Nội dung toàn văn Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 16:2011/BXD về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
QCVN 16:2011/BXD
VỀ SẢN PHẨM, HÀNG HÓA VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Vietnam Building Code: Products, Goods of Building Material
HÀ NỘI – 2011
MỤC LỤC
Mục lục ……………………………………………………………………………..
Lời nói đầu …………………………………………………………………………
Phần 1: Nhóm sản phẩm clanhke xi măng và xi măng …………..…………
Phần 2: Nhóm sản phẩm kính xây dựng ………………………………………
Phần 3: Nhóm sản phẩm phụ gia cho xi măng và bê tông …………………
Phần 4: Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp, sản phẩm hợp kim nhôm và sản phẩm trên cơ sở gỗ …………
Phần 5: Nhóm sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm, vật liệu xảm khe ……
Phần 6: Nhóm sản phẩm gạch ốp lát ……………….…………………………
Lời nói đầu
QCVN 16:2011/BXD do Viện Vật liệu xây dựng biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ & Môi trường trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 11/2011/TT-BXD ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Quy chuẩn QCVN 16:2011/BXD bao gồm các phần sau đây:
QCVN 16-1:2011/BXD |
Nhóm sản phẩm clanhke xi măng và xi măng |
QCVN 16-2:2011/BXD |
Nhóm sản phẩm kính xây dựng |
QCVN 16-3:2011/BXD |
Nhóm sản phẩm phụ gia cho xi măng và bê tông |
QCVN 16-4:2011/BXD |
Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp, sản phẩm hợp kim nhôm và sản phẩm trên cơ sở gỗ |
QCVN 16-5:2011/BXD |
Nhóm sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm, vật liệu xảm khe |
QCVN 16-6:2011/BXD |
Nhóm sản phẩm gạch ốp lát |
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ SẢN PHẨM, HÀNG HÓA VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Vietnam Building Code: Products, Goods of Building Material
QCVN 16-1:2011/BXD |
Nhóm sản phẩm clanhke xi măng và xi măng |
Portland cement and Portland cement clinker products |
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn QCVN 16-1:2011/BXD quy định các yêu cầu kỹ thuật phải tuân thủ đối với nhóm sản phẩm clanhke xi măng và xi măng được sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng
2.1 Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa clanhke xi măng và xi măng.
2.2 Các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa có liên quan.
2.3 Các tổ chức được chỉ định kiểm tra, đánh giá, thử nghiệm các sản phẩm, hàng hóa clanhke xi măng và xi măng.
3. Giải thích từ ngữ
Trong QCVN 16-1:2011/BXD, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1 Xi măng là chất kết dính thủy dạng bột mịn, khi trộn với nước tạo thành dạng hồ dẻo có khả năng đóng rắn trong không khí và nước nhờ phản ứng hóa lý, thành vật liệu dạng đá.
3.2 Clanhke xi măng là sản phẩm chứa các pha (khoáng) có tính chất kết dính thủy lực, nhận được bằng cách nung đến nhiệt độ kết khối hoặc nóng chảy hỗn hợp nguyên liệu xác định (phối liệu).
3.3 Sản phẩm vật liệu xây dựng có nguy cơ gây mất an toàn cơ học và làm việc ổn định cho công trình là các sản phẩm vật liệu xây dựng có công năng sử dụng quyết định đến tính chịu lực của các kết cấu, bộ phận công trình và ở những vị trí có nguy cơ cao gây thương vong cho con người, hư hại nghiêm trọng công trình khi sự cố xảy ra.
3.4 Lô sản phẩm là tập hợp một loại sản phẩm clanhke xi măng hoặc xi măng có cùng thông số kỹ thuật và được sản xuất cùng một đợt trên cùng một dây chuyền công nghệ.
3.5 Lô hàng hóa là tập hợp một loại sản phẩm clanhke xi măng hoặc xi măng được xác định về số lượng, có cùng nội dung ghi nhãn, do một tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tại cùng một địa điểm được phân phối, tiêu thụ trên thị trường.
4. Quy định chung
4.1 Các sản phẩm, hàng hóa clanhke xi măng và xi măng phải đảm bảo an toàn về cơ học và làm việc ổn định cho công trình.
4.2 Các sản phẩm xi măng và clanhke xi măng khi sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu từ các loại phế thải của ngành công nghiệp khác chứa kim loại nặng và chất nguy hại với hàm lượng lớn thì sản phẩm phải được cơ quan chức năng đánh giá tính an toàn trước khi lưu hành ra thị trường.
5. Yêu cầu kỹ thuật
5.1 Các sản phẩm, hàng hóa clanhke xi măng và xi măng có tên trong Bảng 1.1 phải được kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật và phải thỏa mãn mức yêu cầu của các chỉ tiêu tương ứng nêu trong Bảng 1.1.
5.2 Phương pháp thử áp dụng khi kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật của các sản phẩm, hàng hóa clanhke xi măng và xi măng được nêu trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1 – Yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm, hàng hóa clanhke xi măng và xi măng
TT |
Tên loại sản phẩm(a) |
Chỉ tiêu kỹ thuật |
Mức yêu cầu(b) |
Phương pháp thử(c) |
Quy cách mẫu |
1 |
Clanhke xi măng poóc lăng thương phẩm (TCVN 7024:2002) |
1. Hoạt tính cường độ |
Theo Bảng 1 của TCVN 7024:2002 |
TCVN 7024:2002 |
Lấy ở 10 vị trí khác nhau, mỗi vị trí lấy tối thiểu 20kg, trộn đều các mẫu, rồi chia tư lấy tối thiểu 80 kg làm mẫu thử |
2. Hệ số nghiền, không nhỏ hơn |
1,2 |
TCVN 7024:2002 |
|||
3. Cỡ hạt, % khối lượng, không lớn hơn |
|
TCVN 7024:2002 |
|||
– Nhỏ hơn 1mm, |
10,0 |
|
|||
– Lớn hơn 5mm và nhỏ hơn 25mm |
40,0 |
|
|||
4. Hàm lượng magiê oxit (MgO), % khối lượng, không lớn hơn |
5,0 |
TCVN 141:2008 |
|||
5. Hàm lượng vôi tự do (CaOtd), % khối lượng, không lớn hơn |
1,5 |
TCVN 141:2008 |
|||
6. Hàm lượng canxi oxit (CaO), % khối lượng |
Từ 58 đến 67 |
TCVN 141:2008 |
|||
7. Hàm lượng silic oxit (SiO2), % khối lượng |
Từ 18 đến 26 |
TCVN 141:2008 |
|||
8. Hàm lượng nhôm oxit (Al2O3), % khối lượng |
Từ 3,0 đến 8,0 |
TCVN 141:2008 |
|||
9. Hàm lượng sắt oxit (Fe2O3)(d), % khối lượng |
Từ 2,0 đến 5,0 |
TCVN 141:2008 |
|||
10. Hàm lượng kiềm tương đương (Na2Otđ), % khối lượng, không lớn hơn |
1,0 |
TCVN 141:2008 |
|||
11. Hàm lượng cặn không tan (CKT), % khối lượng, không lớn hơn |
0,75 |
TCVN 141:2008 |
|||
12. Hàm lượng mất khi nung (MKN), % khối lượng, không lớn hơn |
1,0 |
TCVN 141:2008 |
|||
13. Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn |
1,0 |
TCVN 7024:2002 |
|||
2 |
Xi măng poóc lăng (TCVN 2682:2009) |
1. Cường độ nén |
Theo Bảng 1 của TCVN 2682:2009 |
TCVN 6016:2011 |
Lấy tối thiểu ở 10 vị trí. Mẫu gộp tối thiểu 10kg |
2. Thời gian đông kết, phút |
|
TCVN 6017:1995 |
|||
– Bắt đầu, không nhỏ hơn |
45 |
|
|||
– Kết thúc, không lớn hơn |
375 |
|
|||
3. Hàm lượng SO3, % khối lượng, không lớn hơn |
3,5 |
TCVN 141:2008 |
|||
4. Hàm lượng MgO, % khối lượng, không lớn hơn |
5,0 |
TCVN 141:2008 |
|||
5. Hàm lượng mất khi nung (MKN), % khối lượng, không lớn hơn |
3,0 |
TCVN 141:2008 |
|||
6. Hàm lượng cặn không tan (CKT), % khối lượng, không lớn hơn |
1,5 |
TCVN 141:2008 |
|||
7. Độ ổn định thể tích Le chatelier, mm, không lớn hơn |
10,0 |
TCVN 6017:1995 |
|||
3 |
Xi măng poóc lăng hỗn hợp (TCVN 6260:2009) |
1. Cường độ nén |
Theo Bảng 1 của TCVN 6260:2009 |
TCVN 6016:2011 |
Lấy tối thiểu ở 10 vị trí. Mẫu gộp tối thiểu 10kg |
2. Thời gian đông kết, phút |
|
TCVN 6017:1995 |
|||
– Bắt đầu, không nhỏ hơn |
45 |
|
|||
– Kết thúc, không lớn hơn |
420 |
|
|||
3. Hàm lượng SO3, % khối lượng, không lớn hơn |
3,5 |
TCVN 141:2008 |
|||
4. Độ ổn định thể tích Le chatelier, mm, không lớn hơn |
10,0 |
TCVN 6017:1995 |
|||
5. Độ nở autoclave, %, không lớn hơn |
0,8 |
TCVN 8877:2011 |
|||
4 |
Xi măng poóc lăng trắng (TCVN 5691:2000) |
1. Cường độ nén |
Theo Bảng 1 của TCVN 5691:2000 |
TCVN 6016:2011 |
Lấy tối thiểu ở 10 vị trí. Mẫu gộp tối thiểu 10kg |
2. Độ trắng tuyệt đối, %, không nhỏ hơn |
60 và giá trị nhà sản xuất công bố |
TCVN 5691:2000 |
|||
3. Thời gian đông kết, phút |
|
TCVN 6017:1995 |
|||
– Bắt đầu, không nhỏ hơn |
45 |
|
|||
– Kết thúc, không lớn hơn |
375 |
|
|||
4. Độ ổn định thể tích Le chatelier, mm, không lớn hơn |
10,0 |
TCVN 6017:1995 |
|||
5. Hàm lượng SO3, % khối lượng, không lớn hơn |
3,5 |
TCVN 141:2008 |
|||
5 |
Xi măng Alumin (TCVN 7569:2007) |
1. Cường độ nén |
Nhà sản xuất phải công bố loại sản phẩm theo TCVN 7569:2007 (ACN40, ACH50, ACH60, ACS70, ACS80). Các chỉ tiêu kỹ thuật kiểm tra phù hợp quy định tương ứng của TCVN 7569:2007 |
TCVN 7569:2007 |
Lấy tối thiểu ở 10 vị trí. Mẫu gộp tối thiểu 10kg |
2. Hàm lượng Al2O3, SiO2, Fe2O3, Na2Otđ |
TCVN 6533:1999 |
||||
3. Thời gian đông kết |
TCVN 6017:1995 |
||||
4. Độ mịn |
TCVN 4030:2003 |
||||
6 |
Xi măng giếng khoan chủng loại G (TCVN 7445:2004) |
1. Thành phần hóa học và khoáng vật |
Theo Bảng 1 của TCVN 7445-1:2004 |
TCVN 141:2008 |
Lấy tối thiểu ở 10 vị trí. Mẫu gộp tối thiểu 10kg |
2. Cường độ nén |
Theo Bảng 2 của TCVN 7445-1:2004 |
TCVN 7445-2:2004 |
|||
3. Thời gian đặc quánh |
Theo Bảng 2 của TCVN 7445-1:2004 |
TCVN 7445-2:2004 |
|||
4. Nước tự do (độ tách nước), ml, không lớn hơn |
3,5 |
TCVN 7445-2:2004 |
|||
7 |
Xi măng poóc lăng ít toả nhiệt (TCVN 6069:2007) |
1. Cường độ nén |
Theo quy định tại Bảng 1 của TCVN 6069:2007 |
TCVN 6016:2011 |
Lấy tối thiểu ở 10 vị trí. Mẫu gộp tối thiểu 10kg |
2. Nhiệt thủy hóa |
TCVN 6070:2005 |
||||
3. Hàm lượng SO3, % khối lượng, không lớn hơn |
2,3 |
TCVN 141:2008 |
|||
4. Hàm lượng MgO, % khối lượng, không lớn hơn |
5,0 |
TCVN 141:2008 |
|||
5. Thành phần khoáng |
Theo Bảng 1 của TCVN 6069:2007 |
TCVN 141:2008 |
|||
6. Thời gian đông kết, phút |
|
TCVN 6017:1995 |
|||
– Bắt đầu, không nhỏ hơn |
45 |
|
|||
– Kết thúc, không lớn hơn |
375 |
|
|||
7. Độ ổn định thể tích Le chatelier, mm, không lớn hơn |
10,0 |
TCVN 6017:1995 |
|||
8 |
Xi măng poóc lăng hỗn hợp ít toả nhiệt (TCVN 7712:2007) |
1. Cường độ nén |
Theo Bảng 1 của TCVN 7712:2007 |
TCVN 6016:2011 |
Lấy tối thiểu ở 10 vị trí. Mẫu gộp tối thiểu 10kg |
2. Nhiệt thủy hóa |
Theo Bảng 1 của TCVN 7712:2007 |
TCVN 6070:2005 |
|||
3. Thời gian đông kết, phút |
|
TCVN 6017:1995 |
|||
– Bắt đầu, không nhỏ hơn |
45 |
|
|||
– Kết thúc, không lớn hơn |
375 |
|
|||
4. Độ nở autoclave, %, không lớn hơn |
0,8 |
TCVN 8877:2011 |
|||
9 |
Xi măng poóc lăng bền sun phát (TCVN 6067:2004) |
1. Cường độ nén |
Theo Bảng 1 của TCVN 6067:2004 |
TCVN 6016:2011 |
Lấy tối thiểu ở 10 vị trí. Mẫu gộp tối thiểu 10kg |
2. Hàm lượng MgO, % khối lượng, không lớn hơn |
5,0 |
TCVN 141:2008 hoặc TCVN 6820:2001 với loại chứa bari Hàm lượng C3A và C4AF tính theo chú thích Bảng 1 TCVN 6067:2004 |
|||
3. Hàm lượng SO3, % khối lượng, không lớn hơn |
2,5 |
||||
4. Hàm lượng (C3A), % khối lượng, không lớn hơn |
3,5 |
||||
5. Tổng hàm lượng (C4AF + 2C3A), % khối lượng, không lớn hơn |
25,0 |
||||
6. Thời gian đông kết, phút |
|
TCVN 6017:1995 |
|||
– Bắt đầu, không nhỏ hơn |
45 |
|
|||
– Kết thúc, không lớn hơn |
375 |
|
|||
7. Độ ổn định thể tích Le chatelier, mm, không lớn hơn |
10,0 |
TCVN 6017:1995 |
|||
8. Độ nở sun phát ở tuổi 14 ngày, %, không lớn hơn |
0,04 |
TCVN 6068:2004 |
|||
10 |
Xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sun phát (TCVN 7711:2007) |
1. Cường độ nén |
Theo Bảng 1 của TCVN 7711:2007 |
TCVN 6016:2011 |
Lấy tối thiểu ở 10 vị trí. Mẫu gộp tối thiểu 10kg |
2. Thời gian đông kết, phút |
|
TCVN 6017:1995 |
|||
– Bắt đầu, không nhỏ hơn |
45 |
|
|||
– Kết thúc, không lớn hơn |
375 |
|
|||
3. Độ nở thanh vữa trong dung dịch sun phát ở tuổi 6 tháng(e), %, không lớn hơn |
|
TCVN 7713:2007 |
|||
– loại bền sun phát vừa |
0,1 |
|
|||
– loại bền sun phát cao |
0,05 |
|
|||
4. Độ nở sun phát trong nước ở tuổi 14 ngày, %, không lớn hơn |
0,02 |
TCVN 6068:2004 |
|||
5. Độ nở autoclave, %, không lớn hơn |
0,8 |
TCVN 8877:2011 |
|||
11 |
Xi măng poóc lăng xỉ lò cao (TCVN 4316:2007) |
1. Cường độ nén |
Theo Bảng 1 của TCVN 4316:2007 |
TCVN 6016:2011 |
Lấy tối thiểu ở 10 vị trí. Mẫu gộp tối thiểu 10kg |
2. Hàm lượng MgO, % khối lượng, không lớn hơn |
6,0 |
TCVN 141:2008 |
|||
3. Hàm lượng SO3, % khối lượng, không lớn hơn |
3,5 |
TCVN 141:2008 |
|||
4. Hàm lượng MKN, % khối lượng, không lớn hơn |
3,0 |
TCVN 141:2008 |
|||
5. Độ ổn định thể tích Le chatelier, mm, không lớn hơn |
10,0 |
TCVN 6017:1995 |
|||
12 |
Xi măng xây trát (TCXDVN 324:2004) |
1. Cường độ nén |
Theo Bảng 1 của TCXDVN 324:2004 |
TCVN 6016:2011 |
Lấy tối thiểu ở 10 vị trí. Mẫu gộp tối thiểu 10kg |
2. Khả năng giữ nước, % |
Từ 80 đến 95 |
TCXDVN 324:2004 |
|||
3. Hàm lượng SO3, % khối lượng, không lớn hơn |
3,0 |
TCVN 141:2008 |
|||
4. Hàm lượng ion clo (Cl–), % khối lượng, không lớn hơn |
0,1 |
TCVN 141:2008 |
|||
5. Độ ổn định thể tích Le chatelier, mm, không lớn hơn |
10,0 |
TCVN 6017:1995 |
|||
13 |
Xi măng nở (TCVN 8873:2011) |
1. Cường độ nén, MPa, không nhỏ hơn |
|
TCVN 6016:2011 |
Lấy tối thiểu ở 10 vị trí. Mẫu gộp tối thiểu 10kg |
– tuổi 7 ngày |
16,0 |
|
|||
– tuổi 28 ngày |
30,0 |
|
|||
2. Hàm lượng MgO, % khối lượng, không lớn hơn |
6,0 |
TCVN 141:2008 |
|||
3. Hàm lượng mất khi nung (MKN), % khối lượng, không lớn hơn |
4,0 |
|
|||
3. Thời gian đông kết, phút, không thấp hơn |
75 |
TCVN 8875:2011 |
|||
4. Độ nở kìm hãm của vữa |
|
TCVN 8874:2011 |
|||
– 7 ngày, % |
Không nhỏ hơn 0,04 và không lớn hơn 0,10 |
|
|||
– 28 ngày so với 7 ngày, %, không lớn hơn |
115 |
|
|||
14 |
Xi măng đóng rắn nhanh (theo TCVN cho xi măng đóng rắn nhanh) |
1. Cường độ nén |
Theo TCVN cho xi măng đóng rắn nhanh – Yêu cầu kỹ thuật |
TCVN 6016:2011 |
Lấy tối thiểu ở 10 vị trí. Mẫu gộp tối thiểu 10kg |
2. Thời gian kết thúc đông kết, phút, không thấp hơn |
10,0 |
Theo TCVN cho xi măng đóng rắn nhanh – Phương pháp thử |
|||
3. Độ co khô ở tuổi 7 ngày và 28 ngày, %, không lớn hơn |
Theo TCVN cho xi măng đóng rắn nhanh – Yêu cầu kỹ thuật |
TCVN 8824:2011 |
|||
4. Độ nở autoclave, %, không lớn hơn |
0,8 |
TCVN 8877:2011 |
(a) Sản phẩm nêu trong cột này được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hiện hành đối với loại sản phẩm đó.
(b) Các mức quy định ghi trong cột này được lấy từ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hiện hành đối với sản phẩm đó, khi các tiêu chuẩn này được thay thế bằng tiêu chuẩn mới thì áp dụng mức quy định trong tiêu chuẩn mới có hiệu lực.
(c) Các tiêu chuẩn phương pháp thử ghi trong cột này là các tiêu chuẩn hiện hành, khi chúng được thay thế bằng tiêu chuẩn mới thì áp dụng tiêu chuẩn mới có hiệu lực.
(d) Chỉ tiêu này không áp dụng với đối với clanhke poóc lăng trắng thương phẩm.
(e) Riêng chỉ tiêu kỹ thuật này nhà sản xuất hoặc nhập khẩu phải gửi mẫu trước 6 tháng để thử nghiệm so với thời điểm yêu cầu đánh giá hợp quy sản phẩm và chỉ tiêu này phải được lấy mẫu và thử nghiệm lại khi đánh giá hợp quy.
6. Quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy
6.1 Các sản phẩm, hàng hóa clanhke xi măng và xi măng có tên trong Bảng 1.1 phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật trong QCVN 16-1:2011/BXD trên cơ sở chứng nhận hợp quy của Tổ chức chứng nhận được chỉ định.
6.2 Phương thức đánh giá sự phù hợp:
Đối với các sản phẩm clanhke xi măng và xi măng được sản xuất trong nước thực hiện theo phương thức 5 (phụ lục 2) trong Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, ban hành theo quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ (gọi tắt là QĐ24/2007/QĐ-BKHCN). Tần suất đánh giá, giám sát không quá 12 tháng/lần.
Đối với các sản phẩm clanhke xi măng và xi măng được nhập khẩu và tiêu thụ sử dụng trong nước thực hiện theo phương thức 5 (phụ lục 2) trong QĐ24/2007/QĐ-BKHCN. Đồng thời nhà sản xuất sản phẩm clanhke xi măng và xi măng ở nước ngoài phải có xác nhận đạt chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 và chứng chỉ hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004. Tần suất đánh giá, giám sát không quá 12 tháng/lần tại nơi sản xuất đối với những chứng chỉ hợp quy có hiệu lực lớn hơn 12 tháng.
6.3 Phương pháp lấy mẫu, quy cách và khối lượng mẫu điển hình:
Phương pháp lấy mẫu điển hình tuân theo các quy định nêu trong tiêu chuẩn quốc gia hiện hành về phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử đối với sản phẩm tương ứng.
Quy cách và khối lượng mẫu điển hình cho mỗi lô sản phẩm, hàng hóa tuân theo quy định trong cột “Quy cách mẫu” của Bảng 1.1 tương ứng đối với từng loại sản phẩm.
6.4 Sản phẩm, hàng hóa clanhke xi măng và xi măng nhập khẩu cho phép tạm thời thông quan sau khi có kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và đáp ứng được các quy định kỹ thuật của QCVN 16-1:2011/BXD đối với sản phẩm đó mà chưa cần các kết quả thử nghiệm ở các tuổi muộn hơn 7 ngày. Lô sản phẩm, hàng hóa chỉ được phép công bố hợp quy và đưa vào sử dụng, lưu thông ra thị trường khi tất cả các chỉ tiêu kỹ thuật thử nghiệm đều phù hợp theo yêu cầu, bao gồm cả các kết quả thử nghiệm ở tuổi sau 7 ngày.
6.5 Trình tự, thủ tục chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy và công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy của Nhà nước và quy định pháp quy hiện hành khác có liên quan.
7. Quy định về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
Các sản phẩm, hàng hóa clanhke xi măng và xi măng có tên trong Bảng 1.1 phải tuân thủ các quy định sau đây về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản.
7.1 Phải ghi nhãn cho tất cả các bao sản phẩm hoặc thể hiện trên giấy chứng nhận chất lượng cho lô sản phẩm (với sản phẩm không đóng bao). Việc ghi nhãn sản phẩm thực hiện theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa và các quy định pháp quy hiện hành khác có liên quan. Tất cả các nhãn sản phẩm phải có dấu hợp quy theo văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy
7.2 Quy định về bao gói (với sản phẩm đóng bao), ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản nêu trong tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm đó.
QCVN 16-2:2011/BXD |
Nhóm sản phẩm kính xây dựng |
Construction glass and relating products |
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn QCVN 16-2:2011/BXD quy định các yêu cầu kỹ thuật phải tuân thủ đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa kính xây dựng sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng
2.1 Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa kính xây dựng.
2.2 Các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa có liên quan.
2.3 Các tổ chức được chỉ định kiểm tra, đánh giá, thử nghiệm các sản phẩm, hàng hóa kính xây dựng.
3. Giải thích từ ngữ
Trong QCVN 16-2:2011/BXD, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1 Sản phẩm kính xây dựng là các loại sản phẩm kính sử dụng và lắp đặt vào công trình xây dựng.
3.2 Lô sản phẩm là tập hợp một loại sản phẩm kính xây dựng có cùng thông số kỹ thuật và được sản xuất cùng một đợt trên cùng một dây chuyền công nghệ.
3.3 Lô hàng hóa là tập hợp một loại sản phẩm kính xây dựng được xác định về số lượng, có cùng nội dung ghi nhãn, do một tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tại cùng một địa điểm được phân phối, tiêu thụ trên thị trường
3.4 Sản phẩm vật liệu xây dựng có nguy cơ gây mất an toàn khi vận chuyển, lưu trữ và sử dụng là các sản phẩm vật liệu xây dựng do bản chất hóa lý, tính chất cơ học, cấu tạo, nguyên lý hoạt động có nguy cơ cao gây tai nạn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người trong quá trình vận chuyển, lưu trữ và sử dụng.
4. Quy định chung
4.1 Các sản phẩm, hàng hóa kính xây dựng phải đảm bảo an toàn khi vận chuyển, lưu trữ và sử dụng.
5. Yêu cầu kỹ thuật
5.1 Các sản phẩm, hàng hóa kính xây dựng có tên trong Bảng 2.1 phải được kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật và phải thỏa mãn mức yêu cầu của các chỉ tiêu tương ứng nêu trong Bảng 2.1.
5.2 Phương pháp thử áp dụng khi kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật của các sản phẩm kính xây dựng được nêu trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1 – Yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm, hàng hóa kính xây dựng
TT |
Tên loại sản phẩm(a) |
Chỉ tiêu kỹ thuật |
Mức yêu cầu(b) |
Phương pháp thử(c) |
Quy cách mẫu |
|
1 |
Kính kéo (TCVN 7736:2007) |
1. Sai lệch chiều dày |
Theo Bảng 1 TCVN 7736:2007 |
TCVN 7219:2002 |
3 mẫu kích thước ≥ (600×600)mm |
|
2. Khuyết tật ngoại quan |
Theo Bảng 3 TCVN 7736:2007 |
TCVN 7219:2002 |
||||
3. Độ truyền sáng |
Theo Bảng 4 TCVN 7736:2007 |
TCVN 7219:2002 |
||||
2 |
Kính nổi (TCVN 7218:2002) |
1. Sai lệch chiều dày |
Theo Bảng 1 TCVN 7218:2002 |
TCVN 7219:2002 |
3 mẫu kích thước ≥ (600×600)mm |
|
2. Khuyết tật ngoại quan |
Theo Bảng 2 TCVN 7218:2002 |
TCVN 7219:2002 |
||||
3. Độ truyền sáng |
Theo Bảng 3 TCVN 7218:2002 |
TCVN 7219:2002 |
||||
3 |
Kính cán vân hoa (TCVN 7527:2005) |
1. Sai lệch chiều dày |
Theo Bảng 2 TCVN 7527:2005 |
TCVN 7527:2005 |
3 mẫu kích thước ≥ (600×600)mm |
|
2. Độ cong vênh, %, không lớn hơn |
0,3 |
TCVN 7219:2002 |
||||
3. Vết lồi và lõm cạnh, mm, không lớn hơn |
3,0 |
TCVN 7219:2002 |
||||
4. Khuyết tật ngoại quan |
Theo Bảng 3 TCVN 7527:2005 |
TCVN7527:2005 |
||||
4 |
Kính màu hấp thụ nhiệt (TCVN 7529:2005) |
1. Dung sai kích thước |
Quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm áp dụng |
TCVN 7219:2002 |
3 mẫu kích thước ≥ (600×600)mm |
|
2. Khuyết tật ngoại quan |
Quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm áp dụng |
TCVN 7219:2002 |
||||
3. Hệ số truyền năng lượng bức xạ mặt trời |
Theo Bảng 4 TCVN 7529:2005 |
TCVN 7529:2005 |
||||
5 |
Kính phủ phản quang (TCVN 7528:2005) |
1. Kính nền |
Phù hợp quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm áp dụng |
TCVN 7219:2002 |
3 mẫu kích thước ≥ (600×600)mm |
|
2. Khuyết tật ngoại quan |
Theo Bảng 1 TCVN 7528:2005 |
TCVN 7219:2002 |
||||
3. Hệ số phản xạ năng lượng ánh sáng mặt trời |
|
TCVN 7528:2005 |
||||
R 0,30 |
Từ 0,30 đến 0,44 |
|
||||
R 0,45 |
Từ 0,45 đến 0,59 |
|
||||
R 0,60 |
Lớn hơn hoặc bằng 0,60 |
|
||||
6 |
Kính tôi nhiệt an toàn (TCVN 7455:2004) |
1. Sai lệch chiều dày |
Quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm áp dụng |
TCVN 7219:2002 |
3 mẫu kích thước ≥ (600×600)mm 6 mẫu kích thước (610×610)mm, 3 mẫu kích thước (1900×860)mm |
|
2. Khuyết tật ngoại quan |
Vết nứt |
Không cho phép |
TCVN 7219:2002 |
|||
Lỗ thủng |
Không cho phép |
|||||
Vết xước |
Không cho phép có vết xước nhìn thấy được bằng mắt thường |
|||||
3. Độ cong vênh, %, không lớn hơn |
|
TCVN 7219:2002 |
||||
– Độ cong toàn phần |
0,5 |
|
||||
– Độ cong cục bộ |
0,3 |
|
||||
4. Cạnh và lỗ khoan |
Theo mục 5.5 TCVN 7455:2004 |
TCVN 7455:2004 |
||||
5. Ứng suất bề mặt của kính, MPa, không nhỏ hơn |
69 |
TCVN 7455:2004 |
||||
6. Độ bền va đập |
Theo Bảng 7 TCVN 7455:2005 |
TCVN 7368:2004 |
||||
7 |
Kính dán an toàn nhiều lớp (TCVN 7364-1: 2004) |
1. Khuyết tật ngoại quan và sai lệch kích thước |
Phù hợp với quy định của tiêu chuẩn sản phẩm kính thành phần áp dụng |
TCVN 7219:2002 |
3 mẫu kích thước ≥ (600×600)mm |
|
2. Độ bền nhiệt (thử ở điều kiện khô và điều kiện ẩm) |
TCVN 7364-2:2004 |
TCVN7364-4:2004 |
6 mẫu (300×100)mm |
|||
3. Độ bền va đập bi rơi |
TCVN 7368:2004 |
TCVN 7368:2004 |
3 mẫu (610×610)mm |
|||
4. Độ bền va đập con lắc |
TCVN 7368:2004 |
TCVN 7368:2004 |
3 mẫu (1900×860)mm |
|||
8 |
Kính dán nhiều lớp (TCVN 7364-1:2004) |
1. Khuyết tật ngoại quan và sai lệch kích thước |
Phù hợp với quy định của tiêu chuẩn sản phẩm kính thành phần áp dụng |
TCVN 7219:2002 |
3 mẫu kích thước ≥ (600x600mm) |
|
2. Độ bền nhiệt (chịu nhiệt độ cao, chịu ẩm, chịu bức xạ) |
TCVN 7364-3:2004 |
TCVN7364-4:2004 |
6 mẫu (300×100)mm |
|||
9 |
Kính gương tráng bạc (TCVN 7624:2007) |
1. Sai lệch chiều dày |
Theo Bảng 1 TCVN 7624:2007 |
TCVN 7219:2002 |
3 mẫu kích thước ≥ (600×600)mm |
|
2. Độ cong vênh, %, không lớn hơn |
0,3 |
TCVN 7219:2002 |
||||
3. Độ biến dạng quang học |
Theo Bảng 2 TCVN 7218:2002 |
TCVN 7219:2002 |
||||
4. Độ truyền sáng |
Theo Bảng 2 TCVN 7218:2002 |
TCVN 7219:2002 |
||||
5. Khuyết tật ngoại quan |
Theo phụ lục A TCVN 7218:2002 |
TCVN 7219:2002 |
||||
6. Hệ số phản xạ ánh sáng, không nhỏ hơn |
0,83 |
TCVN 7625:2007 |
4 mẫu (100×100)mm |
|||
7. Độ biến dạng hình ảnh, mm, không lớn hơn |
|
TCVN 7625:2007 |
||||
– Đối với vùng ngoại vi |
20 |
|
||||
– Đối với vùng giữa |
10 |
|
||||
10 |
Kính cốt lưới thép (TCVN 7456:2004) |
1. Thép sợi làm cốt thép, mm, không nhỏ hơn |
|
TCVN 7456:2004 |
3 mẫu kích thước ≥ (600×600)mm |
|
– Đối với thép thường |
0,42 |
|
||||
– Đối với thép đặc biệt |
0,3 |
|
||||
2. Sai lệch chiều dày |
Theo Bảng 1 TCVN 7456:2004 |
TCVN 7219:2002 |
||||
3. Sai lệch lưới thép, mm/m, không vượt quá |
15 |
TCVN 7219:2002 |
||||
4. Độ cong vênh của kính cốt lưới thép |
Theo Bảng 2 TCVN 7456:2004 |
TCVN 7219:2002 |
||||
5. Khuyết tật ngoại quan |
Theo Bảng 3 TCVN 7456:2004 |
TCVN 7219:2002 |
(a) Sản phẩm nêu trong cột này được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hiện hành đối với loại sản phẩm đó.
(b) Các mức quy định ghi trong cột này được lấy từ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hiện hành đối với sản phẩm đó, khi các tiêu chuẩn này được thay thế bằng tiêu chuẩn mới thì áp dụng mức quy định trong tiêu chuẩn mới có hiệu lực.
(c) Các tiêu chuẩn phương pháp thử ghi trong cột này là các tiêu chuẩn hiện hành, khi chúng được thay thế bằng tiêu chuẩn mới thì áp dụng tiêu chuẩn mới có hiệu lực.
6. Phương thức đánh giá sự phù hợp, chứng nhận, công bố hợp quy
6.1 Các sản phẩm, hàng hóa kính xây dựng có tên trong Bảng 2.1 phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật trong QCVN 16-2:2011/BXD cho từng sản phẩm trên cơ sở chứng nhận hợp quy của Tổ chức chứng nhận được chỉ định.
6.2 Phương thức đánh giá sự phù hợp:
Đối với các sản phẩm kính xây dựng được sản xuất trong nước thực hiện theo phương thức 5 (phụ lục 2) trong Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, ban hành theo quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ (gọi tắt là QĐ24/2007/QĐ-BKHCN). Tần suất đánh giá, giám sát không quá 12 tháng/lần.
Đối với các sản phẩm kính xây dựng được nhập khẩu và tiêu thụ sử dụng trong nước thực hiện theo phương thức 5 (phụ lục 2) trong QĐ24/2007/QĐ-BKHCN. Đồng thời nhà sản xuất sản phẩm kính xây dựng ở nước ngoài phải có xác nhận đạt chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 và chứng chỉ hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004. Tần suất đánh giá, giám sát không quá 12 tháng/lần tại nơi sản xuất đối với những chứng chỉ hợp quy có hiệu lực lớn hơn 12 tháng.
6.3 Phương pháp lấy mẫu, quy cách và khối lượng mẫu điển hình:
Phương pháp lấy mẫu điển hình tuân theo các quy định nêu trong tiêu chuẩn quốc gia hiện hành về phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử đối với sản phẩm tương ứng.
Quy cách và khối lượng mẫu điển hình cho mỗi lô sản phẩm, hàng hóa tuân theo quy định trong cột “Quy cách mẫu” của Bảng 2.1 tương ứng đối với từng loại sản phẩm.
6.4 Trình tự, thủ tục chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy và công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy của Nhà nước và quy định pháp quy hiện hành khác có liên quan.
7. Quy định về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
Các sản phẩm, hàng hóa kính xây dựng có tên trong Bảng 2.1 phải tuân thủ các quy định sau đây về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản.
7.1 Phải ghi nhãn cho tất cả các bao, kiện sản phẩm hoặc hoặc thể hiện trên giấy chứng nhận chất lượng của lô sản phẩm (với sản phẩm không đóng bao, kiện). Việc ghi nhãn sản phẩm thực hiện theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa và các quy định pháp quy hiện hành khác có liên quan.Tất cả các nhãn sản phẩm phải có dấu hợp quy theo văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
7.2 Quy định về bao gói (với sản phẩm đóng bao), ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản nêu trong tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm đó.
QCVN 16-3:2011/BXD |
Nhóm sản phẩm phụ gia cho xi măng và bê tông |
Admixture products for Portland cements and concretes |
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn QCVN 16-3:2011/BXD quy định các yêu cầu kỹ thuật phải tuân thủ đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa phụ gia cho bê tông và xi măng được khai thác, sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng
2.1 Các tổ chức, cá nhân khai thác, sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa phụ gia cho xi măng và bê tông.
2.2 Các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa có liên quan.
2.3 Các tổ chức được chỉ định kiểm tra, đánh giá, thử nghiệm các sản phẩm, hàng hóa phụ gia cho xi măng và bê tông.
3. Giải thích từ ngữ
Trong QCVN 16-3:2011/BXD, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1 Phụ gia cho xi măng là các loại vật liệu có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo được pha trộn vào xi măng dưới dạng nghiền mịn hoặc dạng lỏng trong quá trình sản xuất nhằm đạt được chỉ tiêu chất lượng yêu cầu, cải thiện quá trình công nghệ, tính chất xi măng nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến tính chất xi măng, hỗn hợp bê tông, bê tông và cốt thép. Phụ gia cho xi măng bao gồm phụ gia khoáng và phụ gia công nghệ.
3.2 Phụ gia cho bê tông là các chất cho vào trong quá trình sản xuất bê tông với một lượng nhỏ nhằm cải thiện chức năng, tính chất hay thay thế một phần nguyên liệu chính của bê tông nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến tính chất bê tông, hỗn hợp bê tông và cốt thép trong bê tông.
3.3 Chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới chất lượng công trình, tính mạng, sức khỏe con người, an toàn môi sinh, môi trường. Chất nguy hiểm bao gồm chất độc hại, chất dễ cháy nổ, chất ăn mòn.
3.4 Lô sản phẩm là tập hợp một loại sản phẩm phụ gia cho xi măng hoặc bê tông có cùng thông số kỹ thuật và được sản xuất cùng một đợt trên cùng một dây chuyền công nghệ.
3.5 Lô hàng hóa là tập hợp một loại sản phẩm phụ gia cho xi măng hoặc bê tông được xác định về số lượng, có cùng nội dung ghi nhãn, do một tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tại cùng một địa điểm được phân phối, tiêu thụ trên thị trường.
3.6 Sản phẩm vật liệu xây dựng có nguy cơ gây mất an toàn cơ học và làm việc ổn định cho công trình là các sản phẩm vật liệu xây dựng có công năng sử dụng quyết định đến tính chịu lực của các kết cấu, bộ phận công trình và ở những vị trí có nguy cơ cao gây thương vong cho con người, hư hại nghiêm trọng công trình khi có sự cố xảy ra.
3.7 Sản phẩm vật liệu xây dựng gây mất an toàn về sức khỏe, vệ sinh, môi trường là các sản phẩm vật liệu xây dựng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vệ sinh, môi trường.
4. Quy định chung
4.1 Các sản phẩm, hàng hóa phụ gia cho xi măng và bê tông phải đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng xi măng, hỗn hợp bê tông, bê tông và cốt thép trong bê tông làm cho chúng có nguy cơ gây mất an toàn về cơ học và làm việc ổn định cho công trình sử dụng.
4.2 Nhà sản xuất phải công bố bằng văn bản thành phần hóa lý cơ bản của sản phẩm phụ gia cho xi măng hoặc bê tông và tên, hàm lượng chất nguy hiểm(1) có trong sản phẩm. Mức giới hạn yêu cầu với các chất nguy hiểm phải phù hợp với quy định trong nước hoặc của các tổ chức chuyên ngành quốc tế được thừa nhận rộng rãi trên thế giới.
5. Yêu cầu kỹ thuật
5.1 Các sản phẩm, hàng hóa phụ gia cho xi măng và bê tông có tên trong Bảng 3.1 phải được kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật và phải thỏa mãn mức yêu cầu của các chỉ tiêu tương ứng nêu trong Bảng 3.1.
5.2 Phương pháp thử áp dụng khi kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật của các sản phẩm, hàng hóa phụ gia cho xi măng và bê tông được nêu trong Bảng 3.1.
6. Phương thức đánh giá sự phù hợp, chứng nhận, công bố hợp quy
6.1 Các sản phẩm, hàng hóa phụ gia cho xi măng và bê tông có tên trong Bảng 3.1 phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật trong QCVN 16-3:2011/BXD cho từng sản phẩm trên cơ sở chứng nhận hợp quy của Tổ chức chứng nhận được chỉ định.
—————————————-
(1) Căn cứ vào danh mục các chất nguy hiểm theo quy định trong nước, quốc tế (ví dụ các chất nguy hiểm quy định trong EU Directive 67/548/EEC).
Bảng 3.1 – Yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm phụ gia cho xi măng và bê tông
TT |
Tên loại sản phẩm(a) |
Chỉ tiêu kỹ thuật |
Mức yêu cầu(b) |
Phương pháp thử(c) |
Quy cách mẫu |
|
1 |
Phụ gia khoáng cho xi măng (TCVN 6882:2001) |
1. Chỉ số hoạt tính cường độ sau 28 ngày so mẫu đối chứng, %, không nhỏ hơn |
|
TCVN 6882:2001 |
+ Đối với phụ gia khai thác tại mỏ: lấy ở 10 vị trí khác nhau, mỗi vị trí lấy tối thiểu 4kg. Mẫu có các hạt lớn phải gia công đến kích thước <10mm. + Đối với phụ gia sản xuất, chế biến, nhập khẩu: Lấy ở 10 vị trí khác nhau, mỗi vị trí lấy tối thiểu 2kg |
|
– Phụ gia hoạt tính |
75,0 |
|
||||
– Phụ gia đầy |
– |
|
||||
2. Hàm lượng SO3, % khối lượng, không lớn hơn |
4,0 |
TCVN 141:2008 |
||||
3. Hàm lượng bụi và sét trong phụ gia đầy, % khối lượng, không lớn hơn |
3,0 |
TCVN 6882:2001 |
||||
4. Hàm lượng kiềm có hại của phụ gia sau 28 ngày, %, không lớn hơn |
1,5 |
TCVN 6882:2001 |
||||
2
|
Xỉ hạt lò cao dùng để sản xuất xi măng (TCVN 4315:2007) |
1. Hệ số kiềm tính K, không nhỏ hơn |
1,6 |
TCVN 4315:2007 |
Lấy ở 10 vị trí khác nhau, mỗi vị trí lấy tối thiểu 4kg |
|
2. Chỉ số hoạt tính cường độ, %, không nhỏ hơn |
|
TCVN 4315:2007 |
||||
– 7 ngày |
55,0 |
|
||||
– 28 ngày |
75,0 |
|
||||
3. Hàm lượng magiê oxit (MgO), % khối lượng, không lớn hơn |
10,0 |
TCVN 141:2008 |
||||
3 |
Phụ gia công nghệ cho xi măng (TCVN 8878:2011) |
1. Lượng nước tiêu chuẩn của xi măng sử dụng phụ gia so mẫu đối chứng, %, tăng không quá |
2,0 |
TCVN 6017:1995 |
Mẫu dạng lỏng: lấy mẫu đơn tối thiểu 0,5 lít, tối thiểu 3 mẫu đơn, mẫu hỗn hợp tối thiểu 4 lít Dạng khác: Mẫu đơn tối thiểu 1kg, lấy tối thiểu ở 4 vị trí. khối lượng mẫu hỗn hợp tối thiểu 2kg |
|
2. Thời gian đông kết của xi măng sử dụng phụ gia so mẫu đối chứng, thay đổi không quá |
1 giờ hoặc 50% (theo giá trị nào nhỏ hơn) |
TCVN 6017:1995 |
||||
3. Cường độ nén ở tuổi 3 và 28 ngày của xi măng sử dụng phụ gia so mẫu đối chứng, %, không nhỏ hơn |
95,0 |
TCVN 6016:2011 |
||||
4. Độ nở Autoclave của xi măng sử dụng phụ gia so mẫu đối chứng, %, không lớn hơn |
0,1 |
TCVN 8877:2011 |
||||
4 |
Phụ gia khoáng hoạt tính cao dùng cho bê tông và vữa: silicafume (SF) và tro trấu nghiền mịn (RHA) (TCVN 8827:2011) |
|
Với SF |
Với RHA |
|
Lấy tối thiểu 3 mẫu đơn, mỗi mẫu đơn tối thiểu 2 kg với lô SF£ 20 tấn, lô RHA £ 5 tấn. Lấy tối thiểu 10 mẫu đơn, mỗi mẫu đơn tối thiểu 2 kg với lô SF>20 tấn, lô RHA >5 tấn |
1. Hàm lượng silic oxit (SiO2), % khối lượng, không nhỏ hơn |
85,0 |
85,0 |
TCVN 7131:2002 |
|||
2. Hàm lượng mất khi nung (MKN), % khối lượng, không lớn hơn |
6,0 |
3,0(d) |
TCVN 141:2008 |
|||
3. Lượng sót trên sàng 45m, % khối lượng, không lớn hơn |
10,0 |
Không quy định |
TCVN 8827:2011 |
|||
4. Chỉ số hoạt tính cường độ so với mẫu đối chứng ở tuổi 7 ngày, %, không nhỏ hơn |
85,0 |
85,0 |
TCVN 8827:2011 |
|||
5. Bề mặt riêng, m2/g, không nhỏ hơn |
12,0 |
30,0 |
TCVN 8827:2011 |
|||
5 |
Phụ gia khoáng hoạt tính dạng tự nhiên và nhân tạo |
|
Tự nhiên |
Nhân tạo |
|
+ Đối với phụ gia khai thác tại mỏ: lấy ở 10 vị trí khác nhau, mỗi vị trí lấy tối thiểu 4kg. Mẫu có các hạt lớn phải gia công đến kích thước <10mm. + Đối với phụ gia sản xuất, chế biến, nhập khẩu: Lấy ở 10 vị trí khác nhau, mỗi vị trí lấy tối thiểu 2kg |
1. Chỉ số hoạt tính cường độ sau 7 và 28 ngày so mẫu đối chứng, %, không nhỏ hơn |
75,0 |
TCVN 6882:2001 |
||||
2. Hàm lượng SO3, % khối lượng, không lớn hơn |
4,0 |
5,0(e) |
TCVN 7131:2002 |
|||
3. Hàm lượng mất khi nung, % khối lượng, không lớn hơn |
10,0 |
6,0(f) |
TCVN 7131:2002 ở nhiệt độ (750±50)oC |
|||
4. Độ mịn sót sàng 45 mm, % khối lượng, không lớn hơn |
34,0(g) |
TCVN 8827:2011 |
||||
5. Lượng nước yêu cầu so mẫu đối chứng, %, không lớn hơn |
115,0 |
105,0(h) |
TCVN 8825:2011 |
|||
6. Độ nở hoặc co Autoclave, %, không lớn hơn |
0,8(h) |
TCVN 8877:2011 |
||||
6 |
Phụ gia đầy cho bê tông (TCVN 8825:2011) |
1. Hàm lượng SO3,% khối lượng, không lớn hơn |
4,0 |
TCVN 7131:2002 |
Lấy ở 10 vị trí khác nhau, mỗi vị trí lấy tối thiểu 2kg. Mẫu có các hạt lớn phải gia công đến kích thước <10mm |
|
2. Hàm lượng kiềm có hại của phụ gia, % khối lượng, không lớn hơn |
1,5 |
TCVN 6882:2001 |
||||
3. Lượng sót trên sàng 80µm, % khối lượng, không lớn hơn |
15,0 |
TCVN 8825:2011 |
||||
4. Lượng nước yêu cầu so với mẫu đối chứng, %, không lớn hơn |
115,0 |
TCVN 8825:2011 |
||||
5. Độ nở Autoclave, %, không lớn hơn |
0,8 |
TCVN 8825:2011 |
||||
7 |
Phụ gia hoá học cho bê tông (TCVN 8826:2011) |
1. Lượng nước trộn tối đa so với mẫu đối chứng, % |
|
TCVN 8826:2011 |
Dạng lỏng: lấy tối thiểu 3 mẫu đơn, mẫu hỗn hợp gộp từ các mẫu đơn tối thiểu 4 lít. Dạng khác: Mẫu đơn tối thiểu 1kg, lấy tối thiểu ở 4 vị trí. Khối lượng mẫu hỗn hợp tối thiểu 2kg |
|
– Loại hóa dẻo |
95,0 |
|
||||
– Loại siêu dẻo |
88,0 |
|
||||
2. Thời gian đông kết |
Theo Bảng 1 của TCVN 8826:2011 |
TCXDVN 376:2006 |
||||
3. Hàm lượng bọt khí, % theo thể tích, không lớn hơn |
2,0 |
TCVN 3111:1993 |
||||
4. Cường độ nén sau 1, 3, 7 và 28 ngày so mẫu đối chứng |
Theo Bảng 1 của TCVN 8826:2011 |
TCVN 3118:1993 |
||||
5. Hàm lượng ion clo, không lớn hơn |
0,1% theo khối lượng hoặc giá trị nhà sản xuất công bố(i) |
TCVN 8826:2011 |
(a) Sản phẩm nêu trong cột này được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hiện hành đối với loại sản phẩm đó.
(b) Các mức quy định ghi trong cột này được lấy từ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hiện hành đối với sản phẩm đó, khi các tiêu chuẩn này được thay thế bằng tiêu chuẩn mới thì áp dụng mức quy định trong tiêu chuẩn mới có hiệu lực.
(c) Các tiêu chuẩn phương pháp thử ghi trong cột này là các tiêu chuẩn hiện hành, khi chúng được thay thế bằng tiêu chuẩn mới thì áp dụng tiêu chuẩn mới có hiệu lực.
(d) Trường hợp lượng MKN lớn hơn 3% đến 10%, sử dụng như phụ gia khoáng hoạt tính thông thường.
(e) Riêng đối với phụ gia cho bê tông từ xỉ lò cao nghiền mịn, hàm lượng SO3 tối đa là 4,0% theo khối lượng.
(f) Với mẫu phụ gia khoáng nhân tạo cho phép sử dụng loại có hàm lượng MKN đến 12% nếu có số liệu chứng minh tính an toàn khi sử dụng chúng.
(g) Riêng đối với phụ gia cho bê tông từ xỉ lò cao nghiền mịn, chỉ tiêu độ mịn tối đa là 20,0% theo khối lượng.
(h) Riêng đối với phụ gia cho bê tông từ xỉ lò cao nghiền mịn không quy định chỉ tiêu này.
(i) Phụ gia đáp ứng yêu cầu về hàm lượng ion clo trong quy chuẩn này không có nghĩa là chấp thuận cho sử dụng trong bê tông cốt thép ứng suất trước.
6.2 Phương thức đánh giá sự phù hợp:
Đối với các sản phẩm phụ gia cho xi măng và bê tông được khai thác và chế biến từ mỏ phụ gia khoáng tự nhiên áp dụng theo phương thức 4 (phụ lục 2) trong Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, ban hành theo quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ (gọi tắt là QĐ24/2007/QĐ-BKHCN). Tần suất đánh giá, giám sát không quá 12 tháng/lần.
Đối với các sản phẩm phụ gia cho xi măng và bê tông được sản xuất chế biến trong nước từ nguồn nguyên liệu khác áp dụng theo phương thức 5 (phụ lục 2) trong QĐ24/2007/QĐ-BKHCN
Đối với các sản phẩm phụ gia cho xi măng và bê tông được nhập khẩu và tiêu thụ sử dụng trong nước thực hiện theo phương thức 5 (phụ lục 2) trong QĐ24/2007/QĐ-BKHCN. Đồng thời nhà sản xuất sản phẩm phụ gia cho xi măng và bê tông ở nước ngoài phải có xác nhận đạt chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 và chứng chỉ hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004. Tần suất đánh giá, giám sát không quá 12 tháng/lần tại nơi sản xuất đối với những chứng chỉ hợp quy có hiệu lực lớn hơn 12 tháng.
6.3 Phương pháp lấy mẫu, quy cách và khối lượng mẫu điển hình:
Phương pháp lấy mẫu điển hình tuân theo các quy định nêu trong tiêu chuẩn quốc gia hiện hành về phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử đối với sản phẩm tương ứng.
Quy cách và khối lượng mẫu điển hình cho mỗi lô sản phẩm, hàng hóa tuân theo quy định trong cột “Quy cách mẫu” của Bảng 3.1 tương ứng đối với từng loại sản phẩm.
6.4 Trình tự, thủ tục chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy và công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy của Nhà nước và quy định pháp quy hiện hành khác có liên quan.
7. Quy định về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
Các sản phẩm, hàng hóa phụ gia cho xi măng và bê tông có tên trong Bảng 3.1 phải tuân thủ các quy định sau đây về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản.
7.1 Phải ghi nhãn cho tất cả các bao sản phẩm hoặc thể hiện trên giấy chứng nhận chất lượng của lô sản phẩm (với sản phẩm không đóng bao). Việc ghi nhãn sản phẩm thực hiện theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa và các quy định pháp quy hiện hành khác có liên quan. Tất cả các nhãn sản phẩm phải có dấu hợp quy theo văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
7.2 Quy định về bao gói (với sản phẩm đóng bao), ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản nêu trong tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm đó.
QCVN 16-4:2011/BXD |
Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp, sản phẩm hợp kim nhôm và sản phầm trên cơ sở gỗ |
Products of building material containing inorganic fibers and /or organic fibers, aluminium alloy and wood-based products |
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn QCVN 16-4:2011/BXD quy định các yêu cầu kỹ thuật phải tuân thủ đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp, sản phẩm hợp kim nhôm và sản phẩm trên cơ sở gỗ dùng cho công trình xây dựng được sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng
2.1 Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp, sản phẩm hợp kim nhôm và sản phẩm trên cơ sở gỗ.
2.2 Các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa có liên quan.
2.3 Các tổ chức được chỉ định kiểm tra, đánh giá, thử nghiệm các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp, sản phẩm hợp kim nhôm và sản phẩm trên cơ sở gỗ.
3. Giải thích từ ngữ
Trong QCVN 16-4:2011/BXD, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1 Sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp, sản phẩm hợp kim nhôm và sản phẩm trên cơ sở gỗ là các sản phẩm chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp; các tấm nhôm hợp kim định hình hoặc tấm nhôm nhựa phức hợp; các chủng loại gỗ tự nhiên và gỗ nhân tạo sử dụng và lắp đặt vào công trình xây dựng.
3.2 Chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới chất lượng công trình, tính mạng, sức khỏe con người, an toàn môi sinh, môi trường. Chất nguy hiểm bao gồm chất độc hại, chất dễ cháy nổ, chất ăn mòn.
3.3 Lô sản phẩm là tập hợp một chủng loại sản phẩm có cùng thông số kỹ thuật và được sản xuất cùng một đợt trên cùng một dây chuyền công nghệ.
3.4 Lô hàng hóa là tập hợp một chủng loại sản phẩm được xác định về số lượng, có cùng nội dung ghi nhãn, do một tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tại cùng một địa điểm được phân phối, tiêu thụ trên thị trường.
3.5 Sản phẩm vật liệu xây dựng có nguy cơ gây mất an toàn cơ học và làm việc ổn định cho công trình là các sản phẩm vật liệu xây dựng có công năng sử dụng quyết định đến tính chịu lực của các kết cấu, bộ phận công trình và ở những vị trí có nguy cơ cao gây thương vong cho con người, hư hại nghiêm trọng công trình khi sự cố xảy ra.
3.6 Sản phẩm vật liệu xây dựng gây mất an toàn về sức khỏe, vệ sinh, môi trường là các sản phẩm vật liệu xây dựng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vệ sinh, môi trường.
4. Quy định chung
4.1 Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp, sản phẩm hợp kim nhôm và sản phẩm trên cơ sở gỗ phải đảm bảo an toàn về cơ học và làm việc ổn định cho công trình.
4.2 Nhà sản xuất phải công bố khi sử dụng các nguyên liệu, phụ gia có chứa các chất nguy hiểm làm cho sản phẩm có nguy cơ gây mất an toàn về sức khỏe, vệ sinh và môi trường. Mức giới hạn yêu cầu với các chất nguy hiểm có khả năng phát thải ra ngoài môi trường phải phù hợp với quy định trong nước hoặc của các tổ chức chuyên ngành quốc tế được thừa nhận rộng rãi trên thế giới.
4.3 Không sử dụng nguyên liệu amiăng amfibôn (tên viết khác amfibole) cho chế tạo các sản phẩm. Nhóm amiăng amfibôn bị cấm sử dụng gồm 5 loại sau:
(1) Amosite (amiăng nâu): Dạng sợi, màu nâu, công thức hoá học: 5,5FeO.1,5MgO.8SiO2.H2O;
(2) Crocidolite (amiăng xanh): Dạng sợi, màu xanh, công thức hoá học: 3H2O.2Na2O.6(Fe2,Mg)O.2Fe2O3.17SiO2;
(3) Anthophilite: Dạng sợi, có màu, công thức hoá học: 7(Mg,Fe)O.8SiO2(OH)2;
(4) Actinolite: Dạng sợi, có màu, công thức hoá học: 2CaO.4MgO.FeO.8SiO2.H2O;
(5) Tremolite: Dạng sợi, có màu, công thức hoá học: 2CaO.5MgO.8SiO2.H2O.
4.4 Không sử dụng các loại gỗ trong nước thuộc nhóm thực vật bị cấm theo quy định hiện hành của Nhà nước.
5. Yêu cầu kỹ thuật
5.1 Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp, sản phẩm hợp kim nhôm và sản phẩm trên cơ sở gỗ có tên trong Bảng 4.1 phải được kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật và phải thỏa mãn mức yêu cầu của các chỉ tiêu tương ứng nêu trong Bảng 4.1.
5.2 Phương pháp thử áp dụng khi kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật của các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp, sản phẩm hợp kim nhôm và sản phẩm trên cơ sở gỗ được nêu trong Bảng 4.1.
6. Phương thức đánh giá sự phù hợp, chứng nhận, công bố hợp quy
6.1 Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp, sản phẩm hợp kim nhôm và sản phẩm trên cơ sở gỗ có tên trong Bảng 4.1 phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật trong QCVN 16-4:2011/BXD cho từng sản phẩm trên cơ sở chứng nhận hợp quy của Tổ chức chứng nhận được chỉ định.
Bảng 4.1 – Yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp, sản phẩm hợp kim nhôm và sản phẩm trên cơ sở gỗ
TT |
Tên loại sản phẩm(a) |
Chỉ tiêu kỹ thuật |
Mức yêu cầu(b) |
Phương pháp thử(c) |
Quy cách mẫu |
|
1 |
Amiăng crizôtin dùng cho sản xuất tấm sóng amiăng xi măng (TCXDVN 283 :2002) |
1. Nhóm khoáng vật của amiăng |
Là loại amiăng crizôtin (chrysotile), không lẫn khoáng vật nhóm amfibôn |
TCXDVN 283:2002 |
Một lô hàng kiểm tra không quá 100 tấn. Mẫu được lấy từ 2% số bao của lô hàng nhưng không nhỏ hơn 5 bao, với mỗi bao lấy ngẫu nhiên một lượng mẫu sao cho tổng khối lượng mẫu gộp tối thiểu 10kg. Mẫu rút gọn tối thiểu 5kg. |
|
2. Khối lượng thể tích sợi amiăng, g/dm3, không lớn hơn |
295,0 |
|||||
3. Độ bền axit (KA), % |
từ 54 đến 57 |
|||||
4. Kích thước sợi |
Phù hợp quy định tại Bảng 1 của TCXDVN 283:2002 |
|||||
2 |
Tấm sóng amiăng xi măng (TCVN 4434 :2000) |
1. Tính chất của sợi amiăng dùng chế tạo sản phẩm |
Phù hợp quy định trong TCXDVN 283:2002 |
TCXDVN 283:2002 |
Theo quy định trong TCXDVN 283:2002 |
|
2. Hình dạng, kích thước, khuyết tật ngoại quan của sản phẩm |
TCVN 4434 :2000 |
TCVN 4435 :2000 |
Lấy tối thiểu ở hai vị trí. Mỗi vị trí lấy ngẫu nhiên tối thiểu 01 tấm nguyên. |
|||
3. Tính chất cơ lý của sản phẩm |
TCVN 4434 :2000 |
TCVN 4435 :2000 |
||||
3 |
Tấm thạch cao (14 loại sản phẩm theo TCVN 8256:2009) |
1. Độ cứng |
TCVN 8256:2009 |
TCVN 8257-2:2009 |
Lấy ngẫu nhiên với số lượng không nhỏ hơn 0,25% tổng số tấm thạch cao trong lô hàng và số lượng mẫu gộp không nhỏ hơn 03 tấm. |
|
2. Cường độ chịu uốn |
TCVN 8256:2009 |
TCVN 8257-3:2009 |
||||
3. Độ biến dạng ẩm |
TCVN 8256:2009 |
TCVN 8257-5:2009 |
||||
4. Độ kháng nhổ đinh |
TCVN 8256:2009 |
TCVN 8257-4:2009 |
||||
5. Độ hút nước |
TCVN 8256:2009 |
TCVN 8257-6:2009 |
||||
4 |
Tấm xi măng sợi (gồm loại A và B theo TCVN 8258) |
Loại A (Là loại ván chịu tác động trực tiếp của thời tiết) |
Lấy ở tối thiểu hai vị trí . Mỗi vị trí lấy ngẫu nhiên 01 tấm nguyên. |
|||
1. Cường độ chịu uốn, MPa, không nhỏ hơn |
|
TCVN 8259-1:2009 |
||||
– Hạng 2 |
4 |
|
||||
– Hạng 3 |
7 |
|
||||
– Hạng 4 |
13 |
|
||||
– Hạng 5 |
18 |
|
||||
2. Độ bền chu kỳ nóng lạnh, Li, không nhỏ hơn |
0,75 |
TCVN 8259-5:2009 |
||||
3. Độ bền mưa nắng, Li, không nhỏ hơn |
0,75 |
TCVN 8259-9:2009 |
||||
Loại B (Là loại ván không chịu tác động trực tiếp của thời tiết) |
Lấy ở tối thiểu hai vị trí. Mỗi vị trí lấy 01 tấm nguyên. |
|||||
1. Cường độ chịu uốn, MPa, không nhỏ hơn |
|
TCVN 8259-1:2009 |
||||
– Hạng 1 |
4 |
|
||||
– Hạng 2 |
7 |
|
||||
– Hạng 3 |
10 |
|
||||
– Hạng 4 |
16 |
|
||||
– Hạng 5 |
22 |
|
||||
2. Khả năng chống thấm nước, Li, không nhỏ hơn |
Không tạo thành giọt ở mặt dưới |
TCVN 8259-6:2009 |
||||
5 |
Tấm lợp trên cơ sở chất kết dính polyme gia cường sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp (TCVN 5819:1994) |
1. Tính chống cháy |
BS 476:2004 |
BS 476:2004 |
Lấy ở tối thiểu hai vị trí. Mỗi vị trí lấy 01 tấm nguyên. |
|
2. Độ bền của dạng sóng dưới tác dụng nhiệt, %, không lớn hơn |
2,0 |
TCVN 5819:1994 |
||||
3. Độ bền đối với tải trọng rơi |
Không bị nứt |
TCVN 5819:1994 |
||||
6 |
Nhôm hợp kim định hình dùng trong xây dựng (TCXDVN 330:2004) |
1. Độ bền kéo, MPa, không nhỏ hơn |
165 |
TCVN 197:2002 |
Lấy ở tối thiểu ba vị trí, mỗi vị trí lấy 01 thanh nguyên có chiều dài tối thiểu 01 m. Mẫu gộp có chiều dài tối thiểu là 5m, chiều rộng mẫu là chiều rộng của thanh nguyên. |
|
2. Độ cứng, HV, không nhỏ hơn |
58 |
TCVN 197:2002 |
||||
7 |
Ống polyvinyl clorua cứng (PVC-U) và phụ tùng dùng để cấp nước uống (TCVN 6151-1¸5) |
1. Hàm lượng chiết ra được, mg/lít, không lớn hơn |
– Chì |
0,01 |
TCVN 6146:1996 |
Lấy ở tối thiểu bốn vị trí. Mỗi vị trí lấy 01 ống nguyên có chiều dài tối thiểu 02 m. Mẫu gộp có chiều dài tối thiểu là 10m. |
– Cadimi |
0,01 |
TCVN 6140:1996 |
||||
– Thủy ngân |
0,001 |
|||||
2. Độ bền áp suất thủy tĩnh |
TCVN 6151-2:2002 |
TCVN 6149-(1÷3):2007 |
||||
8 |
Ống nhựa gân xoắn HDPE (TCXDVN 272:2002) |
1. Áp lực nén ngoài |
TCXDVN 272:2002 |
TCXDVN 272:2002 |
Lấy ở tối thiểu bốn vị trí. Mỗi vị trí lấy 01 ống nguyên có chiều dài tối thiểu 02 m. Mẫu gộp có chiều dài tối thiểu là 8m. |
|
2. Độ bền hóa chất trong môi trường NaOH bão hòa, g/45cm2 |
0,00 |
TCXDVN 272:2002 |
||||
9 |
Ván MDF (TCVN 7753:2007) |
1. Độ trương nở chiều dày sau 24h ngâm trong nước |
TCVN 7753:2007 |
TCVN 7756-5:2007 |
Lấy ở tối thiểu hai vị trí sao cho mẫu gộp có diện tích tối thiểu 2m2. Mỗi vị trí lấy tối thiểu 1/4 tấm nguyên, giữ nguyên chiều rộng tấm. |
|
2. Độ bền uốn tĩnh |
TCVN 7753:2007 |
TCVN 7756-6:2007 |
||||
3. Độ bền kéo vuông góc với mặt ván |
TCVN 7753:2007 |
TCVN 7756-7:2007 |
||||
4. Độ bền ẩm |
TCVN 7753:2007 |
TCVN 7756-8:2007 |
||||
5. Hàm lượng focmanđêhyt theo phương pháp chiết tách |
|
TCVN 7756-12:2007 |
||||
– Loại A |
£ 9 mg/100g |
|||||
– Loại B |
£ 40 mg/100g |
|||||
10 |
Ván dăm (TCVN 7754:2007) |
1. Độ trương nở chiều dày sau 24h ngâm trong nước |
TCVN 7754:2007 |
TCVN 7756-3:2007 |
Lấy ở tối thiểu hai vị trí sao cho mẫu gộp có diện tích tối thiểu 2m2. Mỗi vị trí lấy tối thiểu 1/4 tấm nguyên, giữ nguyên chiều rộng tấm. |
|
2. Độ bền uốn tĩnh |
TCVN 7754:2007 |
TCVN 7756-4:2007 |
||||
3. Độ bền kéo vuông góc với mặt ván |
TCVN 7754:2007 |
TCVN 7756-5:2007 |
||||
4. Độ bền ẩm |
TCVN 7754:2007 |
TCVN 7756-6:2007 |
||||
5. Hàm lượng focmanđêhyt theo phương pháp chiết tách |
|
TCVN 7756-12:2007 |
||||
– Mức E1: |
Không lớn hơn 8mg/100g |
|||||
– Mức E2: |
Từ 8mg/100g đến 30mg/100g |
|||||
11 |
Ván gỗ dán (TCVN 7755:2007) |
1. Chất lượng dán dính |
TCVN 7755:2007 |
TCVN 7756-9:2007 |
Lấy ở tối thiểu hai vị trí sao cho mẫu gộp có diện tích tối thiểu 2m2. Mỗi vị trí lấy tối thiểu 1/4 tấm nguyên, giữ nguyên chiều rộng tấm. |
|
2. Hàm lượng focmanđê hyt theo phương pháp chiết tách |
|
TCVN 7756-12:2007 |
||||
– Mức E1: |
Không lớn hơn 8mg/100g |
|||||
– Mức E2: |
Từ 8mg/100g đến 30mg/100g |
|||||
12 |
Gỗ tự nhiên đã qua xử lý (TCVN 1072-71) |
1. Độ bền kéo đứt ở độ ẩm 12% |
TCVN 1072-71 |
TCVN 8048-6:2009 |
Lấy nhiều mẫu đơn sao cho mẫu gộp có diện tích tối thiểu là 0,5 m2. Mỗi mẫu đơn có kích thước tối thiểu (350x 25×25) mm. |
|
2. Độ bền uốn ở độ ẩm 12% |
TCVN 1072-71 |
TCVN 8048-3:2009 |
||||
3. Độ bền nén ở độ ẩm 12% |
TCVN 1072-71 |
TCVN 8048-5:2009 |
(a) Sản phẩm nêu trong cột này được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hiện hành đối với loại sản phẩm đó..
(b) Các mức quy định ghi trong cột này được lấy từ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hiện hành đối với sản phẩm đó, khi các tiêu chuẩn này được thay thế bằng tiêu chuẩn mới thì áp dụng mức quy định trong tiêu chuẩn mới có hiệu lực.
(c) Các tiêu chuẩn phương pháp thử ghi trong cột này là các tiêu chuẩn hiện hành, khi chúng được thay thế bằng tiêu chuẩn mới thì áp dụng tiêu chuẩn mới có hiệu lực. Đối với phương pháp thử theo tiêu chuẩn nước ngoài, khi ban hành tiêu chuẩn Việt Nam tương đương thì cho phép áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam.
6.2 Phương thức đánh giá sự phù hợp:
Đối với các sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp, sản phẩm hợp kim nhôm và sản phẩm trên cơ sở gỗ được sản xuất trong nước thực hiện theo phương thức 5 (phụ lục 2) trong Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, ban hành theo quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ (gọi tắt là QĐ24/2007/QĐ-BKHCN). Tần suất đánh giá, giám sát không quá 12 tháng/lần.
Đối với các sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp, sản phẩm hợp kim nhôm và sản phẩm được nhập khẩu thực hiện theo phương thức 5 (phụ lục 2) trong QĐ24/2007/QĐ-BKHCN. Đồng thời nhà sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp, sản phẩm hợp kim nhôm và sản phẩm trên cơ sở gỗ ở nước ngoài phải có xác nhận đạt chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 và chứng chỉ hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004. Tần suất đánh giá, giám sát không quá 12 tháng/lần tại nơi sản xuất đối với những chứng chỉ hợp quy có hiệu lực lớn hơn 12 tháng.
6.3 Phương pháp lấy mẫu, quy cách và khối lượng mẫu điển hình:
Phương pháp lấy mẫu điển hình tuân theo các quy định nêu trong tiêu chuẩn quốc gia hiện hành về phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử đối với sản phẩm tương ứng.
Quy cách và khối lượng mẫu điển hình cho mỗi lô sản phẩm, hàng hóa tuân theo quy định trong cột “Quy cách mẫu” của Bảng 4.1 tương ứng đối với từng loại sản phẩm.
6.4 Trình tự, thủ tục chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy và công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy của Nhà nước và quy định pháp quy hiện hành khác có liên quan.
7. Quy định về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp; hợp kim nhôm và gỗ có tên trong Bảng 4.1 phải tuân thủ các quy định sau đây về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản.
7.1 Phải ghi nhãn cho tất cả các bao, kiện sản phẩm hoặc trên giấy chứng nhận chất lượng của lô sản phẩm (với sản phẩm không đóng bao, kiện). Việc ghi nhãn sản phẩm thực hiện theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa và các quy định pháp quy hiện hành khác có liên quan.Tất cả các nhãn sản phẩm phải có dấu hợp quy theo văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
7.2 Quy định về bao gói (với sản phẩm đóng bao), ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản nêu trong tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm đó.
QCVN 16-5:2011/BXD |
Nhóm sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm và vật liệu xảm khe |
Paints, waterproofing materials, sealants and relating products |
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn QCVN 16-5:2011/BXD quy định các yêu cầu kỹ thuật phải tuân thủ đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa sơn, vật liệu chống thấm, vật liệu xảm khe dùng cho công trình xây dựng được sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng
2.1 Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa sơn, vật liệu chống thấm, vật liệu xảm khe dùng cho công trình xây dựng.
2.2 Các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa có liên quan.
2.3 Các tổ chức được chỉ định kiểm tra, đánh giá, thử nghiệm các sản phẩm, hàng hóa sơn, vật liệu chống thấm, vật liệu xảm khe dùng cho công trình xây dựng.
3. Giải thích từ ngữ
Trong QCVN 16-5:2011/BXD, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1 Sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm, vật liệu xảm khe là các sản phẩm hệ sơn phân tán hoặc hòa tan trong nước; hệ sơn phân tán hoặc hòa tan trong dung môi hữu cơ; tấm trải chống thấm gốc nhựa bitum; băng chắn nước gốc nhựa PVC hoặc cao su; silicon xảm khe; matit bitum cao su xảm khe dùng cho công trình xây dựng.
3.2 Chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới chất lượng công trình, tính mạng, sức khỏe con người, an toàn môi sinh, môi trường. Chất nguy hiểm bao gồm chất độc hại, chất dễ cháy nổ, chất ăn mòn.
3.3 Chất hữu cơ bay hơi ký hiệu là VOC (Volatile Organic Compounds) là chất hữu cơ có công thức hóa học chứa nguyên tố cacbon trong khoảng C6 đến C16.
3.4 Lô sản phẩm là tập hợp một chủng loại sản phẩm có cùng thông số kỹ thuật và được sản xuất cùng một đợt trên cùng một dây chuyền công nghệ.
3.5 Lô hàng hóa là tập hợp một chủng loại sản phẩm được xác định về số lượng, có cùng nội dung ghi nhãn, do một tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tại cùng một địa điểm được phân phối, tiêu thụ trên thị trường.
3.6 Sản phẩm vật liệu xây dựng gây mất an toàn về sức khỏe, vệ sinh, môi trường là các sản phẩm vật liệu xây dựng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vệ sinh, môi trường.
4. Quy định chung
4.1 Nhà sản xuất phải công bố bằng văn bản thành phần hóa lý cơ bản của sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm, vật liệu xảm khe và tên, hàm lượng chất nguy hiểm có trong sản phẩm. Mức giới hạn yêu cầu với các chất nguy hiểm phải phù hợp với quy định trong nước hoặc của các tổ chức chuyên ngành quốc tế được thừa nhận rộng rãi trên thế giới.
4.2 Nhà sản xuất phải công bố hàm lượng VOC có trong sản phẩm sơn.
5. Yêu cầu kỹ thuật
5.1 Các sản phẩm, hàng hóa sơn, vật liệu chống thấm, vật liệu xảm khe có tên trong Bảng 5.1 phải được kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật và phải thỏa mãn mức yêu cầu của các chỉ tiêu tương ứng nêu trong Bảng 5.1.
5.2 Phương pháp thử áp dụng khi kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật của các sản phẩm, hàng hóa sơn, vật liệu chống thấm, vật liệu xảm khe được nêu trong Bảng 5.1.
Bảng 5.1 – Yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm, vật liệu xảm khe
TT |
Tên loại sản phẩm(a) |
Chỉ tiêu kỹ thuật |
Mức yêu cầu(b) |
Phương pháp thử(c) |
Quy cách mẫu |
|
1 |
Sơn tường – Sơn nhũ tương (TCVN 6934:2001) |
1. Độ bám dính |
TCVN 6934:2001 |
TCVN 2097:1993 |
Lấy mẫu theo TCVN 2090:2007 với mẫu gộp không nhỏ hơn 2 lít. |
|
2. Độ rửa trôi, chu kỳ: |
|
TCVN 6934:2001 |
||||
– Sơn tường ngoài |
≥ 1000 |
|
||||
– Sơn tường trong |
≥ 450 |
|
||||
3. Chu kỳ nóng lạnh sơn tường ngoài, chu kỳ |
≥ 50 |
TCVN 6934:2001 |
||||
2 |
Sơn nhũ tương bitum-polyme (TCXDVN 368:2006) |
1. Độ bám dính, điểm |
≤ 2 |
TCXDVN 368:2006 |
Lấy mẫu theo TCVN 2090:2007 với mẫu gộp không nhỏ hơn 2 lít. |
|
2. Độ xuyên nước, sau 24h |
Không thấm |
TCXDVN 368:2006 |
||||
3. Độ bền lâu, chu kỳ |
≥ 30 |
TCXDVN 368:2006 |
||||
3 |
Sơn bitum cao su (TCVN 6557:2000) |
1. Độ bám dính, điểm |
≤ 2 |
TCVN 6557:2000 |
Lấy mẫu theo TCVN 2090:2007 với mẫu gộp không nhỏ hơn 2 lít. |
|
2. Độ xuyên nước, sau 24h |
Không thấm |
TCVN 6557:2000 |
||||
3. Độ bền lâu, chu kỳ |
≥ 20 |
TCVN 6557:2000 |
||||
4 |
Sơn Alkyd (TCVN 5730:2008) |
1. Độ bám dính, điểm |
≤ 2 |
TCVN 5730:2008 |
Lấy mẫu theo TCVN 2090:2007 với mẫu gộp không nhỏ hơn 2 lít. |
|
2. Độ bền uốn, mm |
≤ 1 |
TCVN 5730:2008 |
||||
3. Độ bền va đập, kg.m |
≥ 45 |
TCVN 5730:2008 |
||||
5 |
Tấm trải chống thấm trên cơ sở bi tum biến tính (TCXDVN 328:2004) |
1. Độ bền nhiệt |
Không chảy |
TCXDVN 328:2004 |
Lấy ở tối thiểu hai vị trí sao cho mẫu gộp có diện tích tối thiểu là 3m2. Mỗi vị trí lấy tối thiểu 0,5 m theo chiều dài với chiều rộng của tấm được giữ nguyên |
|
2. Tải trọng kéo đứt, kN, không nhỏ hơn |
Dọc khổ: – Độ dày 2 mm – Độ dày 3 mm – Độ dày 4 mm |
12 13 14 |
TCXDVN 328:2004 |
|||
Ngang khổ: – Độ dày 2 mm – Độ dày 3 mm – Độ dày 4 mm |
10 11 12 |
|||||
3. Độ thấm nước dưới áp lực thủy tĩnh |
Không thấm |
TCXDVN 328:2004 |
||||
6 |
Băng chặn nước PVC (TCXDVN 290:2002) |
1. Độ bền kéo, MPa, không nhỏ hơn |
11,0 |
TCVN 4509:2006 |
Lấy ngẫu nhiên ở tối thiểu bốn vị trí sao cho mẫu gộp có chiều dài tối thiểu là 2m. Mỗi vị trí lấy tối thiểu 0,2 m theo chiều dài với chiều rộng của tấm được giữ nguyên. |
|
2. Độ bền hóa chất trong dung dịch nước muối, % |
Tỷ lệ thay đổi độ bền kéo đứt là ± 20 |
JIS K 7112:1999 |
||||
7 |
Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng (TCVN 8266:2009) |
1. Ảnh hưởng của lão hóa nhiệt đến tổn hao khối lượng, %, không lớn hơn |
10 |
TCVN 8267-4:2009 |
Lấy ngẫu nhiên ở tối thiểu ba vị trí sao cho mẫu gộp tối thiểu là 03 tuýp. Mỗi vị trí lấy tối thiểu 01 tuýp còn nguyên niêm phong. |
|
2. Độ cứng Shore A |
Từ 20 đến 60 |
TCVN 8267-5:2009 |
||||
3. Cường độ bám dính, KPa, không nhỏ hơn |
345 |
TCVN 8267-6:2009 |
(a) Sản phẩm nêu trong cột này được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), TCXDVN hiện hành đối với loại sản phẩm đó..
(b) Các mức quy định ghi trong cột này được lấy từ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), TCXDVN hiện hành đối với sản phẩm đó, khi các tiêu chuẩn này được thay thế bằng tiêu chuẩn mới thì áp dụng mức quy định trong tiêu chuẩn mới có hiệu lực.
(c) Các tiêu chuẩn pương pháp thử ghi trong cột này là các tiêu chuẩn hiện hành, khi chúng được thay thế bằng tiêu chuẩn mới thì áp dụng tiêu chuẩn mới có hiệu lực. Đối với phương pháp thử theo tiêu chuẩn nước ngoài, khi ban hành tiêu chuẩn Việt Nam tương đương thì cho phép áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam.
6. Phương thức đánh giá sự phù hợp, chứng nhận, công bố hợp quy
6.1 Các sản phẩm, hàng hóa sơn, vật liệu chống thấm, vật liệu xảm khe có tên trong Bảng 5.1 phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật trong QCVN 16-5:2011/BXD cho từng sản phẩm trên cơ sở chứng nhận hợp quy của Tổ chức chứng nhận được chỉ định.
6.2 Phương thức đánh giá sự phù hợp:
Đối với các sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm, vật liệu xảm khe được sản xuất trong nước thực hiện theo phương thức 5 (phụ lục 2) trong Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, ban hành theo quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ (gọi tắt là QĐ24/2007/QĐ-BKHCN). Tần suất đánh giá, giám sát không quá 12 tháng/lần.
Đối với các sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm, vật liệu xảm khe được nhập khẩu và tiêu thụ sử dụng trong nước thực hiện theo phương thức 5 (phụ lục 2) trong QĐ24/2007/QĐ-BKHCN. Đồng thời nhà sản xuất sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm, vật liệu xảm khe ở nước ngoài phải có xác nhận đạt chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 và chứng chỉ hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004. Tần suất đánh giá, giám sát không quá 12 tháng/lần tại nơi sản xuất đối với những chứng chỉ hợp quy có hiệu lực lớn hơn 12 tháng.
6.3 Phương pháp lấy mẫu, quy cách và khối lượng mẫu điển hình:
Phương pháp lấy mẫu điển hình tuân theo các quy định nêu trong tiêu chuẩn quốc gia đối với sản phẩm tương ứng hoặc tiêu chuẩn nước ngoài mà sản phẩm áp dụng về phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử.
Quy cách và khối lượng mẫu điển hình cho mỗi lô sản phẩm, hàng hóa tuân theo quy định trong cột “Quy cách mẫu” của Bảng 5.1 tương ứng đối với từng loại sản phẩm.
6.4 Trình tự, thủ tục chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy và công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy của Nhà nước và quy định pháp quy hiện hành khác có liên quan.
7. Quy định về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
Các sản phẩm, hàng hóa sơn, vật liệu chống thấm, vật liệu xảm khe có tên trong Bảng 5.1 phải tuân thủ các quy định sau đây về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản.
7.1 Phải ghi nhãn cho tất cả các bao, thùng, kiện sản phẩm hoặc thể hiện trên giấy chứng nhận chất lượng của lô sản phẩm (với sản phẩm không đóng bao, thùng, kiện). Việc ghi nhãn sản phẩm thực hiện theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa và các quy định pháp quy hiện hành khác có liên quan.Tất cả các nhãn sản phẩm phải có dấu hợp quy theo văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
7.2 Quy định về bao gói (với sản phẩm đóng bao), ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản nêu trong tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm đó hoặc tiêu chuẩn nước ngoài mà sản phẩm áp dụng.
QCVN 16-6:2011/BXD |
Nhóm sản phẩm gạch ốp lát |
Tile products for floors and walls |
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn QCVN 16-6:2011/BXD quy định các yêu cầu kỹ thuật phải tuân thủ đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa gạch ốp lát sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng
2.1 Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa gạch ốp lát.
2.2 Các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa có liên quan.
2.3 Các tổ chức được chỉ định kiểm tra, đánh giá, thử nghiệm các sản phẩm, hàng hóa gạch ốp lát.
3. Giải thích từ ngữ
Trong QCVN 16-6:2011/BXD, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1 Sản phẩm gạch ốp lát là các sản phẩm gạch dạng tấm có nguồn gốc nhân tạo hay tự nhiên dùng để ốp hoặc lát cho công trình xây dựng.
3.2 Lô sản phẩm là tập hợp một loại sản phẩm gạch ốp lát có cùng thông số kỹ thuật và được sản xuất cùng một đợt trên cùng một dây chuyền công nghệ.
3.3 Lô hàng hóa là tập hợp một loại sản phẩm gạch ốp lát được xác định về số lượng, có cùng nội dung ghi nhãn, do một tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tại cùng một địa điểm được phân phối, tiêu thụ trên thị trường.
3.4 Sản phẩm vật liệu xây dựng có nguy cơ gây mất an toàn khi vận chuyển, lưu trữ và sử dụng là các sản phẩm vật liệu xây dựng do bản chất hóa lý, tính chất cơ học, cấu tạo, nguyên lý hoạt động có nguy cơ cao gây tai nạn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người trong quá trình vận chuyển, lưu trữ và sử dụng.
4. Quy định chung
4.1 Các sản phẩm gạch ốp lát phải đảm bảo an toàn khi vận chuyển, lưu trữ và sử dụng.
5. Yêu cầu kỹ thuật
5.1 Các sản phẩm, hàng hóa gạch ốp lát có tên trong Bảng 6.1 phải được kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật và phải thỏa mãn mức yêu cầu của các chỉ tiêu tương ứng nêu trong Bảng 6.1.
5.2 Phương pháp thử áp dụng khi kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật của các sản phẩm, hàng hóa gạch ốp lát được nêu trong Bảng 6.1
Bảng 6.1 – Yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm, hàng hóa gạch ốp lát
TT |
Tên loại sản phẩm(a) |
Chỉ tiêu kỹ thuật |
Mức yêu cầu(b) |
Phương pháp thử(c) |
Quy cách mẫu |
|
1 |
Gạch gốm ốp lát theo phương pháp ép bán khô (TCVN 7745:2007) |
1. Sai lệch kích thước, hình dạng và chất lượng bề mặt |
TCVN 7745:2007 |
TCVN 6415-2:2005 |
Số lượng mẫu: 10 viên và tối thiểu 2 m2 |
|
2. Độ hút nước |
Theo Bảng 7 TCVN 7745:2007 |
TCVN 6415-3:2005 |
||||
3. Độ bền uốn |
Theo Bảng 7 TCVN 7745:2007 |
TCVN 6415-4:2005 |
||||
4. Độ chịu mài mòn sâu (đối với gạch không phủ men) |
Theo Bảng 7 TCVN 7745:2007 |
TCVN 6415-6:2005 |
||||
5. Độ mài mòn bề mặt men (đối với gạch phủ men) |
Theo Bảng 7 TCVN 7745:2007 |
TCVN 6415-7:2005 |
||||
6. Hệ số giãn nở nhiệt dài |
Theo Bảng 7 TCVN 7745:2007 |
TCVN 6415-8:2005 |
||||
7. Hệ số giãn nở ẩm |
Theo Bảng 7 TCVN 7745:2007 |
TCVN 6415-10:2005 |
||||
2 |
Gạch gốm ốp lát theo phương pháp đùn dẻo (TCVN 7483:2005) |
1. Sai lệch kích thước, hình dạng và chất lượng bề mặt |
Theo Bảng 2 TCVN 7483:2005 |
TCVN 6415-2:2005 |
Số lượng mẫu: 10 viên và tối thiểu 2 m2 |
|
2. Độ hút nước |
Theo Bảng 3 TCVN 7483:2005 |
TCVN 6415-3:2005 |
||||
3. Độ bền uốn |
Theo Bảng 3 TCVN 7483:2005 |
TCVN 6415-4:2005 |
||||
4. Độ chịu mài mòn sâu (đối với gạch không phủ men) |
Theo Bảng 3 TCVN 7483:2005 |
TCVN 6415-6:2005 |
||||
5. Độ mài mòn bề mặt men (đối với gạch phủ men) |
Theo Bảng 3 TCVN 7483:2005 |
TCVN 6415-7:2005 |
||||
6. Hệ số giãn nở nhiệt dài |
Theo Bảng 3 TCVN 7483:2005 |
TCVN 6415-8:2005 |
||||
7. Hệ số giãn nở ẩm |
Theo Bảng 3 TCVN 7483:2005 |
TCVN 6415-10:2005 |
||||
3 |
Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ (TCVN 8057:2009) |
1. Độ bền uốn, MPa, không nhỏ hơn |
40 |
TCVN 6415-4:2005 |
Số lượng mẫu: 05 tấm/viên nguyên |
|
2. Độ mài mòn sâu, mm3, không lớn hơn |
175 |
TCVN 6415-6:2005 |
||||
3. Độ cứng vạch bề mặt, tính theo thang Mohs, không nhỏ hơn |
6 |
TCVN 6415-18:2005 |
||||
4 |
Gạch terrazzo (TCVN 7744:2007) |
1. Độ hút nước, % khối lượng, không lớn hơn |
– Loại 2 lớp |
8 |
TCVN 6415-3:2005 |
Số lượng mẫu: 05 viên nguyên |
– Loại 1 lớp |
3 |
TCVN 6415-3:2005 |
||||
2. Độ bền uốn |
Theo Bảng 4 TCVN 7744:2007 |
TCVN 6415-4:2005 |
||||
3. Độ chịu mài mòn |
Theo Bảng 4 TCVN 7744:2007 |
TCVN 6415-6:2005 |
||||
5 |
Đá ốp lát tự nhiên (TCVN 4732:2007) |
1. Độ bền uốn |
Theo Bảng 3 TCVN 4732:2007 |
TCVN 6415-4:2005 |
Số lượng mẫu: 05 mẫu đại diện có kích thước 100×200 (mm) |
|
2. Độ cứng vạch bề mặt |
Theo Bảng 3 TCVN 4732:2007 |
TCVN 6415-18:2005 |
||||
3. Độ chịu mài mòn sâu |
Theo Bảng 3 TCVN 4732:2007 |
TCVN 6415-6:2005 |
(a) Sản phẩm nêu trong cột này được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hiện hành đối với loại sản phẩm đó.
(b) Các mức quy định ghi trong cột này được lấy từ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hiện hành đối với sản phẩm đó, khi các tiêu chuẩn này được thay thế bằng tiêu chuẩn mới thì áp dụng mức quy định trong tiêu chuẩn mới có hiệu lực.
(c) Các tiêu chuẩn phương pháp thử ghi trong cột này là các tiêu chuẩn hiện hành, khi chúng được thay thế bằng tiêu chuẩn mới thì áp dụng tiêu chuẩn mới có hiệu lực.
6. Phương thức đánh giá sự phù hợp, chứng nhận, công bố hợp quy
6.1 Các sản phẩm, hàng hóa gạch ốp lát có tên trong Bảng 6.1 phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật trong QCVN 16-6:2011/BXD cho từng sản phẩm trên cơ sở chứng nhận hợp quy của Tổ chức chứng nhận được chỉ định.
6.2 Phương thức đánh giá sự phù hợp:
Đối với các sản phẩm gạch ốp lát được sản xuất trong nước thực hiện theo phương thức 5 (phụ lục 2) trong Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, ban hành theo quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ (gọi tắt là QĐ24/2007/QĐ-BKHCN). Tần suất đánh giá, giám sát không quá 12 tháng/lần.
Đối với các sản phẩm gạch ốp lát được nhập khẩu và tiêu thụ sử dụng trong nước thực hiện theo phương thức 5 (phụ lục 2) trong QĐ24/2007/QĐ-BKHCN. Đồng thời nhà sản xuất sản phẩm gạch ốp lát ở nước ngoài phải có xác nhận đạt chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 và chứng chỉ hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004. Tần suất đánh giá, giám sát không quá 12 tháng/lần tại nơi sản xuất đối với những chứng chỉ hợp quy có hiệu lực lớn hơn 12 tháng.
6.3 Phương pháp lấy mẫu, quy cách và khối lượng mẫu điển hình:
Phương pháp lấy mẫu điển hình tuân theo các quy định nêu trong tiêu chuẩn quốc gia hiện hành về phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử đối với sản phẩm tương ứng.
Quy cách và khối lượng mẫu điển hình cho mỗi lô sản phẩm, hàng hóa tuân theo quy định trong cột “Quy cách mẫu” của Bảng 6.1 tương ứng đối với từng loại sản phẩm.
6.4 Trình tự, thủ tục chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy và công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy của Nhà nước và quy định pháp quy hiện hành khác có liên quan.
7. Quy định về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
Các sản phẩm, hàng hóa gạch ốp lát có tên trong Bảng 6.1 phải tuân thủ các quy định sau đây về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản.
7.1 Phải ghi nhãn cho tất cả các bao, kiện sản phẩm hoặc thể hiện trên giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của lô sản phẩm (với sản phẩm không đóng bao, kiện). Việc ghi nhãn sản phẩm thực hiện theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa và các quy định pháp quy hiện hành khác có liên quan.Tất cả các nhãn sản phẩm phải có dấu hợp quy theo văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
7.2 Quy định về bao gói (với sản phẩm đóng bao), ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản nêu trong tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm đó.