Tiêu chuẩn ngành 10TCN204:1994

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Số hiệu: 10TCN204:1994
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 204:1994 về vải quả tươi xuất khẩu (vải thiều) 1 – Yêu cầu kỹ thuật – Phương pháp thử


TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 204:1994

VẢI QUẢ TƯƠI XUẤT KHẨU

(VẢI THIỀU)1

YÊU CẦU KỸ THUẬT – PHƯƠNG PHÁP THỬ

Tiêu chuẩn này áp dụng cho vải thiều tươi, sau khi đã được lựa chọn, xử lý và bao gói. Không áp dụng cho vải quả đưa vào chế biến công nghiệp.

1. Yêu cầu kỹ thuật

1.1. Vải thiều tươi xuất khẩu, được xử lý theo quy trình công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt y, phải đạt được những yêu cầu như sau:

1.1.1. Dạng bên ngoài: Quả tươi, phát triển bình thường không bị bầm giập. Chiều dài cuống quả cho phép thoả thuận trong hợp đồng mua, bán sản phẩm.

1.1.2. Kích thước và khối lượng quả: tương đối đồng đều. Đường kính quả vải (do ở mặt cắt lớn nhất) cho phép thoả thuận trong hợp đồng mua, bán sản phẩm, nhưng không được nhỏ hơn 25mm. Số quả (cuống dài không quá 5mm, được ngắt ở “khấc” tự nhiên của cuống quả) trong 1kg không lớn hơn 65 quả.

1.1.3. Màu sắc ửng hồng hoặc đỏ đều trên toàn bộ diện tích vỏ quả.

1.1.4. Hương vị: Thịt quả có hương thơm đặc trưng của vải thiều chín. Vị ngọt đậm. Hàm lượng chất khô hoà tan của dịch quả không dưới 17%. Không có mùi vị lạ.

1.2. Vải quả không được có sâu đục quả và các sâu bệnh khác, thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật của bên mua hàng.

2. Phương pháp thử

2.1. Lấy mẫu

2.1.1. Chất lượng vải quả được xác định trên cơ sở kiểm tra và phân tích mẫu đại diện của mỗi lô hàng.

2.1.2. Lô hàng là khối lượng bất kỳ của một loại quả, cùng loại chất lượng, cùng một kiểu bao bì, bao gói, ký mã hiệu, được giao nhận cùng một thời điểm và một địa điểm.

2.1.3. Mẫu đại diện của lô hàng gồm toàn bộ những kiện hàng, được lấy ra từ những vị trí khác nhau (trên, dưới, giữa, trong, ngoài) của lô hàng.

Mẫu đại diện của lô hàng được lấy theo quy định trong bảng dưới đây:

Số lượng kiện trong lô hàng                    Số lượng kiện cần lấy mẫu

            + Dưới 51                                             3

            + Từ 51 đến 150                                    5

            + Từ 151 đến 500                                  8

            + Trên 500                                             13

2.1.4. Trước khi lấy mẫu đại diện, cần kiểm tra sơ bộ dạng bên ngoài của bao bì, cách bao gói, ký mã hiệu, theo quy định trong tiêu chuẩn này.

2.1.5. Mẫu phân tích là một phần của mẫu đại diện, dùng để xác định các chỉ tiêu chất lượng. Mẫu phân tích lấy không ít hơn 3kg, bằng phương pháp lấy ngẫu nhiên ở các kiện mẫu đại diện.

2.1.6. Mẫu phân tích phải được phân tích ngay. Trong những trường hợp cần thiết, có thể chia đôi mẫu phân tích, theo một phương pháp chia ngẫu nhiên, để làm mẫu lưu. Mẫu phân tích và mẫu lưu phải có nhãn ghi các nội dung:

+ Tên cơ sở sản xuất, kèm theo tên địa phương sản xuất.

+ Nơi lấy mẫu.

+ Lô hàng của mẫu (số liệu, khối lượng)

+ Ngày lấy mẫu

+ Tên và cơ quan lấy mẫu

Mẫu lưu phải đựng trong túi chất dẻo, để trong tủ lạnh, bảo quản không quá 3 ngày.

2.2. Xác định đường kính của quả.

2.2.1. Dụng cụ: Thước kẹp

2.2.2. Tiến hành thử: Dùng thước kẹp đo ở vị trí lớn nhất của chiều ngang quả.

2.3. Xác định hương vị: Mẫu đã được sử dụng ở mục 2.2 được tiến hành thử nếm. Dùng nước sôi để nguội hoặc nước cất để tráng miệng trước khi thử.

2.4. Xác định hàm lượng chất khô của dịch quả:

2.4.1. Dụng cụ, vật liệu:

+ Chiết quang kế

+ Nhiệt kế

+ Thìa mạ kền

+ Bông thấm nước

+ Nước cất

2.4.2. Tiến hành thử:

Từ mẫu phân tích, lấy 3 quả một cách ngẫu nhiên. Bọc lấy cùi quả rồi vắt lấy nước. Bỏ giọt dịch quả đầu tiên. Lấy một giọt để xác định hàm lượng chất khô hoà tan bằng chiết quang kế. Đọc kết quả theo tỷ lệ phần trăm. Xác định nhiệt độ trong khi thử, tra bảng tương ứng, đưa kết quả về nhiệt độ 200C.

Mỗi quả thử 3 lần. Kết quả là trung bình cộng của các lần thử.

2.5. Kiểm tra sâu bệnh theo TCVN 4731 – 89 về kiểm dịch thực vật.

3. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản

3.1. Bao gói: Vải quả được đóng vào túi chất dẻo, có dung lượng từ 1 đến 2kg quả.

Quy cách túi cho phép thoả thuận trong các hợp đồng mua, bán sản phẩm.

Các túi chất dẻo có chứa vải quả được đặt trong thùng carton có đục lỗ, có vách ngăn. Quy cách hòm carton cho phép thoả thuận trong hợp đồng mua bán sản phẩm.

3.2. Ghi nhãn: Cho phép thoả thuận trong hợp đồng mua, bán sản phẩm.

3.3. Vận chuyển và bảo quản: Theo quy trình công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt y.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *