Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN10672-1:2015

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN10672-1:2015
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10672-1:2015 (ISO 7391-1:2006) về Chất dẻo – Vật liệu polycacbonat (PC) đúc và đùn – Phần 1: Hệ thống định danh và cơ sở cho yêu cầu kỹ thuật


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10672-1:2015

ISO 7391-1:2006

CHẤT DẺO – VẬT LIỆU POLYCABONAT (PC) ĐÚC VÀ ĐÙN – PHẦN 1: HỆ THỐNG ĐỊNH DANH VÀ CƠ SỞ CHO YÊU CẦU KỸ THUẬT

Plastics – Polycarbonate (PC) moulding and extrusion materials Part 1: Designation System and basis for specifications

Lời nói đầu

TCVN 10672-1:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 7391-1:2006.

TCVN 10672-1:2015 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chun TCVN 10672:2015 Cht dẻo – Vật liệu polycacbonat (PC) đúc và đùn, gồm các tiêu chuẩn sau:

– TCVN 10672-1:2015 (ISO 7391-1:2006), Phn 1: H thống định danh và cơ sở cho yêu cầu kỹ thuật;

– TCVN 10672-2:2015 (ISO 7391-2:2006), Phần 2: Chuẩn bị mẫu thử và xác định tính chất.

 

CHẤT DẺO – VẬT LIỆU POLYCABONAT (PC) ĐÚC VÀ ĐÙN – PHẦN 1: HỆ THỐNG ĐỊNH DANH VÀ CƠ SỞ CHO YÊU CẦU KỸ THUẬT

Plastics – Polycarbonate (PC) moulding and extrusion materials Part 1: Designation System and basis for specifications

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định hệ thống định danh cho vật liệu polycacbonat nhiệt dẻo, sử dụng làm cơ s cho yêu cầu kỹ thuật.

1.2. Các loại chất dẻo polycacbonat được phân biệt với nhau bằng hệ thống phân loại dựa trên các mc tính chất tương ứng theo quy định như:

a) Số độ nhớt;

b) Tốc độ thể tích;

c) Độ bền va đập Charpy;

và thông tin về mục đích s dụng và/hoặc phương pháp gia công, các tính chất quan trọng, phụ gia, chất tạo màu, chất độn và vật liệu gia cường.

1.3. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho polyeste nhiệt dẻo của axit cacboxylic và các hợp chất của dihydroxy thơm. Polyeste có thể là homopolyme, copolyme hoặc hỗn hợp của hai loại này.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho vật liệu sử dụng thông thường ở dạng bột, hạt, viên bao gồm vật liệu không biến tính hoặc biến tính bi các chất tạo màu, phụ gia, chất độn…

1.4. Tiêu chun này không quy định các loại vật liệu được ký hiệu giống nhau thì nhất thiết phải có các tính năng giống nhau. Đồng thời, tiêu chuẩn này cũng không cung cấp đầy đủ dữ liệu kỹ thuật, d liệu tính năng hoặc dữ liệu về điều kiện gia công là các dữ liệu có thể cần để xác định vật liệu cho một ứng dụng và/hoặc phương pháp gia công cụ thể.

Nếu yêu cầu bổ sung thêm các tính chất thì phải xác định theo các phương pháp thử phù hợp trong TCVN 10672-2:2015.

1.5. Để quy định một loại vật liệu nhiệt dẻo cho một ứng dụng cụ thể hoặc để đảm bảo quá trình tái sản xuất, thì các yêu cầu bổ sung có thể được trình bày trong khối dữ liệu 5 (xem 3.1).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm c các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 1043-1, Plastics – Symbols and abbreviated terms – Part 1: Basic polymers and their speciai characteristics (Chất dẻo – Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt – Phần 1: Các polyme cơ bản và các đặc tính riêng của chúng).

TCVN 10672-2:2015, Chất dẻo – Vật liệu polycacbonat (PC) đúc và đùn – Phần 2: Chuẩn b mẫu thử và xác định tính chất.

3. Hệ thống định danh

3.1. Quy định chung

Hệ thống định danh cho nhựa nhiệt dẻo dựa theo mô hình chuẩn sau:

Định danh

Khối mô tả
(tùy chọn)

Khối nhận dạng

Khối s hiệu tiêu chuẩn

Các khối riêng biệt

Khối dữ liệu 1

Khối dữ liệu 2

Khối dữ liệu 3

Khối dữ liệu 4

Khối dữ liệu 5

Định danh bao gồm một khối mô tả (tùy chọn), đọc là “nhựa nhiệt dẻo”, và khối nhận dạng bao gồm khối số hiệu tiêu chuẩn và các khối riêng biệt. Để định danh rõ ràng, các khối riêng biệt được chia thành năm khối dữ liệu bao gồm các thông tin sau:

– Khối dữ liệu 1: Nhận dạng chất dẻo bằng ký hiệu PC theo ISO 1043-1 (xem 3.2).

– Khối dữ liệu 2: Vị trí 1: Mục đích ứng dụng hoặc phương pháp gia công (xem 3.3).

Vị trí 2 đến 8: Các tính chất quan trọng, phụ gia và thông tin phụ (xem 3.3).

– Khối dữ liệu 3: Các tính chất quy định (xem 3.4).

– Khối dữ liệu 4: Chất độn hoặc vật liệu gia cường và hàm lượng danh nghĩa ca chúng (xem 3.5).

– Khối dữ liệu 5: Với mục đích ca yêu cầu kỹ thuật, khối dữ liệu 5 có thể chứa thêm các thông tin bổ sung.

Ký tự đầu tiên ca các khối riêng biệt phải là một dấu nối. Các khối dữ liệu cần được tách biệt với nhau bằng dấu phẩy.

Nếu một khối dữ liệu không được sử dụng, phải biểu thị bởi hai dấu phẩy (,,).

3.2. Khối dữ liệu 1

Trong khối dữ liệu này, sau dấu nối, chất dẻo polycacbonat được nhận dạng bởi kí tự “PC” theo ISO 1043-1.

3.3. Khối dữ liệu 2

Trong khối dữ liệu này, thông tin về mục đích ứng dụng và/hoặc phương pháp gia công được nêu ở vị trí 1 và thông tin về những tính chất quan trọng, phụ gia, màu sắc nêu từ vị trí 2 đến 8. Mã ký hiệu sử dụng được quy định trong Bảng 1.

Nếu thông tin đưa ra trong vị trí 2 đến 8 và không có thông tin quy định nêu vị trí 1, kí tự X phải được chèn vào vị trí 1.

Bảng 1 – Mã chữ sử dụng trong khi dữ liệu 2

Mã chữ

Vị trí 1

Mã Chữ

V trí 2 đến 8

 

 

A

n định gia công

B

Đúc thổi

B

Chống kết khối

 

 

C

Nhuộm màu

D

Sản xuất đĩa

 

 

E

Đùn

E

Giãn nở

F

Đùn màng

F

Đặc tính cháy đặc biệt

G

Sử dụng chung

G

Dạng hạt

H

Màng phủ

H

n định nhiệt

L

Đùn sợi đơn

L

n định ánh sáng hoặc thời tiết

M

Đúc phun

 

 

 

 

N

Màu tự nhiên

 

 

P

Biến tính bền va đập

Q

Đúc ép

 

 

R

Đúc quay

R

Cht chống dính khuôn

S

Nung kết

S

Bôi trơn

T

Sản xuất băng dính

T

Trong suốt

V

Tạo hình nhiệt

 

 

 

 

W

n định thủy phân

X

Không biểu thị

X

Có khả năng khâu mạch

 

 

Y

Tăng tính dn điện

 

 

Z

Khử tĩnh điện

3.4. Khối dữ liệu 3

3.4.1. Quy định chung

Trong khối dữ liệu này, dải số độ nhớt (xem 3.4.2), dải tốc độ thể tích (xem 3.4.3) được ký hiệu bằng mã số có hai chữ số và dải độ bền va đập Charpy được ký hiệu bằng mã số có một chữ số (xem 3.4.4). Các mã số được tách biệt với nhau bằng các dấu nối.

Nếu một tính chất có giá trị trùng hoặc gần với giới hạn của dải, nhà sản xuất phải thông báo dải nào quy định cho vật liệu. Nếu các giá trị của phép thử đơn lẻ trùng hoặc gần với giới hạn do sai số ca nhà sản xuất thì định danh không bị ảnh hưng.

CHÚ THÍCH: Không phải polyme hiện thời nào cũng có tất cả những kết hợp về giá trị ca các tính chất quy định.

3.4.2. Số độ nhớt

Số độ nhớt được xác định theo TCVN 10672-2:2015.

Các giá trị của số độ nhớt có thể được chia thành sáu dải, mỗi dải được ký hiệu bằng mã số có hai chữ số như quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 – Di số độ nhớt trong khối dữ liệu 3

Mã số

Dải s độ nhớt

cm3/g

46

46

49

> 46 nhưng ≤ 52

55

> 52 nhưng ≤ 58

61

> 58 nhưng ≤ 64

67

> 64 nhưng ≤70

70

> 70

3.4.3. Tốc độ th tích

Xác định tốc độ thể tích (MVR) theo tiêu chuẩn TCVN 10672-2:2015.

Các giá trị ca tốc độ thể tích được chia thành năm dải, mỗi dải ký hiệu bằng mã số có hai chữ số như quy định trong Bảng 3.

Bảng 3 – Dải tốc độ thể tích trong khi dữ liệu 3

Mã s

Dải tốc độ th tích (MVR)
cm3/10 min

03

2,8

05

> 2,8 nhưng ≤ 5,7

09

> 5,7 nhưng ≤ 11,4

18

> 11,4 nhưng ≤ 22,7

24

> 22,7

3.4.4. Độ bền va đập Charpy

Xác định độ bền va đập Charpy (không khía) theo TCVN 10672-2:2015.

Các giá trị của độ bền va đập Charpy được chia thành sáu dải, mỗi dải được ký hiệu bằng mã số có một chữ số như quy định trong Bảng 4.

Bảng 4 – Dải độ bền va đập Charpy (không khía) trong khối dữ liệu 3

Mã số

Dải độ bn va đập Charpy (không khía)
kJ/m2

0

≤ 10

1

> 10 nhưng ≤ 30

3

> 30 nhưng ≤ 50

5

> 50 nhưng ≤ 70

7

> 70 nhưng ≤ 90

9

> 90

3.5. Khối dữ liệu 4

Trong khối dữ liệu này, loại chất độn và/hoặc vật liệu gia cường được thể hiện bằng một chữ cái đơn trong vị trí 1 và dạng vật lý thể hiện bằng chữ cái thứ hai trong vị trí 2, các mã chữ được quy định trong Bng 5. Tiếp đó (không có khoảng trống), hàm lượng theo khối lượng có thể được thể hiện bằng số có hai chữ số ở vị trí 3 và 4.

Bảng 5 – Mã chữ cái của chất độn và vật liệu gia cường trong khi dữ liệu 4

Mã chữ

Vật liệu

Mã chữ

Dạng vật lý

B

Bo

B

Viên, Khối, Hạt

C

Cacbon a

 

 

 

 

D

Bột

 

 

F

Sợi

G

Thủy tinh

G

Dạng nghiền

 

 

H

Sợi tinh thể

K

Canxi cacbonat

 

 

M

Khoáng chất a,b, kim loại a

 

 

S

Chất tổng hợp, chất hữu cơ a

S

Vảy, phiến

T

Bột talc

 

 

X

Không quy định

X

Không quy định

Z

Loại khác a

Z

Loại khác a

a Có thể xác định các loại vật liệu này cụ th hơn bằng các ký hiệu hóa học của chúng, hoặc các ký hiệu b sung được định nghĩa trong tiêu chuẩn liên quan. Trong trường hp kim loại (M), cần thiết phải chỉ ra kim loại theo ký hiệu hóa học ca nó.

b Các độn khoáng cần được quy định một cách chính xác hơn nếu có sẵn một ký hiệu. Hỗn hợp của vật liệu và/ hoặc trạng thái có th biểu thị sự kết hợp các mã liên quan bằng cách sử dụng dấu + và đặt giữa các dấu ngoặc đơn. Ví dụ, Một hỗn hợp 25 % sợi thủy tinh (GF) và 10 % bột khoáng (MD) sẽ được biểu thị (GF25 + MD10).

3.6. Khối dữ liệu 5

Chỉ ra các yêu cầu bổ sung trong khối dữ liệu tùy chọn này là cách để chuyển định danh ca một vật liệu thành một yêu cầu kỹ thuật cho một ứng dụng cụ thể. Điều này có thể được thực hiện bằng cách viện dẫn đến một tiêu chuẩn quốc gia/quốc tế phù hợp hoặc đến một tài liệu dạng tiêu chuẩn được thiết lập làm yêu cầu kỹ thuật.

4. Các ví dụ về định danh

4.1. Định danh

Vật liệu polycacbonat (PC) nhiệt dẻo dùng cho đúc phun (M), ổn định với ánh sáng hoặc thời tiết (L) và với chất chống dính khuôn (R), có số độ nht 59 cm3/g (61), tốc độ thể tích (MVR 300/1,2) 9,5 cm3/10 min (09) và độ bền va đập Charpy (không khía) 35 kJ/m2 (3) sẽ được ký hiệu như sau:

Một vật liệu polycacbonat (PC) nhiệt dẻo dùng cho mục đích chung (G) có đặc tính cháy đặc biệt (F) và có số độ nhớt 56 cm3/g (55), tốc độ thể tích (MVR 300/1,2) 5,5 cm3/10 min (05), độ bền va đập Charpy (không khía) 35 kJ/m2 (3) và hàm lượng sợi (F) thủy tinh (G) 30% (30) sẽ được mô tả:

4.2. Định danh được chuyển thành yêu cu kỹ thuật

Một vật liệu polycacbonat (PC) nhiệt dẻo dùng cho mục đích đúc đùn (E), với các đặc tính cháy đặc biệt (F) và có số độ nhớt 63 cm3/g (61), tốc độ thể tích (MVR 300/1,2) 4,5 cm3/10 min (05) và độ bền va đập Charpy (không khía) 95 kJ/m2 (9), đồng thời các yêu cầu bổ sung phù hợp trong FAR, phần 25, Amdt.25-72, phụ lục F, phần 1, mục 1.a, phép thử (i) được mô tả:

 

MỤC LỤC

Li nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Hệ thống định danh

3.1. Quy định chung

3.2. Khối dữ liệu 1

3.3. Khối dữ liệu 2

3.4. Khối dữ liệu 3

3.4.1. Quy định chung

3.4.2. Số độ nhớt

3.4.3. Tốc độ thể tích

3.4.4. Độ bền va đập Charpy

3.5. Khối dữ liệu 4

3.6. Khối dữ liệu 5

4. Các ví dụ về định danh

4.1. Định danh

4.2. Định danh được chuyển thành yêu cầu kỹ thuật

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *