Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1846:1976 về Dây thép – Phân loại do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC
TCVN 1846 – 76
DÂY THÉP – PHÂN LOẠI
Steel wire – Classification
Dây thép phân loại theo:
Hình dạng mặt cắt ngang;
Kích thước;
Thành phần hóa học;
Phương pháp nhiệt luyện cuối cùng;
Tính chất cơ học;
Trạng thái bề mặt;
Phương pháp gia công dẻo;
Công dụng.
1. Theo hình dạng mặt cắt ngang:
Tròn;
Ovan phẳng;
Vuông;
Chữ nhật;
Tam giác;
Ovan;
Đáy quạt;
Bán nguyệt;
Hình thang;
Hình chữ Z;
Chu kỳ;
Đặc biệt.
2. Theo kích thước:
Loại rất nhỏ, nhỏ hơn 0,1 mm;
Loại tương đối nhỏ từ 0,1 mm đến 0,4 mm;
Loại trung bình nhỏ, lớn hơn 0,4 mm đến 1,6 mm;
Loại trung bình, lớn hơn 1,6 mm đến 6 mm;
Loại to, lớn hơn 6 mm đến 8,0 mm;
Loại rất to, lớn hơn 8,0 mm.
Chú thích: Kích thước của dây tròn được xác định bằng đường kính, kích thước của các dây định hình khác được xác định bằng kích thước nhỏ nhất và lớn nhất.
3. Theo thành phần hóa học:
Cacbon thấp với hàm lượng cacbon đến 0,25 %;
Cacbon trung bình với hàm lượng cacbon lớn hơn 0,25% đến 0,6%
Cacbon cao với hàm lượng cacbon lớn hơn 0,6 % đến 2 %;
Hợp kim thấp với tổng hàm lượng các nguyên tố hợp kim nhỏ hơn 2,5%;
Hợp kim trung bình với tổng hàm lượng các nguyên tố hợp kim từ 2,5 đến 10 %;
Hợp kim cao với tổng hàm lượng các nguyên tố hợp kim lớn hơn 10 %.
4. Theo phương pháp nhiệt luyện cuối cùng:
Không nhiệt luyện;
Ram;
Ủ;
Tôi và ram;
Nhiệt luyện trong bể chì.
Chú thích: Nhiệt luyện trung gian trong quá trình sản xuất dây (ủ, thường hóa v.v …) trong phân loại này không quy định.
5. Theo tính chất cơ học (độ bền kéo):
Độ bền thấp với σb nhỏ hơn 392,4 N/mm2 (» 40KG/mm2);
Độ bền tương đối thấp với σb từ 392,4 N/mm2 đến 784,8 N/mm2 (» 40KG/mm2 đến 80 KG/mm2);
Độ bền thường với σb lớn hơn 784,8 N/mm2 đến 1226,25N/mm2 (» 80KG/mm2 đến 125 KG/mm2);
Độ bền tương đối cao hơn với σb lớn hơn 1226,25 N/mm2 đến 1962 N/mm2(» 125 KG/mm2 đến 200 KG/mm2);
Độ bền cao với σb lớn hơn 1962 N/mm2 đến 3139,2 N/mm2(» 200 KG/mm2 đến 320 KG/mm2);
Độ bền rất cao σb lớn hơn 3139,2 N/mm2(» 320 KG/mm2);
6. Theo trạng thái bề mặt:
Đánh bóng;
Mài;
Sáng (không có gia công bề mặt sau khi biến dạng dẻo);
Rửa axit;
Phủ ôxyt (tạo mầu của ở bề mặt);
Đen (tạo vẩy sắt ở bề mặt);
Mạ (kẽm, thiếc, niken, nhôm, chì v.v…).
Chú thích: Dây thép có nhúng phốt pho, đồng và các kim loại khác trước khi gia công dẻo thuộc loại dây sáng.
7. Theo phương pháp gia công dẻo:
Kéo nguội;
Kéo nóng;
Cán nguội;
Cán nóng.
8. Theo công dụng:
– Dây chất lượng thường:
Thông dụng;
Dùng hàn tiếp;
Dùng hàn đắp;
Dùng làm dây;
Dùng hàn thiếc;
Dùng để buộc;
Dùng làm chốt chẻ;
Dùng làm lưới;
Dùng làm đinh;
Dùng làm xích;
Dùng bao gói;
Dùng trong công nghiệp in.
– Dây thép để chồn nguội:
Công dụng khác nhau;
Dùng làm đinh tán
Dùng làm bu lông;
Đinh vít.
– Dây thép dùng trong công nghiệp điện:
Dùng cho dây nhôm lõi sắt.