Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN8242-3:2018

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN8242-3:2018
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8242-3:2018 (ISO 4306-3:2016) về Cần trục – Từ vựng – Phần 3: Cần trục tháp


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8242-3:2018

ISO 4306-3:2016

CẦN TRỤC – TỪ VỰNG – PHẦN 3: CẦN TRỤC THÁP

Cranes – Vocabulary – Part 3: Tower cranes

Lời nói đầu

TCVN 8242:2018 thay thế TCVN 8242:2009.

TCVN 8242-3:2018 hoàn toàn tương đương ISO 4306-3:2016.

TCVN 8242-3:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 96 Cần cẩu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 8242 (ISO 4306), Cần trục – Từ vựng gồm các phần sau:

– TCVN 8242-1:2009 (ISO 4306-1:2007), Phần 1: Quy định chung;

– TCVN 8242-2:2009 (ISO 4306-2:1994), Phần 2: Cần trục tự hành;

– TCVN 8242-3:2018 (ISO 4306-3:2016), Phần 3: Cần trục tháp;

– TCVN 8242-5:2009 (ISO 4306-5:2005), Phần 5: Cầu trục và cổng trục.

 

CẦN TRỤC – TỪ VỰNG – PHẦN 3: CẦN TRỤC THÁP

Crane – Vocabulary – Part 3: Tower crane

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực cần trục.

Tiêu chuẩn này quy định định nghĩa chung về cần trục tháp và thuật ngữ cho mỗi loại cần trục tháp bằng cách sử dụng hình vẽ có đánh số viện dẫn tương ứng các thuật ngữ.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho

– Cần trục tháp có thể tháo và lắp được (theo từng cấu kiện hoặc tự lắp dựng);

– Cần trục tháp lắp đặt tại công trường;

– Cần trục tháp tự hành tự lắp dựng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho

– Cần trục tự hành;

– Cần trục cột buồm, có hoặc không có cần.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

2.1

Cần trục tháp

Cần trục quay kiểu cần, dẫn động máy, có cần được bố trí ở phần đỉnh tháp, tháp gần như thẳng đứng trong trạng thái làm việc.

CHÚ THÍCH: Cần trục tháp được trang bị các phương tiện để nâng và hạ tải trọng treo và để dịch chuyển tải trọng bằng cách thay đổi tầm với, di chuyển xe con mang tải, quay hoặc di chuyển toàn bộ thiết bị. Mỗi cần trục tháp có thể thực hiện một số chuyển động nhưng không nhất thiết phải thực hiện tất cả các chuyển động.

2.1.1

Cần trục tháp được lắp dựng từ các bộ phận

Cần trục tháp (2.1) được vận chuyển đến công trường theo từng bộ phận và được lắp dựng bằng một thiết bị nâng độc lập khác, kết cấu cần trục cho phép cần trục giữ nguyên vị trí đã lắp dựng trong trạng thái không làm việc và có thể được tháo rời để vận chuyển đến công trường khác.

2.1.2

Cần trục tháp tự lắp dựng

Cần trục tháp (2.1) được vận chuyển đến công trường và chủ yếu được lắp dựng mà không cần sử dụng thiết bị nâng khác, kết cấu cần trục cho phép cần trục giữ nguyên vị trí đã lắp dựng trong trạng thái không làm việc và có thể được hạ xuống để vận chuyển đến công trường khác.

2.1.3

Cần trục tháp tự hành tự lắp dựng

Cần trục tự lắp dựng (2.1.2) được lắp trên khung giá tự hành hoặc trên khung giá được kéo theo.

3  Các loại cần trục tháp

Cần trục tháp được phân loại theo:

a) Cách lắp dựng:

– Được lắp dựng từ các bộ phận cấu thành;

– Tự lắp dựng (lắp dựng nhanh mà không sử dụng các thiết bị phụ).

b) Vị trí mâm quay:

– Ở trên cao;

– Ở dưới thấp.

c) Loại cần:

– Cần nằm ngang (kể cả loại cần đầu búa);

– Cần nâng/hạ;

– Cần gãy khúc (cần cổ ngỗng);

– Cần ống lồng;

– Cần khớp bản lề (cần dao gấp).

d) Cấu hình:

– Di chuyển;

– Tĩnh tại (cố định);

– Tự nâng.

4  Danh pháp

4.1  Quy định chung

Bảng 1 trình bày các hình vẽ tương ứng với các loại cần trục tháp khác nhau.

Các hình vẽ cung cấp các thuật ngữ mà định nghĩa về chúng tự bản thân đã rõ ràng. Các thuật ngữ được cho trên hình vẽ theo thứ tự đánh số tương ứng.

Bảng 1 – Loại cần trục tháp

Table 1 – Types of tower crane

Loại cần trục

Type of crane

Phần

Section

Đặc tính

Characteristics

Cần trục với mâm quay ở trên cao

Top slewing crane

Cần trục với mâm quay ở dưới thấp

Bottom slewing crane

Cần trục tháp lắp dựng từ các bộ phận cấu thành

Tower cranes erected from parts

Phần phía trên

Upper part

Cần nằm ngang

Horizontal jib

Hình 1

Figure 1

 

Cần nâng/hạ

Luffing jib or boom

Hình 2

Figure 2

 

Cần gãy khúc (cần cổ ngỗng)

Articulated jib

Hình 3

Figure 3

 

Cần ống lồng

Extending jib

Hình 4

Figure 4

 

Cần khớp bản lề (cần dao gấp)

Jack-knife boom

Hình 5

Figure 5

 

Phần phía dưới

Lower part

Di chuyển

Travelling

Hình 8

Figure 8

 

Tĩnh tại (cố định)

Stationary

Hình 9

Figure 9

 

Các bộ phận tự nâng

Climbing components

Các bộ phận để nâng tháp nằm trong công trình (tự nâng từ dưới)

Climbing components for climbing inside a building (bottom climbing)

Hình 6

Figure 6

 

Các bộ phận để nâng tháp nằm ngoài công trình (tự nâng từ trên)

Climbing components for climbing outside a building (top climbing)

Hình 7

Figure 7

 

Cần trục tháp tự lắp dựng

Self-erecting tower cranes

 

 

 

Hình 10

Figure 10

Hình 11

Figure 11

Cần trục tháp tự hành tự lắp dựng

Mobile self-erecting tower cranes

 

 

 

Hình 12

Figure 12

4.2  Cần trục tháp được lắp dựng từ các bộ phận cấu thành

4.2.1  Phần phía trên

Các ví dụ được thể hiện trên các Hình từ 1 đến 5.

CHÚ DẪN

1

Cần

2

Neo cần

3

Cần đối trọng

4

Neo cần đối trọng

5

Cơ cấu nâng/hạ tải

6

Đối trọng

7

Cabin

8

Cơ cấu quay

9

Cụm móc treo

10

Xe con

11

Cơ cấu di chuyển xe con

12

Đỉnh tháp

13

Bệ quay

14

Vòng tựa quay

15

Bệ đỡ vòng tựa quay (bệ không quay)

16

Tháp

17

Trục quay

Hình 1 – Mâm quay ở trên cao với cần nằm ngang

CHÚ DẪN

1

Cần nâng/hạ

2

Cần đối trọng

3

Bệ quay

4

Vòng tựa quay

5

Bệ đỡ vòng tựa quay (bệ không quay)

6

Khung chữ A

7

Cabin

8

Cơ cấu quay

9

Cơ cấu nâng/hạ cần

10

Cơ cấu nâng/hạ tải

11

Cáp nâng/hạ cần

12

Cáp nâng tải

13

Đối trọng cố định

14

Đối trọng di động

15

Tháp

16

Cụm móc treo

17

Trục quay

a

Xem Hình 1

Hình 2 – Mâm quay ở trên cao với cần nâng/hạ

CHÚ DẪN

1

Cần gẫy khúc

1a

Đoạn cần phía trước (đoạn đầu cần)

1b

Đoạn cần cơ sở (đoạn chân cần)

2

Neo cần

3

Thanh (dàn) chống cần

4

Khung chữ A

5

Bàn quay (sàn đặt máy)

6

Cabin

7

Xe con

8

Đối trọng

9

Cơ cấu nâng/hạ cần

10

Cơ cấu nâng/hạ tải

11

Cơ cấu quay

12

Cụm puli cáp nâng/hạ cần

Hình 3 – Mâm quay ở trên cao với cần gẫy khúc (cần cổ ngỗng)

CHÚ DẪN

1

Cần ống lồng

2

Neo cần

3

Cần đối trọng

4

Neo cần đối trọng

5

Đỉnh tháp

6

Cabin

7

Xe con

8

Cơ cấu ra vào cần

9

Đối trọng cố định

10

Đối trọng di động

11

Cơ cấu nâng/hạ tải

12

Tủ điện điều khiển

Hình 4 – Mâm quay ở trên cao với Cần ống lồng

CHÚ DẪN

1

Đoạn cần cơ sở

10

Cơ cấu nâng/hạ tải

2

Đoạn cần phía trước

11

Cần khớp bản lề

3

Rãnh dẫn hướng đỡ cáp

12

Cơ cấu quay

4

Khung chữ A

13

Tủ điện điều khiển

5

Cáp neo

14

Vòng tựa quay

6

Chi tiết nối

15

Bệ đỡ vòng tựa quay

7

Cụm móc nâng

16

Cabin

8

Cần đối trọng

17

Tháp

9

Đối trọng

a

Xem Hình 1.

Hình 5 – Mâm quay ở trên cao với cần khớp bản lề (cần dao gấp)

4.2.2  Các bộ phận tự nâng

Các ví dụ được cho trên hình 6 và hình 7.

CHÚ DẪN

1

Khung đỡ để nâng tháp

2

Thang leo

3

Xilanh thủy lực nâng tháp

4

Đoạn tháp tự nâng

Hình 6 – Bộ phận tự nâng để nâng tháp nằm bên trong công trình (tự nâng từ dưới)

CHÚ DẪN

1

Phần tự nâng

2

Gối tựa

3

Xilanh thủy lực nâng tháp

4

Khung neo tháp

5

Hệ thanh neo tháp vào công trình

6

Tháp

a

Xem Hình 1.

Hình 7 – Phần tự nâng để nâng tháp nằm bên ngoài công trình (tự nâng từ trên)

4.2.3  Phần phía dưới

Các ví dụ được cho trên Hình 8 và Hình 9.

CHÚ DẪN

1  Thanh neo tháp

2  Tải dằn (balát) cơ sở

3  Khung di chuyển

4  Hộp (cụm) bánh xe

Hình 8 – Cấu hình di chuyển

CHÚ DẪN

1  Khung cơ sở

2  Khối chân đế

3  Neo móng

4  Móng

Hình 9 – Các cấu hình cố định

4.3  Cần trục tháp tự lắp dựng

Các ví dụ được cho trên Hình 10 và Hình 11.

CHÚ DẪN

1

Cần ống lồng

2

Thanh (cáp) neo cần

3

Thanh chống cần

4

Thanh (cáp) neo

5

Tháp, phần trên

6

Tháp, phần dưới

7

Thanh chống

8

Bàn quay

9

Vòng tựa quay

10

Khung di chuyển

11

Xe con

12

Cáp nâng

13

Cụm móc treo

14

Cơ cấu di chuyển xe con

15

Cáp kéo xe con

16

Cơ cấu quay

17

Cơ cấu nâng/hạ tải

18

Đối trọng

19

Cơ cấu điều chỉnh độ nghiêng cần

20

Trục quay.

Hình 10 – Mâm quay ở dưới thấp với cần gấp được và tháp gấp được

CHÚ DẪN

1  Cần

2  Thanh (cáp) neo cần

3  Thanh chống cần

4  Thanh (cáp) neo

5  Đoạn tháp phía trên (đoạn tháp lồng)

6  Đoạn tháp phía dưới

7  Thanh chống (cần đối trọng)

8  Bàn quay

9  Vòng tựa-quay

10  Khung di chuyển

11  Xe con

12  Cáp nâng

13  Cụm móc treo

14  Móc treo

15  Cơ cấu di chuyển xe con

16  Cáp kéo xe con

17  Cơ cấu quay

18  Cơ cấu nâng/hạ tải

19  Đối trọng

20  Cabin

21  Hộp (cụm) bánh xe

22  Vít tựa

23  Cơ cấu chất tải dằn

24  Trục quay

25  Cầu sau

26  Cầu trước (dạng trục lái)

27  Đèn chiếu sáng khi vận chuyển

Hình 11 – Mâm quay ở dưới thấp với cần nằm ngang và tháp xếp lồng

CHÚ DẪN

1

Cần

2

Thanh (cáp) neo cần

3

Thanh chống cần

4

Thanh (cáp) neo

5

Xe con

6

Cụm móc treo

7

Móc treo

8

Cáp nâng

9

Cáp kéo xe con

10

Cơ cấu di chuyển xe con

11

Cơ cấu nâng cabin

12

Cabin cho người vận hành cần trục

13

Đoạn tháp phía trên (đoạn tháp lồng)

14

Đoạn tháp phía dưới

15

Đối trọng

16

Phần bàn quay, gồm có:

– Cơ cấu nâng/hạ tải

– Cơ cấu quay

– Cơ cấu lắp dựng cần

– Tủ điện (tủ phân phối)

17

Trục quay

18

Cabin lái

19

Động cơ

20

Cầu xe

21

Chân chống

22

Giá đỡ thiết bị công tác

Hình 12 – Cần trục tháp tự hành tự lắp dựng

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 8242-1 (ISO 4306-1), Cần trục – Từ vựng – Phần 1: Quy định chung.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *