Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN8-24:2002

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN8-24:2002
  • Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 31/12/2002
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Xây dựng
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8-24:2002 (ISO 128-24 : 1999) về Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn – Phần 24: Nét vẽ trên bản vẽ cơ khí


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 8-24 : 2002

ISO 128-24 : 1999

BẢN VẼ KỸ THUẬT – NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ BIỂU DIỄN – PHẦN 24: NÉT VẼ TRÊN BẢN VẼ CƠ KHÍ

Technical drawings – General principles of presentation – Part 24: Lines on mechanical engineering drawings

Lời nói đầu

TCVN 8-24:2002 hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn ISO 128-24:1999

TCVN 8-24:2002 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC10 Bản vẽ kỹ thuật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

BẢN VẼ KỸ THUẬT – NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ BIỂU DIỄN – PHẦN 24: NÉT VẼ TRÊN BẢN VẼ CƠ KHÍ

Technical drawings – General principles of presentation – Part 24: Lines on mechanical engineering drawings

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định quy tắc chung và quy ước cơ bản cho các loại nét vẽ trên bản vẽ cơ khí.

2. Tài liệu trích dẫn

TCVN 8-20:2002 (ISO 128-20:1996) Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn – Phần 20: Các quy ước cơ bản đối với các nét vẽ.

TCVN 8-22:2002 (ISO 128-22:1996) Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn – Phần 22: Các quy ước cơ bản và áp dụng đối với đường dẫn và đường chú dẫn.

ISO 128-30: Technical drawings – General principles of presentation – Part 30: Basic conventions for lines (Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn – Phần 30: Quy ước cơ bản về hình chiếu).

ISO 128-40: Technical drawings – General principles of presentation – Part 40: Basic conventions for cuts and sections (Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn – Phần 40: Quy ước cơ bản về mặt cắt và hình cắt).

ISO 128-50: Technical drawings – General principles of presentation – Part 50: Basic conventions for representing areas on cuts and sections (Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn – Phần 50: Quy ước cơ bản về các khu vực biểu diễn trên mặt cắt và hình cắt).

ISO 129:1985 Technical drawings – General principles, definitions, methods for execution and speccial indications (Bản vẽ kỹ thuật – Ghi kích thước – Nguyên tắc chung, các định nghĩa, phương pháp thực hiện và các chỉ dẫn đặc biệt).

ISO 2203:1973 Technical drawings – Conventional representation of gears (Bản vẽ kỹ thuật – Biểu diễn quy ước bánh răng).

ISO 3040:1990 Technical drawings – Dimensioning and tolerancing – Cones (Bản vẽ kỹ thuật – Ghi kích thước và ghi dung sai – Phần tử côn).

ISO 5261:1995 Technical drawings – Simplified representation of bars and profile sections (Bản vẽ kỹ thuật – Biểu diễn đơn giản hóa các thanh và mặt cắt ngang)

ISO 6410-1:1993 Technical drawings – Screw threads and threaded parts – Part 1: General conventions (Bản vẽ kỹ thuật – Ren và các chi tiết có ren – Phần 1: Các quy ước chung).

ISO 6428:1982 Technical drawings – Requirement for microcopying (Bản vẽ kỹ thuật – Các yêu cầu đối với việc microcopy).

ISO 10135:1994 Technical drawings – Simplified representation of moulded, cast and forget parts (Bản vẽ kỹ thuật – Biểu diễn đơn giản hóa các chi tiết đúc và rèn).

ISO 10578:1992 Technical drawings – Tolerancing of orientation and location – Projected tolerance zone (Bản vẽ kỹ thuật – Ghi dung sai hướng và vị trí – Miền dung sai chiếu).

3. Nguyên tắc chung

Các loại nét vẽ cơ bản, tên gọi và các kích thước cũng như các quy tắc chung để vẽ các loại nét được quy định trong TCVN 8-20:2002

Các yêu cầu đối với việc microcopy được quy định trong ISO 6428.

4. Các loại nét vẽ và áp dụng của chúng

Phần thứ nhất của số hiệu nét vẽ trong bảng 1 là số hiệu của loại nét cơ bản phù hợp với TCVN 8-20:2002.

Bảng 1 – Các loại nét và áp dụng

Nét vẽ

Áp dụng

Trích dẫn theo tiêu chuẩn

Số hiệu

Tên gọi và biểu diễn

01.1

Nét liền mảnh

.1 Giao tuyến tưởng tượng

.2 Đường kích thước

ISO 129

.3 Đường gióng

ISO 129

.4 Đường dẫn và đường chú dẫn

TCVN 128-22

.5 Đường gạch – gạch mặt cắt

ISO 128-50

.6 Đường bao của mặt cắt chập

ISO 128-40

.7 Đường tâm ngắn

.8 Đường chân ren

ISO 6410-1

.9 Chỉ dẫn gốc và đầu của đường kích thước

ISO 129

.10 Đường chéo để chỉ phần mặt phẳng

.11 Đường uốn trên phôi và chi tiết gia công

.12 Đường khung bao phần hình trích

.13 Đường để chỉ các phần tử lặp lại

.14 Đường chuyển tiếp sang mặt côn

ISO 3040

.15 Vị trí của vật liệu nhiều lớp

.16 Đường thẳng chiếu

.17 Đường lưới

Nét lượn sóng

.18 Ưu tiên vẽ bằng tay để biểu diễn giới hạn của hình chiếu riêng phần, hoặc chỗ cắt lìa, mặt cắt hoặc hình cắt, nếu giới hạn này không phải là đường trục đối xứng hoặc đường tâm a)

Nét dích dắc

.19 Biểu diễn giới hạn của hình chiếu riêng phần, hoặc chỗ cắt lìa, mặt cắt hoặc hình cắt, nếu giới hạn này không phải là đường trục đối xứng hoặc đường tâm a)

01.2

Nét liền đậm

.1 Cạnh thấy

ISO 128-30

.2 Đường bao thấy

ISO 128-30

.3 Đường đỉnh ren

ISO 6410-1

.4 Đường giới hạn chiều dài đoạn ren đầy

ISO 6410-1

.5 Đường biểu diễn chính trên các sơ đồ, bản đồ, lưu đồ

.6 Đường hệ thống (khung, dàn trong kết cấu thép)

ISO 5261

.7 Đường biểu diễn mặt phân khuôn trên hình chiếu

ISO 10135

.8 Thân mũi tên ở hình cắt và mặt cắt

ISO 128-40

02.1

Nét đứt mảnh

.1 Cạnh khuất

ISO 128-30

.2 Đường bao khuất

ISO 128-30

02.2

Nét đứt đậm

.1 Khu vực cho phép cần xử lý bề mặt, ví dụ xử lý nhiệt

04.1

Nét gạch dài – chấm – mảnh

.1 Đường tâm

.2 Đường trục đối xứng

.3 Vòng tròn chia của bánh răng

ISO 2203

.4 Vòng tròn đi qua tâm các lỗ phân bố đều

04.2

Nét gạch dài – chấm – đậm

.1 Chỉ khu vực cần xử lý bề mặt, ví dụ xử lý nhiệt

.2 Vị trí của mặt phẳng cắt

ISO 128-40

05.1

Nét gạch dài hai chấm mảnh

.1 Đường bao của chi tiết liền kề

.2 Vị trí tới hạn của các chi tiết chuyển động

.3 Đường trọng tâm

.4 Đường bao ban đầu trước khi tạo hình

.5 Các chi tiết đặt phía trước mặt phẳng cắt

.6 Đường bao của phạm vi hoạt động

.7 Đường bao của phần gia công tinh bên trong phôi

ISO 1035

.8 Khung của vùng khu vực ghi đặc tính kỹ thuật

.9 Miền dung sai chiếu

ISO 10578

a) Chỉ nên dùng một loại nét vẽ trên một bản vẽ

Các ví dụ áp dụng đã nêu ở phụ lục A.

5. Chiều rộng nét và các nhóm nét

Trên bản vẽ cơ khí thường dùng hai loại chiều rộng nét. Tỷ số giữa các chiều rộng nên là 1:2. Các nhóm nét được quy định như trong bảng 2.

Bảng 2 – Các nhóm nét

Kích thước tính bằng milimét

Nhóm nét

Chiều rộng nét ứng với số hiệu

01.2 – 02.2 – 04.2

01.1 – 02.1 – 04.1 – 05.1

0,25

0,25

0,13

0,35

0,35

0,18

0,5a

0,5

0,25

0,7a

0,7

0,35

1

1

0,5

1,4

1,4

0,7

2

2

1

a Nhóm nét ưu tiên

Chiều rộng nét và nhóm nét nên chọn theo loại, kích thước và tỷ lệ của bản vẽ và chọn theo các yêu cầu đối với việc microcopy và/hoặc đối với các phương pháp nhân bản khác.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Ví dụ sử dụng

Bảng A.1 đưa ra các ví dụ sử dụng các loại nét khác nhau ứng với số hiệu trích dẫn đã cho trong bảng 1. Các hình vẽ được biểu diễn ở góc chiếu thứ nhất. Cần hiểu rằng cũng có thể sử dụng góc chiếu thứ ba.

Bảng A.1 – Ví dụ sử dụng

01.1

Nét liền mảnh

01.1.1

Giao tuyến tưởng tượng

01.1.2

Đường kích thước

01.1.3

Đường gióng

01.1.4

Đường dẫn và đường chú dẫn

01.1.5

Đường gạch – gạch mặt cắt

01.1.6

Đường bao của mặt cắt chập

01.1.7

Đường tâm ngắn

01.1.8

Đường chân ren

01.1.9

Gốc và đầu của đường kích thước

01.1.10

Đường chéo để chỉ phần mặt phẳng

01.1.11

Đường uốn trên phôi và chi tiết gia công

01.1.12

Đường khung bao phần hình trích

01.1.13

Đường để chỉ các phần tử lặp lại, ví dụ đường kính chân răng

01.1.14

Đường chuyển tiếp sang mặt côn

01.1.15

Vị trí của vật liệu nhiều lớp, ví dụ các tấm thép của biến thế

01.1.16

Đường thẳng chiếu

01.1.17

Đường lưới

01.1.18

Nét lượn sóng

01.1.19

Nét dích dắc

01.2

Nét liền đậm

01.2.1

Cạnh thấy

01.2.2

Đường bao thấy

01.2.3

Đường đỉnh ren

01.2.4

Giới hạn chiều dài của đoạn ren đầy

01.2.5

Đường biểu diễn chính trên các sơ đồ, bản đồ, lưu đồ

01.2.6

Đường hệ thống (khung, dàn trong kết cấu thép)

01.2.7

Đường biểu diễn mặt phân khuôn trên hình chiếu

01.2.8

Thân mũi tên ở hình cắt và mặt cắt

02.1

Nét đứt – mảnh

02.1.1

Cạnh khuất

02.1.2

Đường bao khuất

02.2

Nét đứt – đậm

02.2.1

Chỉ dẫn xử lý bề mặt cho phép, ví dụ xử lý nhiệt

04.1

Nét gạch dài – chấm – mảnh

04.1.1

Đường tâm

04.1.2

Đường trục đối xứng

04.1.3

Vòng tròn chia của bánh răng

04.1.4

Vòng tròn đi qua tâm các lỗ phân bố đều

04.2

Nét gạch dài – chấm – đậm

04.2.1

Chỉ khu vực giới hạn (xử lý nhiệt, khu vực đo)

04.2.2

Vị trí của mặt phẳng cắt

05.1

Nét gạch dài – hai chấm – mảnh

05.1.1

Đường bao của các chi tiết lân cận

05.1.2

Vị trí tới hạn của chi tiết chuyển động

05.1.3

Đường trọng tâm

05.1.4

Đường bao ban đầu trước khi tạo hình

05.1.5

Các chi tiết đặt phía trước mặt phẳng cắt

05.1.6

Đường bao của phạm vi hoạt động

05.1.7

Đường bao của phần gia công tinh bên trong phôi

05.1.8

Khung của vùng/khu vực ghi đặc tính kỹ thuật

05.1.9

Miền dung sai chiếu

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *