Tiêu chuẩn ngành 10TCN-1:1994

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Số hiệu: 10TCN-1:1994
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10 TCN-1:1994 về máy nông nghiệp – Máy đập lúa


TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN-1:1994

MÁY NÔNG NGHIỆP

MÁY ĐẬP LÚA

Phương pháp thử

1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử các yêu cầu kỹ thuật của máy đập lúa phù hợp với 10TCN 94. Máy đập lúa – Yêu cầu kỹ thuật chung.

2. Kiểm tra tính đồng bộ của máy bằng mắt thường.

3. Chất lượng mối hàn kiểm tra bằng mắt thường: các mối hàn phải liên tục, không cháy, rỗ, rạn nứt.

4. Chất lượng các mối ghép ren, kiểm tra theo TCVN 1917-86.

5. Đánh giá chất lượng sơn bằng mắt thường và theo TCVN 3832-88.

6. Kiểm tra sự quay trơn của trống đập bằng tay, khi quay theo dõi mức độ quay trơn và khe hở giữa máng và răng.

7. Kiểm tra sự đồng phẳng giữa trục trống và trục động lực bằng thước thẳng.

8. Kiểm tra các chỉ tiêu làm việc cơ bản của máy

8.1. Việc sử dụng và chăm sóc kỹ thuật cho máy trong quá trình thử phải theo đúng những quy định của nhà máy chế tạo.

8.2. Điều kiện thử:

8.2.1. Người lao động phải thuần thục thao tác sử dụng máy.

8.2.2. Máy phải được thử trong những điều kiện phù hợp với tính năng kỹ thuật đặt ra khi thiết kế.

8.2.3. Máy đập lúa để thử phải ở trạng thái làm việc bình thường.

8.2.4. Lúa dùng để thử phải có chiều dài không lớn hơn 80 cm (đo trên nền phẳng tính từ vết cắt đến bông lúa) khối lượng lúa dùng để đập thử phải đảm bảo cho máy hoạt động không ít hơn 1 giờ.

8.2.5. Mỗi chỉ tiêu khi thử phải được nhắc lại 3 lần.

9. Phương tiện thử

9.1. Xác định hao phí hạt thóc, mức độ làm sạch thóc sau khi đập, hư hỏng hạt thóc bằng cân kỹ thuật độ chính xác 0,1.

9.2. Xác định chi phí năng lượng bằng công tơ điện.

10. Tiến hành thử

10.1. Trước khi thử phải xác định đặc tính của đối tượng đập bao gồm:

+ Chiều dài bông lúa;

+ Tỷ lệ hạt trên bông;

+ Độ ẩm của thóc và rơm.

10.1.1. Xác định chiều dài bông lúa bằng cách đặt bông lúa trên nền phẳng đo từ vết cắt đến ngọn  bông lúa.

10.1.2. Xác định tỷ lệ hạt trên bông bằng cách tách hạt ở trên bông lúa, cân hạt và bông riêng.

10.1.3. Xác định độ ẩm của thóc và rơm theo TCVN 1700-75.

10.2. Trước khi thử phải cho máy chạy trơn không tải 5 phút. Trong quá trình chạy trơn phải theo dõi kiểm tra chất lượng chế tạo, lắp ráp và khả năng hoạt động bình thường của các hệ thống trong máy.

10.3. Trước khi thử chính thức cho máy làm việc có tải từ 3 ¸ 5 phút để điều chỉnh xác định chế độ làm việc tối ưu của máy về năng suất và chất lượng, đồng thời theo dõi kiểm tra khả năng làm việc bình thường của máy.

10.4. Tiến hành thử theo các điều kiện quy định ở mục 8.2. Với mỗi lần thử phải xác định các chỉ tiêu sau đây:

10.4.1. Xác định hao phí hạt thóc:

a/ Xác định hao phí do hạt còn sót lại trên bông: lấy 20kg lúa cho vào máy đập, sau khi đập xong phân loại những cây rơm còn thóc riêng ra, tách hạt trên những cây rơm đó cân và xác định hao phí do hạt còn sót lại trên bông bằng %.

 

Trong đó:

q1 – khối lượng hạt thóc trên bông, g ;

q  – tổng số lượng hạt thóc chắc, g.

b/ Xác định hao phí hạt thóc theo rơm: giũ đống rơm đã qua máy đập, thu tất cả những hạt thóc sót trong đó cân và xác định hao phí hạt thóc theo rơm bằng phần trăm.

Trong đó:

q2 – khối lượng hạt thóc trong rơm, g ;

q  – tổng khối lượng hạt thóc chắc, g.

10.4.2. Xác định mức độ hư hỏng hạt thóc do bộ phận đập gây ra: lấy 500 g thóc đã qua máy đập (lấy ống hứng thóc ở cửa ra sản phẩm) đem phân loại, cân và xác định mức độ hư hỏng hạt thóc do bộ phận đập gây ra bằng phần trăm.

Trong đó:

q3 – khối lượng hạt thóc nguyên, g ;

q4 – khối lượng hạt thóc bị nứt vỡ, g.

10.4.3. Xác định mức độ làm sạch thóc sau khi đập (S, %): lấy 1000 g thóc máy đập đem phân loại ta có:

Mức độ làm sạch thóc tính bằng:

S% = 100 – B

Trong đó: B – độ bẩn tính bằng %

q5 – khối lượng thóc sạch, g;

q6 – khối lượng rác, bổi, g.

10.5.     Năng suất giờ thuần tuý của máy

 

Trong đó:

G – khối lượng thóc thu được trong thời gian t (kg)

t  – thời gian chạy máy không kể thời gian dừng do hư hỏng và tổ chức không hợp lý (phút)

10.6. Chi phí năng lượng

10.6.1. Động lực và động cơ điện:

a/ Công suất tiêu thụ của máy, kW

Trong đó: Q – năng lượng điện tiêu thụ (theo chỉ số của công tơ) trong thời gian thử, kW.h;

T – thời gian thử tương ứng, h

b/ Chi phí năng lượng riêng, kWh/tấn

Trong đó:

Q – năng lượng điện tiêu thụ để đập lúa, kW.h;

m – khối lượng thóc tương ứng đã đập được, tấn.

10.6.2. Động lực là động cơ đốt trong

a/ Xác định nhiên liệu tiêu thụ cho máy: trước khi cho máy chạy đổ đầy nhiên liệu và đánh dấu trên thùng nhiên liệu. Khi dừng máy cân số nhiên liệu M1 sau đó đổ đầy vào thùng nhiên liệu đến khi trùng với dấu cũ, cân số nhiên liệu còn lại M2.

Nhiên liệu tiêu thụ cho máy, kg

M = M1– M

b/ Chi phí nhiên liệu cho 1 tấn thóc, kg/tấn

Trong đó: M – khối lượng nhiên liệu tiêu thụ để đập lúa, kg;

m – khối lượng thóc tương ứng đã đập được, tấn.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *