Quy chuẩn QCVN04:2012/BCT

  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Số hiệu: QCVN04:2012/BCT
  • Cơ quan ban hành: Bộ Công thương
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 12/06/2012
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2012/BCT về thuốc nổ Anfo do Bộ Công thương ban hành


QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 04:2012/BCT

 

VỀ THUỐC NỔ ANFO

National Technical Regulations

on ANFO explosives

Lời nói đầu

QCVN 04 : 2012/BCT do Vụ Khoa học và Công nghệ soạn thảo, trình duyệt; Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định; Bộ Công Thương ban hành kèm theo Thông tư số 13/2012/TT-BCT ngày 12 tháng 6 năm 2012.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ THUỐC NỔ ANFO

National Technical Regulations

on ANFO explosives

1. Quy định chung

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật này quy định về các chỉ tiêu kỹ thuật, phương pháp thử và các quy định khác đối với thuốc nổ ANFO.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoạt động liên quan tới thuốc nổ ANFO trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

1.3. Giải thích từ ngữ

1.3.1. Thuốc nổ: Là hóa chất hoặc hỗn hợp hóa chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện.

1.3.2. Khối lượng riêng rời: Là khối lượng của một đơn vị thể tích thuốc nổ ANFO ở trạng thái rời đổ đống hay còn gọi là khối lượng riêng đổ đống hoặc tỷ trọng rắc.

1.4. Tài liệu viện dẫn

1.4.1. QCVN 02 : 2008/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.

1.4.2. Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 về nhãn hàng hóa.

1.4.3. TCVN 6421 : 1998 Vật liệu nổ công nghiệp – Xác định khả năng sinh công bằng cách đo sức nén trụ chì.

1.4.4. TCVN 6422 : 1998 Vật liệu nổ công nghiệp – Xác định tốc độ nổ.

1.4.5. TCVN 6423 : 1998 Vật liệu nổ công nghiệp – Xác định khả năng sinh công bằng bom chì (Phương pháp Trauzel).

2. Quy định kỹ thuật

2.1. Thành phần chế tạo thuốc nổ ANFO

Thành phần chế tạo thuốc nổ ANFO được nêu trong Bảng 1.

Bảng 1 – Thành phần chế tạo thuốc nổ ANFO

TT

Tên nguyên liệu

Tỷ lệ khối lượng, %

1

Amôni nitrat (NH4NO3 – độ tinh khiết ≥ 98,5%)

94 ± 0,5

2

Dầu Điêzen

6 ± 0,5

2.2. Chỉ tiêu kỹ thuật của thuốc nổ ANFO

Các chỉ tiêu kỹ thuật của thuốc nổ ANFO được nêu trong Bảng 2.

Bảng 2 – Các chỉ tiêu chất lượng thuốc nổ ANFO

TT

Chỉ tiêu

Mức

Phương pháp thử

1

Khối lượng riêng rời, g/cm3

0,8 ÷ 0,95

 

2

Tốc độ nổ, m/s

3.000 ÷ 4.500

TCVN 6422 : 1998

3

Khả năng sinh công bằng cách đo độ giãn bom chì, cm3

300 ÷ 330

TCVN 6423 : 1998

4

Sức nén trụ chì, mm

≥ 15
(đo trong ống thép)

TCVN 6421 : 1998

5

Thời hạn đảm bảo, ngày

90

 

2.3. Bao gói, ghi nhãn

2.3.1. Bao gói

Thuốc nổ ANFO được bao gói trong vỏ bao hai lớp, lớp vỏ trong bằng màng PE, lớp vỏ ngoài bằng bao PP. Khối lượng tịnh mỗi bao 25 kg hoặc khối lượng và quy cách khác theo nhu cầu sử dụng.

2.3.2. Ghi nhãn

Trên vỏ mỗi bao thuốc nổ ANFO phải ghi nhãn đúng theo quy định về nhãn hàng hóa theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 và quy định của quy chuẩn QCVN 02 : 2008/BCT.

2.3.3. Bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy

Việc bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy thuốc nổ ANFO phải thực hiện theo đúng quy định của quy chuẩn QCVN 02 : 2008/BCT.

3. Phương pháp thử

3.1. Xác định khối lượng riêng rời

3.1.1. Nguyên tắc

Khối lượng riêng rời của thuốc nổ ANFO được xác định bằng cách đổ tự do thuốc nổ từ một khoảng cách nhất định vào dụng cụ đã biết trước thể tích. Từ thể tích dụng cụ và khối lượng thuốc nổ ANFO đã chiếm chỗ xác định được khối lượng riêng rời.

3.1.2. Thiết bị, dụng cụ

3.1.2.1. Cân phân tích, độ chính xác đến 10-4g.

3.1.2.2. Bộ dụng cụ xác định khối lượng riêng rời (hình 1).

3.1.2.3. Thước gạt.

3.1.2.4. Nước cất, theo TCVN 4851-1989

3.1.2.5. Hỗn hợp K2Cr2O7/H2SO4.

3.1.2.6. Bình hút ẩm.

3.1.3. Tiến hành

3.1.3.1. Xác định khối lượng riêng rời được tiến hành trong phòng thí nghiệm có độ ẩm không khí Wa < 65%.

3.1.3.2. Rửa sạch các bình hứng bằng hỗn hợp K2Cr2O7/H2SO4, tráng lại bằng nước cất 3 lần. Sấy khô bình hứng ở 100 – 105 0C; để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng rồi cân và ghi khối lượng G1i.

3.1.3.3. Đặt bình hứng dưới phễu sao cho đáy phễu hướng đồng trục với tâm của bình hứng, đáy phễu cách mặt bình hứng khoảng 15÷20 mm. Cố định khoảng cách này trong cả quá trình làm thí nghiệm.

3.1.3.4. Đổ thuốc nổ ANFO vào phễu sao cho nó rơi xuống đầy bình hứng phía dưới. Dùng thước phẳng gạt ngang mặt bình hứng. Cân khối lượng bình hứng đã chứa thuốc nổ và ghi khối lượng G2i.

CHÚ DẪN:

1- Bình hứng

2- Phễu

3- Giá đỡ

Hình 1. Bộ dụng cụ để xác định khối lượng riêng rời

3.1.4. Tính kết quả

3.1.4.1. Khối lượng riêng rời của thuốc nổ ANFO trong từng lần thử (Si) được tính theo công thức:

Si = , (g/cm3)

Trong đó:

– Vi là thể tích bình hứng thứ i, cm3.

– G1i là khối lượng bình hứng trong lần thử thứ i, gam

– G2i là khối lượng bình hứng và mẫu trong lần thử thứ i, gam.

– i là thứ tự lần thử từ 1 đến 3.

3.1.4.2. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần để lấy kết quả trung bình. Chênh lệch kết quả giữa các lần thí nghiệm không được lớn hơn 0,05 g/cm3.

3.2. Xác định thành phần thuốc nổ

3.2.1. Nguyên tắc

Dùng bộ chiếc soclet để tách dầu diêzen khỏi thuốc nổ ANFO, sau đó cân để xác định lượng dầu. Hiệu số khối lượng giữa mẫu thuốc nổ và dầu diêzen chính là khối lượng Amôni nitrat.

3.2.2. Dụng cụ và hóa chất:

– Cân phân tích độ chính xác đến 10-4g.

– Chén cân.

– Cốc 250 ml.

– Bộ chiết soclet.

– Bếp cách thủy.

– Túi vải mịn hoặc giấy lọc định tính.

– Điêtyl ête.

– Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm, theo TCVN 4851 : 1989.

3.2.3. Tiến hành

3.2.3.1. Rửa sạch, sấy khô và cân khối lượng của cốc 250 ml, g.

3.2.3.2. Cân khoảng 50g mẫu (M) cho vào túi vải mịn hoặc giấy lọc định tính, gói thành cuộn hình trụ để có thể đưa vào phễu bộ chiết soclet. Đặt mẫu vào phễu của bộ chiết, lấy 200 ml Điêtyl ête đổ vào bộ chiết cùng vài viên đá bọt. Lắp hệ thống sinh hàn đảm bảo nhiệt độ nước sinh hàn không vượt quá 30 0C (trường hợp thời tiết nóng), lắp kín toàn bộ hệ thống.

3.2.3.3. Đặt toàn bộ lên bếp cách thủy và duy trì nhiệt độ của hệ thống ở 65÷750C trong 90 phút. Trong quá trình chiết có thể thêm khoảng 100 ml Điêtyl ête vào hệ thống để bù cho lượng bay hơi.

3.2.3.4. Thu toàn bộ lượng Điêtyl ête còn ở bình chiết và trên phễu chiết vào cốc 250 ml. Làm bay hơi hết Điêtyl ête trên bếp cách thủy và cân khối lượng cốc sau khi đun cạn (G1). Tiến hành cân với độ chính xác đến 10-4 g. Thực hiện phân tích mẫu ba lần.

3.2.4. Tính kết quả

3.2.4.1. Tỷ lệ dầu nhiên liệu (XD), tính theo phần trăm khối lượng, được xác định theo công thức:

Trong đó:

– G1 là khối lượng cốc sau khi bay hơi hết Điêtyl ête, gam;

– G2 là khối lượng ban đầu của cốc, gam;

– M là khối lượng mẫu, gam

3.2.4.2. Tỷ lệ thành phần của Amôni nitrat (XAN), tính theo phần trăm khối lượng, được xác định theo công thức:

XAN = 100 – XD, %

3.3. Xác định khả năng sinh công bằng cách đo độ dãn bom chì

Thực hiện theo TCVN 6423 : 1998 Vật liệu nổ công nghiệp – Xác định khả năng sinh công bằng bom chì.

3.4. Xác định sức nén trụ chì

Thực hiện theo TCVN 6421 : 1998 Vật liệu nổ công nghiệp – Xác định khả năng sinh công bằng cách đo sức nén trụ chì.

3.5. Xác định tốc độ nổ

Thực hiện theo TCVN 6422 : 1998 Vật liệu nổ công nghiệp – Xác định tốc độ nổ.

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Vụ Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật này.

4.2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam tuân thủ quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này.

4.3. Trường hợp các tài liệu viện dẫn trong Quy chuẩn kỹ thuật này có sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định của văn bản mới./.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *