Tiêu chuẩn ngành 10TCN255:1996

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Số hiệu: 10TCN255:1996
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 255:1996 về phân hữu cơ vi sinh vật – Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm tra, bao bì, ghi nhãn


TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 255:1996

PHÂN HỮU CƠ VI SINH VẬT

YÊU CẦU KỸ THUẬT, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, BAO BÌ, GHI NHÃN

1. Phạm vi áp dụng:

Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc xác định, kiểm tra phân hữu cơ có chứa vi sinh vật sống có ích.

2. Thuật ngữ, định nghĩa:

Phân hữu cơ vi sinh vật (gọi tắt là phân hữu cơ vi sinh) là sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau nhằm cung cấp chất hữu cơ cho cây trồng, cải tạo đất, chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống đã được tuyển chọn với số lượng đạt tiêu chuẩn, góp phần nâng cao năng xuất hoặc chất lượng nông sản. Phân hữu cơ vi sinh vật không gây ảnh hưởng xấu đến người, động, thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản.

3. Yêu cầu kỹ thuật:

3.1. Phân hữu cơ vi sinh phải có tác dụng tốt đối với cây và đất trồng như đã ghi trên nhãn. Hiệu quả này được xác định và công nhận trên cơ sở kết quả khảo nghiện phù hợp với tiêu chuẩn 10 TCN 216-95 về khảo nghiệm phân bón do Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ban hành nay là Bộ NN – PTNT.

3.2. Các loài vi sinh vật chứa trong phân hữu cơ vi sinh phải được đăng ký và kiểm tra số lượng phù hợp với các tiêu chuẩn về phân vi sinh vật trên nền chất mang không thanh trùng đã ban hành.

3.3. Hàm lượng hữu cơ chứa trong phân hữu cơ vi sinh không nhỏ hơn 10%.

3.4. Phân hữu cơ vi sinh không gây ảnh hưởng xấu đến người, động, thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản. Mức độ an toàn này được xác định và công nhận tại các phòng thí nghiệm được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận hay chỉ định.

3.5. Thời hạn bảo hành của phân hữu cơ vi sinh không ít hơn 6 tháng

3.6. Thành phần dinh dưỡng và độ ẩm của phân hữu cơ vi sinh phải được đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về quản lý chất lượng

4. Lấy mẫu:

4.1. Yêu cầu chung:

– Việc lấy mẫu phải được tiến hành sao cho mẫu kiểm tra phải là mẫu đại diện cho cả lô hàng cần kiểm tra. Cán bộ lấy mẫu phải là người được huấn luyện và có kinh nghiệm trong việc lấy mẫu.

– Trong quá trình lấy mẫu, vận chuyển mẫu và xử lý mẫu phải tuyệt đối tránh sự lây nhiễm từ bên ngoài, bảo đảm mẫu trong điều kiện ban đầu của mẫu cho tới khi phân tích trong phòng thí nghiệm.

– Không được bổ sung thêm bất cứ một tác nhân bảo quản, diệt khuẩn hoặc diệt nấm nào vào mẫu kiểm tra.

– Mẫu được lấy nên là các bao gói nguyên vẹn và gửi về phòng thí nghiệm.

– Mẫu được lấy ở những nơi không có hơi nước nóng, không có ánh sáng chói trang hoặc bụi bặm và được đưa ngay vào các dụng cụ chứa mẫu vô trùng .

– Các dụng cụ chứa mẫu phải sạch sẽ và vô trùng.

– Trong quá trình lấy mẫu, vận chuyển và xử lý mẫu phải dùng mọi biện pháp bảo vệ nhằm bảo đảm mẫu không bị lây nhiễm từ bên ngoài.

4.2. Tiến hành.

Dụng cụ lấy mẫu phải sạch sẽ và vô trùng bằng cách giữ trong tủ sấy ở nhiệt độ 160oC trong thời gian không ít hơn 2 giờ hoặc trong nồi hấp ở nhiệt độ 120oC trong thời gian không ít hơn 15 phút và được bảo quản trong các dụng cụ phù hợp bảo đảm tránh lây nhiễm từ bên ngoài.

4.3. Số lượng mẫu.

– Lô hàng được tạo thành từ các bao (túi) được sản xuất cùng một đợt trong nhà máy với cùng nguồn nguyên liệu.

– Nhằm bảo đảm chỉ tiêu chất lượng phải kiểm tra mẫu cho từng lô hàng.

– Số lượng bao, túi cần kiểm tra cho mỗi lô hàng phụ thuộc vào độ lớn của lô hàng đó phù hợp với quy định trong bảng 1

Bảng 1: Số lượng bao túi cần thiết cho kiểm tra.

Số lượng bao túi của lô hàng

Số lượng bao túi cần kiểm tra

Tới 100

7

101-1000

11

1001-10000

15

trên 10000

19

– Các bao túi mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên theo TCVN 1694 (IS 4950-1968: Phương pháp lẫy mẫu).

Tiến hành lấy mẫu trung bình từ mẫu chung của các mẫu ban đầu trong lô hàng kiểm tra. Chia mẫu trung bình làm 2 phần bằng nhau rồi bao gói phù hợp với yêu cầu của sản phẩm. Một phần dùng để kiểm tra và một phần dùng để lưu và bảo quản trong điều kiện quy định mà mỗi loại sản phẩm yêu cầu dùng để khi phân tích trọng tài. Trên mỗi phần phải ghi rõ:

– Tên mẫu và đối tượng cây trồng được sử dụng

– Tên cơ sở sản xuất

– Thời gian sản xuất

– Thời gian và địa điểm lấy mẫu

– Người lấy mẫu

5. Kiểm tra:

5.1. Hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh đối với đất và cây trồng

Hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh đối với đất và cây trồng được kiểm tra theo quy phạm 10 TCN 216-95 về khảo nghiệm phân bón do Bộ NN-CNTP ban hành nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT.

5.2. Vi sinh vật:

Việc kiểm tra vi sinh vật chứa trong phân hữu cơ vi sinh được tiến hành phù hợp với các tiêu chuẩn về phân vi sinh vật đã ban hành.

5.3. Thành phần dinh dưỡng và độ ẩm:

Các chất hữu cơ, N, P, K và độ ẩm của phân hữu cơ vi sinh vật được kiển tra theo TCVN 5815-94

6. Yêu cầu bao gói, ghi nhãn:

6.1. Phân hữu cơ vi sinh vật phải được bao gói bằng các chất liệu không độc hại đối với người sử dụng, môi trường sinh thái và bảo đảm cho sản phẩm không suy giảm về chất lượng do các điều kiện bất lợi từ bên ngoài.

6.2. Phân hữu cơ vi sinh phải có nhãn ghi với đầy đủ các nội dung sau:

– Tên cơ sở sản xuất.

– Tên sản phẩm và tên loài vi sinh vật sử dụng (tên khoa học).

– Thành phần và độ ẩm.

– Công dụng.

– Ngày sản xuất và thời gian bảo hành.

– Khối lượng tịnh.

– Số đăng ký chất lượng.

6.3. Sản phẩm phải có hướng dẫn bảo quản và sử dụng kèm theo (in trên bao bì hoặc in riêng). Nội dung hướng dẫn phải ghi đủ liều lượng và quy trình sử dụng cũng như hiệu quả của phân bón với đất và cây trồng hay khả năng thay thế các loại phân bón khác.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *