Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN9120:2011

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN9120:2011
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9120:2011 về Bò giống Brahman – Yêu cầu kỹ thuật


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9120 : 2011

BÒ GIỐNG BRAHMAN – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Breeding Brahman cattle – Technical requirements

Lời nói đầu

TCVN 9120:2011 do Viện Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BÒ GIỐNG BRAHMAN – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Breeding Brahman cattle – Technical requirements

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định yêu cầu chỉ tiêu kỹ thuật đối với bò giống Brahman.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Đặc điểm ngoại hình thể chất

Ngoại hình thể chất của bò giống Brahman được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Đặc điểm chung và các phần cơ thể của bò giống Brahman

Chỉ tiêu kỹ thuật

Đặc điểm

Đặc điểm chung

Nhìn khái quát

Toàn thân phát triển cân đối, kết cấu cơ thể vững chắc, khỏe mạnh. Có giới tính đực hoặc cái rõ ràng. Lông mịn và mượt. Da mềm, đàn hồi. Đi đứng nhanh nhẹn, tư thế đứng vững chắc.

Đặc điểm giống

Biểu hiện rõ đặc điểm giống Brahman: tai cụp, u vai và yếm phát triển, lưng thẳng, mông đầy đặn. Có màu lông trắng, xám hoặc đỏ.

Các phần cơ thể

Đầu và cổ

– Đầu to, trán rộng, mặt dài, mũi nở, mõm rộng, hàm khỏe. Mắt to và có khoảng cách cân đối. Tai to, dài và cụp xuống.

– Cổ thanh mảnh với bò cái, cổ to và chắc với bò đực. Yếm dày, rộng có nhiều nếp gấp và thõng.

Vai và ngực

– Vai đầy đặn, có bề rộng cân đối với xương sống và u vai. U vai nổi rõ.

– Ngực rộng và sâu, cân đối, đầy đặn ở phía sau vai.

Lưng và hông

– Lưng rộng và phẳng từ u vai đến hông, cơ bắp phát triển, xương sườn có độ cong tốt, gắn kết cân xứng với xương sống lưng.

– Hông rộng và phối hợp cân đối với lưng và mông.

Bụng

– Thon, gọn, không sệ, đều về phía sau.

Mông

– Mông rộng, cơ mông phát triển tốt.

Bốn chân và đuôi

– Chân chắc khỏe, không vòng kiềng, không chạm khoeo. Chân trước thẳng và song song với nhau. Chân sau nhìn từ phía sau phải thẳng, nhìn bên sườn có độ cong nhẹ hướng về phía trước. Đùi sau đầy đặn, cơ bắp phát triển.

– Khớp nối linh hoạt, vững chắc, kết hợp cân đối với chân, đi thẳng, chắc chắn và mạnh mẽ. Móng chân tròn, đều và khít, hướng về phía trước. Khi bước đi, vết chân sau phải trùng vào vết chân trước.

– Đuôi to, thẳng, dài đến khoeo, cử động linh hoạt.

Bộ phận sinh dục

– Bò cái: Bầu vú và núm vú phát triển cân đối, 4 vú cân đối, vị trí cách đều nhau, không có vú kẹ hoặc xệ, núm vú to dài, da mỏng mịn và đàn hồi. Âm hộ có nhiều nếp nhăn.

– Bò đực: 2 dịch hoàn to, mềm mại và cân đối, dương vật cử động bình thường trong bao quy đầu. Bao quy đầu bao kín dương vật khi bò không hưng phấn.

2.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật

Các chỉ tiêu kỹ thuật của bò giống Brahman được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 – Khối lượng cơ thể và khả năng sinh sản của bò giống Brahman

Chỉ tiêu kỹ thuật

Đơn vị tính

Yêu cầu

Bò cái

Khối lượng sơ sinh

kg

Từ 22 đến 25

Khối lượng 6 tháng tuổi

kg

Từ 125 đến 145

Khối lượng 12 tháng tuổi

kg

Từ 170 đến 195

Khối lượng 18 tháng tuổi

kg

Từ 230 đến 250

Khối lượng 24 tháng tuổi

kg

Từ 300 đến 350

Khối lượng phối giống lần đầu

kg

Từ 270 đến 300

Tuổi phối giống lần đầu

tháng

Từ 18 đến 22

Tuổi đẻ lứa đầu

tháng

Từ 28 đến 32

Khoảng cách hai lứa đẻ

tháng

Từ 15 đến 18

Bò đực

Khối lượng sơ sinh

kg

Từ 25 đến 28

Khối lượng 6 tháng tuổi

kg

Từ 145 đến 175

Khối lượng 12 tháng tuổi

kg

Từ 190 đến 210

Khối lượng 18 tháng tuổi

kg

Từ 240 đến 270

Khối lượng 24 tháng tuổi

kg

Từ 330 đến 390

Khối lượng 3 năm tuổi

kg

Từ 410 đến 460

Khối lượng 4 năm tuổi

kg

Từ 520 đến 570

Khối lượng 5 năm tuổi

kg

Từ 610 đến 700

Tuổi bắt đầu sản xuất tinh hoặc nhảy trực tiếp

tháng

Từ 18 đến 22

Lượng xuất tinh (V)

ml

Từ 5 đến 10

Hoạt lực tinh trùng (A)

%

Từ 70 đến 90

Mật độ tinh trùng (C)

tỷ/ml

Từ 0,8 đến 1,8

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K)

%

Từ 10 đến 15

Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu

%

Từ 55 đến 80

3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu

3.1. Xác định đặc điểm chung và các phần cơ thể

Ngoại hình thể chất của bò giống Brahman được quan sát bằng mắt thường kết hợp với chụp ảnh, quay phim để đánh giá phân loại trực tiếp.

3.2. Xác định khối lượng cơ thể và khả năng sinh sản

3.2.1. Xác định khối lượng cơ thể

– Khối lượng bò giống Brahman được tính bằng kilogam, được xác định cân bằng cân điện tử với độ chính xác ± 0,5 kg.

– Cân vào buổi sáng trước khi bò ăn, uống.

– Đối với bê sơ sinh, cân sau khi đã lau khô lông da và trước khi cho bú sữa đầu.

– Ngoài ra, có thể dùng các phương pháp xác định khối lượng tương đương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận.

3.2.2. Xác định khả năng sinh sản

– Khối lượng phối giống (kg) lần đầu được xác định tại thời điểm bò được phối giống lần đầu, phương pháp xác định theo 3.2.1.

– Tuổi phối giống lần đầu (tháng) được tính từ thời điểm bò sơ sinh tới khi bò được phối giống lần đầu.

– Tuổi đẻ lứa đầu (tháng) được tính từ thời điểm bò sơ sinh tới khi bò đẻ lứa đầu.

– Khoảng cách hai lứa đẻ (tháng) là khoảng cách từ ngày đẻ lứa trước tới ngày đẻ lứa sau kế tiếp.

– Tuổi bắt đầu sản xuất tinh hoặc nhảy trực tiếp (tháng) tính từ thời điểm bò sơ sinh tới khi bò đực giống bắt đầu được khai thác tinh để sản xuất hoặc bắt đầu được cho nhảy trực tiếp.

– Phương pháp xác định các chỉ tiêu: Lượng xuất tinh (V), Hoạt lực tinh trùng (A), Mật độ tinh trùng (C), Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) được xác định theo Tiêu chuẩn quốc gia hiện hành về đánh giá chất lượng tinh bò sữa, bò thịt.

– Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu (%) được xác định bằng cách pha loãng tinh nguyên của các lần lấy mẫu kiểm tra để phối giống bằng thụ tinh nhân tạo đối với 10 bò cái đã được tuyển chọn theo phương thức phối giống một lần duy nhất. Công thức xác định như sau:

Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu (%) =  x 100

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đinh Văn Cải (2007), Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam, http://cnts.hua.edu.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=437&Itemid=258

[2] Hoàng Văn Trường và Nguyễn Tiến Vởn (2008), Kết quả nghiên cứu khả năng thích nghi với điều kiện chăn nuôi nông hộ ở Bình Định của bò thịt Brahman (nhập từ Cuba). Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 2, trang 33 – 37.

[3] Đinh Văn Tuyền, Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Thanh Bình (2008), Một số chỉ tiêu sinh sản của bò Brahman và Droughmaster ngoại nhập 3 lứa đầu nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh và khả năng sinh trưởng của bê sinh ra từ chúng, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 12, trang 16 – 23.

[4] Đinh Văn Tuyền, Nguyễn Thành Nam, Phạm Hùng Cường và Nguyễn Thiện Trường Giang (2007), So sánh khả năng tăng trọng và cho thịt khi vỗ béo giữa bê thuần Brahman và bê lai Sind nuôi tại Tuyên Quang, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Chăn nuôi, số 14, trang 31 – 38.

[5] American Brahman Breeders Association – Standard of excellence for american Brahman cattle – http://www.brahman.org/pdfs/2009/Brahman%20Information/StandardofExellence.pdf.

[6] Australian brahman breeders’ association limited – Standard of excellence – http://www.brahman.com.au/standardOfExcellence.html

[7] Brahman Cattle Breeders’ Society of South Africa – Standard of excellence – http://www.brahman.co.za/Breed%20-%20Standards.htm

[8] Namibian Brahman Breeders Society – Breed Standards – http://www.brahman.iway.na/content.php?catid=22&secid=3

[9] Thrift. F. A (1997), Reproductive performance of cows mated to and preweaning performance of calves sired by Brahman vs alternative subtropically adapted breeds, Journal of Animal Science, 5, pp. 2597-2603.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *