Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5331:1991

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN5331:1991
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 30/03/1991
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Hóa chất
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5331:1991 về thiết bị axetylen – Yêu cầu an toàn đối với kết cấu bình sinh khí do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5331 – 91

THIẾT BỊ AXETYLEN

YÊU CẦU AN TOÀN ĐỐI VỚI KẾT CẤU BÌNH SINH KHÍ

Cơ quan biên soạn:

Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội

Cơ quan đề nghị ban hành:

 

 

Bộ Lao động – Thương binh và xã hội

Cơ quan trình duyệt:

Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

 

Ủy ban Khoa học Nhà nước

Quyết định ban hành số 180/QĐ ngày 30 tháng 3 năm 1991

 

THIẾT BỊ AXETYLEN

YÊU CẦU AN TOÀN ĐỐI VỚI KẾT CẤU BÌNH SINH KHÍ

Acetylene installations
Safety requiments for construction of gas generators

1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị axetylen và qui định các yêu cầu về kỹ thuật an toàn đối với kết cấu bình sinh khí.

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các thiết bị:

– tạo khí axetylen không từ cacbuacanxi;

– tạo khí axetylen từ cácbuacanxi nhưng với khối lượng không lớn hơn 0,5kg;

– tạo khí axetylen dùng để điều chế hóa chất;

– tạo khí axetylen dùng để thắp sáng hoặc để sưởi ấm;

– tạo khí axetylen dùng trong các phương tiện giao thông vận chuyển hành khách và hàng hóa;

– tạo khí axetylen dùng trong nghiên cứu khoa học.

2. Các bình sinh khí axetylen phải được thiết kế, chế tạo, bảo quản và sử dụng theo các qui định của QPVN 2-75, TCVN 4245 – 86, TCVN 5019 – 89 phải thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

3. Phân loại các bình sinh khí axetylen theo phụ lục của tiêu chuẩn này.

4. Bình sinh khí áp suất thấp phải chịu được áp suất không nhỏ hơn 1,5 lần áp suất lớn nhất cho phép.

5. Bình sinh khí áp suất trung bình phải chịu được áp suất 0,23 MPa (2,3 kg/cm2).

6. Chiều dầy thành bình sinh khí không được nhỏ hơn 1,5 mm.

Cho phép giảm chiều dầy của bình sinh khí xuống tới 1,25mm trong trường hợp các bề mặt bên trong và bên ngoài của bình được mạ kẽm.

7. Bình sinh khí phải được trang bị thiết bị ngừng cung cấp nước và cacbuacanxi trong trường hợp ngừng thu khí lâu dài.

8. Kết cấu bình sinh khí phải đảm bảo phân hủy hết cacbuacanxi cũng như dễ dàng thải bỏ vôi, phần cacbuacanxi không thể phân hủy và các tập chất lẫn trong nó.

9. Kết cấu bình sinh khí phải đảm bảo loại trừ được khả năng tạo vỏ bọc cấn cặn.

10. Kết cấu bình sinh khí phải đảm bảo nạp đầy nước cho buồng phản ứng.

11. Bình sinh khí nhóm II theo khối lượng nạp liệu mỗi lần phải có dụng cụ kiểm tra được mực nước, nhiệt độ nước và khí. Mức nước cần thiết phải được vạch rõ trên thang đo của dụng cụ.

12. Yêu cầu riêng đối với bình sinh khí phương pháp ướt kiểu “đổ cacbuacanxi vào nước”.

12.1. Thể tích thùng định lượng cacbuacanxi của bình sinh khí phương pháp ướt nhóm II theo khối lượng nạp liệu mỗi lần kiểu “đổ cacbuacanxi vào nước” không được lớn hơn 1,1 lần thể tích cacbuacanxi được phép nạp mỗi lần với kích thước hạt lớn nhất.

12.2. Cacbuacanxi từ thùng định lượng phải đổ vào nước nhanh gọn nhất.

12.3. Bình sinh khí phải được trang bị thiết bị đảm bảo không tạo ra áp suất chân không.

12.4. Bình sinh khí có sản lượng lớn hơn 20m3/h phải có bộ phận tự động điều chỉnh mực nước, áp suất và nhiệt độ.

13. Yêu cầu riêng đối với bình sinh khí phương pháp ướt kiểu “tưới nước vào cacbuacanxi”.

13.1. Thể tích các thùng nạp liệu của bình sinh khí phương pháp. Ướt kiểu “tưới nước vào cacbuacanxi” không được nhỏ hơn hai lần thể tích cacbuacanxi được nạp mỗi lần. Chiều cao cho phép để nạp thể tích cacbuacanxi mỗi lần phải được vạch rõ trên thùng nạp liệu.

13.2. Việc lắp ghép các thùng nạp liệu phải đảm bảo loại trừ được khả năng tự xoay. Các thùng nạp liệu phải được chia thành các ngăn để dễ dàng tháo ra và làm sạch.

13.3. Kết cấu bình sinh khí phải đảm bảo sao cho sau khi phân hủy, bã cacbuacanxi còn lại và vôi phải ngập trong nước hoàn toàn.

14. Kết cấu bình sinh khí phương pháp ướt kiểu “nhúng cacbuacanxi vào nước” phải đảm bảo loại trừ được khả năng bắt đầu quá trình tạo khí khi bình sinh khí ở trạng thái mở. Giỏ đựng cacbuacanxi phải đảm bảo ngấm đều từ tất cả các phía, còn kích thước các lỗ không được lớn hơn kích thước cỡ hạt cacbuacanxi nhỏ nhất. Thể tích giỏ đựng không được vượt quá 1,1 lần thể tích cho phép nạp liệu lớn nhất.

15. Bình sinh khí phương pháp ướt kiểu “tưới nước vào cacbuacanxi” và kiểu “nhúng cacbuacanxi vào nước” phải có ống thông thổi nếu thể tích phần trên mực nước của buồng phản ứng lớn hơn 0,1m3.

16. Kết cấu của bình sinh khí phương pháp khô phải đảm bảo.

– Nhận được bột vôi có chứa không lớn hơn 0,1% (theo khối lượng) cacbuacanxi chưa phân hủy.

– Làm cho cacbuacanxi chuyển động liên tục để tách bỏ hoàn toàn vôi bột ra khỏi bề mặt của cacbuacanxi

– Không để lọt không khí vào bình khí lấy vôi bột ra.

 

PHỤ LỤC

PHÂN LOẠI BÌNH SINH KHÍ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *