Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7148-2:2002

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN7148-2:2002
  • Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 04/12/2002
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghệ- Thực phẩm
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7148-2 : 2002 (ISO 8391-2 : 1986) về Dụng cụ nấu bếp bằng gốm tiếp xúc với thực phẩm – Sự thôi ra của chì và cadimi – Phần 2: Giới hạn cho phép do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7148-2 : 2002

ISO 8391-2 : 1986

DỤNG CỤ NẤU BẾP BẰNG GỐM TIẾP XÚC VỚI THỰC PHẨM – SỰ THÔI RA CỦA CHÌ VÀ CAĐIMI –

PHẦN 2: GIỚI HẠN CHO PHÉP

Ceramic cookware in contact with food – Release of lead and cadmium – Part 2: Permissible limits

Lời nói đầu

TCVN 7148-2 : 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 8391-2 : 1986.

TCVN 7148-2 : 2002 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC166 Đồ dùng bằng gốm, gốm thủy tinh tiếp xúc với thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Lời giới thiệu

0 Giới thiệu

Sự thôi ra của chì và cađimi từ dụng cụ nấu bếp là một vấn đề đòi hỏi phải có các biện pháp kiểm soát hữu hiệu nhằm bảo vệ con người chống các mối nguy có thể cho sức khỏe, xảy ra khi sử dụng các dụng cụ nấu bếp được tráng bằng các men không hợp cách. Điều này đặc biệt liên quan tới các dụng cụ nấu bếp vì trong điều kiện sử dụng thông thường (đốt nóng các thực phẩm có tính axít trong một thời gian dài) sẽ làm thoát ra chì và cađimi hòa tan vào thực phẩm.

Điều cân nhắc thứ hai là, các tiêu chuẩn hiện hành khác nhau về dụng cụ nấu bếp ở các quốc gia khác nhau đã tạo ra hàng rào phi thuế quan đối với thương mại quốc tế. Do đó, cần phải xây dựng những phương pháp thử xác định sự thôi ra của chì và cađimi từ các dụng cụ nấu bếp được quốc tế chấp nhận và xác định các giới hạn cho phép đối với việc thoát ra các kim loại độc hại này.

Một nhóm chuyên gia do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) triệu tập đã họp ở Giơnevơ (cùng với sự tham gia của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO) tháng 11.1997 và đã kiến nghị giới hạn sự thôi ra của các chất độc hại từ dụng cụ nấu bếp bằng gốm đối với phương pháp thử nóng mà họ đề xuất. Hơn nữa, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, phương pháp đề xuất nêu trên cần phải được tiếp tục nghiên cứu để xác định độ lặp lại và độ tái lặp của phương pháp. Phương pháp qui định trong phần này của tiêu chuẩn TCVN (ISO 8391-1 : 1986) dựa trên các khuyến nghị của WHO và các kết quả nghiên cứu hợp tác tiếp sau, trong đó có 14 phòng thử nghiệm ở Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản đã tham gia. (Cùng với sự tăng trưởng của công nghiệp, mọi cố gắng là làm giảm giới hạn thôi ra của chì và cađimi.) (chỉ cho phần 2)

Tiêu chuẩn gồm những phần sau:

Phần 1: Phương pháp thử

Phần 2: Giới hạn cho phép

 

DỤNG CỤ NẤU BẾP BẰNG GỐM TIẾP XÚC VỚI THỰC PHẨM – SỰ THÔI RA CỦA CHÌ VÀ CAĐIMI – PHẦN 2: GIỚI HẠN CHO PHÉP

Ceramic cookware in contact with food – Release of lead and cadmium – Part 2: Permissible limits

1. Phạm vi

Tiêu chuẩn này qui định giới hạn cho phép sự thôi ra của chì và cadimi từ dụng cụ nấu bếp bằng gốm: nhằm mục đích sử dụng có tiếp xúc với thực phẩm.

2. Lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho dụng cụ nấu bếp bằng gốm để đun nóng khi chế biến thực phẩm.

3. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 7148-1 : 2002 (ISO 8391-1 : 1986) Dụng cụ nấu bếp bằng gốm tiếp xúc với thực phẩm – Sự thôi ra của chì và cadimi – Phần 1: Phương pháp thử.

4. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng định nghĩa sau đây.

Dụng cụ nấu bếp bằng gốm (ceramic cookware). Dụng cụ bằng gốm dùng để đun nóng khi chế biến thức ăn, ví dụ như đồ gốm sứ, sành sứ, trừ các dụng cụ bằng thủy tinh, gốm thủy tinh và sứ tráng men.

5. Giới hạn cho phép

Giới hạn cho phép sự thôi ra của chì và cadimi từ các dụng cụ riêng lẻ, khi xác định theo phương pháp được qui định trong TCVN 7148-1 : 2002 (ISO 8391-1 : 1986), không được vượt quá các giá trị trong bảng 1.

Bảng 1

Dụng cụ nấu bếp

Chì

Cadimi

5 mg/l

0,5 mg/l

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Proceedings, International Conferece on Ceramic Foodware Safety, New York, NY, Lead industries Association Inc., 1975, pp. 8-17.

[2] Evaluation of Mercury, Lead, Cadmium and Food Additives Amaranth, Diethypyrocarbonate, and Octyl Gallete, WHO Food Additives Series No. 4, Geneva, WHO, 1972, 84 pp.

[3] Joint FAO/WHO Expert Committee on Food Additives, Evaluation of Certain Food Additives anf the Contaminants: Mercury, Lead, Cadmium, WHO Technical Report Series No. 505, Geneva, WHO, 1972, 32 pp.

[4] Ceramic Foodware Safety, sampling, Analysis and Result for Release, WHO/ Food Additives 77.44 (Report of a WHO Meeting, Geneva, 1978-06-08 to 10).

[5] GOULD, J.H., BUTLER, S.W., BOYER, K.W and STEELE, E.A. (US Foodand Drug Administration). Hot leaching of ceramic and enameled ware: A collaborative stady, J. Assoc. off. Anal. Chem. 66 (3) 1983: 000-000.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *