Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 14TCN 70:2002 về đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng cho Bê tông thuỷ công – yêu cầu kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
TIÊU CHUẨN NGÀNH
14TCN 70:2002
ĐÁ DĂM, SỎI VÀ SỎI DĂM DÙNG CHO
BÊ TÔNG THỦY CÔNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Crushed Stone, Gravel, Crushed Gravel – Technical Requirements
1. Qui định chung
1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho đá dăm sỏi và dăm đập từ cuội (sỏi dăm) đặc chắc làm cốt liệulớn cho bê tông thủy công.
1.2. Các tiêu chuẩn Việt Nam TCVN được trích dẫn ở đây là tiêu chuẩn hiện hành, khi có tiêu chuẩn mới thay thế, thì áp dụng tiêu chuẩn mới.
2. Yêu cầu chung
2.1. Sỏi dăm phải chứa các hạt đập vỡ với số lượng không nhỏ hơn 80% theo khối lượng.
Ghi chú: Hạt đập vỡ là hạt, mà diện tích mặt vỡ của nó lớn hơn 1/2 diện tích bề mặt của hạt vỡ đó.
2.2. Tuỳ theo độ lớn của hạt, đá dăm, sỏi, sỏi dăm được phân ra các cỡ hạt sau:
từ 5 đến 10mm; lớn hơn 10 đến 20mm; lớn hơn 20 đến 40mm; |
lớn hơn 40 đến 70mm; lớn hơn 70mm |
Theo sự thoả thuận giữa các bên, cho phép cung cấp đá dăm, sỏi và sỏi dăm ở dạng hỗn hợp 2 hoặc hơn 2 cỡ hạt liên tiếp nhau.
2.3. Cốt liệu lớn phải có đường biểu diễn thành phần hạt nằm trong vùng gạch chéo của biểu đồ hình 2.1.
Ghi chú : Đối với cỡ hạt 5 – 10mm, cho phép chứa hạt có kích thước dưới 5mm tới 15%.
0 |
Hình 2.1. Biều đồ thành phần hạt của đá dăm, sỏi và sỏi dăm
|
||
10 | |||
20 | |||
30 | |||
40 | |||
50 | |||
60 | |||
70 | |||
80 | |||
90 | |||
100 |
2.4. Tỉ lệ phối hợp các cỡ hạt được xác định bằng thí nghiệm để đạt khối lượng thể tích lớn nhất của hỗn hợp.
2.5. Hàm lượng hạt thoi, dẹt trong đá dăm, sỏi và sỏi dăm không vượt quá 35% theo khối lượng.
Ghi chú: Hạt thoi, dẹt là hạt có chiều rộng hoặc chiều dày nhỏ hơn hoặc bằng 1/3 chiều dài.
2.6. Hàm lượng hạt mềm yếu và phong hoá trong đá dăm, sỏi và sỏi dăm không được lớn hơn 10% theo khối lượng.
Ghi chú : Hạt mềm yếu là các hạt đá dăm được nghiền từ đá trầm tích hay tuýp phún xuất có cường độ nén ở trạng thái bão hoà nước nhỏ hơn 200 daN/cm2. Đá phong hoá là hạt đá dăm của đá gốc phún xuất có cường độ nén ở trạng thái bão hoà nước nhỏ hơn 800 daN/cm2 hoặc các hạt đá dăm của đá gốc biến chất có cường độ nén ở trạng thái bão hoà nước nhỏ hơn 400 daN/cm2.
2.7. Hàm lượng tạp chất trong đá dăm, sỏi, và sỏi dăm tuỳ thuộc vào điều kiện làm việc của bê tông thủy công và không được vượt quá các qui định trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Hàm lượng tạp chất quy định trong đá dăm, sỏi, sỏi dăm.
Hàm lượng tạp chất |
Bê tông ở vùng mực nước thay đổi và bê tông ở trên vùng mực nước thay đổi |
Bê tông ở dưới nước thường xuyên và bê tông ở bên trong công trình |
Hàm lượng bùn, bụi, sét, % theo khối lượng, không lớn hơn |
1 |
2 |
Tạp chất hữu cơ |
Không thẫm hơn mầu chuẩn khi thí nghiệm so mầu |
|
Hợp chất sunfat và sunfit (tính đổi ra SO3), % khối lượng, không lớn hơn |
0,5 |
0,5 |
Hàm lượng silic vô định hình, mmol/1000ml NaOH, không lớn hơn |
50 |
50 |
Ghi chú:
a. Không cho phép có những cục đất sét, gỗ mục, lá cây, rác rưởi và lớp màng đất sét bao ngoài hạt đá dăm, sỏi, sỏi dăm.
b. Đối với các kết cấu mỏng và kết cấu ứng suất trước, hàm lượng bùn, bụi, sét không được lớn hơn 0,5% theo khối lượng.
2.8. Độ bền cơ học của đá dăm, sỏi và sỏi dăm được xác định theo độ nén dập trong xilanh. Độ bền cơ học của đá dăm còn được xác định theo độ bền của đá gốc.
2.9. Mác của đá dăm từ đá thiên nhiên được qui định theo độ nén dập trong xi lanh như trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Mác đá dăm từ đá thiên nhiên theo độ nén dập trong xi lanh.
Mác của đá dăm , N/mm2 (MPa) |
Độ nén dập ở trạng thái bão hoà nước, % |
||
Đá trầm tích |
Đá phún xuất, đá xâm nhập và đá biến chất |
Đá phún xuất, phún trào |
|
140 120 100 80 60 40 30 20 |
– đến 11 lớn hơn 11 đến 13 13 – 15 15 – 20 20 – 28 28 – 38 38 – 54 |
đến 12 lớn hơn 12 đến 16 16 – 20 20 – 25 25 – 34 – – – |
đến 9 lớn hơn 9 đến 11 11 – 13 13 – 15 15 – 20 – – – |
2.10. Mác của sỏi và sỏi dăm theo cường độ nén dập trong xi lanh phải cao hơn mác bê tông như sau:
Không dưới 1,5 lần đối với bê tông mác dưới 30;
Không dưới 2 lần đối với bê tông mác 30 và lớn hơn;
Đá dăm từ đá phún xuất trong mọi trường hợp phải có mác không nhỏ hơn 80; đá dăm từ đá biến chất phải có mác không nhỏ hơn 60, đá dăm từ đá trầm tích phải có mác không nhỏ hơn 30.
Mác của sỏi và sỏi dăm theo cường độ nén dập trong xi lanh dùng cho bê tông thủy công có mác khác nhau cần phải phù hợp với yêu cầu nêu trong bảng 2.3.
Bảng 2.3. Mác sỏi, sỏi dăm từ đá thiên nhiên theo độ nén dập trong xi lanh.
Mác bê tông |
Độ nén dập ở trạng tháibão hoà nước trong xi lanh không lớn hơn, % |
|
Sỏi |
Sỏi dăm |
|
40 và cao hơn 30 20 và thấp hơn |
8 12 16 |
10 14 18 |
Cường độ nén ở trạng thái bão hoà nước của đá phún xuất dùng làm đá dăm cho bê tông ở khu vực mực nước thay đổi không được nhỏ hơn 100 N/mm2 và độ hút nước của đá dăm không lớn hơn 0,5%.
Cường độ nén ở trạng thái bão hoà nước của các loại đá trầm tích dùng làm đá dăm cho bê tông ở khu vực mực nước thay đổi không được nhỏ hơn 80 N/mm2 và độ hút nước của đá dăm không lớn hơn 1%.
2.11. Khi dùng cốt liệu để chế tạo bê tông cho các bộ phận công trình chịu kéo, phải thí nghiệm kéo khi uốn mẫu bê tông được chế tạo bằng cốt liệu đá dự định dùng.
3. Qui tắc nghiệm thu
3.1. Trước khi xuất xưởng đá dăm, sỏi, sỏi dăm phải được bộ phận kiểm tra chất lượng của cơ sở sản xuất nghiệm thu về chất lượng theo lô. Số lượng mỗi lô là 300 tấn (hoặc 200m3) cho đá dăm, sỏi và sỏi dăm của một cỡ hạt hoặc hỗn hợp vài cỡ hạt có cùng cấp chất lượng. Nếu số lượng nhỏ hơn 300 tấn (hoặc 200m3) cũng được xem là một lô.
3.2. Từ mỗi lô nghiệm thu sẽ tiến hành lấy mẫu trung bình theo tiêu chuẩn TCVN 1772 – 1987 để kiểm tra các chỉ tiêu: thành phần hạt, hàm lượng hạt thoi dẹt, hàm lượng hạt mềm yếu phong hoá, hàm lượng bùn, bụi, sét, v.v…
3.3. Điều kiện chấp nhận lô là kết quả kiểm tra phù hợp với mức chất lượng nêu trong các chỉ tiêu kiểm tra qui định ở Điều 3.2 hoặc đảm bảo yêu cầu của hợp đồng với khách hàng.
Những lô bị loại phải được tiến hành xử lý và nghiệm thu lại.
4. Phương pháp thử
Các phương pháp thử đá dăm, sỏi và sỏi dăm được qui định trong tiêu chuẩn
14TCN 71- 2001./.