Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5929:1995

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN5929:1995
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5929:1995 về Xe máy – Yêu cầu an toàn chung đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5929:2001 về phương tiện giao thông đường bộ – mô tô, xe máy hai bánh – yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử do Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5929:1995 về Xe máy – Yêu cầu an toàn chung


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5929 : 1995

XE MÁY – YÊU CẦU AN TOÀN CHUNG

Motorcycles – General safety requirements

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu an toàn kỹ thuật chung cho các loại xe máy hai bánh có dung tích làm việc của xi lanh lớn hơn 50cm3 và tự trọng dưới 400kg (trong tiêu chuẩn này gọi tắt là xe máy) được chế tạo, lắp ráp tại Việt Nam.

1. Qui định chung

1.1. Xe máy được thiết kế, chế tạo, lắp ráp, phù hợp với các yêu cầu của các nhà sản xuất và tiêu chuẩn này.

1.2. Các mối ghép ren, sau khi lắp ráp phải căng chặt. Lực xiết các mối ghép ren phải theo qui định trong tài liệu kỹ thuật cho từng loại xe cụ thể của cơ sở sản xuất và được đăng ký theo các thủ tục hiện hành.

1.3. Không cho phép có hiện tượng dò rỉ – khí, xăng ở các mối ghép của xe như động cơ, bình chứa nhiên liệu, bộ chế hòa khí, hệ thống ống dẫn nhiên liệu …

1.4. Các cạnh có thể tiếp xúc với các bộ phận của cơ thể người đi xe và người lân cận không được sắc.

2. Yêu cầu đối với hệ thống điều khiển

2.1. Các cơ cấu điều khiển được bố trí trên tay lái phải thuận tiện sử dụng. Khi sử dụng các cơ cấu điều khiển bất kỳ, người lái không phải rời tay khỏi tay nắm của tay lái.

2.2. Các cơ cấu điều khiển, kiểm tra khi xe chạy hoặc các gương không được cản trở tầm nhìn của người lái ở vị trí lái và gây va quệt với các đối tượng xung quanh.

2.3. Các kỹ hiệu khác nhau trên từng bộ phận điều khiển phải rõ ràng dễ nhận biết, không gây nhầm lẫn ngay cả trong các điều khiển thời tiết và ánh sáng khác nhau.

2.4. Tay điều khiển li hợp (tay côn) và tay điều khiển phanh (tay phanh) phải được làm tròn đầu.

2.5. Tay côn và tay phanh hoạt động phải nhẹ nhàng, không bị kẹt và tự xoay về vị trí ban đầu khi không có lực tác dụng.

Góc chưa tác động của tay côn phải nằm trong khoảng từ 100 đến 200.

2.6. Kết cấu của tay phanh và tay côn phải đảm bảo có tác dụng hoàn toàn sau khi bóp tới 3/4 hành trình tính từ khi bắt đầu tác dụng lực bóp vào tay phanh, tay côn.

2.7. Tay xoay điều khiển van tiết lưu (tay ga) của bộ chế hòa khí phải xoay nhẹ nhàng, không bị kẹt và phải tự trở về vị trí ban đầu khi thôi tác dụng lực.

Tay ga phải được xoay theo hướng về phía người lái và góc chưa tác động phải nằm trong khoảng từ 5-100.

2.8. Kết cấu và kích thước của các tay điều khiển và tay nắm phải theo các qui định trên hình 1, hình 2 và hình 3 (Phụ lục TCVN 6013 : 1995).

Kết cấu, kích thước và vị trí giữa thanh để chân và cần chuyển tốc độ (cần số), giữa thanh để chân và bàn đạp phanh phải theo các qui định trên hình 4, hình 5 và hình 6 (Phụ lục TCVN 6013 : 1995).

Vị trí giữa bàn đạp phanh và bệ để chân của xe kiểu vespa theo qui định trên hình 7 (Phụ lục TCVN 6013 : 1995).

3. Yêu cầu đối với phanh và cơ cấu phanh

3.1. Các cơ cấu phanh phải hoạt động tin cậy, nhẹ nhàng. Phanh không được kẹt và phải tự nhả về vị trí ban đầu khi dừng tác động vào tay phanh và bàn đạp phanh.

3.2. Cơ cấu phanh phải làm việc tốt và an toàn. Không có sự hỏng hóc tức thời của bất cứ chi tiết nào trong cơ cấu phanh sau khi chịu tác động của các phép thử theo TCVN 5930 : 1995.

3.3. Khả năng hãm của cơ cấu phanh phải đảm bảo sao cho quãng đường phanh không lớn hơn:

7m khi xe chạy với vận tốc 30 km/h;

và 28m khi xe chạy với vận tốc 60 km/h.

3.4. Cơ cấu phanh phải đảm bảo cho xe đứng im trên mặt đường có độ dốc 18% khi có tải.

4. Yêu cầu đối với hệ thống truyền động

4.1. Động cơ và hệ thống truyền động phải làm việc ổn định ở mọi chế độ làm việc.

4.2. Không cho phép có hiện tượng trượt côn ở mọi chế độ làm việc.

Khi bóp tay côn, còn phải được ngắt hoàn toàn.

4.3. Không cho phép có hiện tượng trượt số, tự chuyển số hoặc tự ngắt số.

4.4. Sau khi đạp, cần khởi động phải tự quay trở lại vị trí ban đầu.

4.5. Tải trọng kéo đứt xích không được nhỏ hơn:

– 17800N đối với xích có bước xích 12,7mm;

– 22700N đối với xích có bước xích 15,875mm.

5. Yêu cầu đối với bánh xe

5.1. Xe phải được lắp lốp và xăm đúng kích cỡ do cơ sở sản xuất xe qui định.

5.2. Bánh xe phải được bơm đến áp suất do cơ sở sản xuất lốp qui định.

5.3. Bánh xe trước và bánh xe sau phải nằm trong một mặt thẳng.

Độ trùng vết giữa bánh trước và bánh sau không được lớn hơn 7mm.

5.4. Độ đảo hướng tâm của vành bánh xe không lớn hơn 0,7mm, độ đảo hướng trục không lớn hơn 1mm.

6. Yêu cầu đối với hệ thống tín hiệu

6.1. Xe phải được trang bị đầy đủ các loại đèn: đèn chiếu sáng phía trước, đèn phía sau, đèn phanh và đèn tín hiệu rẽ.

6.2. Khả năng chiếu sáng của đèn trước của xe phải bảo đảm chiếu xa ít nhất là 100m và chiếu gần ít nhất là 50m để cho phía trước nhận được tín hiệu ánh sáng.

6.3. Tín hiệu đèn phanh phải hoạt động tốt khi tác động lực không lớn hơn 100N lên bàn đạp phanh.

6.4. Tần số nhấp nháy của đèn tín hiệu rẽ nằm trong giới hạn từ 60 đến 120 lần trong một phút.

6.5. Xe phải được trang bị còi:

Tín hiệu âm thanh của còi theo TCVN 6009 : 1995.

6.6. Xe phải được trang bị gương chiếu hậu nhưng không được cản trở tầm nhìn của người lái.

7. Yêu cầu về độ tin cậy

Xe không được có các hỏng hóc, gãy vỡ chi tiết, các trạng thái kỹ thuật của xe không bị thay đổi khi xe thử chạy thực tế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *