Nội dung toàn văn Quyết định 36/QĐ-HĐTĐQH 2023 tổ chức thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia 2021 2030
HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI |
Số: 36/QĐ-HĐTĐQH |
Hà Nội ngày 24 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
QUỐC GIA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức
Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày
24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường
ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số
37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Quyết định số
274/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ
lập quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm
2050;
Căn cứ Quyết định số
295/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội
đồng thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030 tầm
nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Bộ Tài
nguyên và Môi trường (Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổ chức thẩm định Quy hoạch bảo vệ
môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các
thành viên Hội đồng thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021
– 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định và Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này.
|
CHỦ TỊCH
PHÓ THỦ TƯỚNG |
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA THỜI
KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 36/QĐ-HĐTĐQH ngày 24 tháng 5 năm 2023 của Chủ tịch Hội
đồng thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia)
1. Mục đích
Cụ thể hóa tiến độ, các bước
triển khai thực hiện công tác thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời
kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch bảo vệ môi trường);
phân công trách nhiệm với các bộ, ngành và địa phương (thông qua thành viên hội
đồng thẩm định) trong quá trình thẩm định quy hoạch.
2. Tiến độ
và phân công thực hiện
Các nhiệm vụ chủ yếu và dự kiến
tiến độ, phân công thực hiện như sau:
Thời gian |
Nội dung nhiệm vụ |
Cơ quan/cá nhân thực hiện |
Cơ quan/cá nhân phối hợp |
20/5/2023 – 25/5/2023 |
Gửi hồ sơ Quy hoạch đến các |
Cơ quan thường trực Hội đồng |
Cơ quan lập quy hoạch/Đơn vị |
25/5/2023 – 18/6/2023 |
Thành viên Hội đồng thẩm định |
Thành viên Hội đồng thẩm định |
Cơ quan thường trực Hội đồng |
18/6/2023 – 20/6/2023 |
Tổng hợp ý kiến của các thành |
Cơ quan thường trực Hội đồng |
Cơ quan lập quy hoạch |
20/6/2023 – 30/6/2023 |
Tổ chức họp Hội đồng thẩm định |
Cơ quan thường trực Hội đồng |
– Thành viên Hội đồng thẩm định |
30/6/2023 – 05/7/2023 |
Dự thảo báo cáo thẩm định, gửi |
Cơ quan thường trực Hội đồng |
– Thành viên Hội đồng thẩm định – Cơ quan lập quy hoạch |
05/7/2023 – 15/7/2023 |
Thành viên Hội đồng thẩm định |
Thành viên Hội đồng thẩm định |
Cơ quan thường trực Hội đồng |
15/7/2023 – 25/7/2023 |
Hoàn thiện, trình Chủ tịch Hội |
Cơ quan thường trực Hội đồng |
Cơ quan lập quy hoạch |
25/7/2023 – 10/8/2023 |
Chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện |
Cơ quan lập quy hoạch |
Đơn vị tư vấn lập quy hoạch |
10/8/2023 – 15/8/2023 |
Kiểm tra hồ sơ quy hoạch do |
Cơ quan thường trực Hội đồng |
Cơ quan lập quy hoạch |
15/8/2023 – 27/8/2023 |
Thành viên Hội đồng thẩm định |
Thành viên Hội đồng thẩm định |
Cơ quan thường trực Hội đồng |
27/8/2023 – 30/8/2023 |
Tổng hợp ý kiến rà soát hồ sơ |
Cơ quan thường trực Hội đồng |
|
3. Nhiệm vụ,
trách nhiệm các thành viên Hội đồng thẩm định
– Các thành viên Hội đồng có
trách nhiệm:
+ Nghiên cứu hồ sơ trình thẩm định
quy hoạch, chuẩn bị ý kiến góp ý bằng văn bản tại cuộc họp của Hội đồng thẩm định;
+ Thẩm định các nội dung của
quy hoạch theo quy định Điều 32 Luật Quy hoạch, trong đó
nghiên cứu, tham gia ý kiến đối với các nội dung liên quan căn cứ theo chức
năng, nhiệm vụ của bộ, ngành, đơn vị được cử đại diện và tham gia ý kiến đối với
các vấn đề liên quan khác của quy hoạch nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của
Quy hoạch;
+ Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch
Hội đồng thẩm định và Thủ trưởng cơ quan về nội dung công việc được Chủ tịch Hội
đồng thẩm định giao nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những ý kiến
tham gia đối với Quy hoạch;
+ Phối hợp với cơ quan thường
trực Hội đồng thẩm định quy hoạch rà soát các nội dung giải trình, tiếp thu ý
kiến thẩm định trong hồ sơ, tài liệu quy hoạch trước khi hồ sơ, tài liệu quy hoạch
được đóng dấu xác nhận;
+ Thành viên phản biện nghiên cứu,
đánh giá và báo cáo Hội đồng thẩm định toàn bộ nội dung quy hoạch; thực hiện
trách nhiệm và quyền hạn theo Điều 35 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP
ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ;
+ Tham gia đầy đủ các phiên họp
của Hội đồng thẩm định khi được triệu tập;
+ Thực hiện các nhiệm vụ được
phân công tại mục 2 bản Kế hoạch này và các nhiệm vụ khác do
Chủ tịch Hội đồng thẩm định giao.
– Các thành viên Hội đồng có
quyền:
+ Yêu cầu cơ quan thường trực hội
đồng cung cấp các hồ sơ, tài liệu quy hoạch;
+ Bảo lưu ý kiến của mình.
4. Quyền và
trách nhiệm của Cơ quan thường trực hội đồng
– Thực hiện theo Điều
34 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ và các
nhiệm vụ được phân công tại mục 2 bản Kế hoạch này.
– Chuẩn bị nội dung, chương
trình họp Hội đồng thẩm định; mời họp và chuẩn bị tài liệu và phương tiện phục
vụ các cuộc họp Hội đồng thẩm định.
– Đôn đốc các thành viên Hội đồng
thẩm định triển khai công tác thẩm định theo nhiệm vụ được giao.
– Tổng hợp các nội dung có ý kiến
khác nhau liên quan đến ngành, địa phương trong quá trình thẩm định, báo cáo Chủ
tịch Hội đồng xem xét, quyết định.
5. Sửa đổi, bổ
sung đối với Kế hoạch tổ chức thẩm định
Trong quá trình triển khai thực
hiện, nếu có vướng mắc hoặc những vấn đề phát sinh cần bổ sung, điều chỉnh Kế
hoạch tổ chức thẩm định thì thành viên Hội đồng thẩm định phản ánh kịp thời bằng
văn bản và gửi về Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định để tổng hợp, báo cáo
Chủ tịch Hội đồng thẩm định xem xét, quyết định.
PHỤ LỤC
CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA BẢN NHẬN XÉT THẨM ĐỊNH HỒ SƠ QUY
HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Kế hoạch tại Quyết định số 36/QĐ-HĐTĐQH ngày 24 tháng 5 năm 2023 của
Chủ tịch Hội đồng thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia)
I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ HỒ SƠ
QUY HOẠCH
– Thành phần, danh mục hồ sơ:
Nhận xét về tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ quy hoạch.
– Nhận xét, đánh giá chung về
các phần và nội dung các phần trong hồ sơ quy hoạch (nếu có).
– Kết luận: đủ điều kiện hay
chưa đủ điều kiện để nhận xét, đánh giá.
II. NHẬN XÉT CỤ THỂ VỀ NỘI
DUNG QUY HOẠCH
1. Nhận xét, đánh giá thẩm định
chung về nội dung quy hoạch theo quy định tại các điều quy định trong Luật Quy
hoạch, trong đó:
– Việc thẩm định sự phù hợp với
nhiệm vụ lập quy hoạch căn cứ theo Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02
năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi
trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
– Việc thẩm định tuân thủ quy
trình lập quy hoạch căn cứ quy định tại Điều 16 của Luật Quy hoạch.
– Việc thẩm định sự phù hợp của
quy hoạch với quy định pháp luật căn cứ khoản 5 Điều 25 Luật Quy
hoạch, Điều 25 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng
5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch.
2. Nhận xét, đánh giá chi tiết
về nội dung quy hoạch theo chức năng quản lý nhà nước của bộ/cơ quan ngang bộ
mà thành viên Hội đồng là đại diện.
3. Yêu cầu bổ sung, hoàn thiện
hồ sơ quy hoạch (nếu có).
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Điều kiện để tổ chức phiên họp
thẩm định:
□ đủ điều kiện
□
chưa đủ điều kiện
2. Thông qua quy hoạch:
□ thông qua
□
không thông qua
3. Một số kiến nghị khác (nếu
có).