Nội dung toàn văn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2018/BCT về An toàn bình tự cứu cá nhân sử dụng trong mỏ hầm lò
QCVN 01:2018/BCT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN
BÌNH TỰ CỨU CÁ NHÂN SỬ DỤNG TRONG MỎ HẦM LÒ
National technical regulation on safety
for personal self rescue used in underground mine
LỜI NÓI ĐẦU
QCVN 01:2018/BCT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn bình tự cứu cá nhân sử dụng trong mỏ hầm lò biên soạn, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành theo Thông tư số 50/2018/TT-BCT ngày 05 tháng 12 năm 2018.
MỤC LỤC
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN BÌNH TỰ CỨU CÁ NHÂN SỬ DỤNG TRONG MỎ HẦM LÒ |
|
LỜI NÓI ĐẦU |
|
MỤC LỤC |
|
Phần I |
Quy định chung |
Điều 1 |
Phạm vi điều chỉnh |
Điều 2 |
Đối tượng áp dụng |
Điều 3 |
Giải thích từ ngữ |
Phần II |
Quy định về kỹ thuật |
Điều 4 |
Phân loại bình tự cứu cá nhân |
Điều 5 |
Tài liệu viện dẫn |
Điều 6 |
Yêu cầu chung |
Điều 7 |
Cấu tạo |
Điều 8 |
Khối lượng |
Điều 9 |
Các yêu cầu kỹ thuật |
Điều 10 |
Yêu cầu về chế tạo |
Điều 11 |
Kiểm tra, thử nghiệm |
Điều 12 |
Bảo quản, vận chuyển và sử dụng |
Điều 13 |
Quy định về hạn sử dụng |
Điều 14 |
Quy định về loại bỏ và tiêu hủy |
Phần III |
Quy định về quản lý |
Điều 15 |
Quy định về hợp quy |
Điều 16 |
Quy định về lô thử nghiệm, mẫu thử nghiệm và lưu mẫu |
Điều 17 |
Ghi nhãn |
Điều 18 |
Hồ sơ quản lý |
Phần IV |
Tổ chức thực hiện |
Điều 19 |
Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn |
Điều 20 |
Trách nhiệm của tổ chức cá nhân có liên quan tới bình tự cứu cá nhân sử dụng trong hầm lò |
Điều 21 |
Hiệu lực thi hành |
Phụ lục |
CÁC MẪU BIÊN BẢN VÀ SỔ GHI CHÉP |
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN
BÌNH TỰ CỨU CÁ NHÂN SỬ DỤNG TRONG MỎ HẦM LÒ
National technical regulation on safety
for personal self rescue used in underground Mine
Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy chuẩn này quy định về kỹ thuật an toàn và quản lý đối với các hoạt động liên quan tới bình tự cứu cá nhân sử dụng trong mỏ hầm lò.
2. Quy chuẩn này không áp dụng đối với hoạt động liên quan đến bình tự cứu cá nhân trong khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến bình tự cứu cá nhân sử dụng trong mỏ hầm lò trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Bình tự cứu cá nhân là thiết bị để bảo vệ cơ quan hô hấp của con người trong môi trường không khí có nồng độ khí CO, CH4, CO2 hoặc khói cháy cao, giúp người sử dụng thoát khỏi khu vực hỏa hoạn, sự cố trong mỏ hầm lò đến khu vực an toàn.
2. Bình tự cứu cá nhân dạng hấp thụ là bình tự cứu cá nhân hoạt động trên nguyên lý khí thở hút vào người khi thở được lấy trực tiếp từ môi trường, khi đi qua bình tự cứu khí độc CO được chất hấp thụ giữ lại không cho đi vào phổi người sử dụng.
3. Bình tự cứu cá nhân dạng cách ly là bình tự cứu cá nhân hoạt động trên nguyên lý khí thở ra và hút vào tuần hoàn theo chu trình khép kín, chất hấp thụ trong bình sẽ hấp thụ khí CO2 và hơi nước trong khí thở ra để sinh ra khí O2 cung cấp cho người sử dụng. Khí thở dư được đẩy ra ngoài qua van dư áp.
4. Túi thở là túi dùng để chứa hỗn hợp khí thở trong bình tự cứu cá nhân dạng cách ly.
5. Hệ thống phổi nhân tạo là hệ thống các thiết bị thí nghiệm dùng để kiểm tra, mô phỏng quá trình thở của người theo các thông số được đặt ra.
6. Chế độ định mức là chế độ thử nghiệm của bình tự cứu cá nhân trên hệ thống phổi nhân tạo khi lưu lượng khí lưu thông qua phổi ở mức 35 lít/phút và nhiệt độ môi trường xung quanh 20 ± 5°С.
7. Thời gian bảo vệ định mức Là thời gian làm việc hiệu quả của bình tự cứu bảo vệ người sử dụng, được xác định cho một loại bình tự cứu cá nhân cụ thể tại chế độ định mức.
Phần II
QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
Điều 4. Phân loại bình tự cứu cá nhân
Bình tự cứu cá nhân sử dụng trong mỏ hầm lò được chia thành hai loại:
1. Bình tự cứu cá nhân dạng hấp thụ.
2. Bình tự cứu cá nhân dạng cách ly.
Điều 5. Tài liệu viện dẫn
1. QCVN 01:2011/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò.
2. QCVN 04:2017/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác quặng hầm lò.
3. TCVN 6367-2:2006 (ISO 6931-2:2005) về Thép không gỉ làm lò xo. Phần 2: Băng hẹp.
4. TCVN 2022:1977 về Lò xo xoắn trụ nén và kéo loại I cấp 3 bằng thép mặt cắt tròn. Thông số cơ bản.
5 TCVN 1951-1:2013 (ISO 7619-2:2010) Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo – Xác định độ cứng ấn lõm – Phần 1: Phương pháp sử dụng thiết kế đo độ cứng (độ cứng Shore).
6. TCVN 4509:2013 (ISO 37:2011) Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo. Xác định các tính chất ứng suất giãn dài khi kéo.
7. TCVN 2229:2013 (ISO 00188:2011) Cao su, lưu hóa hoặc nhiệt dẻo. Phép thử già hóa nhanh và độ chịu nhiệt.
8. TCVN 8994:2011 (ISO 11951:1995) về Thép tấm đen cán nguội dạng cuộn dùng cho sản xuất thép tấm mạ thiếc hoặc thép tấm mạ điện crom/crom oxit.
9. TCVN 10038:2013 về Vật liệu dệt – Các đặc điểm của vải dệt.
10. TCVN 2130:2009 về Vật liệu dệt – Vải bông và sản phẩm bông – phương pháp xác định định tính hóa chất còn lại.
11. TCVN 6115-2:2015 (ISO 6520-2:2013) Hàn và các quá trình liên quan. Phân loại khuyết tật hình học ở kim loại. Phần 2: Hàn áp lực.
12. TCVN 7802-1:2007 (ISO 10333-1:2000 Admendment 1:2002) về Hệ thống chống rơi ngã cá nhân, Phần 1: Dây đỡ cả người.
13. TCVN 10356:2014 (ISO 15510:2010) về Thép không gỉ – Thành phần hóa học.
14. EN 13794:2002: Respiratory protective devices – Self-contained closed-circuit breathing apparatus for escape – Requirements, testing, marking (Thiết bị bảo vệ hô hấp – Thiết bị thở dạng mạch kín dùng cho thoát hiểm – Yêu cầu, thử nghiệm và dán nhãn).
Điều 6. Yêu cầu chung
1. Tất cả các loại bình tự cứu cá nhân trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm tra, thử nghiệm để xác định các thông số kỹ thuật.
2. Bình tự cứu cá nhân khi đã bật nắp; hết hạn sử dụng hoặc khi kiểm tra, thử nghiệm không đạt yêu cầu kỹ thuật phải được tiêu hủy.
3. Bình tự cứu cá nhân phải được lập sổ theo dõi kể từ khi đưa vào sử dụng.
4. Môi trường khi sử dụng bình tự cứu cá nhân dạng hấp thụ
Thành phần khí O2, CO và CO2 trong môi trường khi sử dụng để bình tự cứu cá nhân làm việc bình thường phải đảm bảo:
a) Hàm lượng khí O2 không nhỏ hơn 17%;
b) Hàm lượng khí CO không lớn hơn 1%;
c) Hàm lượng khí CO2 không lớn hơn 2%.
5. Về trang bị bình tự cứu cá nhân
a) Người lao động phải được trang bị bình tự cứu cá nhân theo quy định tại Quy chuẩn này khi ở trong hầm lò.
b) Mỏ hầm lò có khí cháy, nổ, độc phải có số bình tự cứu cá nhân nhiều hơn 10% so với số lao động theo danh sách làm việc trong hầm lò. Mỏ hầm lò không có khí cháy, nổ, độc số bình tự cứu cá nhân có thể nhỏ hơn tổng số lao động theo danh sách làm việc trong hầm lò nhưng số lượng không được nhỏ hơn số lao động theo danh sách lớn nhất làm việc trong hầm lò trong một ca sản xuất.
c) Đối với các mỏ hầm lò được xếp loại III trở lên theo khí mê tan và mỏ quặng sulfua nhóm II phải trang bị cho người làm việc ở những khu vực này bình tự cứu dạng cách ly.
Điều 7. Cấu tạo
1. Cấu tạo bên ngoài: Gồm thân bình và nắp bình được làm bằng vật liệu có tính năng chống nước, bụi, va đập để bảo vệ các chi tiết bên trong của bình tự cứu cá nhân, được sơn chống tĩnh điện đối với vật liệu có tính năng tích điện.
2. Cấu tạo bên trong:
– Bình tự cứu cá nhân dạng hấp thụ: Theo mẫu Hình 1.
Hình 1 – Cấu tạo mẫu của bình tự cứu cá nhân dạng hấp thụ
Chỉ dẫn cấu tạo mẫu của bình tự cứu cá nhân dạng hấp thụ
Ký hiệu |
Tên chi tiết |
Ký hiệu |
Tên chi tiết |
1 |
– Lò xo nén hóa chất |
10 |
– Bộ hấp thụ nhiệt |
2 |
– Cao su lót đáy |
11 |
– Thân, nắp bình |
3 |
– Tấm vành đệm |
12 |
– Gioăng cao su làm kín giữa thân và lắp bình |
4 |
– Vật liệu hút ẩm |
13 |
– Bộ thở |
5 |
– Túi lọc bụi bao quanh vỏ lõi bình |
14 |
– Hóa chất hấp thụ khí CO |
6 |
– Vải cotton lót |
15 |
– Tấm sắt ngăn |
7 |
– Gờ bắt dây đeo và dây đeo |
16 |
– Tấm lưới kê đáy |
8 |
– Kẹp bịt mũi |
17 |
– Vỏ lõi bình |
9 |
– Đai siết chặt nắp bình và thân bình, chốt mở bình |
18 |
– Tấm sắt làm đáy cố định cho lõi bình |
– Bình tự cứu cá nhân dạng cách ly: Theo mẫu Hình 2.
Hình 2 – Cấu tạo mẫu của bình tự cứu cá nhân dạng cách ly
Chỉ dẫn cấu tạo mẫu của bình tự cứu cá nhân dạng cách ly
Ký hiệu |
Tên chi tiết |
Ký hiệu |
Tên chi tiết |
1 |
– Kính |
12 |
– Chốt chỉnh dây đeo vai |
2 |
– Thân bình |
13 |
– Nắp đậy an toàn |
3 |
– Nút bịt ngậm miệng |
14 |
– Van xả khí thừa |
4 |
– Vị trí sơn phản quang |
15 |
– Túi thở |
5 |
– Đai giữ |
16 |
– Nút khởi động |
6 |
– Hộp sinh khí |
17 |
– Chốt mở bình |
7 |
– Ống thở |
18 |
– Mắt hiển thị độ kín |
8 |
– Bộ trao đổi nhiệt |
19 |
– Nắp bình |
9 |
– Ngậm miệng |
20 |
– Nắp đậy chốt khóa |
10 |
– Kẹp mũi |
21 |
– Đai kẹp |
11 |
– Dây đeo vai |
22 |
– Kẹp chì |
Điều 8. Khối lượng
1. Đối với bình tự cứu cá nhân dạng hấp thụ: Khối lượng của một bình không lớn hơn 1,2 kg.
2. Đối với bình tự cứu cá nhân dạng cách ly: Khối lượng của một bình không lớn hơn 3,5 kg.
Điều 9. Các yêu cầu kỹ thuật
1. Độ kín
Bình tự cứu cá nhân trong quá trình sử dụng phải đảm bảo về độ kín, không khí bên ngoài không xâm nhập vào bên trong bình.
2. Lực mở bình và lực kéo đứt liên kết giữa các bộ phận
Bình tự cứu cá nhân trong quá trình sử dụng phải đảm bảo:
a) Lực giật chốt mở bình từ 20 ÷ 80 N;
b) Lực kéo đứt liên kết giữa các bộ phận không nhỏ hơn 100 N.
3. Thời gian bảo vệ định mức
Tùy theo điều kiện mà thời gian làm việc của bình tự cứu cá nhân có thể thay đổi theo chế độ làm việc và khả năng hô hấp của người sử dụng, nhưng không được nhỏ hơn:
a) Sáu mươi (60) phút đối với bình tự cứu cá nhân dạng hấp thụ khi sử dụng cho người đi bộ bình thường với lưu lượng thở là 35 lít/phút trong môi trường có nồng độ các loại khí: O2 lớn hơn 17%; CO nhỏ hơn 1,0%; CO2 nhỏ hơn 2,0%.
b) Sáu mươi (60) phút đối với bình tự cứu cá nhân dạng cách ly khi sử dụng cho người đi bộ bình thường với lưu lượng thở là 35 lít/phút.
4. Sức cản trong quá trình thở
a) Đối với bình tự cứu cá nhân dạng hấp thụ: Sức cản hô hấp khi thở ra không lớn hơn 350 Pa; khi hít vào không lớn hơn 1.200 Pa.
b) Đối với bình tự cứu cá nhân dạng cách ly: Sức cản hô hấp khi hít vào và thở ra không lớn hơn 750 Pa.
5. Nhiệt độ khí thở khi hít vào từ bình tự cứu không lớn hơn 500C
6. Rung lắc
Ở trạng thái đứng tự do, bình tự cứu cá nhân dạng hấp thụ phải chịu được dao động rung lắc trong thời gian không nhỏ hơn 6 giờ với biên độ rung 20 ± 5 mm, tần suất rung 70 ± 5 lần trong 1 phút; bình tự cứu cá nhân dạng cách ly phải chịu được sự rung lắc trong thời gian không nhỏ hơn 5 phút với biên độ rung 20 ± 5 mm, tần suất rung 100 lần trong 1 phút và đảm bảo các yêu cầu sau:
– Hoá chất hấp thụ hoặc hoá chất sinh khí và lớp bảo vệ hoá chất trong bình tự cứu cá nhân không bị xô lệch;
– Mối liên kết giữa các chi tiết bên trong phải đảm bảo chắc chắn;
– Khối lượng bụi sinh ra sau khi thử nghiệm không lớn hơn 0,5 g.
Điều 10. Yêu cầu về chế tạo
1. Yêu cầu về vật liệu
Bình tự cứu cá nhân phải được chế tạo bằng các loại vật liệu không sinh ra các chất có hại cho sức khỏe; tuân theo những tiêu chuẩn được nhà thiết kế, chế tạo lựa chọn và những quy định trong Quy chuẩn này.
a) Bình tự cứu cá nhân dạng hấp thụ
STT |
Tên bộ phận, chi tiết |
Vật liệu chế tạo và yêu cầu kỹ thuật |
1 |
Lò xo nén hóa chất |
Chế tạo bằng thép theo TCVN 6367-2:2006 (ISO 6931-2:2005). |
2 |
Cao su lót đáy |
Chế tạo bằng cao su có độ cứng theo TCVN 1951-1:2013; độ bền kéo đứt, độ giãn dài khi đứt theo TCVN 4509:2013 và hệ số lão hóa ở 70oC sau 24h theo TCVN 2229:2013. |
3 |
Tấm vành đệm |
Chế tạo bằng thép CT3 cán nguội theo TCVN 8994:2011 (ISO 11951:1995) hoặc vật liệu tương đương, độ dày không nhỏ hơn 1mm. |
4 |
Vật liệu hút ẩm |
– Kích thước hạt: Đường kính từ 1,5 -3mm. – Mật độ: 0,65 – 0,95 g/ml – Độ hút ẩm trong 60 phút: ≥ 70% |
5 |
– Túi lọc bụi bao quanh vỏ lõi bình – Vải cotton lót |
Chế tạo bằng loại vải coton mỏng có khối lượng 50g/m2 theo TCVN 10038:2013 (ISO 2959:2011), TCVN 2130:2009. |
6 |
Gờ bắt dây đeo |
– Vật liệu bằng thép carbon thấp, thép hợp kim thấp có chiều dày không nhỏ hơn 1mm theo TCVN 8994:2011 (ISO 11951:1995) hoặc thép không gỉ theo TCVN 10356:2014. – Các mối hàn được hàn bằng phương pháp hàn áp lực theo TCVN 6115-2:2015. |
7 |
Dây đeo |
– Kích thước tối thiểu: Dài 1,5m; rộng 0,02m; dày 2mm theo TCVN 7802-1:2007 – Chế tạo bằng vật liệu dệt theo TCVN 10038:2013 (ISO 2959:2011) |
8 |
Kẹp bịt mũi |
– Hai má kẹp được sản xuất bằng silicon hoặc vật liệu khác có độ bền cơ học tương đương đáp ứng: + Độ cứng theo TCVN 1951-1:2013 + Độ bền kéo đứt và độ giãn dài khi đứt theo TCVN 4509:2013 + Hệ số lão hóa ở 700C sau 24h theo TCVN 2229:2013 – Lò xo nén theo TCVN 2229:2013 |
9 |
Đai siết chặt nắp bình và thân bình |
– Chế tạo bằng thép không gỉ theo TCVN 6367-2:2006 (ISO 6931-2:2005). – Các mối hàn được hàn bằng phương pháp hàn áp lực theo TCVN 6115-2:2015 |
10 |
Bộ hấp thụ nhiệt |
– Chế tạo bằng thép cán nguội và lưới thép có độ dày không nhỏ hơn 1mm, mác thép tương ứng CT3 theo TCVN 8994:2011 (ISO 11951:1995). – Các mối hàn được hàn bằng phương pháp hàn áp lực theo TCVN 6115-2:2015 |
11 |
– Thân bình – Nắp bình |
– Chế tạo bằng thép carbon thấp, thép hợp kim thấp, thép không gỉ hoặc vật liệu khác có độ bền cơ học tương đương, độ dày không nhỏ hơn 1mm, mác thép tương ứng CT3 theo TCVN 8994:2011 – Hàn bằng phương pháp hàn áp lực theo TCVN 6115-2:2015 – Sơn tĩnh điện |
12 |
Gioăng cao su làm kín giữa thân và lắp bình |
Được sản xuất bằng silicon hoặc vật liệu khác có độ bền cơ học tương đương đáp ứng: + Độ cứng theo TCVN 1951-1:2013 + Độ bền kéo đứt và độ giãn dài khi đứt theo TCVN 4509:2013 + Hệ số lão hóa ở 700C sau 24h theo TCVN 2229:2013 |
13 |
Bộ thở |
– Được sản xuất bằng silicon hoặc vật liệu có độ bền cơ học tương đương theo phương pháp ép phun định hình + Độ cứng theo TCVN 1951-1:2013 + Độ bền kéo đứt và độ giãn dài khi đứt theo TCVN 4509:2013 + Hệ số lão hóa ở 700C sau 24h theo TCVN 2229:2013 – Dây chằng đầu theo TCVN 10038:2013. |
14 |
Hóa chất hấp thụ khí CO |
– Độ ẩm của hoá chất: ≤ 1,5% – Kích thước hạt: Có kích thước đồng đều 2 – 3 mm – Khả năng hấp thụ khí CO trong điều kiện: + Lưu lượng khí thở: 35 lít/phút + Độ ẩm: 90 – 95% + Nhiệt độ: 20 – 300C + Sau 60 phút thử nghiệm tổng lượng CO tồn dư trong hóa chất hấp thụ không vượt quá 200ml. |
15 |
Tấm sắt ngăn |
Chế tạo bằng thép cán nguội hoặc vật liệu có độ bền cơ học tương đương, độ dày không nhỏ hơn 1mm, mác thép tương ứng CT3 theo TCVN 8994:2011 (ISO 11951:1995) |
16 |
Tấm lưới kê đáy |
Chế tạo bằng lưới thép không gỉ theo TCVN 10356:2014 (ISO 15510:2010) |
17 |
Vỏ lõi bình |
– Chế tạo bằng thép carbon thấp, thép hợp kim thấp, thép không gỉ hoặc vật liệu khác có độ bền cơ học tương đương, chiều dày vật liệu thép tấm không nhỏ hơn 1mm theo TCVN 8994:2011 (ISO 11951:1995) – Hàn bằng phương pháp hàn áp lực theo TCVN 6115-2:2015 |
18 |
Tấm sắt làm đáy cố định cho lõi bình. |
– Chế tạo bằng thép cán nguội hoặc vật liệu khác có độ bền cơ học tương đương, độ dày không nhỏ hơn 1mm, mác thép tương ứng CT3 theo TCVN 8994:2011 |
b) Bình tự cứu cá nhân dạng cách ly
STT |
Tên bộ phận, chi tiết |
Vật liệu chế tạo và yêu cầu kỹ thuật |
1 |
– Thân bình – Nắp bình – Hộp chứa chất sinh khí |
Chế tạo bằng nhựa composit có chiều dày không nhỏ hơn 3mm hoặc vật liệu khác có độ bền cơ học tương đương theo Tiêu chuẩn EN 13463-1:2001 |
2 |
Nắp đậy an toàn |
Chế tạo bằng nhựa polimer hoặc composit theo Tiêu chuẩn EN 13463-1:2001
|
3 |
– Đai kẹp – Chốt mở bình – Đai giữ |
Chế tạo bằng thép không gỉ theo theo TCVN 10356:2014 |
4 |
– Dây đeo vai – Chốt chỉnh dây đeo vai |
Dây đeo điều chỉnh linh hoạt, có chốt điều chỉnh độ dài ngắn theo tiêu chuẩn EN 13794 – 2002 |
5 |
Kẹp chì |
Chế tạo bằng thép không gỉ theo TCVN 10356:2014 |
6 |
– Ngậm miệng – Nút bịt ngậm miệng – Van xả khí thừa |
Chế tạo bằng nhựa polimer, cao su theo Tiêu chuẩn EN 13794 – 2002. |
7 |
– Ống thở – Túi thở |
Chế tạo bằng vải cao su chuyên dụng theo Tiêu chuẩn EN 13794 – 2002. |
8 |
Kẹp mũi |
Lò xo chế tạo bằng thép không gỉ theo TCVN 10356:2014; tì mũi bằng cao su đáp ứng theo Tiêu chuẩn EN 13794 – 2002. |
9 |
Bộ trao đổi nhiệt |
Chế tạo bằng thép không gỉ theo TCVN 10356:2014, tản nhiệt nhanh. |
10 |
Kính |
Chế tạo theo Tiêu chuẩn EN 13794 – 2002 |
11 |
Chất sinh khí ôxy |
KO2 loại K theo Tiêu chuẩn EN 13794-2002 |
12 |
Nút khởi động |
Chế tạo bằng kim loại hoặc composit theo Tiêu chuẩn EN 13794 – 2002 |
13 |
Nắp đậy chốt khóa |
Chế tạo bằng nhựa composit hoặc vật liệu khác theo Tiêu chuẩn EN 13794 – 2002 |
2. Yêu cầu về chế tạo
a) Nhà sản xuất phải có hệ thống quản lý chất lượng và bộ phận kiểm tra chất lượng để đảm bảo chất lượng của bình tự cứu.
b) Nhà sản xuất phải xây dựng quy trình kiểm tra thử nghiệm và các quy trình chế tạo, lắp rắp các bộ phận trước khi thực hiện việc chế tạo.
c) Trước khi xuất xưởng bình tự cứu cá nhân và các chi tiết của bình tự cứu cá nhân phải được tiến hành kiểm tra, nghiệm thu chất lượng và các yêu cầu thử nghiệm được quy định tại Quy chuẩn này bởi nhà sản xuất.
d) Hồ sơ chế tạo
Hồ sơ chế tạo bình tự cứu cá nhân bao gồm:
– Bản vẽ chế tạo chi tiết;
– Quy định kỹ thuật về vật liệu;
– Quy trình chế tạo;
– Quy trình kiểm tra và thử nghiệm;
– Giấy chứng nhận vật liệu, bao gồm phân tích hóa học và thử nghiệm cơ tính;
– Giấy chứng nhận chất lượng, giấy chứng nhận xuất xứ (đối với các bộ phận có sẵn trên thị trường hoặc nhập khẩu);
– Hướng dẫn vận chuyển, sử dụng, bảo dưỡng và bảo quản.
Điều 11. Kiểm tra, thử nghiệm
1. Yêu cầu chung
a) Tổ chức kiểm tra, thử nghiệm phải xây dựng quy trình kiểm tra, thử nghiệm cho từng loại bình cụ thể theo quy định của nhà sản xuất và phù hợp với quy định của quy chuẩn này.
b) Kết quả kiểm tra, thử nghiệm phải được lập thành biên bản, giấy chứng nhận kết quả kiểm tra, thử nghiệm.
c) Trong quá trình kiểm tra, thử nghiệm nếu phát hiện có nguy cơ dẫn đến sự cố phải dừng ngay quá trình kiểm tra, thử nghiệm và lập biện pháp khắc phục. Sau khi khắc phục xong sự cố mới được tiếp tục tiến hành kiểm tra, thử nghiệm.
2. Quy định về kiểm tra
a) Thời hạn kiểm tra: Trước khi đưa bình lưu kho vào sử dụng, sau ca sản xuất, định kỳ 3 tháng.
b) Chế độ kiểm tra
– Kiểm tra trước khi đưa bình lưu kho vào sử dụng: Kiểm tra bên ngoài và kiểm tra độ kín.
– Kiểm tra sau ca sản xuất: Khi tiếp nhận bình tự cứu cá nhân từ người sử dụng, người tiếp nhận phải kiểm tra bên ngoài. Khi thấy các dấu hiệu bất thường (vỏ bình bị lõm, đai siết bị lỏng, dây đeo bị mòn, rách có nguy cơ bị đứt) cần để riêng và ghi vào sổ theo dõi để siết chặt đai, thay dây đeo sau đó kiểm tra độ kín.
– Kiểm tra định kỳ 3 tháng: Kiểm tra độ kín.
Kết quả kiểm tra phải được lập biên bản.
c) Điều kiện phục vụ kiểm tra
Khi tiến hành kiểm tra phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
– Bình tự cứu cá nhân đã được làm sạch các chất bám vào bên ngoài.
– Hồ sơ, tài liệu của bình tự cứu cá nhân phải đầy đủ
– Các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy tại khu vực kiểm tra phải đảm bảo đáp ứng để phục vụ quá trình kiểm tra.
– Các yếu tố môi trường xung quanh không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm tra. Điều kiện môi trường trong phòng thí nghiệm phải đảm bảo:
+ Sạch sẽ, thông thoáng.
+ Nhiệt độ (23±5)°C; độ ẩm <80 %.
d) Nội dung kiểm tra
– Kiểm tra bên ngoài: Thực hiện các nội dung trong Bảng 1.
Bảng 1: Nội dung và yêu cầu đối với kiểm tra bên ngoài
STT |
Nội dung kiểm tra |
Yêu cầu |
1 |
Thân, nắp bình |
Các vị trí bị va đập có độ sâu vết lõm không quá 1mm |
2 |
Dây đeo |
Nguyên vẹn, chắc chắn |
3 |
Đai siết và chốt mở |
Nguyên vẹn |
4 |
Nhãn hiệu |
Còn |
5 |
Tem hoặc ký hiệu kiểm tra lần trước |
Còn |
6 |
Thời hạn lưu hành của nhà sản xuất |
Còn |
Kết quả: Bình chỉ đạt yêu cầu khi đạt tất cả các nội dung tại Bảng 1
– Kiểm tra độ kín:
+ Thiết bị kiểm tra: Buồng thử nghiệm độ kín có áp suất bên trong buồng sau khi đậy kín không nhỏ hơn 5 kPa.
+ Nội dung kiểm tra: Thực hiện các nội dung trong Bảng 2
Bảng 2: Nội dung và yêu cầu đối với kiểm tra độ kín
STT |
Nội dung kiểm tra |
Yêu cầu |
Đạt |
Không đạt |
1 |
Kiểm tra các hồ sơ, tài liệu |
Các loại tài liệu liên quan đến sản xuất, sử dụng, bản vẽ thiết kế mô tả kết cấu |
Có đầy đủ, đúng với bình tự cứu kiểm tra |
Không đầy đủ hoặc không đúng với bình tự cứu kiểm tra |
2 |
Áp suất bên trong buồng thử nghiệm |
≥ 5 kPa |
≥ 5 kPa |
˂ 5 kPa |
3 |
Độ giảm áp suất cho phép trong buồng thử nghiệm |
≤ 100 Pa |
≤ 100 Pa |
˃ 100 Pa |
4 |
Thời gian duy trì áp suất thử nghiệm |
≥ 01 phút |
≥ 01 phút |
˂ 01 phút |
Kết quả: Bình chỉ đạt yêu cầu khi đạt tất cả các nội dung tại Bảng 2. Biên bản kiểm tra độ kín bình tự cứu cá nhân lập theo mẫu số 01, Phụ lục của Quy chuẩn này.
3. Quy định về thử nghiệm
a) Việc thử nghiệm được tiến hành khi:
– Sản xuất theo thiết kế mới hoặc sản xuất lần đầu theo mẫu.
– Khi có thay đổi thiết kế.
– Bình mới sản xuất hoặc nhập khẩu trước khi đưa vào sử dụng.
– Định kỳ hàng năm trong quá trình đưa vào sử dụng.
– Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
b) Điều kiện phục vụ thử nghiệm:
Điều kiện: Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
c) Nội dung thử nghiệm
Thiết bị, dụng cụ phục vụ thử nghiệm: Theo Bảng 3:
Bảng 3: Tên thiết bị, dụng cụ phục vụ thử nghiệm
STT |
Tên thiết bị |
Đặc tính kỹ thuật |
Bình tự cứu cá nhân |
|
Dạng hấp thụ |
Dạng cách ly |
|||
1 |
Hệ thống phổi nhân tạo |
Động cơ: Môtơ cylanh chính dòng 3 pha, bộ điều khiển số, số vòng quay 20-60 vòng/phút. Điều khiển qua tín hiệu dòng 0-10V. + Lưu lượng cấp: 30-60 l/phút. + Nhiệt độ thở: 37±3 oC. + Độ ẩm: Lớn hơn 95%. + Bộ điều khiển nhiệt độ: 20-100 oC. + Bộ điều khiển dòng CO2: 0,5-5 lít/phút. |
X |
X |
2 |
Đầu mô hình thử nghiệm |
Có các đường kết nối với thiết bị thử nghiệm và hệ thống phổi nhân tạo |
X |
X |
3 |
Thiết bị đo |
|
|
|
– |
Hệ thống sensor đo áp suất |
– 01 điểm đo đầu vào – 01 điểm đo đầu ra – Khoảng đo: ± 2500 Pa |
X |
X |
– |
Hệ thống sensor đo nhiệt độ |
– Đo nhiệt độ khô đầu ra – Đo nhiệt độ ướt đầu ra – Khoảng đo: 0-100°C |
X |
X |
– |
Thiết bị đo độ ẩm |
Dải đo nhiệt độ: 0÷50°C Dải đo độ ẩm: 20÷100% |
X |
X |
4 |
Bộ xử lý số liệu đo |
Các sensor đo được kết nối với bộ kết nối và tự động chuyển thông số đo sang tín hiệu số |
X |
X |
5 |
Máy sắc ký khí |
Có tính năng phân tích khí: + CO có giới hạn phân tích đến ppm, độ chính xác ±2% giá trị đo được + CO2, O2 có giới hạn phân tích đến %, độ chính xác ±2% giá trị đo được |
X |
X |
6 |
Máy tính |
Hệ điều hành Windows, kết nối được với phần mềm dùng để ghi các số liệu (nhiệt độ, sức cản hô hấp…). |
X |
X |
7 |
Lưu lượng kế |
Dải đo: 160÷1.600l/h |
X |
X |
8 |
Lực kế |
Dải đo: 0÷500N |
X |
X |
9 |
Đồng hồ bấm giây, cân, túi thở, các phần phụ trợ để kẹp, gá bình tự cứu cá nhân… |
X |
X |
Ghi chú:
Ký hiệu trong Bảng 3: X: Thực hiện; K: Không thực hiện.
Các phép thử phải thực hiện: Các phép thử để xác định các thông số kỹ thuật của bình tự cứu cá nhân được quy định trong Bảng 4.
Bảng 4. Các phép thử bình tự cứu
STT |
Nội dung |
Yêu cầu/Điều kiện |
Đạt yêu cầu |
Không đạt yêu cầu |
Bình tự cứu cá nhân |
|
Dạng hấp thụ |
Dạng cách ly |
|||||
1 |
Thử nghiệm khả năng chịu rung lắc |
Bình tự cứu cá nhân dạng hấp thụ : – Bình ở trạng thái đứng tự do; – Biên độ rung: 20 ± 5 mm; – Tần suất rung: 70 ± 5 lần trong 1 phút. – Thời gian thử nghiệm ≥ 6 giờ. – Kiểm tra độ kín |
Đạt yêu cầu về độ kín |
Không đạt yêu cầu về độ kín |
X |
K |
Bình tự cứu cá nhân dạng cách ly: – Bình ở trạng thái đứng tự do; – Biên độ rung: 20 ± 5 mm; – Tần suất rung: 100 lần trong 1 phút. – Thời gian thử nghiệm ≥ 5 phút. – Kiểm tra độ kín |
Đạt yêu cầu về độ kín |
Không đạt yêu cầu về độ kín |
K |
X |
||
2 |
Kiểm tra trạng thái của chất hấp thụ sau khi thử nghiệm, khả năng chịu rung lắc |
– Trạng thái của chất hấp thụ, lớp bảo vệ chất hấp thụ |
– Không bị vò nhàu, lớp bảo vệ nguyên vẹn |
– Bị vò nhàu, lớp bảo vệ không nguyên vẹn |
X |
X |
– Băng bao quanh đầu và cổ kết nối của chất hấp thụ; tình trạng của tấm đậy trên van xả. |
– Chắc chắn; tấm đậy trên van xả không bị lệch. |
– Bị bung ra; tấm đậy trên van xả bị xô lệch.
|
||||
– Liên kết giữa van xả và cổ kết nối của chất hấp thụ. |
– Không thay đổi so với thiết kế chế tạo. |
– Bị thay đổi so với thiết kế chế tạo. |
||||
– Khối lượng bụi sinh ra sau khi thử nghiệm |
˂ 0,5 gam. |
≥ 0,5 gam. |
||||
3 |
Thử nghiệm lực mở bình |
Lực giật chốt an toàn và rút các bộ phận bên trong ra khỏi vỏ bình tự cứu |
Từ 20 ÷ 80 N |
– Nhỏ hơn 20 N; – Lớn hơn 80 N |
X |
X |
4 |
Thử nghiệm lực liên kết các bộ phận |
Lực kéo tối thiểu |
Không nhỏ hơn 100 N |
Nhỏ hơn 100 N |
X |
K |
5 |
Thử nghiệm sức cản khi hô hấp |
Lưu lượng khí qua bình không nhỏ hơn 35 lít/phút |
– Đối với bình tự cứu cá nhân dạng hấp thụ: Giá trị sức cản khi hít vào ≤ 1.200 Pa; giá trị sức cản khi thở ra ≤ 350 Pa |
– Đối với bình tự cứu cá nhân dạng hấp thụ: Giá trị sức cản khi hít vào ˃ 1.200 Pa; giá trị sức cản khi thở ra ˃ 350 Pa |
X |
K |
– Đối với bình tự cứu cá nhân dạng cách ly: Giá trị sức cản khi hít vào và thở ra không vượt quá 750Pa. |
– Đối với bình tự cứu cá nhân dạng cách ly: Giá trị sức cản khi hít vào và thở ra lớn hơn 750Pa. |
K |
X |
|||
6 |
Thử nghiệm nồng độ khí CO |
+ Lưu lượng khí thở: 35 lít/phút + Độ ẩm giới hạn: đến 95% + Nhiệt độ: 20 – 300C + Hàm lượng CO qua hóa chất hấp thụ: từ 0,5 – 1,0% – Thời gian thử nghiệm không nhỏ hơn 60 phút. – Khí hít vào, hàm lượng CO không vượt quá 200ml/m3. – Lượng khí CO ở đường ống hít vào sau 10 lần lấy mẫu phân tích bằng sắc ký khí không vượt quá 200ml trong suốt thời gian kiểm tra tối thiểu. |
Nồng độ khí CO trong khí hít vào không vượt quá 200ml/m3 trong 5 phút thử nghiệm. Lượng khí CO trong khí hít vào không vượt quá 200ml trong suốt thời gian kiểm tra tối thiểu. |
Nồng độ khí CO trong khí hít vào vượt quá 200ml/m3 trong mỗi 5 phút thử nghiệm. Lượng khí CO trong khí hít vào vượt quá 200ml trong suốt thời gian kiểm tra tối thiểu. |
X |
K |
7 |
Thử nghiệm nhiệt độ không khí khi hít vào |
Bình tự cứu cá nhân dạng hấp thụ – Lưu lượng khí thở: 35 lít/phút – Độ ẩm giới hạn: đến 95% – Hàm lượng CO qua hóa chất hấp thụ: 0,5 – 1,0 % – Thời gian thử nghiệm không nhỏ hơn 60 phút |
≤ 50°C |
˃ 50°C |
X |
K |
Bình tự cứu cá nhân dạng cách ly – Lưu lượng khí thở: 35 lít/phút – Thời gian thử nghiệm không nhỏ hơn 60 phút |
≤ 50°C |
˃ 50°C |
K |
X |
||
8 |
Thử nghiệm thời gian làm việc hiệu quả |
Hàm lượng khí trong đường khi hít vào: O2 ˃ 21%; CO2 ≤ 3,0%. |
Đối với bình tự cứu cá nhân dạng hấp thụ: – Hàm lượng khí CO2 hít vào không được vượt quá 3% và trung bình không được vượt quá 1,5% trong suốt 60 phút thử nghiệm. |
– Hàm lượng khí CO2 vượt quá 3% và trung bình vượt quá 1,5% trong suốt 60 phút thử nghiệm. |
X |
K |
Đối với bình tự cứu cá nhân dạng cách ly: – Hàm lượng khí CO2 trong túi thở không được vượt quá 3% và trung bình không được vượt quá 1,5% trong suốt 60 phút thử nghiệm. |
– Hàm lượng khí CO2 trong túi thở vượt quá 3% và trung bình vượt quá 1,5% trong suốt 60 phút thử nghiệm. |
K |
X |
|||
9 |
Khối lượng |
Bình tự cứu cá nhân dạng hấp thụ |
≤ 1,2 kg |
˃ 1,2 kg |
X |
K |
Bình tự cứu cá nhân dạng cách ly |
≤ 3,5 kg |
˃ 3,5 kg |
K |
X |
Ghi chú:
Ký hiệu trong Bảng 4: X: Thực hiện, K: Không thực hiện.
– Đánh giá kết quả thử nghiệm
+ Bình tự cứu cá nhân thử nghiệm đạt yêu cầu khi: Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật tại Bảng 4.
+ Bình tự cứu cá nhân thử nghiệm không đạt yêu cầu khi: Không đáp ứng một trong các yêu cầu kỹ thuật tại Bảng 4.
Trong trường hợp thử nghiệm không đạt yêu cầu, phải tiến hành lấy bổ sung 02 bình tự cứu cá nhân trong lô sản phẩm để đưa đi thử nghiệm. Nếu trong lần thử nghiệm bổ sung có một bình không đạt yêu cầu thì toàn bộ lô sản phẩm được đánh giá là không đạt.
– Lập Biên bản thử nghiệm và Giấy chứng nhận kết quả thử nghiệm: Biên bản thử nghiệm theo mẫu số 02; 03 Giấy chứng nhận kết quả thử nghiệm theo mẫu số 04 Phụ lục của Quy chuẩn này.
Điều 12. Bảo quản, vận chuyển và sử dụng
1. Bảo quản
a) Quy định chung về bảo quản
– Bình tự cứu cá nhân phải được đặt lên giá có chiều cao không nhỏ hơn 0,2 m, không để bình tiếp xúc với nền kho.
– Trong quá trình bảo quản không được tháo quai, cạy lẫy mở bình khi chưa sử dụng, không để dầu mỡ bám lên bề mặt ngoài của bình tự cứu cá nhân, tránh chấn động do va đập.
– Bình tự cứu cá nhân không được bảo quản chung với các chất gây rỉ kim loại, xung quanh có chất dung môi.
– Không để bình tự cứu cá nhân đã sử dụng ở gần các chất lỏng hoặc các vật liệu rắn dễ cháy.
– Không được để bình tự cứu cá nhân phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời và cách xa thiết bị có khả năng phát nhiệt đến 55 0C ít nhất 1 mét. Lúc di chuyển bình cần tránh để bình va đập mạnh.
b) Quy định về nơi bảo quản
– Tùy thuộc vào điều kiện thực tế sử dụng, bình tự cứu cá nhân được bảo quản tại kho trên mặt bằng hay kho dưới hầm lò.
– Kho bảo quản bình tự cứu cá nhân phải được thiết kế ít nhất 02 cửa để thuận tiện cho việc cấp phát hàng ca và khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
– Kho phải đủ điều kiện bảo quản về nhiệt độ và độ ẩm như sau:
+ Đối với kho chứa bình tự cứu cá nhân: Môi trường bảo quản trong kho có độ ẩm 60±15% (riêng các kho chứa bình đặt trong hầm lò thì độ ẩm 70±15%) và nhiệt độ từ 5÷40°C.
2. Vận chuyển
a) Thùng chứa bình tự cứu cá nhân có thể vận chuyển bằng bất kỳ phương tiện nào với điều kiện phải được định vị chắc chắn.
b) Bình tự cứu cá nhân khi xếp trong thùng chứa phải theo hướng nắp của bình ở phía trên.
c) Thùng chứa bình tự cứu cá nhân trên phương tiện được xếp theo chiều chỉ dẫn trên vỏ thùng.
3. Sử dụng
a) Tất cả mọi người trước khi vào hầm lò phải được trang bị và hướng dẫn để sử dụng thành thạo bình tự cứu cá nhân khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
b) Chỉ được sử dụng những bình tự cứu cá nhân thuộc lô sản phẩm đã được kiểm tra, thử nghiệm để xác định các thông số kỹ thuật, và quản lý đúng các quy định của Quy chuẩn này.
Điều 13. Quy định về hạn sử dụng
Hạn sử dụng của bình tự cứu cá nhân theo quy định của nhà sản xuất.
Điều 14. Quy định về loại bỏ và tiêu hủy
Bình tự cứu cá nhân có thời gian đưa vào sử dụng vượt quá quy định của nhà sản xuất hoặc khi kiểm tra, thử nghiệm có thông số kỹ thuật không đạt, đã bật nắp phải loại bỏ ngay và được ghi vào sổ theo dõi tiêu hủy bình tự cứu cá nhân. Hóa chất trong bình tự cứu cá nhân được thu gom và tiêu hủy tại các đơn vị theo quy định và ghi vào sổ theo mẫu số 06 tại Phụ lục của Quy chuẩn này.
Phần III
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
Điều 15. Quy định về hợp quy
Đánh giá sự phù hợp và kiểm tra, thử nghiệm để xác định các thông số kỹ thuật bình tự cứu cá nhân được đưa vào sử dụng trong mỏ hầm lò:
1. Tổ chức đánh giá sự phù hợp phải đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp hoặc tổ chức chứng nhận đã được thừa nhận theo quy định của pháp luật, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành, Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN.
2. Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện khi chế tạo tại Việt Nam theo phương thức 5 và khi nhập khẩu về Việt Nam theo phương thức 7 được quy định tại khoản 1, Điều 5 của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
3. Bình tự cứu cá nhân sử dụng trong mỏ hầm lò phải được công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường.
Điều 16. Quy định về lô thử nghiệm, mẫu thử nghiệm và lưu mẫu
1. Số lượng bình trong 01 lô kiểm tra, thử nghiệm: Không lớn hơn 600 bình.
2. Số lượng bình kiểm tra, thử nghiệm trong một lô thử nghiệm: Ít nhất 01 bình cho 01 lô.
3. Số lượng bình lưu mẫu sau kiểm tra, thử nghiệm: Bằng số lượng bình kiểm tra, thử nghiệm.
4. Phương thức lấy mẫu kiểm tra, thử nghiệm và mẫu lưu: Theo phương thức ngẫu nhiên do đơn vị kiểm tra, thử nghiệm thực hiện.
5. Thời gian lưu mẫu: Bằng thời gian sử dụng theo quy định của nhà sản xuất.
Điều 17. Ghi nhãn
Nhãn hiệu của bình tự cứu cá nhân phải phù hợp với quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
Điều 18. Hồ sơ quản lý
1. Đơn vị sử dụng bình tự cứu cá nhân phải lập hồ sơ quản lý bình tự cứu cá nhân từ khi bắt đầu đưa vào sử dụng bao gồm:
a) Sổ kiểm tra bình tự cứu cá nhân khi tiếp nhận từ người sử dụng. Được lập theo mẫu số 05 tại Phụ lục của Quy chuẩn này.
c) Sổ theo dõi tiêu hủy bình tự cứu cá nhân trong quá trình sử dụng. Được lập theo mẫu số 06 tại Phụ lục của Quy chuẩn này.
2. Đơn vị kiểm tra, thử nghiệm bình tự cứu cá nhân phải lập Sổ theo dõi công tác kiểm tra, thử nghiệm bình tự cứu cá nhân theo mẫu số 07 tại Phụ lục của Quy chuẩn này.
Phần IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 19. Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn
1. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các quy định tại Quy chuẩn này.
b) Định kỳ hoặc đột xuất thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các nội dung được quy định tại Quy chuẩn này đối với các tổ chức có liên quan tới bình tự cứu cá nhân sử dụng trong hầm lò.
2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, quyền hạn có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương hoặc chủ trì thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các nội dung được quy định tại Quy chuẩn này.
b) Tiếp nhận bản đăng ký công bố hợp quy và phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chất lượng bình tự cứu cá nhân đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý.
Điều 20. Tổ chức cá nhân có liên quan tới bình tự cứu cá nhân sử dụng trong mỏ hầm lò có trách nhiệm
1. Tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này.
2. Người sử dụng lao động phải kiểm tra, thử nghiệm và tổ chức huấn luyện cho người lao động sử dụng bình tự cứu cá nhân và các quy định sau:
a) Trong trường hợp hành trình rút lui từ vị trí sự cố đến vị trí an toàn mất trên 90% thời gian bảo vệ của bình tự cứu cá nhân thì trước khi thỏa thuận phương án Ứng cứu khẩn cấp và Tìm kiếm cứu nạn với đơn vị Cấp cứu mỏ chuyên trách phải tổ chức sử dụng bình tự cứu cá nhân đi theo hành trình này để kiểm tra thực tế.
b) Khi vị trí làm việc ở xa so với thời gian bảo vệ của bình tự cứu cá nhân không đủ đảm bảo cho người lao động rút lui đến nơi an toàn, trên đường rút lui phải đặt các trạm đổi bình tự cứu cá nhân. Việc đặt các trạm bình tự cứu cá nhân thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 QCVN01:2011/BCT.
c) Ban hành các quy định để quản lý, sử dụng bình tự cứu cá nhân đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Điều 21. Hiệu lực thi hành
1. Quy chuẩn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.
2. Các đơn vị khai thác mỏ hầm lò có khí cháy, nổ đang sử dụng bình tự cứu cá nhân dạng hấp thụ trước ngày Quy chuẩn này có hiệu lực phải thay thế, chuyển đổi bình tự cứu cá nhân để đáp ứng yêu cầu tại khoản 5, Điều 6 Quy chuẩn này, thời gian thực hiện không quá 5 năm kể từ ngày Quy chuẩn này có hiệu lực.
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn được dẫn chiếu tại Quy chuẩn này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì việc áp dụng theo quy định của văn bản mới đó.
4. Bãi bỏ quy định về bình tự cứu cá nhân quy định tại Điều 11 QCVN01:2011/BCT và quy định tại Điều 11 QCVN04:2017/BCT.
5. Tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện Quy chuẩn này, nếu phát hiện những điều chưa phù hợp đề nghị phản ánh về Bộ Công Thương để xem xét, nghiên cứu, điều chỉnh./.
PHỤ LỤC
CÁC MẪU BIÊN BẢN VÀ SỔ GHI CHÉP
Mẫu số 01
MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA ĐỘ KÍN CỦA BÌNH TỰ CỨU CÁ NHÂN
(Cơ quan quản lý cấp trên) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Địa danh, ngày … tháng … năm … |
BIÊN BẢN KIỂM TRA ĐỘ KÍN CỦA BÌNH TỰ CỨU CÁ NHÂN
Số: |
……………………………. |
Chúng tôi gồm:
1. …………………………………………………………….. …………………………………………….
2. …………………………………………………………….. …………………………………………….
Thuộc: …………………………………………………………………………………………………………
Đã tiến hành kiểm tra độ kín bình tự cứu cá nhân dạng:…………………………………………..
Đơn vị sử dụng:……………………………………………………………………………………………..
Quy trình kiểm tra áp dụng:……………………………………………………………………………….
Chứng kiến kiểm tra và thông qua biên bản:
1. …………………………………………………………………. Chức vụ:……………………………….
2. …………………………………………………………………. Chức vụ:……………………………….
I. THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA BÌNH TỰ CỨU CÁ NHÂN
– Loại, mã hiệu: |
|
|
|
|
– Số chế tạo: |
………………………… |
|
|
|
– Năm sản xuất: |
………………………… |
|
|
|
– Nhà sản xuất: |
………………………… |
|
|
|
– Ngày kiểm tra độ kín gần nhất: |
………………… |
|
||
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
+ Lần đầu: £ + Định kỳ: £
III. NỘI DUNG KIỂM TRA
1. Kiểm tra hồ sơ:
– Nhận xét:……………………………………………………………………………
– Đánh giá kết quả: Đạt: £ Không đạt: £
2. Kiểm tra bề ngoài:
TT |
Hạng mục |
Yêu cầu |
Kết quả |
Kết luận |
1 |
Vỏ bình |
Móp méo do va đập, có độ sâu không quá 1mm |
|
|
2 |
Dây đeo |
Nguyên vẹn |
|
|
3 |
Đai siết và chốt mở bình |
Chắc chắn, kẹp chì nguyên vẹn |
|
|
4 |
Tem hoặc ký hiệu kiểm tra kỳ trước |
Số hiệu |
|
|
5 |
Thời hạn còn được lưu hành |
|
|
|
6 |
Nhìn qua mắt hiển thị độ kín |
Tình trạng của mầu |
|
|
* Mục số 6 áp dụng với bình tự cứu cá nhân dạng cách ly
– Nhận xét:……………………………………………………………………………
3. Kiểm tra thông số kỹ thuật
– Áp suất thực bên trong buồng thử nghiệm sau khi bình tự cứu cá nhân được đặt và đậy kín: ….. kPa
– Thời gian kiểm tra: …… phút
– Áp suất thực cho phép hạ xuống: ….. Pa
– Nhận xét:……………………………………………………………………………
4. Kết luận chung và kiến nghị
– Tổng số bình được kiểm tra: bình;
– Bình đạt yêu cầu đã được đánh số ký hiệu:………………………………………………………..
– Số bình không đạt yêu cầu: bình
– Kiến nghị điều kiện sử dụng an toàn:…………………………………………………………………
– Kiến nghị khác:…………………………………………………………………………………………….
Chúng tôi, những người thực hiện kiểm tra độ kín của bình tự cứu cá nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với kết quả ghi trong biên bản này./.
ĐƠN VỊ KIỂM TRA |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN |
NGƯỜI KIỂM TRA |
(Cơ quan quản lý cấp trên) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Địa danh, ngày … tháng … năm … |
GIẤY CHỨNG NHẬN KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐỘ KÍN BÌNH TỰ CỨU
MÃ HIỆU BÌNH:……….
(Kèm theo giấy chứng nhận kết quả thử nghiệm bình tự cứu cá nhân số: ……)
STT |
Nơi sản xuất |
Số bình |
CHỈ TIÊU KIỂM TRA |
Số tem/ký hiệu |
Kết luận |
|||||
Năm sản xuất |
Dây đeo |
Vỏ bình |
Lẫy an toàn |
Áp suất thử |
Áp suất đọc được |
|||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TRƯỞNG BỘ PHẬN KIỂM TRA
|
NGƯỜI KIỂM TRA
|
Mẫu số 02
MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, THỬ NGHIỆM
BÌNH TỰ CỨU CÁ NHÂN DẠNG HẤP THỤ
(Cơ quan quản lý cấp trên) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Địa danh, ngày … tháng … năm … |
BIÊN BẢN KIỂM TRA, THỬ NGHIỆM
BÌNH TỰ CỨU CÁ NHÂN DẠNG HẤP THỤ
Số: |
……………………………. |
Chúng tôi gồm:
1. …………………………………………………………….. …………………………………………….
2. …………………………………………………………….. …………………………………………….
Thuộc: ……………………………………………………………………………………………………… …
Đã tiến hành kiểm tra và thử nghiệm bình tự cứu cá nhân dạng hấp thụ có mã hiệu………
Đơn vị sử dụng:……………………………………………………………………………………………..
Quy trình kiểm tra và thử nghiệm áp dụng:……………………………………………………………
Chứng kiến kiểm tra, thử nghiệm và thông qua biên bản:
1. …………………………………………………………………. Chức vụ:……………………………….
2. …………………………………………………………………. Chức vụ:……………………………….
I. THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA BÌNH TỰ CỨU CÁ NHÂN
– Số chế tạo: |
………………………… |
|
|
|
– Năm chế tạo: |
………………………… |
|
|
|
– Nhà chế tạo: |
………………………… |
|
|
|
– Ngày kiểm tra độ kín và thử nghiệm gần nhất: |
………………… |
|
||
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
+ Lần đầu: £ + Bất thường: £
Lý do kiểm tra và thử nghiệm bất thường: …………………………………………………………..
III. NỘI DUNG KIỂM TRA
1. Kiểm tra hồ sơ:
– Nhận xét:……………………………………………………………………………
– Đánh giá kết quả: Đạt: £ Không đạt: £
2. Kiểm tra trực quan:
STT |
Hạng mục |
Yêu cầu |
Kết quả |
Kết luận |
1 |
Vỏ bình |
Móp méo do va đập, có độ sâu không quá 1mm |
|
|
2 |
Dây đeo |
Nguyên vẹn |
|
|
3 |
Đai siết và chốt mở bình |
Chắc chắn, kẹp chì nguyên vẹn |
|
|
4 |
Tem hoặc ký hiệu kiểm tra kỳ trước |
Số hiệu |
|
|
5 |
Thời hạn còn được lưu hành |
|
|
|
6 |
Các chi tiết bên trong |
Đầy đủ các bộ phận cấu tạo bên trong bình, màu sắc không biến đổi, có các bộ phận chống tự nới lỏng, có vòng chống tháo |
|
|
– Nhận xét:……………………………………………………………………………
3. Kiểm tra thông số kỹ thuật
STT |
Hạng mục thử nghiệm |
Yêu cầu |
Kết quả |
Kết luận |
1 |
Độ kín |
Đưa bình tự cứu cá nhân vào buồng thử nghiệm, sau đó tăng áp suất đến 5 kPa Trong vòng 1 phút không giảm quá 100 Pa. |
|
|
2 |
Khả năng chịu rung lắc |
Tần suất va đập 70±5 lần/phút lần/phút, biên độ rung: 20 ± 5 mm, thực hiện trong 6 giờ. Kiểm tra lại độ kín. |
|
|
3 |
Kiểm tra lực mở bình, độ bền kết nối và trạng thái chất hấp thụ |
Lực tối đa 20 – 80 N |
|
|
Không bị xáo trộn, lượng bụi nhỏ sinh ra ˂ 0,5g |
|
|||
4 |
Sức cản khi thở ra. |
≤ 350 Pa |
|
|
5 |
Sức cản khi hít vào. |
≤1200 Pa |
|
|
6 |
Thời gian hữu dụng đối với khí CO. |
≥ 60 phút |
|
|
7 |
Nhiệt độ hít vào tối đa. |
≤ 50 oC |
|
|
8 |
Khối lượng |
≤ 1,2 kg |
|
|
– Nhận xét:……………………………………………………………………………
4. Kết luận chung và kiến nghị
– Bình tự cứu cá nhân được kiểm tra và thử nghiệm có kết quả:
Đạt:£ Không đạt: £
– Đã được đánh số ký hiệu:………………………………………………………………………………
– Kiến nghị điều kiện sử dụng an toàn:…………………………………………………………………
– Kiến nghị khác:…………………………………………………………………………………………….
Chúng tôi, những người thực hiện kiểm tra và thử nghiệm bình tự cứu cá nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với kết quả ghi trong biên bản này./.
ĐƠN VỊ KIỂM TRA |
NGƯỜI KIỂM TRA VÀ THỬ NGHIỆM PHÁ HỦY |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN |
Mẫu số 03
MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, THỬ NGHIỆM
BÌNH TỰ CỨU CÁ NHÂN DẠNG CÁCH LY
(Cơ quan quản lý cấp trên) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Địa danh, ngày … tháng … năm … |
BIÊN BẢN KIỂM TRA, THỬ NGHIỆM
BÌNH TỰ CỨU CÁ NHÂN DẠNG CÁCH LY
Số: |
……………………………. |
Chúng tôi gồm:
1. …………………………………………………………….. …………………………………………….
2………………………………………………………………. …………………………………………….
Thuộc: …………………………………………………………………………………………………………
Đã tiến hành kiểm tra, thử nghiệm bình tự cứu cá nhân dạng cách ly có mã hiệu……
Đơn vị sử dụng:……………………………………………………………………………………………..
Quy trình kiểm tra và thử nghiệm áp dụng:……………………………………………………………
Chứng kiến kiểm tra, thử nghiệm và thông qua biên bản:
1. …………………………………………………………………. Chức vụ:……………………………….
2. …………………………………………………………………. Chức vụ:……………………………….
I. THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA BÌNH TỰ CỨU CÁ NHÂN
– Số chế tạo: |
………………………… |
|
|
|
– Năm chế tạo: |
………………………… |
|
|
|
– Nhà chế tạo: |
………………………… |
|
|
|
– Ngày kiểm tra độ kín và thử nghiệm gần nhất: |
………………… |
|
||
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
+ Lần đầu: £ + Bất thường: £
Lý do kiểm tra và thử nghiệm bất thường: ……………………………………………………………………………
III. NỘI DUNG KIỂM TRA
1. Kiểm tra hồ sơ:
– Nhận xét:……………………………………………………………………………
– Đánh giá kết quả: Đạt: £ Không đạt: £
2. Kiểm tra trực quan:
STT |
Hạng mục |
Yêu cầu |
Kết quả |
Kết luận |
1 |
Vỏ bình |
Móp méo do va đập, có độ sâu không quá 1mm |
|
|
2 |
Dây đeo |
Nguyên vẹn |
|
|
3 |
Đai siết và chốt mở bình |
Chắc chắn, kẹp chì nguyên vẹn |
|
|
4 |
Tem hoặc ký hiệu kiểm tra kỳ trước |
Số hiệu |
|
|
5 |
Thời hạn còn được lưu hành |
|
|
|
6 |
Nhìn qua mắt thần (nếu có) |
Tình trạng của mầu |
|
|
7 |
Các chi tiết bên trong |
Đầy đủ các bộ phận cấu tạo bên trong bình, mầu sắc không biến đổi, có các bộ phận chống tự nới lỏng, có vòng chống tháo |
|
|
– Nhận xét:……………………………………………………………………………
3. Kiểm tra thông số kỹ thuật
STT |
Hạng mục thử nghiệm |
Yêu cầu |
Kết quả kiểm tra |
Kết luận |
1 |
Kiểm tra độ kín. |
Đưa bình tự cứu cá nhân vào buồng thử nghiệm, sau đó tăng áp suất đến 5 kPa trong thời gian 1 phút không giảm quá 100 Pa, mắt hiện thị không biến đổi màu. |
|
|
2 |
Khả năng chịu rung lắc |
Tần suất va đập 100 lần/phút lần/phút, biên độ rung: 20 ± 5 mm trong 5 phút. Kiểm tra lại độ kín. |
|
|
3 |
Kiểm tra lực mở bình, độ bền kết nối và trạng thái chất hấp thụ |
Lực tối đa 20 – 80 N |
|
|
Không bị xáo trộn, lượng bụi nhỏ sinh ra ˂ 0,5g |
|
|
||
4 |
Sức cản khi hít vào |
≤ 750 Pa |
|
|
5 |
Sức cản khi thở ra |
≤ 750 Pa |
|
|
6 |
Thời gian bảo vệ định mức |
≥ 60 phút |
|
|
7 |
Hàm lượng CO2 tối đa |
≤ 3 % trong 60 phút |
|
|
8 |
Hàm lượng O2 tối thiểu |
˃ 21 % |
|
|
9 |
Nhiệt độ của không khí tại đường ống hít vào tối đa |
≤ 50 °C |
|
|
10 |
Khối lượng |
≤ 3,5 kg |
|
|
11 |
Nhiệt độ vỏ bình tối đa |
90 °C |
|
|
– Nhận xét:……………………………………………………………………………
4. Kết luận chung và kiến nghị
– Bình tự cứu cá nhân được kiểm tra và thử nghiệm có kết quả:
Đạt:£ Không đạt: £
– Đã được đánh số ký hiệu:………………………………………………………………………………………………..
– Kiến nghị điều kiện sử dụng an toàn:………………………………………………………………………………….
– Kiến nghị khác:………………………………………………………………………………………………………………
Chúng tôi, những người thực hiện kiểm tra và thử nghiệm bình tự cứu cá nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với kết quả ghi trong biên bản này./.
ĐƠN VỊ KIỂM TRA |
NGƯỜI KIỂM TRA VÀ THỬ NGHIỆM PHÁ HỦY |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
|
Mẫu số 04
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN KẾT QUẢ KIỂM TRA, THỬ NGHIỆM
BÌNH TỰ CỨU CÁ NHÂN
Lô gô của đơn vị kiểm tra (Cơ quan quản lý cấp trên)
( VILAS số….-Tên tổ chức kiểm tra)
Số : …………………
GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM TRA, THỬ NGHIỆM
(Certificate of test)
Mã số (Code):
Tên thiết bị (Object): bình tự cứu cá nhân dạng ……..
Nhóm thiết bị (Equipment Group): Thiết bị cấp cứu mỏ.
Kiểu (Type):
Năm sản xuất (Number): …..
Số lượng thiết bị (Quantity): ….. cái.
Hãng, nước sản xuất (Manufacture): ……….
Khách hàng yêu cầu (Customer requirement):
Cơ sở sử dụng (Used by):
Loại hình thử nghiệm (Type of test): ………
Phương pháp thử nghiệm (Method of test): ………
Kết quả (Results): Xem kết quả ở trang sau.
Kết luận (Conclusion): Đạt yêu cầu kỹ thuật.
Có hiệu lực tới(*) (valid until): …….
Trưởng phòng thử nghiệm |
…….., ngày tháng năm |
(*) Với điều kiện tuân thủ theo đúng các quy trình, quy định trong quá trình sử dụng và bảo quản cho thiết bị (Comply with the conditions of use and maintenance for equipment)
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THỬ NGHIỆM
(Áp dụng cho bình tự cứu cá nhân dạng hấp thụ)
Mã số:
Tên thiết bị: Bình tự cứu cá nhân dạng hấp thụ.
Kiểu:
Số chế tạo:
Năm sản xuất: ……
Ngày thử nghiệm: ngày/tháng/năm.
Số lượng: ….. cái.
Phương pháp thử: ……..
Điều kiện môi trường: Nhiệt độ: …..oC; Độ ẩm: … %.
Địa điểm kiểm tra: ………
Kết quả: Thử nghiệm mẫu bình tự cứu cá nhân dạng hấp thụ.
Kiểm tra trực quan:
TT |
Hạng mục |
Yêu cầu |
Kết quả |
Kết luận |
1 |
Vỏ bình |
Bị móp méo do va đập, có độ sâu không quá 1mm |
|
|
2 |
Dây đeo |
Nguyên vẹn |
|
|
3 |
Đai siết và chốt mở bình |
Chắc chắn, kẹp chì nguyên vẹn |
|
|
4 |
Tem hoặc ký hiệu kiểm tra kỳ trước |
Số hiệu |
|
|
5 |
Thời hạn còn được lưu hành |
|
|
|
6 |
Các chi tiết bên trong |
Đầy đủ các bộ phận cấu tạo bên trong bình, màu sắc không biến đổi, có các bộ phận chống tự nới lỏng, có vòng chống tháo |
|
|
Kiểm tra thông số kỹ thuật
TT |
Hạng mục thử nghiệm |
Yêu cầu |
Kết quả |
Kết luận |
1 |
Độ kín |
Đưa bình tự cứu cá nhân vào buồng thử nghiệm, sau đó tăng áp suất đến 5 kPa trong thời gian 1 phút không giảm quá 100 Pa, mắt hiện thị không biến đổi màu. |
|
|
2 |
Khả năng chịu rung lắc |
Tần suất va đập 70±5 lần/phút, biên độ rung: 20 ± 5 mm, thực hiện trong 6 giờ. Kiểm tra lại độ kín. |
. |
|
3 |
Kiểm tra lực mở bình, độ bền kết nối và trạng thái chất hấp thụ |
Lực tối đa 20 – 80 N |
|
|
Không bị xáo trộn, lượng bụi nhỏ sinh ra ˂ 0,5g |
|
|||
4 |
Sức cản khi thở ra |
≤ 350 Pa |
|
|
5 |
Sức cản khi hít vào |
≤1200 Pa |
|
|
6 |
Thời gian hữu dụng đối với khí CO. |
≥ 60 phút |
|
|
7 |
Nhiệt độ hít vào tối đa. |
≤ 50 oC |
|
|
8 |
Trọng lượng |
≤ 1,2 kg |
|
|
……., ngày tháng năm
Trưởng phòng thử nghiệm |
Nhân viên thử nghiệm |
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THỬ NGHIỆM
(Áp dụng cho bình tự cứu cá nhân dạng cách ly)
Mã số:
Tên thiết bị: bình tự cứu cá nhân dạng cách ly.
Kiểu:
Số chế tạo:
Năm sản xuất: ……
Ngày thử nghiệm: ngày/tháng/năm.
Số lượng: ….. cái.
Phương pháp thử: ……..
Điều kiện môi trường: Nhiệt độ: …..oC; Độ ẩm: … %.
Địa điểm kiểm tra: ………
Kết quả: Thử nghiệm mẫu bình tự cứu cá nhân.
Kiểm tra trực quan:
TT |
Hạng mục |
Yêu cầu |
Kết quả |
Kết luận |
1 |
Vỏ bình |
Bị móp méo do va đập, có độ sâu không quá 1mm |
|
|
2 |
Dây đeo |
Nguyên vẹn |
|
|
3 |
Đai siết và chốt mở bình |
Chắc chắn, kẹp chì nguyên vẹn |
|
|
4 |
Tem hoặc ký hiệu kiểm tra kỳ trước |
Số hiệu |
|
|
5 |
Thời hạn còn được lưu hành |
|
|
|
6 |
Nhìn qua mắt thần (nếu có) |
Tình trạng của màu |
|
|
7 |
Các chi tiết bên trong |
Đầy đủ các bộ phận cấu tạo bên trong bình, mầu sắc không biến đổi, có các bộ phận chống tự nới lỏng, có vòng chống tháo |
|
|
Kiểm tra thông số kỹ thuật
TT |
Hạng mục thử nghiệm |
Yêu cầu |
Kết quả kiểm tra |
Kết luận |
1 |
Kiểm tra độ kín. |
Đưa bình tự cứu cá nhân vào buồng thử nghiệm, sau đó tăng áp suất đến 5 kPa trong thời gian 1 phút không giảm quá 100 Pa, mắt hiện thị không biến đổi màu. |
|
|
2 |
Khả năng chịu rung lắc |
Tần suất va đập 100 lần/phút lần/phút, biên độ rung: 20 ± 5 mm trong 5 phút. Kiểm tra lại độ kín. |
|
|
3 |
Kiểm tra lực mở bình, độ bền kết nối và trạng thái chất hấp thụ |
Lực tối đa 20 – 80 N |
|
|
Không bị xáo trộn, lượng bụi nhỏ sinh ra ≤ 0,5g |
|
|
||
4 |
Sức cản khi hít vào |
≤ 750 Pa |
|
|
5 |
Sức cản khi thở ra |
≤ 750 Pa |
|
|
6 |
Thời gian bảo vệ định mức |
60 phút |
|
|
7 |
Hàm lượng CO2 tối đa |
Đến 3 % trong 60 phút |
|
|
8 |
Hàm lượng O2 tối thiểu |
˃ 21 % |
|
|
9 |
Nhiệt độ của không khí tại đường ống hít vào tối đa |
≤ 50 °C |
|
|
10 |
Khối lượng |
≤ 3,5 kg |
|
|
……., ngày tháng năm
Trưởng phòng thử nghiệm |
Nhân viên thử nghiệm |
Kèm theo giấy chứng nhận thử nghiệm số: …………………………………. |
||||||||||||||||||||||||
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THỬ NGHIỆM LÔ SẢN PHẨM Mã số: Tên thiết bị: bình tự cứu cá nhân dạng ……. Kiểu: Năm sản xuất: tháng/năm. Ngày thử nghiệm: ngày/tháng/năm. Số lượng lô: …… cái. Phương pháp thử nghiệm: …… Điều kiện môi trường: Nhiệt độ: ….. °C; Độ ẩm: ….. %. Địa điểm thử nghiệm: ………….. Kết quả: Thử nghiệm bình tự cứu cá nhân dạng hấp thụ (kiểm tra bên ngoài, kiểm tra độ kín).
Các bình tự cứu cá nhân trong lô đảm bảo yêu cầu kỹ thuật an toàn đã được ký hiệu ……………………………………………… ….., ngày tháng năm
|
||||||||||||||||||||||||
Kèm theo giấy chứng nhận thử nghiệm số: ……………………………………. |
Mẫu số 05
MẪU SỔ KIỂM TRA BÌNH TỰ CỨU CÁ NHÂN
KHI TIẾP NHẬN TỪ NGƯỜI SỬ DỤNG
(Cơ quan quản lý cấp trên) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Địa danh, ngày … tháng … năm … |
SỔ KIỂM TRA BÌNH TỰ CỨU CÁ NHÂN
KHI TIẾP NHẬN TỪ NGƯỜI SỬ DỤNG
Quyển số:……… |
Được sử dụng từ ngày….tháng….năm.. Đến ngày….tháng……năm |
Thời gian kiểm tra |
Số hiệu bình |
Vỏ bình |
Dây đeo |
Đai siết và chốt mở bình |
Tem hoặc ký hiệu kiểm tra kỳ trước |
Nhìn qua mắt thần |
Người kiểm tra |
|
Họ và tên |
ký |
|||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Yêu cầu: Sổ được đóng dấu giáp lai của đơn vị sử dụng bình tự cứu cá nhân.
2. Hướng dẫn ghi sổ: Khi tiếp nhận bình tự cứu cá nhân từ người sử dụng, người tiếp nhận phải kiểm tra bề ngoài, khi phát hiện bình tự cứu cá nhân có dấu hiệu bất thường cần để riêng và ghi vào sổ này để kiểm tra độ kín.
– Cột 1 ghi: Ca….ngày….tháng….năm
– Cột 2 ghi: Số hiệu của bình tự cứu cá nhân
– Cột 3 ghi: Tình trạng của vỏ bình: thủng, méo, lõm…
– Cột 4 ghi: Tình trạng của dây đeo: Đứt, có nguy cơ bị đứt, xoắn chặt không tháo ra để đeo được…
– Cột 5 ghi: Tình trạng của đai siết và chốt mở bình: Đã bị mở chốt, đai lỏng….
– Cột 6 ghi: Mất, mờ không đọc được.
– Cột 7 dùng cho bình tự cứu cá nhân dạnh cách ly có mắt thần: Ghi tình trạng màu đã bị biến đổi
– Cột 8 ghi: Họ và tên người kiểm tra khi tiếp nhận bình tự cứu cá nhân từ người sử dụng.
– Cột 9: Chữ ký của người kiểm tra khi tiếp nhận bình tự cứu cá nhân từ người sử dụng.
Mẫu số 06
MẪU SỔ THEO DÕI TIÊU HỦY BÌNH TỰ CỨU CÁ NHÂN
TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG
(Cơ quan quản lý cấp trên) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Địa danh, ngày … tháng … năm … |
SỔ THEO DÕI TIÊU HỦY BÌNH TỰ CỨU CÁ NHÂN
TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG
Quyển số:……… |
Được sử dụng từ ngày….tháng….năm.. Đến ngày….tháng……năm |
Số thứ tự |
Mã hiệu bình |
Số hiệu bình |
Tem hoặc ký hiệu kiểm tra trước khi tiêu hủy |
Ngày, tháng, năm đưa vảo sử dụng |
Ngày, tháng, năm tiêu hủy |
Khối lượng hóa chất thu gom (kg) |
Đơn vị xử lý chất thải |
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Yêu cầu: Sổ được đóng dấu giáp lai của đơn vị sử dụng bình tự cứu cá nhân.
2. Hướng dẫn ghi sổ: Khi tiêu hủy bình tự cứu cá nhân, phải tháo dỡ bình và thu gom các loại hóa chất trong bình để bàn giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định.
– Cột 7 ghi: Loại hóa chất, khối lượng.
– Cột 8 ghi: Tên đơn vị xử lý chất thải nhận bàn giao.
Mẫu số 07
MẪU SỔ THEO DÕI CÔNG TÁC KIỂM TRA, THỬ NGHIỆM
BÌNH TỰ CỨU CÁ NHÂN
(Cơ quan quản lý cấp trên) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Địa danh, ngày … tháng … năm … |
SỔ THEO DÕI CÔNG TÁC KIỂM TRA, THỬ NGHIỆM
BÌNH TỰ CỨU CÁ NHÂN
Quyển số:……… |
Được sử dụng từ ngày….tháng….năm.. Đến ngày….tháng……năm |
Số thứ tự |
Mã hiệu bình của lô sản phẩm |
Số lượng bình của lô sản phẩm |
Số hiệu bình được lấy để thử nghiệm |
Số hiệu bình được lấy làm mẫu lưu |
Số tem hoặc ký hiệu được đánh sau khi thử nghiệm |
Ngày, tháng, năm thử nghiệm |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
|
|
|
|
|
|
|
Ngày, tháng, năm hết hạn theo quy định của nhà sản xuất |
Tên, địa chỉ của đơn vị đề nghị thử nghiệm |
Tên, địa chỉ của đơn vị sử dụng lô sản phẩm |
Người thử nghiệm |
Đại diện đơn vị đề nghị thử nghiệm |
||
Họ và tên |
Ký |
Họ và tên |
ký |
|||
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
|
|
|
|
|
|
|
1. Yêu cầu: Sổ được đóng dấu giáp lai của đơn vị kiểm tra hoặc thử nghiệm.
2. Hướng dẫn ghi sổ: Trong trường hợp lô sản phẩm được kiểm tra, thử nghiệm chưa xác định được tên, địa chỉ của đơn vị sử dụng lô sản phẩm thì cột (10) ghi tên, địa chỉ của đơn vị quản lý kho chứa lô sản phẩm sau khi kiểm tra, thử nghiệm.