Kế hoạch 4134/KH-UBND

  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Số hiệu: 4134/KH-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Người ký: Lê Ngọc Tuấn
  • Ngày ban hành: 24/11/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Bộ máy hành chính
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Kế hoạch 4134/KH-UBND 2023 hướng dẫn đăng ký 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông Kon Tum


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 4134/KH-UBND

Kon Tum, ngày 24 tháng 11 năm 2023

KẾ HOẠCH

TUYÊN TRUYỀN, HƯỚNG DẪN NGƯỜI DÂN ĐĂNG KÝ, THỰC HIỆN 02 NHÓM THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN THÔNG “ĐĂNG KÝ KHAI SINH-ĐĂNG KÝ THƯỜNG TRÚ-CẤP THẺ BẢO HIỂM Y TẾ CHO TRẺ DƯỚI 06 TUỔI” VÀ “ĐĂNG KÝ KHAI TỬ-XÓA ĐĂNG KÝ THƯỜNG TRÚ-TRỢ CẤP MAI TÁNG, HỖ TRỢ CHI PHÍ MAI TÁNG” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (viết tắt là Đề án 06); Nghị quyết số 144/NQ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023, Công văn số 7323/VPCP-KSTT ngày 23 tháng 9 năm 2023 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn công dân đăng ký, thực hiện 02 nhóm thủ tục hành chính (TTHC) liên thông “Đăng ký khai sinh – Đăng ký thường trú – Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 06 tuổi” “Đăng ký khai tử – Xóa đăng ký thường trú – Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng” trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

– Nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, lợi ích của hệ thống phần mềm dịch vụ công liên thông 02 nhóm TTHC: Đăng ký khai sinh – Đăng ký thường trú – Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 06 tuổi và Đăng ký khai tử – Xóa đăng ký thường trú – Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng gắn với việc tổ chức triển khai hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06 tại địa phương.

– Nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến, các tiện ích khác trên Cổng dịch vụ công, mang lại lợi ích cho người dân như giảm thời gian, chi phí đi lại và chỉ cần thực hiện 1 lần có thể giải quyết được 3 TTHC kèm theo. Đồng thời, giúp cơ quan nhà nước nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng phục vụ, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT như giảm chi phí sao in hồ sơ, kết quả giải quyết, thời gian luân chuyển hồ sơ; khắc phục tình trạng sai lệch thông tin, làm giả hồ sơ, đơn giản hóa TTHC…

– Tăng lượng giao dịch về dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến và sử dụng các tiện ích khác trên Cổng dịch vụ công.

– Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ban, ngành, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giải quyết TTHC; đẩy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường điện tử, xây dựng Chính quyền điện tử, cải thiện chất lượng dịch vụ công, giảm tiêu cực, phiền hà, thời gian, chi phí của người dân góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

– Tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội trong triển khai và giám sát quá trình thực hiện TTHC trên môi trường điện tử của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

2. Yêu cầu:

– Hình thức tuyên truyền đa dạng, phù hợp với tính chất, đặc điểm, nhiệm vụ của từng nhóm đối tượng và địa bàn dân cư, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tuyên truyền.

– Gắn nhiệm vụ tuyên truyền 02 nhóm TTHC liên thông với trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, cơ quan, tổ chức.

– Nội dung tuyên truyền phản ánh đúng ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến nhằm công khai, minh bạch trong giải quyết TTHC của các cơ quan nhà nước; giúp người dân, thực hiện TTHC nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí, thực hiện TTHC mọi lúc, mọi nơi; góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Nội dung tuyên truyền:

– Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp trong việc triển khai thực hiện 02 nhóm TTHC liên thông.

– Những điển hình tiên tiến, các sáng kiến, cách làm hay trong thực hiện TTHC trên môi trường điện tử.

– Quy trình liên thông điện tử đối với 02 nhóm TTHC liên thông theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ tại Công văn số 2084/VPVP-KSTT ngày 30 tháng 3 năm 2023 gắn với việc tổ chức triển khai hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06 tại địa phương.

– Cách thức nộp hồ sơ 02 nhóm TTHC liên thông và các TTHC khác trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

2. Hình thức tuyên truyền:

a) Tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Tổ chức tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, truyền hình cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Trang Thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương và trên các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo…) về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử, trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh và bộ phận một cửa điện tử các cấp.

b) Công khai quy trình thực hiện TTHC:

– Công khai TTHC, quy trình thực hiện TTHC trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và của các cơ quan, đơn vị, địa phương, Hệ thống thông tin một cửa điện tử các cấp để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tìm hiểu, tra cứu thông tin về TTHC.

– Niêm yết công khai 02 nhóm TTHC; trình chiếu video tuyên truyền, hướng dẫn 02 nhóm TTHC trên hệ thống tivi, màn hình led được bố trí tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy bna nhân dân cấp huyện, cấp xã để người dân dễ dàng tiếp cận thông tin.

c) Tuyên truyền thông qua việc phát hành tài liệu tuyên truyền: Trên cơ sở hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ tại Công văn số 2084/VPCP-KSTT ngày 30 tháng 3 năm 2023, các cơ quan, đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức soạn thảo các tài liệu liên quan triển khai thực hiện 02 nhóm TTHC liên thông (có thể kết hợp nội dung tuyên truyền các TTHC của ngành, địa phương) đến người dân để biết, nắm bắt thông tin.

d) Tuyên truyền thông qua các hội nghị, hội thảo, tập huấn và các buổi sinh hoạt cộng đồng:

– Tuyên truyền về thực hiện các TTHC trên môi trường điện tử; triển khai thực hiện 02 nhóm TTHC liên thông thông qua việc tổ chức các hội nghị, các buổi sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt thôn, tổ dân phố về triển khai Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử.

– Tuyên truyền thông qua đội ngũ báo cáo viên, cán bộ, công chức, viên chức, Tổ công nghệ số cộng đồng thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh, nhất là đội ngũ làm nhiệm vụ tiếp nhận, giải quyết TTHC.

đ) Thông qua việc lồng ghép giới thiệu tại các cơ sở giáo dục có cấp trung học phổ thông trên địa bàn: Tuyên truyền cho học sinh trung học phổ thông lợi ích khi thực hiện, cách thức thực hiện; giới thiệu các TTHC đang và sẽ thực hiện bằng dịch vụ công trực tuyến cũng như 02 nhóm TTHC liên thông; các địa chỉ Internet để truy cập thực hiện, đường dây nóng hỗ trợ công dân khi sử dụng dịch cụ công và cách nhập dữ liệu để học sinh tuyên truyền, hướng dẫn người thân trong gia đình, cộng đồng về việc thực hiện các TTHC qua mạng Internet.

e) Thông qua các ứng dụng mạng xã hội và dịch vụ tin nhắn (SMS): Tuyên truyền, quán triệt trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sử dụng mạng xã hội (Zalo, Facebook…) và các nhóm zalo thôn, tổ dân phố; sử dụng dịch vụ tin nhắn (SMS) để tuyên truyền thực hiện 02 nhóm TTHC liên thông trên môi trường điện tử.

f) Tuyên truyền thông qua hoạt động của các tổ chức Hội, Đoàn thể: Phổ biến quy trình thực hiện liên thông 02 nhóm TTHC trên Cổng dịch vụ công quốc gia, cách thức theo dõi tiến độ hồ sơ, trả kết quả TTHC để các hội viên, đoàn viên nắm được ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích thực hiện 02 nhóm TTHC mang lại.

g) Thông qua hướng dẫn trực tiếp khi người dân nộp hồ sơ giải quyết TTHC: Niêm yết công khai các TTHC liên thông tại khu vực tiếp dân; bố trí máy tính kết nối Internet, máy scan và phân công cán bộ, công chức hỗ trợ, hướng dẫn người dân nộp hồ sơ giải quyết TTHC liên thông khi người dân đến thực hiện TTHC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện, cấp xã.

3. Nhiệm vụ cụ thể:

a. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

– Chỉ đạo, quán triệt, phát huy tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên, hội viên các tổ chức hội, đặc biệt là các thành viên Tổ Công nghệ số cộng đồng và Tổ Công tác triển khai Đề án 06 các cấp đăng ký sử dụng tài khoản dịch vụ công, ứng dụng định danh điện tử – VNeID để đăng nhập Cổng dịch vụ công Quốc gia thực hiện các TTHC trên đảm bảo chính xác, nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm, hiệu quả. Tuyên truyền, vận động người thân, gia đình và nhân dân nơi cư trú biết các lợi ích của dịch vụ công trực tuyến nói chung cũng như 02 nhóm TTHC dịch vụ công liên thông nói riêng..

– Vận dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền, trong đó tập trung vào đối tượng dễ tiếp cận với công nghệ số như: học sinh, giáo viên, cán bộ, công dân làm việc trong lĩnh vực công nghệ, viễn thông, ngân hàng…. để phổ biến tiện ích, lợi ích của việc thực hiện TTHC qua Cổng dịch công so với TTHC truyền thống; kết hợp công tác tuyên truyền, đăng tin, bài viết trên các trang mạng, thành lập các group trên Zalo, Facebook… để chia sẻ kinh nghiệm, lan tỏa nội dung, định hướng tuyên truyền; tập trung tại trụ sở các cơ quan, đơn vị, địa điểm công cộng, khu công nghiệp nơi tập trung đông người.

b) Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Bảo hiểm xã hội tỉnh:

– Căn cứ vào tài liệu, hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương về thực hiện quy trình liên thông điện tử đối với 02 nhóm TTHC liên thông, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, chọn lọc các nội dung chính, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ truyền tải để tổ chức tuyên truyền đảm bảo hiệu quả theo lĩnh vực mình quản lý.

– Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tiếp nhận, giải quyết các TTHC và TTHC liên thông; kịp thời phối hợp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

c) Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí tại địa phương tổ chức truyền thông rộng rãi, đăng tin, bài viết trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh các trang mạng, báo chí chính thống,… tập trung vào hướng dẫn người dân quy trình, thủ tục đăng ký tài khoản dịch vụ công và tài khoản định danh điện tử mức độ 1 và 2;

d) Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và Báo Kon Tum phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng tin, bài, phóng sự… tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ công liên thông, cách thức thực hiện, nhận kết quả TTHC, kết quả thực hiện dịch vụ công liên thông trên địa bàn tỉnh…

e) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

– Căn cứ tình hình thực tế, xây dựng kế hoạch tuyên truyền phù hợp trên địa bàn, chỉ đạo Tổ Đề án 06 và Tổ Công nghệ số cộng đồng cấp huyện, cấp xã tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn với hình thức, nội dung, đối tượng tuyên truyền đảm bảo hiệu quả.

– Chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan trên địa bàn khảo sát từng dịch vụ công nhằm phát hiện các khó khăn, vướng mắc để có giải pháp, đề xuất cấp trên phối hợp nâng cao tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến, tập trung các TTHC có số lượng hồ sơ thấp.

– Bố trí cán bộ, công chức, nhân viên đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn trực tiếp dân, hướng dẫn thực hiện 02 nhóm TTHC liên thông, các TTHC khác trên Cổng dịch vụ công; mỗi thành viên Tổ Đề án 06 và Tổ Công nghệ số cộng đồng là một tuyên truyền viên trong triển khai thực hiện.

– Sắp xếp, bố trí máy tính kết nối internet tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện, cấp xã để người dân tiếp cận, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ vào các nội dung Kế hoạch này các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao; báo cáo kết quả tuyên truyền 02 nhóm TTHC liên thông lồng ghép trong kết quả thực hiện định kỳ hàng tháng Đề án 06 gửi về Tổ công tác triển khai Đề án 06 của tỉnh (qua Công an tỉnh – Thường trực Tổ Công tác) để theo dõi, tổng hợp. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Tổ Công tác Đề án 06 tỉnh (qua Công an tỉnh) để tổng hợp chung và phối hợp với cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện

2. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ tổng hợp kết quả báo cáo Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn người dân đăng ký, thực hiện 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông “Đăng ký khai sinh – Đăng ký thường trú – Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 06 tuổi” và “Đăng ký khai tử – Xóa đăng ký thường trú – Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng” trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện./.


Nơi nhận:
– Bộ Công an (b/c);
– Văn phòng Chính phủ (b/c);
– Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (biết);
– Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên (p/hợp, t/hiện);
– Công an tỉnh (t/h);
– Các sở, ban ngành thuộc tỉnh (t/h);
– UBND các huyện, thành phố (t/h);
– PCVP UBND tỉnh Nguyễn Đình Cầu;
– Cổng Thông tin điện tử tỉnh (đ/tin);
– Lưu: VT, NCLTD.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

Lê Ngọc Tuấn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *