Tiêu chuẩn XDVN TCXDVN349:2005

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
  • Số hiệu: TCXDVN349:2005
  • Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựng
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 25/08/2005
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Xây dựng
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 349:2005 về cát nghiền cho bê tông và vữa do Bộ Xây dựng ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9205:2012 về Cát nghiền cho bê tông và vữa .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 349:2005 về cát nghiền cho bê tông và vữa do Bộ Xây dựng ban hành


TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXDVN 349 : 2005

CÁT NGHIỀN CHO BÊ TÔNG VÀ VỮA

Manufactured sand for concrete and mortar

LỜI NÓI ĐẦU

TCXDVN 349: 2005 “Cát nghiền cho bê tông và vữa” được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số: 30/2005/QĐ-BXD ngày 25 tháng 8 năm 2005.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho cát nghiền được sản xuất bằng cách nghiền các loại đá tự nhiên có cấu trúc đặc chắc đến các cỡ hạt đạt yêu cầu dùng chế tạo bê tông và vữa.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 1772-1: 2005, Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phần 1: Phương pháp lấy mẫu.

TCVN 1772-2: 2005, Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phần 2: Phương pháp xác định thành phần hạt.

TCVN 344: 1986, Cát xây dựng – Phương pháp xác định hàm lượng sét.

TCXD 238: 1999, Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp hóa học xác định khả năng phản ứng kiềm – silic.

TCXD 246 : 2000, Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thanh vữa xác định khả năng phản ứng kiềm – silic.

TCXD 262 : 2001, Bê tông nặng – Phương pháp xác định hàm lượng clorua trong cốt liệu và trong bê tông.

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1. Theo giá trị môđun độ lớn, cát nghiền được phân thành cát thông thường và cát mịn:

– Cát thông thường có môđun độ lớn trong khoảng từ 2,0 đến 3,3.

– Cát mịn có môđun độ lớn trong khoảng từ 0,7 đến 2,0.

3.2. Thành phần hạt của cát nghiền biểu thị qua lượng sót tích lũy trên sàng được quy định trong bảng 1.

Bảng 1 – Thành phần hạt của cát nghiền

Kích thước lỗ sàng

(mm)

Lượng sót tích lũy trên sàng, %, theo khối lượng

Cát thông thường

Cát mịn

2,5

Từ 0 đến 25

0

1,25

Từ 15 đến 50

Từ 0 đến 15

0,63

Từ 35 đến 70

Từ 5 đến 35

0,315

Từ 65 đến 90

Từ 10 đến 65

0,14

Từ 80 đến 95

Từ 65 đến 85

Chú thích: Lượng sót riêng trên mỗi sàng không được lớn hơn 45%.

3.3. Cát thông thường được sử dụng chế tạo bê tông và vữa. Cát mịn chỉ sử dụng chế tạo vữa.

3.4. Hàm lượng hạt trên sàng 5mm đối với cát nghiền dùng chế tạo vữa, phần trăm theo khối lượng, không lớn hơn 5%.

3.5. Hàm lượng hạt qua sàng 0,14mm, phần trăm theo khối lượng, được quy định như sau:

– Đối với cát thông thường: 5 – 20%.

– Đối với cát mịn: 15 – 35%.

Chú thích: Đối với các kết cấu bê tông chịu mài mòn và chịu va đập, hàm lượng hạt qua sàng 0,14mm không được lớn hơn 15%.

3.6. Hàm lượng hạt qua sàng 0,075mm, phần trăm theo khối lượng, không lớn hơn:

– Đối với cát thông thường: 16%.

– Đối với cát mịn: 25%.

Chú thích: Đối với các kết cấu bê tông chịu mài mòn và chịu va đập, hàm lượng hạt qua sàng 0,075mm không được lớn hơn 9%.

3.7. Tuỳ thuộc vào yêu cầu cụ thể, có thể sử dụng cát nghiền có hàm lượng hạt qua sàng 0,14mm và 0,075mm khác với các quy định trên nếu kết quả thí nghiệm cho thấy không ảnh hưởng đến chất lượng bê tông và vữa.

3.8. Hàm lượng hạt sét không lớn hơn 2%.

3.9. Hàm lượng clorua tính theo ion Cl- trong cát nghiền quy định trong bảng 2.

Bảng 2 – Hàm lượng ion Cl trong cát nghiền

Loại bê tông và vữa

Hàm lượng ion Cl- tan trong axít, %,

theo khối lượng, không lớn hơn

Bê tông dùng trong các kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước

0,01

Bê tông dùng trong các kết cấu bê tông, bê tông cốt thép và vữa thông thường

0,05

Chú thích: Cát nghiền có hàm lượng ion Cl- lớn hơn giá trị quy định ở bảng 2 có thể được sử dụng nếu tổng hàm lượng ion Cl‑ trong 1 m3 bê tông từ tất cả các nguồn vật liệu chế tạo không vượt quá 0,6 kg.

3.10. Khả năng phản ứng kiềm – silic của cát nghiền khi kiểm tra theo TCXD 238:1999 phải nằm trong vùng cốt liệu vô hại. Khi khả năng phản ứng kiềm – silic của cát nghiền kiểm tra nằm trong vùng có hại thì cần thí nghiệm kiểm tra bổ xung trên thanh vữa theo TCXD 246: 2000.

4. Phương pháp thử

4.1. Lấy mẫu thử theo TCVN 1772-1: 2005.

4.2. Xác định thành phần hạt theo TCVN 1772-2: 2005.

4.3. Xác định hàm lượng hạt sét theo TCVN 344: 1986. Lưu ý, khi tiến hành lấy 100ml nước đục ở độ sâu 100mm và 100ml nước cất phải định lượng bằng pipét 100ml để đảm bảo độ chính xác.

4.4. Xác định khả năng phản ứng kiềm-silic trong cốt liệu bằng phương pháp hóa học theo TCXD 238: 1999.

4.5. Xác định khả năng phản ứng kiềm-silic trong cốt liệu bằng phương pháp thanh vữa theo TCXD 246: 2000.

4.6. Xác định hàm lượng ion Cl- theo TCXD 262: 2001.

4.7. Xác định hàm lượng hạt nhỏ hơn 0,075mm.

4.7.1. Nguyên tắc

Hàm lượng hạt nhỏ hơn 0,075mm, xác định bằng phương pháp sàng ướt qua sàng 0,075mm, là khối lượng mẫu mất đi sau khi sàng ướt, tính bằng phần trăm khối lượng mẫu ban đầu.

4.7.2. Thiết bị và dụng cụ thử

– Cân kỹ thuật, độ chính xác 0,1g.

– Bộ sàng hai cái, sàng dưới có kích thước lỗ 0,075mm, sàng trên có kích thước lỗ 1,25mm.

– Thùng đựng mẫu có kích thước đủ để chứa mẫu và nước, cho phép khi khuấy không làm mất mẫu và nước.

– Khay đựng mẫu bằng kim loại.

– Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh và ổn định nhiệt độ ở 110 ± 50C.

4.7.3. Tiến hành thử

Mẫu thử được lấy theo TCVN 1772-1: 2005. Sấy khô mẫu đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 110 ± 50C. Để nguội mẫu đến nhiệt độ phòng thí nghiệm. Sàng loại bỏ cỡ hạt lớn hơn 5mm. Cân lấy khoảng 300 gam mẫu, chính xác đến 0,1g được khối lượng m1.

Cho mẫu thử vào thùng đựng mẫu và đổ nước đủ để phủ kín mẫu. Khuấy mạnh vừa đủ để phân tách hoàn toàn các hạt mịn nhỏ hơn 0,075mm khỏi các hạt thô, làm cho các hạt mịn ở dạng lơ lửng. Ngay sau đó gạn đổ nước rửa có chứa các hạt lơ lửng và các chất rắn đã hòa tan vào bộ sàng, sàng có kích thước lỗ 1,25mm nằm ở trên và sàng có kích thước lỗ 0,075mm nằm ở dưới. Đổ cẩn thận để tránh làm mất các hạt thô trong mẫu thử.

Đổ thêm nước vào trong thùng, khuấy mẫu và gạn đổ nước như trước. Lặp lại quá trình này cho đến khi nước rửa trong thì dừng.

Đổ tất cả mẫu đã rửa sạch và các hạt còn lại trên các sàng vào khay sạch. Sấy khô mẫu đã rửa đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 110 ± 50C, cân mẫu chính xác đến 0,1 g được khối lượng m2.

4.7.4. Tính kết quả

Hàm lượng hạt nhỏ hơn 0,075mm (M), tính bằng phần trăm, chính xác đến 0,1%, theo công thức:

M =

(m1 – m2) x100

m1

Trong đó:

m1 là khối lượng mẫu sấy khô trước khi rửa, tính bằng gam.

m2 là khối lượng mẫu sấy khô sau khi rửa, tính bằng gam.

Kết quả thử hàm lượng hạt nhỏ hơn 0,075mm tính bằng trung bình cộng của hai lần thử song song. Nếu kết quả giữa hai lần thử chênh lệch nhau quá 1%, cần tiến hành thử lần thứ ba và kết quả trung bình được lấy từ hai giá trị gần nhau.

5. Vận chuyển và bảo quản

5.1. Khi giao nhận cát nghiền, cơ sở sản xuất hoặc cung ứng phải gửi kèm giấy chứng nhận chất lượng của mỗi lô sản phẩm cho khách hàng, trong đó ghi rõ:

– Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất;

– Loại đá gốc tự nhiên dùng sản xuất cát nghiền;

– Số lô và khối lượng;

– Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật của cát nghiền.

5.2. Vận chuyển cát nghiền bằng ôtô hoặc bằng các phương tiện khác. Cát nghiền có thể được bảo quản ở kho hoặc sân bãi. Khi vận chuyển và bảo quản tránh làm bẩn và lẫn các tạp chất.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Rich Text Editor, comment