Quyết định 531/QĐ-UBND

  • Loại văn bản: Quyết định
  • Số hiệu: 531/QĐ-UBND
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Yên Bái
  • Người ký: Nguyễn Thế Phước
  • Ngày ban hành: 12/04/2023
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Tài nguyên - Môi trường
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Quyết định 531/QĐ-UBND 2023 phê duyệt Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ Yên Bái


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 531/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 12
tháng 4 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ
DUYỆT DANH MỤC NGUỒN NƯỚC PHẢI LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ
chức chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng
5 năm 2015 của Chính phủ quy định về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;

Căn cứ Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT ngày 09
tháng 09 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc xác định và
công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt;

Căn cứ Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01 tháng
11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục lưu vực sông liên
tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 1757/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng
8 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục nguồn nước
liên tỉnh và danh mục nguồn nước liên quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 341/QĐ-BTNMT ngày 23 tháng
3 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục lưu vực
sông nội tỉnh;

Căn cứ Nghị quyết số 50-NQ/TU ngày 19 tháng 7
năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường năng lực lãnh đạo của Đảng
trong công tác quản lý tài nguyên đất đai, nước, khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Yên Bái, giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường tại Tờ trình số 100/TTr-STNMT ngày 03 tháng 4 năm 2023,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Danh mục
nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn tỉnh Yên Bái gồm:

– 19 hồ tự nhiên, nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư
tập trung; hồ, ao lớn có chức năng điều hòa ở các khu vực khác (không phải là hồ
thủy điện, thủy lợi); 07 đoạn sông, suối là nguồn cung cấp nước của nhà máy cấp
nước sinh hoạt, sản xuất cho các đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công
nghiệp, làng nghề, có chức năng thoát nước nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường tại
các đô thị, khu dân cư tập trung; 09 sông, suối liên huyện, liên tỉnh là trục
tiêu, thoát nước cho các đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp, gắn
liền với sinh kế của cộng đồng dân cư sống ven sông và kế hoạch cắm mốc hành
lang bảo vệ nguồn nước.

(Chi tiết theo Phụ
lục kèm theo Quyết định này)

– Đối với Các hồ thủy lợi có dung tích từ 100.000m3
trở lên và các hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh:

+ Ngoài danh mục các nguồn nước phải lập hành lang
bảo vệ tại Phục lục kèm theo Quyết định này, đối với các hồ thủy lợi có dung
tích từ 100.000m3 trở lên và các hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh
đều phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước hồ chứa; các hồ chứa thủy điện, thủy lợi
có dung tích từ một triệu mét khối (1.000.000 m3) trở lên phải tổ chức
cắm mốc giới xác định hành lang bảo vệ nguồn nước.

+ Thời gian tổ chức cắm mốc thực hiện trong giai đoạn
năm 2023-2025 đối với các hồ đã đi vào hoạt động; trước khi tích nước vào hồ chứa
đối với các hồ chứa chưa đi vào hoạt động. Các hồ chứa thủy điện đã được phê
duyệt phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trước ngày ban hành danh mục
nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ này thì thực hiện theo phương án cắm mốc
hành lang bảo vệ nguồn nước đã được phê duyệt.

Điều 2. Ranh giới hành lang
bảo vệ nguồn nước được thể hiện trên bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành khác phải đảm bảo
việc duy trì, phát triển các chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước đã được
phê duyệt. Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn tỉnh Yên
Bái sẽ được xem xét, điều chỉnh khi cần thiết cho phù hợp với quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh sau này.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

– Tổ chức công bố Danh mục nguồn nước phải lập hành
lang bảo vệ trên địa bàn tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số
43/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ; định kỳ năm (05) năm tiến
hành rà soát trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh Danh mục hoặc điều
chỉnh khi cần thiết cho phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội trên
địa bàn tỉnh.

– Hàng năm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên
quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, phương
án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các nguồn nước thuộc danh mục
kèm theo tại Quyết định này; chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố thực hiện việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước sau khi được
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án, kinh phí cắm mốc; bàn giao mốc giới
cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã để quản lý, bảo vệ.

– Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn thẩm định phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước
của hồ chứa thủy điện, thủy lợi;

– Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc cắm mốc hành
lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ
Tài nguyên và Môi trường theo yêu cầu.

– Cho ý kiến bằng văn bản về ảnh hưởng đến chức
năng của hành lang bảo vệ nguồn nước của các tổ chức, cá nhân khi các tổ chức,
cá nhân thực hiện các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước sau:

+ Xây dựng kho bãi, bến, cảng, cầu, đường giao
thông, các công trình ngầm và công trình kết cấu hạ tầng khác;

+ San, lấp, kè bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa
nước thủy lợi, thủy điện, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, trừ trường hợp xây dựng
công trình cấp bách phục vụ phòng, chống, khắc phục thiên tai;

+ Khoan, đào phục vụ hoạt động điều tra, khảo sát địa
chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ;

+ Khai thác khoáng sản.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp
với Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các đơn vị khai thác, bảo vệ công trình
thủy lợi cắm mốc, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các hồ chứa thủy
lợi thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Nghị định 43/2015/NĐ-CP ngày 06
tháng 5 năm 2015 của Chính phủ và pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình
thủy lợi.

3. Sở Công Thương phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường thẩm định phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước; chỉ đạo triển
khai cắm mốc, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các hồ chứa thủy điện
theo quy định của Nghị định 43/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ
và pháp luật về bảo đảm an toàn vận hành hồ chứa.

4. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hàng năm từ nguồn ngân
sách theo quy định của pháp luật để thực hiện công tác cắm mốc hành lang bảo vệ
nguồn nước.

5. Các sở, ngành liên quan

Các Sở, ban, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ và
lĩnh vực quản lý của mình phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp các
thông tin liên quan đến các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước để tổng
hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.

– Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc
xây dựng kế hoạch, phương án, kinh phí và tổ chức thực hiện việc cắm mốc hành
lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn quản lý;

– Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản
lý, bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước;

– Chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ mốc giới hành
lang bảo vệ nguồn nước; chịu trách nhiệm khi để xảy ra hiện tượng lấn, chiếm, sử
dụng trái phép phần đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước;

– Phối hợp với các tổ chức, cá nhân vận hành hồ chứa
thủy lợi, thủy điện trên địa bàn quản lý trong việc xây dựng phương án, tổ chức
thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên thực địa sau khi phương án
được phê duyệt.

7. Tổ chức, cá nhân vận hành hồ chứa thủy lợi, thủy
điện chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có hồ chứa xây dựng
phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa theo quy định tại khoản 2 Điều
12 Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ gửi Sở Tài
nguyên và Môi trường thẩm định để trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; chủ
trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc cắm mốc giới trên thực
địa sau khi phương án cắm mốc được phê duyệt; bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi có hồ chứa để quản lý, bảo vệ.

8. Tổ chức, cá nhân hoạt động trong hành lang bảo vệ
nguồn nước phải tuân thủ yêu cầu quy định tại Điều 15 Nghị định số
43/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ và các quy định về đảm bảo
hành lang an toàn công trình khác có liên quan.

9. Kinh phí cắm mốc: Thực hiện theo quy định tại điều
14 của Nghị định số 43/2015/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan.

10. Các nội dung khác liên quan đến công tác cắm mốc
hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh chưa được quy định trong Quyết định
này thì thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

Điều 4. Quyết định này có
hiệu lực từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các
Sở: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở
Công thương, Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành quyết định này./.


Nơi nhận:
– Như Điều 4;
– Bộ Tài nguyên và Môi trường;
– Cục Quản lý tài nguyên nước;
– Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
– Báo, Đài PTTH tỉnh Yên Bái;
– Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh (công bố);
– Lưu: VT, TNMT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Thế Phước

PHỤ LỤC

DANH MỤC NGUỒN NƯỚC PHẢI LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ
(Kèm theo Quyết định số 531/QĐ-UBND ngày 12 tháng 4 năm 2023 của UBND tỉnh
Yên Bái)

Các chức năng của hàng lang bảo vệ nguồn nước trong
Phục lục này được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số
43/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước
bao gồm:

a) Bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm
đất ven nguồn nước;

b) Phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm,
suy thoái nguồn nước;

c) Bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy
sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước;

d) Tạo không gian cho các hoạt động văn hóa, thể
thao, vui chơi, giải trí, bảo tồn và phát triển các giá trị về lịch sử, văn
hóa, du lịch, tín ngưỡng liên quan đến nguồn nước.

A. DANH MỤC CÁC AO HỒ PHẢI LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ
NGUỒN NƯỚC (KHÔNG PHẢI LÀ CÁC HỒ THỦY ĐIỆN, THỦY LỢI)

* Mép bờ được xác định
trên cơ sở mực nước cao nhất của hồ

STT

Tên hồ

Địa điểm

Chức năng của
hành lang bảo vệ nguồn nước

Phạm vi của
hành lang bảo vệ nguồn nước

Kế hoạch thực
hiện

Xã, phường, thị
trấn

Huyện, thị xã,
thành phố

1

Hồ Yên Hòa

Tổ 2, phường Nguyễn Thái Học

TP.Yên Bái

a, b, d

Không nhỏ hơn 10m
tính từ mép bờ*

2023-2025

2

Hồ Hòa Bình

Tổ 5, phường Nguyễn Thái Học

TP.Yên Bái

a, b, d

Không nhỏ hơn 10m
tính từ mép bờ*

2023-2025

3

Hồ Đầm Tròn

Tổ 5, phường Nguyễn Thái Học

TP.Yên Bái

a, b, d

Không nhỏ hơn 10m
tính từ mép bờ*

2023-2025

4

Hồ Hào Gia

Tổ 14, phường Đồng tâm

TP.Yên Bái

a, b, d

Không nhỏ hơn 10m
tính từ mép bờ*

2023-2025

5

Hồ Thanh Niên

Tổ 02, phường Đồng tâm

TP.Yên Bái

a, b, d

Không nhỏ hơn 10m
tính từ mép bờ*

2023-2025

6

Hồ Thủy Sản

Tổ 01, phường Đồng tâm

TP.Yên Bái

a, b, d

Không nhỏ hơn 10m
tính từ mép bờ*

2023-2025

7

Hồ Thiếu Nhi

Tổ 02, phường Đồng tâm

TP.Yên Bái

a, b, d

Không nhỏ hơn 10m
tính từ mép bờ*

2023-2025

8

Hồ Láng Tròn

Tổ Đồng Phú – Nam Cường

TP.Yên Bái

a, b, d

Không nhỏ hơn 10m
tính từ mép bờ*

2023-2025

9

Hồ Láng Dài

Tổ Đồng Phú – Nam Cường

TP.Yên Bái

a, b, d

Không nhỏ hơn 10m
tính từ mép bờ*

2023-2025

10

Hồ đập đầu mối

Tổ Nam Thọ – Nam Cường

TP.Yên Bái

a, b, d

Không nhỏ hơn 10m
tính từ mép bờ*

2023-2025

11

Hồ trước Đền Nam Cường

Tổ Cầu Đền – Nam Cường

TP.Yên Bái

a, b, d

Không nhỏ hơn 10m
tính từ mép bờ*

2023-2025

12

Hồ sau Đền Nam Cường

Tổ Cầu Đền – Nam Cường

TP.Yên Bái

a, b, d

Không nhỏ hơn 10m
tính từ mép bờ*

2023-2025

13

Hồ Tràn Tập

Tổ Đồng Tiến – Nam Cường

TP.Yên Bái

a, b, d

Không nhỏ hơn 10m
tính từ mép bờ*

2023-2025

14

Hồ Đầm Gốc Gia

Tổ Cường Bắc – Nam Cường

TP.Yên Bái

a, b, d

Không nhỏ hơn 10m
tính từ mép bờ*

2023-2025

15

Hồ Nước Mát

Thôn Nước Mát xã Âu Lâu

TP.Yên Bái

a, b, d

Không nhỏ hơn 10m
tính từ mép bờ*

2023-2025

16

Hồ Đầm Mủ

Tổ 2, phường Hợp Minh

TP.Yên Bái

a, b, d

Không nhỏ hơn 10m
tính từ mép bờ*

2023-2025

17

Hồ Đầm Ngòi Rạc

Tổ 1, phường Hợp Minh

TP.Yên Bái

a, b, d

Không nhỏ hơn 10m
tính từ mép bờ*

2023-2025

18

Hồ Công viên

Thị trấn Yên Thế

H. Lục Yên

a, b, d

Không nhỏ hơn 10m
tính từ mép bờ*

2023-2025

19

Hồ Vân Hội

Xã Vân Hội, xã Minh Quân

H. Trấn Yên

a, b, c, d

Không nhỏ hơn 10m
tính từ mép bờ*

Không cắm mốc

B. DANH MỤC CÁC SÔNG, SUỐI PHẢI LẬP HÀNH LANG BẢO
VỆ NGUỒN NƯỚC

*Mép bờ sông, suối
là ranh giới giữa mái dốc tự nhiên của bờ sông, suối với mặt đất tự nhiên theo
chiều ngang hoặc là đỉnh của bờ kè đối với sông suối đã kè bờ

STT

Tên sông, suối

Địa giới hành
chính thuộc Yên Bái

Chiều dài (km)

Chức năng của
hành lang bảo vệ nguồn nước

Phạm vi hành
lang bảo vệ nguồn nước tính từ mép bờ (m)

Khu vực thực hiện
cắm mốc

Kế hoạch cắm mốc

Ghi chú

Điểm đầu tại
Yên Bái

Điểm cuối tại
Yên Bái

Xã, phường, thị
trấn

TP, thị xã, huyện

Xã, phường, thị
trấn

TP, thị xã, huyện

1

Đoạn sông, suối là nguồn cung cấp nước của nhà
máy cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho các đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm
công nghiệp, làng nghề; sông, suối có chức năng thoát nước nhằm bảo đảm vệ
sinh môi trường tại các đô thị, khu dân cư tập trung

1.1

Suối Ngòi A

Xã Ngòi A

Văn Yên

TT Mậu A

Văn Yên

12

a, b

Không nhỏ hơn 10m tính từ mép bờ đối với đoạn suối
chảy qua đô thị; khu dân cư tập trung Không nhỏ hơn 5m tính từ mép bờ đối với
đoạn suối không chảy qua đô thị, khu dân cư tập trung

Đoạn suối chảy qua
thị trấn Mậu A và khu dân cư tập trung từ xã Ngòi A đến thị trấn Mậu A.

2023-2025

Nguồn nước của Nhà
máy nước tại Thị trấn Mậu A, thoát nước đô thị

1.2

Suối Hòa Cuông

Xã Hòa Cuông

Trấn Yên

TT Cổ Phúc

Trấn Yên

11

a

Không nhỏ hơn 10m tính từ mép bờ đối với đoạn suối
chảy qua đô thị; khu dân cư tập trung Không nhỏ hơn 5m tính từ mép bờ đối với
đoạn suối không chảy qua đô thị, khu dân cư tập trung

Đoạn suối chảy qua
thị trấn Cổ Phúc và khu dân cư tập trung từ xã Hòa Cuông đến thị trấn Cổ
Phúc.

2023-2025

Nguồn nước của Nhà
máy nước thị trấn Cổ Phúc, thoát nước đô thị

1.3

Nậm Đông

Xã Túc Đán

Trạm Tấu

Sơn A

Văn Chấn

32

a,b

Không nhỏ hơn 10m tính từ mép bờ đối với đoạn suối
chảy qua đô thị; khu dân cư tập trung Không nhỏ hơn 5m tính từ mép bờ đối với
đoạn suối không chảy qua đô thị, khu dân cư tập trung

Đoạn suối chảy qua
thị xã Nghĩa Lộ.

2023-2025: đối với
các đoạn suối chảy qua thị xã Nghĩa Lộ không hình thành hồ chứa.

Nguồn nước của Nhà
máy nước thị xã Nghĩa Lộ

1.4

Nậm Mơ

Mồ Dề

Mù Cang Chải

TT Mù Cang Chải

Mù Cang Chải

3,1

a

Không nhỏ hơn 10m tính từ mép bờ đối với đoạn suối
chảy qua đô thị; khu dân cư tập trung. Không nhỏ hơn 5m tính từ mép bờ đối với
đoạn suối không chảy qua đô thị, khu dân cư tập trung

Đoạn suối chảy qua
thị trấn Mù Cang Chải

2023-2025

Nguồn nước của Nhà
máy nước thị trấn Mù Cang Chải

1.5

Ngòi Nhì

Xã Tà Si Láng

Trạm Tấu

Xã Phù Nham

Thị xã Nghĩa Lộ

32

a, b

Không nhỏ hơn 10m tính từ mép bờ đối với đoạn suối
chảy qua đô thị; khu dân cư tập trung Không nhỏ hơn 5m tính từ mép bờ đối với
đoạn suối không chảy qua đô thị, khu dân cư tập trung.

– Các đoạn suối đã có tuyến đường bộ hoặc công
trình kết cấu hạ tầng khác ở ven nguồn nước thì không vượt quá hành lang an
toàn công trình đó về phía bờ

Đoạn suối chảy qua
thị xã Nghĩa Lộ, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn

2023-2025

Nguồn nước của Nhà
máy nước huyện Văn Chấn

1.6

Suối Tà Xùa (Suối
Na Phin)

xã Bản Công

H.Trạm Tấu

Thị trấn Trạm Tấu

Trạm Tấu

4

a, b

Không nhỏ hơn 10m tính từ mép bờ đối với đoạn suối
chảy qua đô thị; khu dân cư tập trung Không nhỏ hơn 5m tính từ mép bờ đối với
đoạn suối không chảy qua đô thị, khu dân cư tập trung.

Đoạn suối chảy qua
thị trấn Trạm Tấu

2023-2025

Nguồn nước của Nhà
máy nước huyện Trạm Tấu, thoát nước đô thị

1.7

Ngòi Dài

Xã Minh Bảo

TP Yên Bái

Phường Yên Ninh

TP Yên Bái

18

a, b

– Không nhỏ hơn 10m tính từ mép bờ đối với đoạn
suối chảy qua đô thị; khu dân cư tập trung. Không nhỏ hơn 5m tính từ mép bờ đối
với đoạn suối không chảy qua đô thị, khu dân cư tập trung.

– Các đoạn suối đã được kè bờ, có tuyến đường bộ
hoặc công trình kết cấu hạ tầng khác ở ven nguồn nước thì phạm vi hành lang bảo
vệ nguồn nước không vượt quá hành lang an toàn công trình đó về phía bờ.

– Các đoạn suối chảy
qua đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp hiện có và được quy hoạch
trên địa bàn.

2023-2030

Thoát nước nhằm bảo
đảm vệ sinh môi trường tại đô thị, khu dân cư tập trung

2

Sông, suối liên huyện, liên tỉnh là trục tiêu,
thoát nước cho các đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp; Sông,
suối gắn liền với sinh kế của cộng đồng dân cư sống ven sông

2.1

Nậm Kim

Púng Luông

Mù Cang Chải

Hồ Bốn

Mù Cang Chải

60,5

a

– Không nhỏ hơn 10m tính từ mép bờ đối với đoạn
suối chảy qua đô thị; khu dân cư tập trung Không nhỏ hơn 5m tính từ mép bờ đối
với đoạn suối không chảy qua đô thị, khu dân cư tập trung.

– Đối với đoạn suối hình thành hồ thủy điện thì
tính bằng đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập đến đường biên có
cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ

– Các đoạn suối chảy
qua thị trấn Mù Cang Chải không hình thành hồ chứa thủy điện.

2023-2030 đối với
các đoạn suối không hình thành hồ chứa.

Suối liên tỉnh Yên
Bái – Lai Châu, trục tiêu thoát nước của thị trấn Mù Cang Chải.

2.2

Ngòi Lao

Cát Thịnh

Văn Chấn

Chấn Thịnh

Văn Chấn

52

a, b

– Không nhỏ hơn 10m tính từ mép bờ đối với đoạn
suối chảy qua đô thị; khu dân cư tập trung Không nhỏ hơn 5m tính từ mép bờ đối
với đoạn suối không chảy qua đô thị, khu dân cư tập trung.

– Đối với đoạn suối hình thành hồ thủy điện thì
tính bằng đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập đến đường biên có
cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ.

– Các đoạn suối đã có tuyến đường bộ hoặc công
trình kết cấu hạ tầng khác ở ven nguồn nước thì không vượt quá hành lang an
toàn công trình đó về phía bờ.

Các đoạn suối chảy
qua thị trấn Nông trường Trần Phú, khu dân cư tập trung của xã Cát Thịnh, Chấn
Thịnh;

2023-2030 đối với
các đoạn suối không hình thành hồ chứa.

Suối liên tỉnh Yên
Bái – Phú Thọ,

2.3

Suối Đất Dia

Việt Hồng

Trấn Yên

Vân Hội

Trấn Yên

13

a, b, d

– Không nhỏ hơn 10m tính từ mép bờ đối với đoạn suối
chảy qua đô thị; khu dân cư tập trung Không nhỏ hơn 5m tính từ mép bờ đối với
đoạn suối không chảy qua đô thị, khu dân cư tập trung.

Cắm mốc hành lang
bảo vệ theo quy định của pháp luật về công trình thủy lợi

Theo quy định của
pháp luật về công trình thủy lợi

Suối liên tỉnh Yên
Bái – Phú Thọ

2.4

Sông Chảy

An Lạc

Lục Yên

Đại Minh

Yên Bình

5km bên bờ trái
giáp ranh Lào Cai; 76km thuộc địa bàn Yên Bái; 5,5km bờ trái giáp Tuyên
Quang; 6km bờ trái giáp Phú Thọ

– Bảo vệ sự ổn định của bờ, phòng, chống lấn chiếm
đất ven nguồn nước.

– Không nhỏ hơn 10m tính từ mép bờ đối với đoạn
sông chảy qua đô thị; khu dân cư tập trung Không nhỏ hơn 5m tính từ mép bờ đối
với đoạn sông không chảy qua đô thị, khu dân cư tập trung.

– Hồ Thác Bà: theo quy chế quản lý vùng hồ Thác
Bà.

– Đối với đoạn sông mà hình thành hồ thủy điện
thì tính bằng đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập đến đường biên
có cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ.

– Các đoạn sông đã được kè đê, có tuyến đường bộ
hoặc công trình kết cấu hạ tầng khác ở ven nguồn nước thì không vượt quá chỉ
giới hành lang bảo vệ đê về phía sông hoặc hành lang an toàn công trình đó về
phía bờ

Hồ Thác Bà: theo
quy chế quản lý vùng hồ Thác Bà.

– Các đoạn sông chảy
qua thị trấn Yên Thế, thị trấn Thác Bà, khu, cụm công nghiệp hiện có và được
quy hoạch trên địa bàn.

Sông liên tỉnh, chảy
qua CCN Yên Thế (TT Yên Thế) Khu công nghiệp Lục Yên (xã Tân Lĩnh và xã Yên
Thắng)

2.5

Sông Thao

103

a, b

– Không nhỏ hơn 10m tính từ mép bờ đối với đoạn sông
chảy qua đô thị; khu dân cư tập trung Không nhỏ hơn 5m tính từ mép bờ đối với
đoạn sông không chảy qua đô thị, khu dân cư tập trung.

– Các đoạn sông đã được kè đê, có tuyến đường sắt,
đường bộ hoặc công trình kết cấu hạ tầng khác ở ven nguồn nước thì phạm vi tối
đa của hành lang bảo vệ nguồn nước không vượt quá chỉ giới hành lang bảo vệ
đê về phía sông hoặc hành lang an toàn công trình đó về phía bờ

– Các đoạn sông chảy
qua đô thị, khu, cụm công nghiệp hiện có và được quy hoạch trên địa bàn của
thành phố Yên Bái, huyện Văn Yên, huyện Trấn Yên.

Sông liên tỉnh và
là trục tiêu thoát nước đô thị, KCN, gắn liền sinh kế ven sông

2.6

Ngòi Hút

Cao Phạ

Mù Cang Chải

Đông An

Văn Yên

75

a,b

– Không nhỏ hơn 10m tính từ mép bờ đối với đoạn suối
chảy qua đô thị; khu dân cư tập trung Không nhỏ hơn 5m tính từ mép bờ đối với
đoạn suối không chảy qua đô thị, khu dân cư tập trung.

– Các đoạn suối đã có tuyến đường bộ hoặc công
trình kết cấu hạ tầng khác ở ven nguồn nước thì không vượt quá hành lang an
toàn công trình đó về phía bờ

– Các đoạn suối chảy
qua đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp hiện có và được quy hoạch
trên địa bàn

2023-2030

Suối liên huyện,
chảy qua KCN Đông An

2.7

Ngòi Lâu

Xã Hồng Ca

Trấn Yên

Phường Hợp Minh

Yên Bái

48

a

– Không nhỏ hơn 10m tính từ mép bờ đối với đoạn
suối chảy qua đô thị; khu dân cư tập trung Không nhỏ hơn 5m tính từ mép bờ đối
với đoạn suối không chảy qua đô thị, khu dân cư tập trung.

– Các đoạn suối đã có tuyến đường bộ hoặc công
trình kết cấu hạ tầng khác ở ven nguồn nước thì không vượt quá hành lang an
toàn công trình đó về phía bờ

– Các đoạn suối chảy
qua đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp hiện có và được quy hoạch
trên địa bàn

2023-2030

Suối liên huyện,
thoát nước đô thị

2.8

Ngòi Thia

Xã Xà Hồ

Trạm Tấu

Xã Yên Hợp

Văn Yên

104

a,b

– Không nhỏ hơn 10m tính từ mép bờ đối với đoạn
suối chảy qua đô thị; khu dân cư tập trung Không nhỏ hơn 5m tính từ mép bờ đối
với đoạn suối không chảy qua đô thị, khu dân cư tập trung.

– Các đoạn suối đã được kè bờ, có tuyến đường bộ
hoặc công trình kết cấu hạ tầng khác ở ven nguồn nước thì không vượt quá hành
lang an toàn công trình đó về phía bờ

– Các đoạn suối chảy
qua đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp hiện có và được quy hoạch
trên địa bàn

2023-2030

Suối liên huyện,
chảy qua đô thị, CCN Yên Hợp

2.9

Nậm Tục (phụ lưu
Ngòi Thia)

Xã Túc Đán

Trạm Tấu

Xã Nghĩa Phúc

Nghĩa Lộ

24

a, b

– Không nhỏ hơn 10m tính từ mép bờ đối với đoạn
suối chảy qua đô thị; khu dân cư tập trung. Không nhỏ hơn 5m tính từ mép bờ đối
với đoạn suối không chảy qua đô thị, khu dân cư tập trung. Đối với đoạn suối
mà hình thành hồ thủy điện thì tính bằng đường biên có cao trình bằng cao
trình đỉnh đập đến đường biên có cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng
lòng hồ.

– Các đoạn suối đã được kè bờ, có tuyến đường bộ
hoặc công trình kết cấu hạ tầng khác ở ven nguồn nước thì phạm vi hành lang bảo
vệ nguồn nước không vượt quá hành lang an toàn công trình đó về phía bờ

– Các đoạn suối chảy
qua đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp hiện có và được quy hoạch
trên địa bàn.

2023-2030

Suối liên huyện,
chảy qua đô thị

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *