Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN9084-2:2014

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN9084-2:2014
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9084-2:2014 (ISO 22389-2:2012) về Kết cấu gỗ – Ứng dụng uốn của dầm chữ I – Phần 2: Tính năng thành phần và yêu cầu sản xuất


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9084-2:2014

ISO 22389-2:2012

KẾT CẤU GỖ – ỨNG DỤNG UỐN CỦA DẦM CHỮ I – PHẦN 2: TÍNH NĂNG THÀNH PHẦN VÀ YÊU CẦU SẢN XUẤT

Timber structures – Bending applications of I-beams – Part 2: Component performance and manufacturing requirements

Lời nói đầu

TCVN 9084-2:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 22389-2:2012.

TCVN 9084-2:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC165 Gỗ kết cấu biên soạn, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 9084 (ISO 22389), Kết cấu gỗ Ứng dụng uốn của dầm chữ I, gồm các phần sau:

– TCVN 9084-1:2011 (ISO 22389-1:2010), Phần 1: Thử nghiệm, đánh giá và đặc trưng.

– TCVN 9084-2:2014 (ISO 22389-2:2012), Phần 2: Tính năng thành phần và yêu cầu sản xuất.

Lời giới thiệu

Dầm chữ I tiền chế từ gỗ đang được sản xuất ở nhiều nước theo các tiêu chuẩn quốc gia khác nhau và sản phẩm này cũng đang được xuất khẩu từ nước này sang nước khác. Trong khi các tiêu chuẩn của các nước có nhiều điểm tương tự nhưng cũng có không ít khía cạnh khác nhau. Vì vậy việc xây dựng tiêu chuẩn này để thiết lập sự nhất quán, đồng thời đảm bảo sự phù hợp của các dầm chữ I tiền chế từ gỗ sử dụng làm các bộ phận kết cấu là rất cần thiết. Việc xây dựng tiêu chuẩn này sẽ có lợi cho người sản xuất, người tiêu dùng, nhà quản lý và nhà phân phối.

 

KẾT CẤU GỖ – ỨNG DỤNG UỐN CỦA DẦM CHỮ I – PHẦN 2: TÍNH NĂNG THÀNH PHẦN VÀ YÊU CẦU SẢN XUẤT

Timber structures – Bending applications of I-beams – Part 2: Component performance and manufacturing requirements

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định tính năng thành phần và yêu cầu sản xuất đối với dầm chữ I tiền chế từ gỗ, sử dụng làm cấu kiện chịu uốn. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho tính năng chịu lửa, các yêu cầu về formaldehyt và độ bền sinh học.

Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu sản xuất, đảm bảo chất lượng nội bộ và định kỳ đánh giá lại dầm chữ I tiền chế từ gỗ.

Dầm chữ I chế tạo từ gỗ thử nghiệm theo tiêu chuẩn này được dự định sử dụng trong điều kiện có che phủ và các thành phần sử dụng có khả năng chống lại các tác động của độ ẩm trong tính năng kết cấu do sự gián đoạn thi công hoặc các điều kiện có mức độ khắc nghiệt tương tự khác, chứ không dự định sử dụng trong điều kiện tiếp xúc lâu dài với thời tiết.

CHÚ THÍCH: Các điều kiện sử dụng tương tự với “loại sử dụng 2” được định nghĩa trong ISO 20152-1.

Thử nghiệm, đánh giá và các yêu cầu tính năng đặc trưng của dầm chữ I tiền chế từ gỗ được đề cập trong TCVN 9084-1 (ISO 22389-1).

Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn khi sử dụng , nếu có. Người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc v ề an toàn và bảo vệ sức khỏe cũng như khả năng áp dụng phù hợp với các giới hạn qui định trước khi đưa vào sử dụng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 9084-1:2011 (ISO 22389-1:2010), Kết cấu gỗ – Độ bền uốn của dầm chữ I – Phần 1: Thử nghiệm, đánh giá và đặc trưng

ISO 20152-1, Timber structures − Bonds performance of adhesives − Part 1: Basic requirements (Kết cấu gỗ − Tính năng bám dính của chất kết dính − Phần 1: Yêu cầu cơ bản)

EN 789, Timber structures − Test methods − Determination of mechanic al properties of wood based panels (Kết cấu gỗ − Phương pháp thử − Xác định các tính chất cơ học của ván gỗ nhân tạo)

ASTM D5456, Standard Specification for Evaluation of Structural Composite Lumber Products (Tiêu chuẩn qui định kỹ thuật đánh giá sản phẩm gỗ xẻ tổ hợp kết cấu)

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Dầm chữ I tiền chế từ gỗ (prefabricated wood-based I-beam)

Cấu kiện kết cấu được chế tạo bằng cách gắn các cánh dầm bằng gỗ xẻ hoặc gỗ tổ hợp kết cấu với các bản bụng kết cấu thành tiết diện chữ “ I” bằng chất kết dính dùng cho gỗ kết cấu có độ chịu ẩm phù hợp với các điều kiện qui định.

[TCVN 9084-1:2011 (ISO 22389-1:2010), 3.1]

CHÚ THÍCH 1: Các cấu kiện này chủ yếu được sử dụng làm dầm t rong kết cấu sàn và mái.

CHÚ THÍCH 2: Các điều kiện sử dụng tương tự với “loại sử dụng 2” được định nghĩa trong ISO 20152-1.

3.2. Gỗ tổ hợp kết cấu (structural composite lumber)

Tổ hợp của các bộ phận bằng gỗ được dính kết bằng chất kết dính sử dụng cho gỗ kết cấu, có độ chịu ẩm phù hợp với các điều kiện qui định và được dự định sử dụng cho kết cấu làm việc trong điều kiện môi trường khô.

[TCVN 9084-1:2011 (ISO 22389-1:2010), 3.3]

CHÚ THÍCH 1: Các điều kiện sử dụng tương tự với “loại sử dụng 2” được định nghĩa trong ISO 20152-1. CHÚ THÍCH 2: Ví dụ về các bộ phận bằng gỗ bao gồm sợi gỗ, nan gỗ, tấm ván mỏng hoặc sự tổ hợp của các bộ phận đó.

4. Yêu cầu thành phần

4.1. Cánh dầm

Tất cả nguyên liệu làm cánh dầm phải phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn quản lý. Ngoài ra, nếu cánh dầm được làm từ gỗ tổ hợp kết cấu, thì các tính chất sau phải được xác định theo ASTM D5456 hoặc EN 789: môđun đàn hồi, kéo song song thớ gỗ, nén song song thớ và vuông góc thớ gỗ. Cho phép các cánh dầm đi mua có các mối nối đầu nếu những mối nối đó phù hợp với yêu cầu chung của tiêu chuẩn này và 5.8 của TCVN 9084-1:2011 (ISO 22389-1:2010).

4.2. Vật liệu làm bụng dầm

Vật liệu làm bụng dầm phải phù hợp với các tiêu chuẩn sản xuất hoặc các tiêu chuẩn tính năng về ván gỗ nhân tạo được thừa nhận bởi các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn quản lý. Vật liệu làm bụng dầm đề cập trong tiêu chuẩn này phải có khả năng chống lại các tác động của hơi ẩm trong tính năng kết cấu do sự gián đoạn thi công hoặc các điều kiện có mức độ khắc nghiệt tương tự khác.

CHÚ THÍCH: Các điều kiện sử dụng là tương tự với “loại sử dụng 2” được định nghĩa trong ISO 20152-1.

4.3. Chất kết dính

Chất kết dính dùng để chế tạo các thành phần cũng như thành phẩm phải phù hợp với ISO 20152-1 và các yêu cầu qui định bởi tiêu chuẩn quốc gia hoặc qui chuẩn quản lý.

5. Yêu cầu sản xuất

5.1. Qui định chung

Dầm chữ I chế tạo từ gỗ phải được sản xuất bằng các thành phần và chất kết dính để hỗ trợ các tính chất của dầm chữ I được đánh giá theo TCVN 9084-1 (ISO 22389-1).

5.2 Dung sai kích thước

Tại thời điểm sản xuất dung sai cho phép phải như sau.

a) Chiều rộng cánh dầm: + 3,0 mm hoặc – 1,0 mm.

b) Chiều dày cánh dầm: – 1,5 mm.

c) Chiều cao tiết diện dầm chữ I: + 0 mm hoặc – 3,5 mm.

6. Đảm bảo chất lượng nội bộ

6.1. Tiêu chuẩn sản xuất

6.1.1. Qui định chung

Tiêu chuẩn sản xuất phải được thể hiện bằng văn bản đối với từng sản phẩm và mỗi cơ sở sản xuất, và phải là cơ sở đảm bảo chất lượng tại nơi sản xuất. Tiêu chuẩn bao gồm tối thiểu những thông tin sau:

a) yêu cầu kỹ thuật về vật liệu, bao gồm kiểm tra vật liệu đầu vào và yêu cầu nghiệm thu, và yêu cầu kỹ thuật đối với việc sắp xếp cất giữ cánh dầm, khi áp dụng;

b) kiểm soát quá trình đối với mỗi công đoạn trong sản xuất sản phẩm;

c) kiểm soát chất lượng, quy trình kiểm tra và thử nghiệm, tần suất thực hiện;

d) yêu cầu chứng nhận thành phẩm, đóng gói, bảo quản và yêu cầu vận chuyển;

e) khoảng cách cho phép là nhỏ nhất của mối nối đầu cánh dầm, khi áp dụng.

6.1.2. Nhân viên kiểm tra

Các nhân viên nội bộ chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng đều phải chứng tỏ rằng có đầy đủ kiến thức về quá trình sản xuất, về quy trình kiểm tra và thử nghiệm dùng để kiểm soát quá trình, về vận hành, hiệu chuẩn thiết bị thử nghiệm và ghi dữ liệu, bảo quản và giải thích về hồ sơ kiểm soát chất lượng.

6.1.3. Lưu giữ hồ sơ

Tất cả các hồ sơ phù hợp phải được bảo quản trên cơ sở hiện tại và có sẵn để xem lại. Các hồ sơ như vậy phải bao gồm các thông tin tối thiểu sau:

a) tất cả các báo cáo kiểm tra và hồ sơ hiệu chuẩn thiết bị thử nghiệm ;

b) tất cả dữ liệu thử nghiệm, bao gồm thử nghiệm lại và dữ liệu liên quan đến sản phẩm bị loại, và

c) chi tiết về bất kỳ hành động khắc phục được thực hiện và sự bảo quản các sản phẩm bị loại, do kết quả từ thử nghiệm hoặc kiểm tra.

6.1.4. Thiết bị thử nghiệm

Thiết bị thử nghiệm phải được bảo dưỡng, hiệu chuẩn, đánh giá đúng cách với tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế, với tần suất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo độ chính xác và tính phù hợp.

6.2. Thử nghiệm kiểm soát chất lượng dầm chữ I

6.2.1. Mục tiêu

Chương trình thử nghiệm kiểm soát chất lượng phải đồng thời đạt được những mục tiêu sau:

a) cung cấp dữ liệu thử nghiệm dùng để duy trì và cập nhật các giá trị đặc trưng, và

b) soát lại quá trình sản xuất và chất lượng vật liệu hàng ngày.

CHÚ THÍCH: Giá trị đặc trưng là giá trị của một tính chất được lấy làm đại diện cho tính chất của quần thể được định danh bằng cách sử dụng quá trình lấy mẫu, thử nghiệm và đánh giá. Giá trị đặc trưng đối với độ bền và độ cứng được mô tả và xác định bằng các yêu cầu của TCVN 9084-1 (ISO 22389-1).

6.2.2. Kiểm soát chất lượng ban đầu

Khi tiêu chuẩn đánh giá của nhà máy không cao hơn yêu cầu thử nghiệm tối thiểu trong tiêu chuẩn này, nhà sản xuất phải áp dụng tần suất thử nghiệm hàng ngày và mức độ thử nghiệm lại cao hơn.

CHÚ THÍCH: Tất cả các nhà sản xuất mới nên tăng cường kiểm soát chất lượng trong sản xuất ban đầu.

6.2.3. Các phép thử được yêu cầu

Phạm vi của chương trình thử nghiệm tối thiểu phải như sau:

a) Phương pháp thử phải đúng như phương pháp qui định trong TCVN 9084-1 (ISO 22389-1).

b) Thử nghiệm độ bền trượt mô tả trong TCVN 9084-1 (ISO 22389-1) được sử dụng để kiểm soát chất lượng độ bền trượt.

c) Nếu cánh dầm có các mối nối đầu được đánh giá theo TCVN 9084-1 (ISO 22389-1), thì hàng ngày phải tiến hành thử nghiệm kéo mối nối với tiết diện thực và ghi lại tải trọng phá hủy. Tiêu chuẩn sản xuất phải bao gồm giá trị đặc trưng của khoảng cách mối nối, sẽ được duy trì trong sản xuất. Thử nghiệm độ bền của mối nối như vậy chỉ cần bằng tần suất yêu cầu để khẳng định tính năng chất kết dính theo TCVN 9084-1 (ISO 22389-1).

d) Khi vật liệu làm cánh dầm được đánh giá theo phép thử phù hợp với A.1 b) hoặc A.1 c) của TCVN 9084-1:2011 (ISO 22389-1:2010), thử nghiệm mặt cắt đó phải được đưa vào các phép thử kiểm soát chất lượng hàng ngày. Trong mọi trường hợp, các qui định đảm bảo chất lượng phải được thiết lập để duy trì việc đánh giá độ bền.

e) Khi khả năng chịu mômen được xác định bằng thực nghiệm, phép thử được mô tả chi tiết trong 5.4.1 của TCVN 9084-1:2011 (ISO 22389-1:2010) phải được tiến hành như một phần trong chương trình kiểm soát chất lượng hàng ngày. Mọi chiều cao tiết diện được sản xuất ra phải được thử nghiệm trong chương trình này, và các phép thử phải bao gồm cả phép đo độ võng.

f) Khi vật liệu cánh dầm không có môđun đàn hồi được qui định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc qui chuẩn quản lý thì số liệu đo độ cứng của vật liệu phải là một phần trong chương trình kiểm soát chất lượng.

6.2.4. Thu thập và phân tích dữ liệu

Tần suất thử nghiệm, giá trị thử nghiệm tối thiểu và tiêu chí loại bỏ cho tất cả các phép thử phải được lựa chọn để đưa ra tính năng kiểm soát chất lượng nhằm phù hợp với các giá trị đặc trưng được gắn cho sản phẩm và mục đích sử dụng của nó.

CHÚ THÍCH: Giá trị đặc trưng là giá trị của tính chất được lấy làm đại diện cho tính chất của quần thể được định danh bằng cách sử dụng quá trình lấy mẫu, thử nghiệm và đánh giá. Giá trị đặc trưng đối với độ bền và độ cứng được mô tả và xác định bằng các yêu cầu của TCVN 9084-1 (ISO 22389-1).

7. Đánh giá và đảm bảo chất lượng thành phần dầm chữ I sản xuất theo cách khác

7.1. Trách nhiệm của nhà sản xuất

Khi nhà sản xuất dầm chữ I mua vật liệu cần phải đánh giá và kiểm soát chất lượng theo qui định của tiêu chuẩn này, nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm đảm bảo rằng tối thiểu vật liệu phải tuân theo yêu cầu của tiêu chuẩn này.

7.2. Lưu giữ hồ sơ

Nhà sản xuất dầm chữ I phải có và lưu giữ hồ sơ từ nhà sản xuất bên ngoài chứng nhận rằng các thành phần được cung cấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

7.3. Nhận dạng

Tất cả các thành phần phải được đánh dấu thích hợp theo thỏa thuận giữa các nhà sản xuất thành phần và các nhà sản xuất dầm chữ I.

8. Đánh giá lại định kỳ khả năng kết cấu

8.1. Đánh giá lại được yêu cầu

8.1.1. Qui định chung

Mỗi khả năng được giám sát bằng cách sử dụng các phép thử được yêu cầu trong 6.2.3 phải được định kỳ đánh giá lại. Ít nhất, mọi nhà sản xuất mới đều phải thực hiện đánh giá lại tại thời điểm kết thúc sáu tháng sản xuất đầu tiên đối với bất kỳ dây chuyền sản xuất mới nào, và sau đó mỗi một khả năng như vậy phải được đánh giá lại tại thời điểm kết thúc mỗi năm sản xuất tiếp theo.

8.1.2. Đánh giá lại khả năng chịu phản lực

Mọi nhà sản xuất mới phải thực hiện việc đánh giá lại một lần về khả năng chịu phản lực đối với bất kỳ dây chuyền sản xuất mới nào ở thời điểm kết thúc sáu tháng sản xuất đầu tiên . Sự đánh giá lại dựa trên dữ liệu từ các mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên trong suốt giai đoạn sáu tháng và được tiến hành thử nghiệm khi thuận tiện. Các thử nghiệm được tiến hành phù hợp với 5.3 của TCVN 9084-1:2011 (ISO 22389-1:2010).

8.1.3. Cánh dầm làm từ gỗ xẻ đặc được phân hạng lại

Sự đánh giá lại phải được tiến hành thường xuyên ít nhất sáu tháng một lần để phân hạng lại cánh dầm làm từ gỗ xẻ đặc như mô tả trong A.1 của của TCVN 9084-1:2011 (ISO 22389-1:2010). Thử nghiệm phải theo qui định trong 6.2.3 d).

8.2. Cơ sở dữ liệu tối thiểu trong đánh giá định kỳ

8.2.1. Thử nghiệm trượt và thử nghiệm vật liệu làm cánh dầm

Số lượng tối thiểu mẫu thử được sử dụng trong phân tích là số mẫu thử cần thiết để đánh giá phẩm cấp phù hợp với Điều 5 của TCVN 9084-1:2011 (ISO 22389-1:2010). Khi số mẫu thử tối thiểu được thiết lập ban đầu không đáp ứng được yêu cầu, tần suất thử nghiệm phải được tăng lên. Việc đánh giá tần suất thử nghiệm phải sớm được thực hiện trong giai đoạn đánh giá để đảm bảo rằng dữ liệu thử nghiệm là đại diện cho giai đoạn sản xuất và sẽ được thực hiện ngẫu nhiên tại các khoảng thời gian cách nhau trong suốt giai đoạn.

8.2.2. Thử nghiệm khả năng chịu mômen theo kinh nghiệm

Sự đánh giá lại phải được tiến hành ba tháng một lần và số lượng tối thiểu các phép thử được yêu cầu là số phép thử được sử dụng đối với chứng nhận chất lượng trong 5.4.3 của TCVN 9084-1:2011 (ISO 22389-1:2010). Tần suất thử nghiệm trong giai đoạn phải được điều chỉnh nếu cần để đảm bảo đạt được số lượng tối thiểu các phép thử. Nếu không có đủ dữ liệu về chiều cao tiết diện trên toàn bộ dải, phải lựa chọn thêm chiều cao tiết diện và tiến hành thử nghiệm sao cho dữ liệu đã có ít nhất bằng như yêu cầu trong 5.4.3 của TCVN 9084-1:2011 (ISO 22389-1:2010). Tuy nhiên, nếu hệ số xác định (r2) ít nhất bằng 0,9 như mô tả trong 5.4.3.3 của TCVN 9084-1:2011 (ISO 22389-1:2010) thì có thể kết hợp các dữ liệu dầm chữ I chỉ thay đổi chiều cao tiết diện, với điều kiện cứ 60 ngày sản xuất liên tục phải thực hiện tối thiểu 112 thử nghiệm, trong một giai đoạn không quá 6 tháng theo lịch. Chi tiết về cách đánh giá lại nhà cung cấp phải là một phần của tiêu chuẩn sản xuất.

8.3. Phân tích dữ liệu

8.3.1. Yêu cầu dữ liệu

Dữ liệu dùng trong phân tích là các dữ liệu thu được từ giai đoạn đánh giá mới nhất theo qui định trong 6.2.3. Không dùng các dữ liệu thử nghiệm xác định nguyên nhân gây ra sự loại bỏ một lô sản phẩm. Ngoài ra, giá trị thử nghiệm thấp liên quan đến bất kỳ nguyên nhân có thể định rõ được và hiệu chỉnh cũng phải loại ra không xem xét. Sự phân tích dữ liệu phải đúng với điều được áp dụng của TCVN 9084-1 (ISO 22389-1).

8.3.2. Sự phân bố độ bền cánh dầm

Nếu cần thì trong một giai đoạn phải tiến hành đánh giá dữ liệu độ bền cánh dầm, bao gồm độ bền mối nối. Nếu hệ số biến động của quá trình sản xuất tăng hơn 1,5 % so với lần đánh giá cuối cùng thì phải lặp lại việc đánh giá như mô tả trong A.2 của TCVN 9084-1:2011 (ISO 22389-1:2010) hoặc thực hiện việc hiệu chỉnh.

9. Nhận dạng

Sản phẩm phải được nhận dạng một cách rõ ràng và chính xác bằng tên sản phẩm và tên công ty, địa chỉ nhà máy và ngày sản xuất.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ASTM D2915, Standard Practice for Evaluating Allowable Properties for Grades of Structural Lumber (Tiêu chuẩn thực hành đánh giá các đặc tính cho phép đối với các hạng gỗ kết cấu).

[2] ASTM D5055, Standard Specification for Establishing and Monitoring Structural Capacities of Prefabricated Wood I-Joists (Tiêu chuẩn qui định kỹ thuật để thiết lập và theo dõi khả năng kết cấu của dầm chữ I tiền chế từ gỗ).

 

MỤC LỤC

Lời giới thiệu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Yêu cầu thành phần

4.1. Cánh dầm

4.2. Vật liệu làm bụng dầm

4.3. Chất kết dính

5. Yêu cầu sản xuất

5.1. Qui định chung

5.2. Dung sai kích thước

6. Đảm bảo chất lượng nội bộ

6.1. Tiêu chuẩn sản xuất

6.2. Thử nghiệm kiểm soát chất lượng dầm chữ I

7. Đánh giá và đảm bảo chất lượng thành phần dầm chữ I sản xuất theo cách khác.

7.1. Trách nhiệm của nhà sản xuất

7.2. Lưu giữ hồ sơ

7.3. Nhận dạng

8. Đánh giá lại định kỳ khả năng kết cấu

8.1. Đánh giá lại được yêu cầu

8.2. Cơ sở dữ liệu tối thiểu trong đánh giá định kỳ

8.3. Phân tích dữ liệu

9. Nhận dạng

Thư mục tài liệu tham khảo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *