Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN11426:2016

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN11426:2016
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11426:2016 (ISO 3848:2016) về Tinh dầu sả Java


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11426:2016

ISO 3848:2016

TINH DẦU SẢ JAVA

Essential oil of citronella, Java type

Lời nói đầu

TCVN 11426:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 3848:2016;

TCVN 11426:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

TINH DU S JAVA

Essential oil of citronella, Java type

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính của tinh dầu sả Java.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8442 (ISO 212) Tinh dầu – Lấy mẫu.

TCVN 8444 (ISO 279) Tinh dầu – Xác định tỷ trọng tương đi ở 20 °C– Phương pháp chun.

TCVN 8445 (ISO 280) Tinh dầu – Xác định chỉ s khúc xạ.

TCVN 8446 (ISO 592) Tinh dầu – Xác định độ quay cực.

TCVN 8449 (ISO 875)Tinh du –Đánh giá khả năng hòa trộn trong etanol.

TCVN 9650 (ISO/TS 210) Tinh du Nguyên tắc chung về bao gói, điều kiện đóng gói và bo quản.

TCVN 9651 (ISO/TS 211) Tinh du – Nguyên tắc chung về ghi nhãn và đóng dấu bao bì.

TCVN 9655 (ISO 11024) (tất cả các phần) Tinh dầu – Hướng dẫn chung về mẫu sắc đồ.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Tinh dầu sả Java (essential oil of citronella, Java type)

Tinh dầu thu được bằng phương pháp chưng cất hơi nước phần thân còn tươi hoặc đã được làm khô một phần của cây sả Java [Cymbopogon winterianus Jowitt].

CHÚ THÍCH: Xem TCVN 9657 (ISO/TR 21092) Tinh du –Mã s đặc trưng, về thông tin đối với chỉ số CAS.

4  Yêu cầu

4.1 Tinh dầu sả Java phải đáp ứng các yêu cầu nêu trong Bảng 1.

Bảng 1 – Các yêu cầu đối với tinh dầu sả Java

Đặc tính

Yêu cầu

Phương pháp thử

Trạng thái

dạng lỏng linh động, trong suốt đôi khi có màu trắng đục nhẹ

Màu sắc

màu vàng nhạt đến màu nâu vàng nhạt

Mùi

mùi ngọt nhẹ, mùi cỏ, mùi hoa hồng, mùi chanh

Tỷ trọng tương đối ở 20 °C,

từ 0,880 đến 0,902

TCVN 8444 (ISO 279)

Chỉ số khúc xạ ở 20 °C

từ 1,466 3 đến 1,477 0

TCVN 8445 (ISO 280)

Độ quay cực ở 20 °C

Trong khoảng từ – 5° đến + 1°

TCVN 8446 (ISO 592)

Khả năng hòa trộn trong etanol 80 % (phần thể tích), ở 20 °C

không cần phải sử dụng quá 2 thể tích etanol 80 % (phần thể tích) với 1 thể tích tinh dầu để thu được dung dịch trong suốt

đôi khi tiếp tục thêm etanol thì dung dịch sẽ có màu trắng đục

TCVN 8449 (ISO 875)

4.2 Dữ liệu sắc ký đồ

Thực hiện phân tích tinh dầu bằng sắc ký khí. Xác định sắc ký đồ theo TCVN 9655 (ISO 11024) (tất cả các phần). Trong sắc ký đồ thu được, các thành phần đặc trưng và đại diện phải được nhận dạng và tỷ lệ của các thành phần này phải như trong Bảng 2. Các thành phần này tạo nên dữ liệu sắc ký đồ của tinh dầu.

Bảng 2 – Dữ liệu sắc ký đồ

Thành phầna

Tối thiểu

%

Tối đa

%

Limonen

2,0

5,0

Citronellal

31,0

40,0

Linalool

0,5

1,5

Isopulegol

0,5

1,7

β-Elemen

0,7

2,5

Citronellyl axetat

2,0

4,0

Germacren-D

1,5

3,0

Geranial

0,3

1,0

Geranyl axetatb

2,5

5,5

δ-Cadinenb

1.5

2,5

Citronellol

8,5

14,0

Geraniol

20,0

25,0

Elemol

1,3

4,8

Eugenol

0,5

1.0

CHÚ THÍCH: Sắc ký đồ chuẩn có thể khác với sắc ký đồ điển hình nêu trong Phụ lục A.

a Các thành phần được liệt kê theo thứ tự độ pha loãng của chúng trên cột phân cực (xem Hình A.2).

b Diện tích, %: Các giá trị dựa trên dữ liệu cột không phân cực (xem Hình A.1).

5  Điểm chớp cháy

Thông tin về điểm chớp cháy được nêu trong Phụ lục B.

6  Lấy mẫu

Việc lấy mẫu phải được tiến hành theo TCVN 8442 (ISO 212).

Thể tích tối thiểu của mẫu thử: 50 ml.

CHÚ THÍCH: Thể tích này đủ cho mỗi phép thử quy định trong tiêu chuẩn này được thực hiện ít nhất một lần.

7  Bao gói, ghi nhãn, đóng nhãn và bảo quản

Theo TCVN 9650 (ISO/TS 210) và TCVN 9651 (ISO/TS 211).

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Sắc ký đồ điển hình của tinh dầu sả Java được phân tích bằng sắc ký khí

Nhận diện pic

Điều kiện tiến hành

1 Limonen

Cột: mao dẫn, silica nóng chảy, chiều dài 60 m, đường kính trong 0,32 mm

2+4 Citronellal + Isopulegol

Độ dày màng: 0,25 µm

3 Linalool

Pha tĩnh: polydimethyl siloxan [DB-1a]

5 β-Elemen

Nhiệt độ lò: nhiệt độ chương trình tăng từ 80 °C đến 220 °C với tốc độ 4 °C/min

6 Citronellyl axetat

Nhiệt độ bơm: 250 °C

7 Germacren-D

Nhiệt độ detector: 280 °C

8 Geranial

Detector: ion hóa ngọn lửa

9 Geranyl axetat

Khí mang: heli

10 δ-Cadinen

Thể tích bơm: 0,15 µl

11 Citronellol

Tốc độ dòng khí mang: 4 ml/min

12 Geraniol

Tỷ lệ chia dòng: 1/40

13 Elemol

a DB-1 là ví dụ về sản phẩm thích hợp có bán sẵn. Thông tin này đưa ra tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn và ISO không ấn định phải sử dụng sản phẩm này.

14 Eugenol

Hình A.1 – Sắc ký đồ điển hình của tinh dầu sả Java thu được trên cột không phân cực

Nhận diện pic

Điều kiện tiến hành

1 Limonen

Cột: mao dẫn, silica nóng chảy, chiều dài 60 m, đường kính trong 0,32 mm

2 Citronellal

Pha tĩnh: polyethylen glycol [DB-WAXa]

3 Linalool

Độ dày màng: 0,25 µm

4 Isopulegol

Nhiệt độ lò: nhiệt độ chương trình tăng từ 80 °C đến 220 °C với tốc độ 4 °C/min

5 β-Elemen

Nhiệt độ bơm: 250 °C

6 Citronellyl axetat

Nhiệt độ detector: 280 °C

7 Germacren-D

Detector: ion hóa ngọn lửa

8 Geranial

Khí mang: heli

9 + 10 Geranyl axetat + δ-Cadinen

Thể tích bơm: 0,15 µl

11 Citronellol

Tốc độ dòng khí mang: 4 ml/min

12 Geraniol

Tỷ lệ chia dòng: 1/40

13 Elemol

a DB-WAX là ví dụ về sản phẩm thích hợp có bán sẵn. Thông tin này đưa ra tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn và ISO không ấn định phải sử dụng sản phẩm này.

14 Eugenol

Hình A.2 – Sắc ký đồ điển hình của tinh dầu s Java thu được trên cột phân cực

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Điểm chớp cháy

B.1 Thông tin chung

Vì lý do an toàn, các công ty vận chuyển, công ty bảo hiểm, người có trách nhiệm đảm bảo an toàn cần có yêu cầu thông tin về điểm chớp cháy của tinh dầu, trong hầu hết các trường hợp sản phẩm dễ cháy.

Nghiên cứu so sánh về các phương pháp phân tích liên quan [xem TCVN 8459 (ISO/TR 11018)] cho thấy rằng khó có thể đưa ra một phương pháp để chuẩn hoá, vì:

– có sự dao động lớn về các thành phần hoá học của tinh dầu;

– thể tích mẫu cần cho phân tích không đáp ứng được vì giá tinh dầu quá cao.

– có nhiều loại thiết bị khác nhau dùng để xác định, người sử dụng không bắt buộc sử dụng một loại cụ thể.

Thông thường, giá trị trung bình của điểm chớp cháy được đưa ra trong các thông tin ở Phụ lục của từng tiêu chuẩn để đáp ứng các yêu cầu của các bên có liên quan.

Cần phải quy định thiết bị sử dụng để thu được giá trị này.

Thông tin chi tiết, xem TCVN 8459 (ISO/TR11018).

B.2 Đim chớp cháy của tinh dầu sả Java

Giá trị trung bình là + 81 °C.

CHÚ THÍCH: Giá trị này thu được bằng thiết bị “GRABNER INSTRUMENTS MINIFLASH-FL.PL”.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 11580 (ISO 3218) Tinh du – Nguyên tắc về tên gọi

[2] TCVN 8459 (ISO/TR 11018) Tinh dầu – Hướng dẫn chung v xác định điểm chớp cháy

[3] TCVN 9657 (ISO/TR 21092) Tinh du – Mã số đặc trưng


Thiết bị có bán sẵn. Thông tin này đưa ra tạo thuận lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn và không ấn định phải sử dụng sản phẩm này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *