3. Khi vận chuyển bao bì bằng cơ giới ngoài các yêu cầu đã ghi trong điều 1.1 phải tuân theo các quy định đã ghi trong TCVN 2250 – 78.
2.3.4. Khi chuyển bao bì bằng máy hay bằng cơ cấu có bộ phận cặp tải thì bề mặt tựa của bao bì cầnđặt vào thiết bị cặp tải một cách ổn định, không được đặt lệch ra bên cạnh.
2.3.5. Không cho phép đặt bàn nâng dạng đĩa của máy nânghay máy xếp ra kích thướcbao của bao bì.
2.3 6. Khối lượng của vật chứa trong bao bì, kểcả khối lượng của bao bì, cần phải phù hợp với sức nâng của máy haycủa cơ cấu sử dụng để vận chuyểnbao bì, có kể đến sự phân bố trọng tâm của bao bì trên cặp nâng.
2.3.7. Khi xếp bao bì trên máy nâng hay máy xếp thì chỉ nênxếp bao bì một lớp lên bàn nâng của xe. Khi nào trên máy bốc xếp có che chắn đảm bảo được an toàn thì lúc đó mới xếp bao bì từ hai lớp trở lên.
2.3.8. Khoảng cách củacác đống xếp phải được xácđịnh sao cho phù hợp với khả năng xếp và lấy bao bì ra khỏi đống. Đồng thời khoảng cách này cũng phải đảm bảo khoảng cách chống cháyvà thông thoáng theo như các quy định hiện hành.
2 3.9. Độ cao của đống xếp phải đảm bảo an toàn cho bao bì và người trong quá trình sản xuất.
2.3.10. Số lượng của bao bì đặt ở dưới cùng trong đống xếp phải phù hợp với sốlượng đã ghi trong quy trình công nghệ sản xuất
2.3.11. Khi tiến hành vận chuyển baobì bằng hình thức khác, ngoài những yêu cầu tiêu chuẩn này cần phải chấp hành mọi yêu cầu về an toàn lao động và vệ sinh đã đề ra trong cáchướng dẫn kỹ thuật.
3. KIỂM TRA CÁC YÊUCẦU AN TOÀN
3.1. Việc kiểm tra bao bì cần được tiến hành trước khi sử dụng; định kỳ; sau mỗi lần sửa chữa bao bì.
3.2. Bao bì có khối lượng (…) vật chứa và tự trọng (…) lớn hơn 50kg, bao bì phải vận chuyển bằng máy trục, thì phải kiểm tra định kỳ.
3.3. Việc kiểm tra định kỳ bao bì phải do cán bộ kỹ thuật;người phụ trách an toàn lao động và người phụ trách quản lý bao bì cùng tiến hành.
3.4. Khi kiểm tra định kỳ bao bì, ngoài các yêu cầu kiểm tra theo quy định của các tài liệu hiện hành còn phải kiểm tra:
Sự xuất hiện các vết nứt trong các bộ phận để cặp móc của bao bì;
Độ đóng kín của mép bao bì;
Bộ phận định vị của bao bì.
Nếu bao bì không phù hợp với yêu cầu của các quy địnhhiện hành về chế độ kiểm tra bao bì và có những khuyết tậtđược phát hiện khi kiểm tra theo điều 3.4 của tiêu chuẩn này thì không được phép sử dụng.
Các kết quả của việc kiểm tra tình trạng bao bì cần phải ghi vào sổkiểm tra kỹ thuật: (Mẫu ghi trong sổ theo phụlục).
PHỤ LỤC
Mẫu sổ kiểm tra kỹ thuật bao bì
SỔ KIỂM TRA KỸ THUẬT BAO BÌ (Tên xí nghiệp, cơ quan)
|
Mẫu trình bày mặt bìa của sổ kiểm tra kỹ thuật bao bì
Ngày tháng kiểm tra |
Loại vật liệu chế tạo bao bì |
Loại vật phẩm chứa đựng trong bao bì |
Kết quả kiểm tra |
Biện pháp xử lý |
Chữ ký người kiểm tra |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
|
|
|
|
|
|
Mẫu một trang trong sổkiểm tra kỹ thuậtbao bì