Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3575:1981 về Công nghiệp dầu mỏ – Tên gọi và giải thích do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 3575 – 81
CÔNG NGHIỆP DẦU MỎ
TÊN GỌI VÀ GIẢI THÍCH
Cơ quan biên soạn và trình duyệt:
Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng Nhà nước
Ủy ban khoa học và kỹ thuật nhà nước
Cơ quan phối hợp biên soạn:
1. Viện kỹ thuật giao thông Bộ giao thông vận tải.
2. Viện dầu khí Việt Nam. Tổng cục dầu khí.
3. Viện kỹ thuật xăng dầu.
Cục xăng dầu – Quân đội nhân dân Việt Nam
4. Viện kỹ thuật quân sự. Tổng cục kỹ thuật.
Cơ quan xét duyệt ban hành:
Ủy ban khoa học và kỹ thuật nhà nước.
Quyết định ban hành số 94/QĐ ngày 18 tháng 5 năm 1981.
CÔNG NGHIỆP DẦU MỎ
TÊN GỌI VÀ GIẢI THÍCH
Petroleum industry
Vocabulary
Tên gọi |
Giải thích |
Từ ngữ nước ngoài tương ứng |
|
1. SẢN PHẨM VÀ NGUYÊN LIỆU |
|
1.1. Khí thiên nhiên |
Khí hydro cacbon (chủ yếu là metan) tích luỹ trong lòng đất và thu được trong quá trình khai thác dầu mỏ. Khí này được phân loại thành |
A. Natural gas P. Gas natural |
1.2. Khí dầu mỏ hoá lỏng |
Hỗn hợp hydro cacbon nhẹ, tạo hơi ở điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường hoá lỏng khi tăng áp suất và giảm nhiệt độ. Thành phần chủ yếu là: propan, propen, butan và buten. |
A. Liquefied petroleum gas P. Gaz de pétrole liqué fiés |
1.3. Mồ hóng (muội) |
Cacbon sạch, thu được trong quá trình đất hỗn hợp hydro cacbon lỏng hoặc khí ở điều kiện thiếu không khí, khiến cho quá trình cháy xảy ra không hoàn toàn. |
A. Carbon black P. Noir de carbone |
1.4. Nhiên liệu động cơ phản lực |
Phần cất dầu mỏ, sử dụng làm nhiên liệu cho các động cơ phản lực. Nói rộng hơn đấy là tên gọi của nhiên liệu dùng cho các tuốcbin khí. |
A. Jet fuel P. Carburéacteurs (Combustibles pour moteurs à réaction) |
1.5. Dầu hoả thắp sáng |
Phần cất dầu mỏ tinh khiết chủ yếu dùng để thắp sáng và sử dụng để đốt trong các dụng cụ làm nóng. |
A. Lamp oil (Kerosine) P. Pétrole lampant |
1.6. Mỡ bôi trơn |
Sản phẩm rắn hoặc dẻo (nửa rắn) gồm hỗn hợp dầu khoáng hay dầu tổng hợp, được ổn định bằng xà phòng và những chất keo kết khác. Ngoài ra có thể còn một số thành phần khác. |
A. Grease P. Graisse |
1.7. Dầu bôi trơn |
Dầu nhờn sử dụng làm giảm ma sát giữa các bề mặt chuyển động |
A. Lubricating oil P. Huile lubrifiante (Huile de graissage) |
1.8. Dầu thoi (dầu đinh tự) |
Dầu bôi trơn có độ nhớt thấp dùng để bôi các chi tiết máy có tải trọng nhỏ, quay với vận tốc lớn, chủ yếu sử dụng cho các trục sợi của máy dệt. |
A. Spindle oil P. Huile à broche |
1.9. Dầu xi lanh |
Dầu bôi trơn có độ nhớt và nhiệt độ bốc cháy cao, dùng để bôi trơn xilanh và van máy hơi nước. |
A. Cylinder oil P. Huile pour cylindres |
1.10. Dầu rửa máy |
Dầu bôi trơn dùng cho các loại động cơ có chuyển động tịnh tiến võng (xem 1.31). Dầu này có tính chất tẩy sạch và giữ các chất bị loại ra do mài mòn cùng những tạp chất khác ở trạng thái huyền phù, tính chất này phụ thuộc vào sự có mặt của các chất thêm (phụ gia) tương ứng. |
A. Detergent oil P. Huile détergente |
1.11. Dầu máy |
Dầu bôi trơn dùng cho những chi tiết chuyển động của máy có tải trọng nhỏ, làm việc ở nhiệt độ ổn định. |
A. Machine oil P. Huile mouvement |
1.12. Dầu trắng |
Dầu có độ tinh khiết cao, thực tế không có màu. |
A. White oil P. Huile blanche |
1.13. Dầu cách điện |
Dầu có tính cách điện tốt, sử dụng cho các thiết bị điện. |
A. Insulating oil P. Huile isolante |
1.14. Ozokerit |
Sáp khoáng thiên nhiên, giống thành phần của sáp dầu mỏ và có thể có chứa các chất khoáng. |
A. Ozokerite P. Ozokérite |
1.15. Xerezin |
Xerezin là ozokerit được tinh chế. Xerezin thường phẩm thường chứa paraffin dầu mỏ. |
A. Ceresin P. Cerésine |
1.16. Petrolatum |
Sản phẩm dẻo (nửa rắn) cấu tạo gồm paraffin tinh thể nhỏ (xem 1.51) và một lượng lớn dầu khoáng. |
A. Petrolatum P. Petrolatum |
1.17. Atphan thiên nhiên |
Lớp đất đá vôi (một vài trường hợp có chứa Silic) được tẩm bitum. |
A. Roek asphalt P. Asphalte naturel |
1.18. Atphan |
Hỗn hợp bitum và các chất khoáng ở Bắc Mỹ người ta còn gọi Atphan là bitum. |
A. Asphalt P. Asphalte a artificiel (ou synthétique) |
1.19. Bitum oxi hóa |
Bitum oxi hóa là sản phẩm thu hồi được bằng cách thổi qua bitum nóng chảy một luồng không khí hoặc thổi không khí qua bitum lỏng (xem 1.50) |
A. Blown bitumen P. Bitume soufflé |
1.20. Parafin |
Sản phẩm thu được trong quá trình chưng cất dầu mỏ, thành phần chủ yếu gồm hỗn hợp hydro cacbon no, đóng rắn ở nhiệt độ thường. Parafin tinh khiết chứa một lượng nhỏ dầu và có cấu trúc tinh thể đặc trưng. |
A. Paraffin wax P. Paraffine |
1.21. Parafin thô |
Parafin chứa sạch dầu, thu được từ sáp lỏng (xem 1.37) |
A. Paraffin scale P. Paraffine écaille |
1.22. Xăng |
Sản phẩm thu được trong quá trình chưng cất dầu mỏ có nhiệt độ sôi từ 30ºC đến 220ºC dùng cho các động cơ đốt trong bằng tia lửa điện. Thuật ngữ này còn dùng để chỉ các sản phẩm dầu mỏ khác có phân đoạn sôi như trên (xem xăng khí v.v…) |
A. Gasoline (petrol) P. Essence |
1.23. Xăng khí |
Sản phẩm dầu mỏ lỏng có nhiệt độ sôi thấp, thu được từ khí thiên nhiên. Sản phẩm này không ổn định, có chứa một lượng đáng kể propan và butan. Tách propan khỏi hỗn hợp, sẽ thu được xăng khí ổn định |
A. Natural gasoline (Casing head gasoline) P. Essence naturello |
1.24. Xăng dung môi (xăng đặc biệt) |
Phần xăng – ligroin được chế biến đặc biệt, có khoảng nhiệt độ sôi hẹp. |
A. Special boiling point (SbP) spirit. P. Essence spéciale |
1.25. Xăng thơm |
Xăng chứa một lượng nhỏ hydro sunfua hoặc mecaptan và cho phản ứng âm trên thí nghiệm đốcto |
A. Sweet gasoline P. Essence douce |
1.26. Phần cất đầu |
Phần cất bay hơi mạnh, được lấy ra từ phía trên tháp chưng cất. |
A. Overhead P. Distillat de tête |
1.27. Gudron |
Dầu có độ bay hơi thấp dùng để hóa dẻo bitum hoặc asphan (nhựa đường) thiên nhiên. |
A. Flux oil P. Huile de fluxage |
1.28. Dầu đá phiến |
Dầu khoáng thu được khi nhiệt phân các phiến bitum dầu (đá dầu) |
A. Shale oil P. Huile de schiste |
1.29. Dầu khoáng |
Dầu nhờn chứa hydro cacbon tự nhiên hoặc thu được trong quá trình chế biên các nguyên liệu khoáng. |
A. Mineral oil P. Huile minérale |
1.30. Dầu chiết ly benzen |
Dầu nhờn dùng để chiết ly các hydro cacbon thơm, nhẹ (aromat) từ khi thu được khi cốc hóa than đá |
A. Benzole wash oil (Benzole absorbing oil) P. Huile de débenzolage |
1.31. Dầu meto |
Dầu bôi trơn dùng trong các động cơ đốt trong và các động cơ dạng khác. |
A. Engine oil P. Huile pour moteurs |
1.32. Dầu tuốc bin |
Dầu nhờn có độ tinh khiết cao lấy ra từ dầu mỏ, có thêm một số chất khác, sử dụng để bôi trơn tuốc bin hơi, ngoài những tính chất đặc trưng cho dầu bôi trơn, nó còn có khả năng chống nhũ hóa với nước. |
A. Steam turbineoil P. Huile pour turbines à vapeur |
1.33. Dầu thẫm (đen) |
Dầu bôi trơn màu đen (thẫm) dùng trong các loại máy chuyển động chậm. Ở một số nước, thuật ngữ này còn dùng để chỉ phần nhiên liệu cần dùng để đốt lò. |
A. Black oil P. Huile noire |
1.34. Dầu nhũ tương |
Dầu nhờn có chứa các chất nhũ tương hóa và có khả năng tạo với nước các nhũ tương bền vững hay huyền phù keo, dùng để bôi trơn và làm mát trong quá trình chế biến kim loại. |
A. Soluble oil P. Huile soluble |
1.35. Dầu oxi hóa |
Dầu thực vật hoặc dầu động vật đã được oxi hóa của không khí khi đun nóng để làm tăng độ nhớt. Dầu này dùng làm chất phụ gia cho các loại dầu dùng cho các động cơ tầu thủy. |
A. Blown oil P. Huile soufflée |
1.36. Phần cất parafin |
Phần cất chứa một lượng lớn parafin. |
A. Waxy distilate P. Distillat paraffineux |
1.37. Sáp lỏng |
Bán thành phẩm parafin thu được trong quá trình cất khử parafin và có chứa một lượng lớn hydro cacbon lỏng. |
A. Slack wax P. Gatsch |
1.38. Khí hóa lỏng trong bình |
Khí dầu mỏ hóa lỏng, được bảo quản trong các bình chịu áp suất. |
A. Bottled gad P. Gax en bouteille |
1.39. Khí lọc dầu |
Khi thu được trong quá trình chế biến dầu mỏ, thành phần chủ yếu là hydro cacbon. |
A. Refi ine ry gas P. Gaz de raffine rie |
1.40. Phần cất crackin |
Phần cất chưa làm sạch (lọc) thu được trong quá trình craking. |
A. Pressure distillate P. Distillat de craquage |
1.41. Dầu thô |
Dầu khoáng thiên nhiên có thành phần chủ yếu gồm các hydro cacbon khác nhau. Dầu mỏ có thành phần cơ bản là parafin, naften hoặc hỗn hợp của chúng tùy thuộc ở sự có mặt của parafin, bitum hay hỗn hợp của chúng trong cặn sau khi chưng cất dưới áp suất khí quyển. |
A. Crude oil P. Pétrole brut |
1.42. Dầu mỏ gốc naften |
Dầu thô có thành phần cơ bản (gốc) là naftan |
A. Naphthenic base crude P. Pétrole brut naphténique |
1.43. Phần cất dầu nhờn |
Phần cất dầu mỏ có giới hạn sôi và độ nhớt, cho phép sau khi chế biến, dùng làm dầu bôi trơn. |
A. Lubricating oil distillate P. Distillat pour huile lubrifiante |
1.44. Hỗn hợp cách điện |
Hỗn hợp của dầu khoáng và một số chất làm rắn (petrolatum, cao su, polime, bitum v.v…) dùng để tẩm các vật liệu nhằm cách điện. |
A. Cable compound P. Mélange isolant pour cable |
1.45. Cát kết bitum |
Cát kết được tẩm bitum (1.48). Có thể tách chiết bằng dung môi. |
A. Asphaltic sands P. Sables bitumineux |
1.46. Keo bitum |
Sản phẩm, thành phần cơ bản là bitum (xem 1.48) có khả năng kết dính. |
A. Bituminous binder P. Liant bitumineux |
1.47. Cốc dầu (than cốc dầu mỏ) |
Sản phẩm rắn màu đen, phần lớn thu được trong quá trình Cracking nhiệt, có thành phần chủ yếu là cacbon |
A. Petroleum coke P. Coke de pétrole |
1.48. Bitum |
Sản phẩm lỏng dẻo, hoặc rắn, cấu tạo chủ yếu từ các hydro cacbon và dẫn xuất của chúng, hầu như tan trong cacbon disunfua (CS2) Bitum là sản phẩm của quá trình chưng cất dầu thô, thu được khi chế biến chất thải (hoặc trong những trường hợp chế biến các phần cất nặng nhất). Bitum có trong thành phần của atphan thiên nhiên. |
A. Bitumen P. Bitume |
1.49. Bitum lỏng |
Bitum có độ nhớt giảm xuống (thấp) sau khi đã pha thêm ít, nhiều dung môi dễ bay hơi. |
A. Cut-back bitumen P. Bitumé fluidi-fié |
1.50. Bitum dẻo |
Bitum đã hóa dẻo sau khi pha thêm gudron (xem 1.27) có độ bay hơi tương đối thấp. |
A. Fluxed bitume P. Bitume fluxé |
1.51. Parafin tinh thể nhỏ |
Sản phẩm chủ yếu gồm hỗn hợp hydro cacbon no, có trạng thái rắn ở nhiệt độ thường, cấu tạo tinh thể nhỏ hơn parafin và có chứa lượng dầu nhờn không đáng kể. Parafin tinh thể nhỏ thường thu được từ cặn sau khi chưng cất. |
A. Micro-Crystal-line wax P. Cire microcristall ine |
1.52. Bitum nhũ tương |
Nhũ tương nước của bitum có chứa chất hoạt hóa bề mặt. |
A. Emulôified bitumen P. Bitume émulsionné |
1.53. Chất chống kích nổ |
Chất dùng để cho thêm một lượng rất nhỏ vào nhiên liệu động cơ nhằm tăng tính bền nổ khi gặp tia lửa điện. Trong thành phần của chất chống kích nổ thường là các hợp chất cơ kim, ví dụ như: tetrame tyl hoặc tetraetyl chì, trộn, với các hợp chất chứa halogen dễ liên kết với chì sau khi đốt cháy nhiên liệu. |
A. Anti-knock agent P. Agent anti dé tonant |
1.54. Chất thêm (phụ gia) |
Chất cho thêm vào sản phẩm dầu mỏ để tạo nên những tính chất riêng hoặc tăng thêm tính chất tự nhiên của chúng. |
A. Additive P. Additif |
1.55. Chất ức chế |
Chất có trong các sản phẩm dầu mỏ hoặc cho thêm vào các sản phẩm dầu mỏ (xem 1.54) một lượng nhỏ nhằm làm chậm hay cản trở sự phát triển của những hiện tượng không cần thiết như: thay đổi màu sắc của mỡ bôi trơn, ăn mòn tuốc bin v.v… |
A. Inhibitour P. Inhibiteur |
1.56. Atfanten |
Phần cất dầu mỏ có phân tử lượng cao, màu sẫm, đã khử parafin, không tan trong n-heptan và tan trong benzene nóng. |
A. Asphal tenes P. Asphaltènes |
1.57. Chất độn |
Chất rắn trơ được nghiền nhỏ, độn thêm vào các sản phẩm dầu mỏ, nhằm làm thay đổi tính chất của sản phẩm. |
A. Filler P. Charge |
1.58. Dầu mỏ nhiều lưu huỳnh |
Dầu mỏ, có hơn 0,5% hợp chất của lưu huỳnh. (Dầu mỏ có chứa nhiều hợp chất ăn mòn). |
A. Sour crude P. Brut corrosif |
1.59. Dầu mỏ đã khử phần nhẹ |
Sản phẩm thu được sau khi loại bỏ những thành phần nhẹ của dầu mỏ bằng chưng cất ở áp suất khí quyển (nói cách khác: phần dầu mỏ không chứa các phần nhẹ). |
A. Reduced crude P. Brut réduit |
1.60. Spirit trắng (Oai – spirit) |
Phần cất của xăng, cất trực tiếp có nhiệt độ sôi trong khoảng 130 ÷ 200C |
A. White spirit P. White spirit |
1.61. Spirit dầu mỏ |
Phần cất của dầu mỏ có phân đoạn sôi giống xăng (xem 1.22) và xăng dung môi (xem 1.24) |
A. Petroleum spirit P. Essence minérale |
1.62. Xăng ôtô |
Xăng (xem 1.22) có hoặc không có các chất thêm (phụ gia), chủ yếu là các chất chống kích nổ hay các chất chống oxy hóa, loại xăng này dùng làm nhiên liệu cho ôtô, cho các động cơ có bộ chế hòa khí. Nói cách khác, đây là hỗn hợp hydro cacbon sôi trước 205oC, được sử dụng làm nhiên liệu, cho các động cơ có bộ chế hòa khí. |
A. Motor gasoline P. Essence automobile |
1.63. Xăng máy bay |
Xăng (xem 1.22) có hoặc không có các chất phụ gia, loại xăng này dùng làm nhiên liệu cho máy bay, xăng này có khoảng nhiệt độ sôi từ 30 ÷ 1800C. Nói cách khác, đây là hỗn hợp của các phần cất xăng và các thành phần có trị số octan cao có thêm các chất chống kích nổ và chống oxy hóa. |
A. Aviation gasoline P. Essence aviation |
1.64. Xăng cất trực tiếp |
Phần cất lỏng có khoảng nhiệt độ sôi từ 300C đến 2200C, dễ bay hơi thu được sau khi chưng cất dầu thô ở áp suất khí quyển. Nói cách khác, phần cất có nhiệt độ sôi thấp khi chưng cất trực tiếp dầu mỏ. |
A. Straight run gasoline P. Essence de distillation directe |
1.65. Nhiên liệu đốt lò (dầu mazut) |
Phần cất nặng còn lại sau khi chế biến dầu mỏ, được sử dụng để đốt lò và chạy máy. |
A. Fuel oil P. Fuel-oil; ma-zout |
1.66. Gazoin |
Phần cất khí quyển hoặc chân không có khoảng nhiệt độ sôi từ 2500C – 5000C, được sử dụng để chế biến tiếp, nếu cần có thể dùng làm nhiên liệu chạy máy Gazoin có độ nhớt và khoảng nhiêt độ sôi ở giữa giới hạn sôi của dầu hỏa và dầu bôi trơn. |
A. Gas-oil P. Gas-oil; Gazole |
1.67. Phần cất |
Sản phẩm do hơi ngưng tụ, thu được do chưng cất dưới áp suất khí quyển hoặc chưng cất chân không. |
A. Distillate P. Distillat |
1.68. Phần cất nhẹ |
Phần cất khí quyển hoặc chân không có nhiệt độ sôi nhỏ hơn 250 0C. |
A. Light distillate P. Distillat léger |
1.69. Phần cất trung bình |
Phần cất khí quyển hoặc chân không có khoảng nhiệt độ sôi từ 2500C – 3700C |
A. Middle distillate P. Distillat moyen |
1.70. Phần cất nặng |
Phần cất khí quyển hoặc chân không có nhiệt độ sôi lớn hơn 3500C |
A. Heavy distillate P. Distillat lourd |
1.71. Nguyên liệu ban đầu |
Nguyên liệu dùng để chế biến |
A. Feedstock P. Charge d’ alimentation |
1.72. Xăng ankin |
Hydro cacbon lỏng thu được trong quá trình ankin hóa |
A. Alkynlate P. Alkylat |
1.73. Dầu Y học (Dầu trắng) |
Sản phẩm dầu mỏ, đã tinh chế đặc biệt được sử dụng trong việc chế biến thuốc chữa bệnh không màu, không mùi, không vị. |
A. Medicinal oil (Liquid paraffin) P. Huile de vaseline codex |
1.74. Chất trợ lọc |
Chất rắn được nghiền vụn có nhiều khoảng rỗng dùng làm nhanh quá trình lọc |
A. Filter aid P. Adjuvant de fitration |
1.75. Butan thương phẩm |
Hỗn hợp hydro cacbon, thành phần chủ yếu gồm butan và buten |
A. Commercial butane P. Butane commercial |
1.76. Propan thương phẩm |
Hỗn hợp hydro cacbon, thành phần chủ yếu gồm propan và propylen (C3H6) |
A. Commercial propane P. Propane commercial |
1.77. Dầu thải (dầu đã sử dụng) |
Dầu nhờn, trong quá trình sử dụng một số tính chất bị thay đổi, vì vậy không được sử dụng đúng theo chức năng và tác dụng. |
A. Used oil P. Huile usagée |
1.78. Chất bôi trơn |
Chất dùng làm giảm ma sát giữa các bề mặt tiếp xúc của các chi tiết máy chuyển động. |
A. Lubricant P. Lubrifiant |
1.79. Chất thêm (phụ gia) ức chế đông đặc |
Chất thêm (phụ gia) dùng để hạ nhiệt độ đông đặc của sản phẩm dầu mỏ |
A. Pour point depressant P. Améliorant de point d’é collement |
1.80. Dầu bảo quản |
Dầu nhờn dùng để phủ định kỳ lên bề mặt kim loại nhằm chống ăn mòn. Thành phần của loại dầu này thường có các chất thêm (phụ gia) |
A. Preservative oil P. Huile de protecfion |
1.81. Chất gây quánh |
Chất sử dụng để trộn lẫn với dầu nhờn hay mỡ dẻo nhằm làm tăng độ nhớt và độ quánh |
A. Thickener P. Épaississant |
1.82. Chất gây keo |
Chất khí thêm vào khiến cho mỡ dẻo keo tụ và có tính dính bám. |
A. Gelling agent P. Agent gélifiant |
1.83. Chất lỏng giảm xóc |
Chất lỏng có chỉ số độ nhớt cao, sử dụng trong các bộ giảm xóc thủy lực. |
A. Damping fluid P. Liquide d’amortissement |
1.84. Phần cặn dùng chế biến dầu xi lanh |
Sản phẩm dầu mỏ có độ nhớt cao dùng làm mỡ bôi trơn xilanh máy hơi nước, sản phẩm này thẫm màu |
A. Cylinder stock P. Huile de base pour cylindres |
1.85. Chất kết dính |
Chất dùng để dính các phần của vật chất lại và đảm bảo sự cố kết của chúng. |
A. Binder P. Liant |
1.86. Braistốc (dầu bóng) |
Dầu khoáng, tinh khiết cao có độ nhớt lớn, thu được từ phần cặn chân không |
A. Bright stock P. Bright stock |
1.87. Chất ngưng |
Chất lỏng thu được trong quá trình ngưng tụ hơi. |
A. Condensate P. Condensat |
1.88. Dầu làm mát (dầu cắt) |
Hỗn hợp các chất bôi trơn có hoặc không có khả năng nhũ hóa dùng để bôi trơn và làm mát các dụng cụ kim loại và các chi tiết khác khi làm việc (xem thêm 1.34) |
A. Cutting oil P. Huile de coupe |
1.89. Cặn |
Sản phẩm còn lại sau khi chưng cất |
A. Bottoms (Residue) P. Résidu |
1.90. Chất pha loãng |
Sản phẩm dầu mỏ dùng để làm mềm các sản phẩm dầu nặng |
A. Flux P. Fluxant |
1.91. Dầu hỏa |
Phần cất trực tiếp, dễ bay hơi có khoảng nhiệt độ sôi từ 1500C – 3000C, sau khi xử lý được sử dụng để thắp sáng, sưởi ấm hoặc làm nhiên liệu cho các động cơ tuốc bin phản lực (Xem 1.5) |
A. Kerosine P. Kérosène |
1.92. Mazút (Sản phẩm đen) |
Thuật ngữ quy ước cho các sản phẩm dầu đen và nặng hay cặn dầu xilanh. Đây là phần còn lại sau khi chưng cất dầu mỏ dưới áp suất khí quyển. |
A. Blackproduct P. Produit noir |
1.93. Dầu mỏ ít lưu huỳnh |
Dầu mỏ chứa ít hợp chất của lưu huỳnh nhđ hydro sunfua (H2S) và mecaptan (R – SH). Nói cách khác, dầu mỏ có hàm lượng lưu huỳnh nhỏ hơn 0,5 %. |
A. Non-corrosive (sweet) crude oil P. Pétrole brut non corrosif |
1.94. Chất chống huỳnh quang |
Chất có khả năng dấu được “Sự tạo hóa” của các sản phẩm dầu mỏ. |
A. Antifluoresence P. Agent antifluorescent |
1.95. Nafta |
Phần cất nhẹ có cùng khoảng nhiệt độ sôi với xăng (xem thêm 1.22) |
A. Naphtha P. Naphta |
1.96. Sản phẩm dầu sáng |
Thuật ngữ quy ước dùng để chỉ các sản phẩm dầu mỏ lỏng, nhạt màu như xăng, spirit trắng (oai – spirit), dầu hỏa, nhiên liệu diezen |
A. White product P. Produit blane |
1.97. Phần chiết |
Sản phẩm lấy ra từ các phần cất dầu nhờn bằng cách dùng dung môi tách chiết. |
A. Extract P. Extrait |
1.98. Sản phẩm trực tiếp |
Sản phẩm thu được bằng cách cất nhưng không làm thay đổi nhiều cấu trúc hydro cacbon. |
A. Straight-run product P. Produit de distillation directe |
1.99. Sản phẩm chưng cất trực tiếp |
Sản phẩm trực tiếp lấy ra từ quá trình chưng cất |
A. Virgin product P. Produit vie rge |
1.100. Dầu dệt |
Dầu khoáng được sử dụng với mục đích công nghệ (làm trơn sợi) trong công nghiệp dệt |
A. Textile oil (Batching oil) P. Huile d’ensimage |
1.101. Ete dầu mỏ |
Thuật ngữ qui ước dùng để chỉ một loại spirit đặc biệt (có nhiệt độ sôi 400C ÷ 600C hoặc 600C hoặc 600C ÷ 800C) có tính bay hơi mạnh và chứa một lượng nhỏ chất thơm |
A. Petroleum ether P. Éther de pétrole |
2. TÍNH CHẤT VÀ THÍ NGHIỆM |
||
2.1. Thí nghiệm với natri plumbit |
Thí nghiệm nhằm xác định trong các sản phẩm dầu mỏ không màu hoặc màu nhạt (hầu như không nhận thấy) có một vài hợp chất của lưu huỳnh như dihidrosunfua hay mecáptan, mà tác dụng của các hợp chất này với natri plumbit thì mầu lưu huỳnh hiện rõ. |
A. Doctor test P. Essai au plombite de sodium |
2.2. Áp suất hơi |
Áp suất do hơi của các sản phẩm dầu mỏ tạo nên trong thiết bị |
A. Vapour pressure P. Ptession de vapeur |
2.3. Độ nhớt |
Đại lượng đo các lực liên kết bên trong dựa trên, dòng chảy của các sản phẩm dầu mỏ. Độ nhớt giảm khi nhiệt độ tăng |
A. Viscosity P. Viscosite |
2.4. Chỉ số độ nhớt |
Đại lượng không có thứ nguyện đo theo thang chuẩn biểu thị sự thay đổi độ nhớt của dầu nhờn khi nhiệt độ thay đổi |
A. Viscosity index P. Indice de viscosite |
2.5. Thí nghiệm trên lá đồng |
Thí nghiệm được ấn định để đánh giá tính ăn mòn của sản phẩm dầu mỏ đối với đồng trong các điều kiện tiêu chuẩn |
A. Copper strip test P. Essai à la lame de cuivre |
2.6. Trị số brôm |
Lượng brôm tính bằng gam phản ứng với 100 gam sản phẩm, dầu mỏ ở các điều kiện tiêu chuẩn. Trị số brôm sử dụng để xác định độ chưa bão hòa |
A. Bromine number P. Nombre de brome |
2.7. Thời gian cảm ứng (chu kỳ cảm ứng) |
Khoảng thời gian nhiên liệu giữ được tính ổn định, chưa bị oxy hóa nhanh trong các điều kiện tiêu chuẩn. |
A. Induction period P. Période d’induetion |
2.8. Điểm anilin |
Nhiệt độ thấp nhất mà tại đó với những thể tích như nhau trong các điều kiện tiêu chuẩn anilin và sản phẩm cần thử trộn lẫn với nhau hoàn toàn. |
A. Analine point P. Point d’aniline |
2.9. Trị số xetan |
Trị số (theo thang độ quy ước) biểu thị tính tự cháy của nguyên liệu diezen trong các điều kiện tiêu chuẩn. Trị số xetan biểu thị phần trăm thể tích xetan trong hỗn hợp chuẩn có tính tự cháy giống nhiên liệu cần phân tích. Trị số xetan càng cao thời gian tự cháy càng nhanh. |
A. Celane number P. Indide de cétane |
2.10. Chỉ số diezen |
Chỉ số biểu thị tính tự bắt cháy của nhiên liệu trong các động cơ diezen |
A. Diesel index P. Indice diesei |
2.11. Nhiệt độ bắt cháy (điểm bén) |
Nhiệt độ thấp nhất cần thiết làm nóng sản phẩm dầu mỏ để hơi sản phẩm bắt cháy tức thời khi có ngọn lửa trong các điều kiện thí nghiệm tiêu chuẩn. |
A. Plasb point P. Point d’èclair |
2.12. Nhiệt độ chảy (điểm chảy) |
Nhiệt độ thấp nhất mà ở đó dầu nhờn giữ được khả năng loãng của mình khi làm lạnh trong các điều kiện tiêu chuẩn. |
A. Pour point P. Point d’écoulement |
2.13. Thử nghiệm khử nhũ tương |
Thử nghiệm để xác định khả năng chia làm hai tương của nhũ tương nước – dầu nhờn ở các điều kiện tiêu chuẩn. |
A. Demulsibitily test P. Essai de désémulsion |
2.14. Trị số octan |
Trị số (theo thang quy ước), biểu thị khả năng chống kích nổ của nhiên liệu dùng cho động cơ đốt bằng tia lửa điện. Trị số này xác định bằng cách so sánh nhiên liệu chuẩn trong các động cơ thử nghiệm. Khi sử dụng các phương pháp thử khác nhau, phải ghi cả phương pháp thử đã áp dụng vào biên bản. |
A. Octane number P. Indice d’octane |
2.15. Thí nghiệm xác định ăn mòn |
Xác định tác dụng ăn mòn của các sản phẩm dầu mỏ trên một hay một số kim loại trong các điều kiện tiêu chuẩn. |
A. Corosion test P. Essai de corrosion |
2.16. Chỉ số xà phòng |
Số miligam kali hydroxit (kOH) dùng để trung hòa và xà phòng hóa 1 gam mẫu thử trong điều kiện tiêu chuẩn. |
A. Saponification number P. Indice de saponification |
2.17. Khả năng dính bám của Parafin và xerezin |
Lực cần thiết để tách riêng hai mảnh giấy được gắn lại với nhau bằng parafin hoặc xerezin ở các điều kiện tiêu chuẩn. |
A. Sealing Strength of paraffin or micro crystalline wax P. Pouvoir adhésif d’une paraffine ou d’une cire |
2.18. Độ dãn dài của sản phẩm bitum
|
Tính chất của sản phẩm bitum, biểu thị giới hạn dãn dài của mẫu chuẩn (khi kéo) đến lúc đứt rời |
A. Ductility of a bituminous product P. Ductilité d’un produit bitumineux |
2.19. Khả năng tạo nhũ tương của sản phẩm dầu mỏ |
Khả năng của sản phẩm dầu mỏ tạo nhũ tương với nước |
A. Emulsibility of a petroleum product P. Emulsibilite d’un produit pétrolier |
2.20. Độ nhạy của nhiên liệu |
Sự khác nhau giữa các trị số octan xác định bằng hai phương pháp tiêu chuẩn – phương pháp “nghiên cứu” và phương pháp “Mo to” |
A. Sensitivity of a motor gasoline |
2.21. Điểm sôi đầu |
Nhiệt độ ghi được (cần xác định nhanh) lức giọt cất đầu tiên rơi khỏi ống ngưng khi chưng cất trong các điều kiện tiêu chuẩn |
A. Initial boiling point |
2.22. Điểm sôi cuối |
Nhiệt độ lớn nhất ghi được (cần xác định nhanh) lúc giọt chất lỏng cuối cùng bay hơi khỏi đáy bình trong quá trình chưng cất ở điều kiện tiêu chuẩn |
A. End point (Final boiling point) |
2.23. Điểm khô |
Nhiệt độ ghi được (cần xác định nhanh) lúc giọt chất lỏng cuối cùng bay hơi khỏi đáy bình chưng cất ở điều kiện tiêu chuẩn |
A. Dry point |
2.24. Phân đoạn sôi |
Khoảng nhiệt độ được xác định bằng hiệu số giữa nhiệt độ sôi đầu và nhiệt độ sôi cuối |
A. Distillation range (boiling range) |
2.25. Cặn cốc |
Phần cặn tạo thành trong quá trình nhiệt phân dầu mỏ ở các điều kiện tiêu chuẩn |
A. Carbon residue |
2.26. Khả năng hòa lẫn với nước |
Khả năng của sản phẩm tạo với nước thành dung dịch hoặc thể phân tán bền vững |
A. Water miscibility |
2.27. Nhiệt độ vẫn đục (điểm đục) |
Nhiệt độ xác định được ở các điều kiện tiêu chuẩn, sản phẩm dầu mỏ lỏng đang trong trở thành đục |
A. Cloud point |
2.28. Nhiệt độ bốc lửa |
Nhiệt độ, mà tại đó, trong các điều kiện tiêu chuẩn sản phẩm dầu mỏ bốc lửa |
A. Burning test |
2.29. Đường cong chưng cất |
Đồ thị biểu hiện mối tương quan giữa lượng sản phẩm dầu mỏ lấy ra và nhiệt độ trong quá trình chưng cất |
A. Distillation curve |
2.30. Nhiệt độ chảy mềm |
Nhiệt độ, mà tại đó sản phẩm dầu mỏ đạt được độ sệt xác định trong các điều kiện tiêu chuẩn |
A. Soptening point |
2.31. Chiều cao ngọn lửa không khói
|
Chiều cao lớn nhất của ngọn lửa (tính bằng milimét) không tạo muội khi đốt sản phẩm dầu mỏ trong các điều kiện tiêu chuẩn |
A. Smokepoint |
2.32. Thí nghiệm xác định độ bay hơi của khí hóa lỏng trong các điều kiện khí quyển |
Thí nghiệm xác định phần còn lại sau khi khí hóa lỏng bay hơi trong điều kiện khí quyển |
A. Weathering test for liquefied petroleum gases |
2.33. Nhiệt độ nhỏ giọt |
Nhiệt độ xác định được trong các điều kiện tiêu chuẩn sản phẩm dầu mỏ rắn hoặc dẻo chảy mềm ra |
A. Drop point (Droping point) |
2.34. Độ xuyên kim |
Chiều sâu xuyên vào sản phẩm dầu mỏ của kim tiêu chuẩn ở những điều kiện cho trước |
A. Penetration |
2.35. Thang độ khối lượng riêng API |
Loại thang độ do viện dầu lửa Mỹ đề xuất dùng để biểu thị khối lượng riêng của sản phẩm dầu mỏ API = – 131,5 600 F/600 F Chú ý: 600 F tương đương với 15,60 C |
A. API gravity |
2.36. Nhiệt độ tự bốc cháy
|
Nhiệt độ tự cháy của sản phẩm dầu mỏ khi không tiếp xúc với ngọn lửa; xác định được trong các điều kiện tiêu chuẩn |
A. Autogenous ignition temperature |
2.37. Chỉ số xuyên kim |
Chỉ số cảm ứng của bitum khi bị đốt nóng, chỉ số này tính theo hai giá trị xuyên kim ở hai nhiệt độ khác nhau |
A. Penetration index |
2.38. Chỉ số tính năng |
Chỉ số biểu thị tính năng chống kích nổ của xăng máy bay có trị số octan lớn hơn 100 |
A. Perfornance number |
2.39. Phương pháp vòng và bi |
Phương pháp xác định độ chảy mềm của các sản phẩm dầu xăng và bitum |
A. Ring – and – ball method |
2.40. Chất lỏng Niu tơn |
Chất lỏng có độ nhớt không phụ thuộc vào hệ số trượt |
A. Newtonian fluid |
2.41. Độ nhớt biểu kiến |
Độ nhớt biểu thị sự kháng chảy của chất lỏng không phải là chất lỏng Niu tơn |
A. Apparent viscosity |
2.42. Tính tương hợp của các chất bôi trơn |
Khả năng trộn lẫn của các chất bôi trơn với nhau hay với các sản phẩm khác với bất cứ tỷ lệ nào để khi bảo quản và sử dụng các hỗn hợp này không bị biến chất |
A. Lubricant compatibility |
2.43. Tính phát huỳnh quang |
Sự phát sáng trong khoảnh khắc của sản phẩm dầu mỏ phản xạ lại ánh sáng mặt trời |
A. Bloom |
2.44. Nhiệt độ dính kết |
Nhiệt độ thấp nhất để hai bề mặt được phủ sản phẩm dầu mỏ dính lại với nhau khi tiếp xúc trong các điều kiện tiêu chuẩn |
A. Blocking temperature (Blocking point) |
2.45. Loại khí bể chứa |
Loại thành phần khí do sản phẩm dầu mỏ tạo ra khỏi các bể chứa |
A. Gas – freeing (of a container) |
2.46. Nhiệt độ đông tụ |
Nhiệt độ mà ở đó tính tương hợp của hệ keo bị mất và cặn lắng xuống |
A. Flock point |
3. KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN |
||
3.1. Crackin |
Quá trình làm thay đổi cấu trúc hóa học nhằm làm tăng thêm hàm lượng các thành phần nhẹ để bay hơi |
A. Cracking |
3.2. Crackin nhiệt |
Crackin trong các điều kiện nhiệt độ và áp suất |
A. Thermal cracking |
3.3. Crackin xúc tác |
Crackin có xúc tác |
A. Catalytic Cracking |
3.4. Sự khử kiềm |
Quá trình khử màu của dịch cất nhẹ hoặc làm giảm tác dụng ăn mòn bằng cách loại hidro sunfua và mecantan hoặc biến chúng thành bisunfit |
A. Sweetening |
3.5. Sự khử parafin |
Quá trình các parafin hoặc parafin tinh thể nhỏ khỏa dịch cất hoặc cặn |
A. De – Waxing |
3.6. Sử đọng giọt |
Quá trình tách hidro cacbon lỏng khỏi parafin bằng cách làm nóng từ từ và liên tục |
A. Sweating |
3.7. Sự khử At phan |
Quá trình tách hoặc làm kết tủa atphan khỏi các Phần cất của dầu mỏ bằng cách lôi cuốn nhờ dung môi |
A. De – asphalting |
3.8. Ổn định hóa |
Quá trình tách các phần cất hidro cacbon nhẹ ra khỏi dầu thợ hoặc xăng để thu được sản phẩm có áp suất hơi thấp |
A. Stabilization |
3.9. Sự tác hợp
|
Quá trình nhiệt phân hoặc xúc tác chế biến các phần cất nhẹ của dầu mỏ để thu được các loại xăng có cấu tạo hóa học khác nhau và có trị số octan cao hơn nguyên liệu ban đầu |
A. Reforming |
3.10. Sự trộn kích thích |
Quá trình trộn mỡ thực vật hay mỡ động vật với dầu khoáng để thu được sản phẩm có chất lượng quy định |
A. Compounding |
3.11. Bay hơi tức thời |
Bay hơi từng phần hoặc toàn bộ khi áp suất giảm đột ngột |
A. Flash vaporization (Instantaneous vapori zation) |
3.12. Phần cất phân đoạn |
Phần cất lấy ra ở từng phân đoạn nhiệt độ quy định trong quá trình chưng cất |
A. Cut |
3.13. Quá trình thấm lọc |
Quá trình lọc sạch các sản phẩm dầu mỏ bằng một lớp chất hấp thụ |
A. Percolation |
3.14. Tinh chế bằng plumbit |
Quá trình tinh chế các phần cất nhẹ khỏi các hợp chất của lưu huỳnh bằng natri plumbit. |
A. Doctor treatment |
3.15. Vibrekin |
Quá trình làm đứt gãy các phần cất nhẹ hoặc các phần cặn lắng ở nhiệt độ thấp để làm giảm độ nhớt của chúng |
A. Visbreaking |
3.16. Hidro- crackin |
Quá trình kết hợp cả crackin và hidro hóa |
A. Hydrocracking |
3.17. Ankin hóa |
Quá trình xúc tác để ghép các nhóm hidro các bon khác nhau |
A. Alkylation |
3.18. Đồng phân hóa |
Quá trình biến đổi hidro cacbon thường thành hidro cacbon có mạch nhánh |
A. Isome rization |
3.19. Polime hóa |
Quá trình liên kết các hidro cacbon olefin |
A. Polyme rization |
3.20. Đồng trùng hợp hóa |
Quá trình liên kết các hidro cacbon olefin có phần tử lượng khác nhau |
A. Copolyme rization |
3.21. Bánh lọc |
Hỗn hợp hidro cacbon rắn và một ít thành phần hidro cacbon lỏng đọng lại trên phin trong quá trình lọc |
A. Filter cake |
3.22. Tinh chế chọn lọc |
Quá trình tách sản phẩm thành hai phần có cấu tạo khác nhau nhờ dung môi chọn lọc |
A. Solvent extraction |
3.23. Lò ống |
Thiết bị hình ống dùng để đốt nóng dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ |
A. Pipe – Still |
3.24. Mạch vòng hóa |
Quá trình biến đổi hidro cacbon nhóm parafin thành các hidro cac bon mạch vòng |
A. Cyclization |
3.25. Xúc tác hidro |
Quá trình xúc tác biến đổi các hidro cacbon với một lượng dư hidro |
A. Hydroforming |
3.26. Khử propan |
Quá trình tách các hidro cacbon C3 khỏi hỗn hợp hidro cacbon dầu mỏ |
A. Depropanization |
3.27. Khử butan |
Quá trình tách các hidro cacbon C4 khỏi hỗn hợp hidro cacbon dầu mỏ |
A. Debutanisation |
3.28. Khử hidro |
Quá trình tách chiết từng phần hidro ra khỏi các sản phẩm dầu mỏ |
A. Dehydrogenation |
3.29. Hidro hóa |
Quá trình làm tăng hàm lượng hidro trong các sản phẩm dầu mỏ |
A. Hydrogenation |
3.30. Thơm hóa |
Quá trình làm tăng hàm lượng hidro cacbon thơm trong các loại nguyên liệu. |
A. Aromatization |
3.31. Tách dầu khỏi mỡ bôi trơn |
Quá trình tách dầu nhờn khỏi mỡ quánh trong các điều kiện quy định |
A. Bleeding of a lubricating grease |
3.32. Khử dầu nhờn |
Quá trình làm giảm hàm lượng dầu nhờn trong petrolatum, parafin nhờ dung môi chọn lọc hay bằng cách làm đọng dầu |
A. De – oiling |
3.33. Xử lý chống huỳnh quang |
Quá trình tiến hành loại bỏ khả năng phát sáng. Trong công nghiệp dầu mỏ quá trình này được ứng dụng đối với dầu hỏa và một số sản phẩm dầu sáng |
A. De – blooming |
3.34. Tách chiết pentan |
Quá trình tách chiết (pentan) hidro cacbon C5 khỏi hỗn hợp hidro cacbon dầu mỡ |
A. Depentanization |
3.35. Chưng cất thử cấp |
Chưng cất lại các sản phẩm cất trực tiếp dầu mỏ nhằm tạo ra sản phẩm mới có chất lượng theo yêu cầu sử dụng |
A. Redistillation |
3.36. Crackin ở thể hơi |
Quá trình crackin ở áp suất thấp |
A. Steam cracking |
4. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC |
||
4.1. Kết tủa (lắng đọng) |
Các tích tụ rắn hoặc lỏng thu được trong quá trình lắng đọng |
A. Sludge |
4.2. Màng dầu |
Màng mỏng các chất bôi trơn nằm giữa hai mặt cứng cọ sát với nhau để ngăn không cho chúng cọ sát trực tiếp |
A. Lubricating film |
4.3. Hiện tượng bốc lửa trước |
Hiện tượng bốc lửa của hỗn hợp nhiên liệu với không khí trong động cơ đốt bằng tia lửa điện trước khi tia lửa điện xuất hiện |
A. Pre – ignition |
4.4. “Sự thở” của bể chứa |
Chuyển động của hơi qua các van xả của bể chứa ra ngoài do nhiệt độ môi trường xung quanh thay đổi hay khi nạp nhiên liệu hoặc khi hút nhiên liệu ra gây nên |
A. Breathing of containers |
4.5. Baren |
Đơn vị đo lường, dùng đo dung tích dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ 1 Baren = 42 ga lon (Mỹ) ≈ 35 galon (Anh) ≈ 159 lít |
A. Barrel |
4.6. Số baren trong một ngày |
Sán lượng trung bình một ngày của máy, tính theo baren |
A. Barrels per calendar day |
4.7. Số baren trong một ngày làm việc |
Sản lượng một ngày của máy tính theo baren |
A. Barrels per stream day |
4.8. Tính kích nổ (đối với các động cơ đốt trong) |
Hiện tượng tốc độ cháy của hỗn hợp nhiên liệu và không khí tăng lớn hơn so với tính toán trong động cơ có bộ chế hòa khí, dân tới làm hỏng động cơ. |
A. Knocking (for spark ignition engine) |
4.9. Phân đoạn trùng |
Khoảng nhiệt độ trùng nhau của hai phần cắt phân đoạn nối tiếp. Khoảng nhiệt độ này được coi là nhiệt độ sôi đầu của phần cất nặng và là nhiệt độ sôi cuối của phần cất nhẹ |
A. Overlap |