Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7157:2002

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN7157:2002
  • Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 22/11/2002
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Hóa chất
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7157:2002 (ISO 4799 : 1978) về Dụng cụ thí nghiệm bằng thuỷ tinh – Bộ ngưng tụ


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7157 : 2002

ISO 4799 : 1978

DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG THỦY TINH – BỘ NGƯNG TỤ

Laboratory glassware – Condunsers

Lời nói đầu

TCVN 7157 : 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 4798 : 1978.

TCVN 7157 : 2002 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 48 Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG THỦY TINH – BỘ NGƯNG TỤ

Laboratory glassware – Condunsers

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định các chi tiết cho các bộ ngưng tụ bằng thủy tinh được chấp nhận trong phạm vi quốc tế và phù hợp với mục đích sử dụng chung trong thí nghiệm.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

ISO 383, Laboratory glassware – Interchangeable conical ground joint (Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh – Các nút côn mài có thể lắp lẫn được);

ISO 641, Laboratory glassware – Interchangeable spherical ground joint (Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh – Các nút hình cầu mài có thể lắp lẫn được).

3. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng định nghĩa sau đây:

Bộ ngưng tụ (condenser): là một bộ phận của thiết bị dùng trong phòng thí nghiệm được thiết kế cho sự trao đổi nhiệt giữa hai chất lỏng.

Nó được dùng để làm ngưng tụ hơi hoặc làm lạnh hay làm nóng chất lỏng.

4. Phân loại và kiểu

Bộ ngưng tụ được qui định năm kiểu, ba nhóm, theo thiết kế và vị trí liên quan của môi trường làm lạnh, cùng với chiều dài danh định ống bao như sau:

– bộ ngưng tụ được bao bằng nước:

a) bộ ngưng tụ Liebig – West (xem 8.1), 100 – 160 – 250 – 400 – 630 và 1 000 mm;

b) bộ ngưng tụ Allihn (xem 8.2), 160 – 250 – 400 và 630 mm;

c) bộ ngưng tụ chưng cất kiểu ống xoắn (xem 8.3), 160 – 250 – 400 và 630 mm;

– bộ ngưng tụ có ống làm nguội chất lỏng:

d) bộ ngưng tụ Graham (xem 8.4), 160 – 250 và 400 mm;

– bộ ngưng tụ tác dụng hai chiều:

e) bộ ngưng tụ được bao kiểu ống xoắn (xem 8.5), 160 – 250 và 400 mm.

5. Vật liệu

Bộ ngưng tụ được làm bằng thủy tinh trong phù hợp với các mục đích về hóa học và nhiệt.

Các khuyết tật nhìn thấy và ứng suất nội của thủy tinh phải giảm đến mức vừa đủ nhằm giảm thiểu khả năng gây vỡ, gãy khi bị sốc nhiệt hoặc khi bị va đập cơ học.

6. Kết cấu

6.1. Các đầu nối có thể trơn nhẵn (xem 6.4) hoặc phải lắp khít với các khớp thủy tinh mài hình côn hoặc hình cầu (xem 6.3).

6.2. Đầu nối với nước, ví dụ với dầu ôliu, để thuận tiện hơn, nên đặt hướng về cùng một bên của bộ ngưng tụ, trừ trường hợp của bộ ngưng tụ kiểu e), ở đây hình dạng này có thể là nguyên nhân làm gia tăng của gãy vỡ.

6.3. Khớp nối thủy tinh mài

6.3.1. Khớp nối thủy tinh mài hình côn phải tuân theo yêu cầu của ISO 383, kích cỡ có thể chọn ở dãy k6.

6.3.2. Khớp nối thủy tinh mài hình cầu phải tuân theo yêu cầu của ISO 641.

6.4. Phần đầu nối rộng của bộ ngưng tụ phải được đánh bóng bằng lửa, và thân phải được mài hoặc được đánh bóng bằng lửa.

6.5. Đầu nhỏ giọt ở điểm thấp nhất của bộ ngưng tụ phải cắt vát một góc không nhỏ hơn 30o so với mặt vuông góc với chiều dọc của trục bộ ngưng tụ.

7. Ký nhãn hiệu

Những nội dung sau đây phải được ghi khắc cố định trên tất cả các bộ ngưng tụ:

– chiều dài danh định (của ống bao);

– tên hoặc thương hiệu của hãng sản xuất hoặc người bán;

– kích cỡ của một số khớp nối.

8. Cấu tạo và kích thước

Các cấu tạo đặc trưng của bộ ngưng tụ và các kích thước cơ bản được chỉ rõ ở 8.1 đến 8.5.

8.1. Bộ ngưng tụ Liebig – West

Kích thước tính theo milimét

l

d1

nhỏ nhất

d2

nhỏ nhất

100

15

9

160

20

12

250

400

630

1 000

24

16

 

CHÚ THÍCH Trong trường hợp bộ ngưng tụ không có khớp nối côn thủy tinh mài, thì đầu nối và thân phải có các kích thước sau đây:

– đầu nối: chiều dài 75

đường kính 22

– thân: chiều dài 115

đường kính 13

8.2. Bộ ngưng tụ Allihn

 

Các dạng của phần phình ra

Kích thước tính theo milimét

l1

l2

Nhỏ nhất

d1

Nhỏ nhất

d2

Nhỏ nhất

160

25

29

21

250

400

630

 

40

 

32

 

25

CHÚ THÍCH Trong trường hợp bộ ngưng tụ không có khớp nối côn thủy tinh mài, thì đầu nối và thân phải có các kích thước sau đây:

– đầu nối: chiều dài 75

đường kính 22

– thân: chiều dài 115

đường kính 13

8.3 Bộ ngưng tụ có thiết bị chưng cất kiểu ống xoắn có ống nối

Kích thước tính theo milimét

l

160

250

400

630

Số vòng xoắn làm lạnh tối thiểu

10

16

25

40

CHÚ THÍCH Nếu bộ ngưng tụ có khớp nối hình côn, thì kích thước của nó được chọn ở dãy k6 của ISO 383.

8.4. Bộ ngưng tụ Graham

Kích thước tính theo milimét

l

160

250

400

Số vòng xoắn làm lạnh tối thiểu

10

16

25

Kích thước vòng xoắn xem 8.3

8.5. Bộ ngưng tụ ống xoắn bao có côn và ống nối

Kích thước tính theo milimét

l

160

250

400

Số vòng xoắn làm lạnh tối thiểu

8

14

23

Kích thước vòng xoắn xem 8.3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *