Kế hoạch 1750/KH-UBND

  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Số hiệu: 1750/KH-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Gia Lai
  • Người ký: Dương Mah Tiệp
  • Ngày ban hành: 07/07/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Tài nguyên - Môi trường
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Kế hoạch 1750/KH-UBND 2023 thực hiện Chương trình tổng thể phòng chống thiên tai quốc gia Gia Lai


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 1750/KH-UBND

Gia Lai, ngày 07
tháng 07 năm 2023

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ PHÒNG, CHỐNG
THIÊN TAI QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Thực hiện Quyết định số
1651/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia (sau đây gọi tắt là
Quyết định số 1651/QĐ-TTg)
, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch
triển khai thực hiện Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia trên
địa bàn tỉnh với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU

1. Mục đích

– Quán triệt và triển khai thực
hiện nghiêm túc, hiệu quả Quyết định số 1651/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm
nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, các tầng lớp Nhân dân về tầm quan
trọng của công tác phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

– Xác định cụ thể các mục tiêu,
nội dung công việc, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để triển khai thực hiện có hiệu
quả Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia trên địa bàn tỉnh Gia
Lai.

– Tăng cường sự phối hợp giữa
các cấp, các ngành; nâng cao năng lực trong công tác chỉ đạo điều hành; phát
huy vai trò của hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và sự
tham gia toàn xã hội trong công tác phòng, chống thiên tai.

2. Yêu cầu

– Nâng cao vai trò, trách nhiệm
người đứng đầu chính quyền các cấp, các sở, ngành trong công tác lãnh đạo, chỉ
đạo triển khai thực hiện Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia
trên địa bàn tỉnh Gia Lai được ban hành theo Quyết định số 1651/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ và Kế hoạch này nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

– Phân công, phối hợp chặt chẽ
giữa các lực lượng, phù hợp với cấp độ rủi ro thiên tai, chủ động phòng, chống
thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu kịp thời, hiệu quả; lồng ghép các hoạt
động phòng, chống thiên tai vào kế hoạch 05 năm và hàng năm của các đơn vị, địa
phương đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong việc triển khai thực hiện các nội
dung phòng, chống thiên tai gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.

– Trên cơ sở kế hoạch này, các
địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch tổ
chức thực hiện sát với tình hình thực tế nhằm xây dựng một xã hội an toàn trước
thiên tai; chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người
và tài sản do thiên tai gây ra; đồng thời khẩn trương khắc phục có hiệu quả các
thiệt hại sau thiên tai.

II. MỤC
TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Mục
tiêu:

a. Mục tiêu chung: Triển
khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh; giảm thiệt hại về tính mạng, tài
sản cho người dân, hướng đến xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên
tai; chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai sau năm 2030 và chủ động
phòng ngừa sau năm 2045.

b. Mục tiêu cụ thể và một số
chỉ tiêu cụ thể:

* Mục tiêu cụ thể:

– Tổ chức thực hiện hiệu quả
các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến công tác phòng, chống
thiên tai; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo và phòng, chống thiên tai; nâng
cao nhận thức, kỹ năng phòng, chống thiên tai của người dân và cộng đồng; tăng
cường khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng; xác định các nhiệm vụ, giải pháp
trọng tâm để chủ động phòng, chống, giảm thiệt hại do thiên tai.

* Một số chỉ tiêu cụ thể đến
năm 2030:

– Phấn đấu đến năm 2030, giảm tối
thiểu 10% thiệt hại về người so với giai đoạn 2010 – 2020, trong đó tập trung
giảm thiệt hại do lũ, lũ quét, sạt lở đất; thiệt hại về kinh tế do thiên tai thấp
hơn giai đoạn 2010-2020 không vượt quá 1,2% GRDP tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh.

– Năng lực của lực lượng tham
mưu hỗ trợ chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được kiện toàn, phấn
đấu 100% cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai cấp tỉnh đáp ứng được yêu cầu
tham mưu, hỗ trợ ra quyết định chỉ đạo phòng, chống thiên tai theo thời gian thực.

– Phấn đấu 100% cơ quan hành
chính các cấp, tổ chức và hộ gia đình vùng ảnh hưởng thường xuyên của thiên tai
được tiếp nhận đầy đủ thông tin, tài liệu về thiên tai và rủi ro thiên tai, hiểu
biết kỹ năng phòng tránh thiên tai; 100% lực lượng làm công tác phòng chống
thiên tai được đào tạo, tập huấn, trang bị đầy đủ kiến thức và trang thiết bị cần
thiết; 100% tổ chức, hộ gia đình đảm bảo các yêu cầu phòng, chống thiên tai
theo phương châm “4 tại chỗ”.

– Tăng cường khả năng chống chịu
của cơ sở hạ tầng trước thiên tai; tập trung khắc phục, xử lý vị trí trọng điểm
xung yếu; hoàn thành sửa chữa, nâng cấp hồ đập thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp.
Người dân sống ở các khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai, vùng có nguy cơ xảy
ra lũ quét, sạt lở đất được đảm bảo an toàn, hạn chế bị rủi ro khi xảy ra thiên
tai; 100% khu vực trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai được theo dõi,
giám sát chủ động.

2. Nhiệm vụ
và giải pháp

a) Tổ chức thực hiện các quy
định pháp luật, cơ chế chính sách và nâng cao năng lực quản lý điều hành phòng
chống thiên tai

– Tổ chức triển khai thực hiện
các quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai theo quy định; rà soát,
xây dựng và ban hành các chính sách về phòng, chống thiên tai thuộc thẩm quyền
của Ủy ban nhân dân tỉnh bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tạo môi trường pháp lý đầy
đủ, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống thiên tai;

– Tiếp tục rà soát, kiện toàn tổ
chức bộ máy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp theo hướng tinh
gọn, chuyên nghiệp, đủ năng lực, quyền hạn, hiệu lực, hiệu quả để chỉ đạo, chỉ
huy điều hành kịp thời công tác phòng, chống thiên tai. Phân công, phân cấp
trách nhiệm, cơ chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan, lực lượng, đảm bảo công
tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai kịp thời, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.

– Xây dựng mô hình điểm về chủ
động phòng, chống thiên tai gắn với xây dựng nông thôn mới; tổng kết hoạt động
của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.

b) Nâng cao nhận thức, kỹ
năng phòng, chống thiên tai

Triển khai thực hiện quyết liệt,
có hiệu quả Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa
vào cộng (Được phê duyệt tại Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm
2021 của Thủ tướng Chính phủ)
; Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao nhận thức
cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030 trên địa
bàn tỉnh Gia Lai (Theo Quyết định số 473/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2021 của
Uỷ ban nhân dân tỉnh)
, trong đó tập trung một số nhiệm vụ sau:

– Tuyên truyền, phổ biến pháp
luật, cơ chế, chính sách về phòng, chống thiên tai và các quy định của cấp có
thẩm quyền liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai.

– Tập huấn, hướng dẫn, chia sẻ
kinh nghiệm về giảm nhẹ rủi ro thiên tai đối với cộng đồng và người dân; đưa kiến
thức phòng chống , thiên tai vào chương trình đào tạo và hoạt động ngoại khóa
trong một số cấp học, bậc học; lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào
các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và năng lực tại cộng đồng, các sự
kiện văn hóa cấp xã, thôn.

– Đào tạo nguồn nhân lực, bố
trí trang thiết bị thiết yếu cho lực lượng tham gia hoạt động thông tin, truyền
thông về phòng, chống thiên tai.

– Tổ chức thường xuyên, liên tục
công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về phòng, chống thiên
tai cho từng nhóm đối tượng, phổ biến kỹ năng ứng phó, bảo đảm an toàn trước
thiên tai cho người dân, đặc biệt là tại khu vực thường xuyên xảy ra lũ, ngập lụt,
sạt lở đất, lũ quét.

– Đầu tư hiện đại hóa, ứng dụng
khoa học, công nghệ số trong công tác thông tin, truyền thông tại các cấp, nhất
là tuyến cơ sở.

– Kiểm tra đánh giá hiện trạng,
xây dựng phương án, kịch bản bảo vệ an toàn các công trình phòng, chống thiên
tai; xác định các khu vực trọng điểm xung yếu, bố trí nguồn lực để xử lý đảm bảo
an toàn, tổ chức tuần tra canh gác, phát hiện, giải quyết kịp thời các sự cố,
hư hỏng có thể xảy ra. Tổ chức huấn luyện, diễn tập các tình huống, phương án xử
lý sự cố v

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *