Tiêu chuẩn ngành 10TCN285:1997

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Số hiệu: 10TCN285:1997
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 285:1997 về quy phạm khảo nghiệm – Hiệu lực của thuốc trừ cỏ hại trên cây trồng cạn dài ngày


TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 285:1997

QUI PHẠM KHẢO NGHIỆM

HIỆU LỰC CỦA THUỐC TRỪ CỎ

HẠI TRÊN CÂY TRỒNG CẠN DÀI NGÀY

1. Quy định chung:

1.1. Qui phạm này qui định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực trừ cỏ của các loại thuốc trừ cỏ hại trên cây trồng cạn dài ngày như cà phê, cao su, cam, nhãn, vải, chè v.v…

1.2. Các khảo nghiệm phải được tiến hành tại các cơ sở có đủ điều kiện như điều 11 của qui định số 150 về khảo nghiệm thuốc BVTV mới.

1.3. Những điều kiện khảo nghiệm: Các khảo nghiệm phải được bố trí trên những khu vực trồng cây thường xuất hiện cỏ dại với thành phần cỏ dại đại diện cho vùng gồm những loại cỏ nằm trong phổ tác động của thuốc định khảo nghiệm.

Các điều kiện trồng trọt (loại đất, phân bón, cách làm đất, mật độ cây, chiều cao cây…) phải tương đối đồng đều trên mỗi ô khảo nghiệm và phải phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương.

1.4. Các thí nghiệm trên ô nhỏ và ô lớn có thể được tiến hành ở ít nhất 2 vùng sinh thái miền Nam và miền Bắc Việt Nam, trong các thời điểm khác nhau, nhưng nhất thiết phải tiến hành trên diện hẹp trước. Nếu những kết quả thu được từ những khảo nghiệm trên diện hẹp là tốt thì mới được thực hiện các khảo nghiệm trên diện rộng. Việc khảo nghiệm thuốc trừ cỏ trên diện rộng là yêu cầu bắt buộc để đánh giá hoàn chỉnh một loại thuốc.

2. Phương pháp khảo nghiệm:

2.1. Sắp xếp và bố trí công thức khảo nghiệm:

Công thức khảo nghiệm được chia làm 3 nhóm:

– Nhóm 1: Công thức thuốc khảo nghiệm là các loại thuốc định khảo nghiệm được dùng ở những liều lượng khác nhau theo cách dùng khác nhau.

– Nhóm 2: Công thức thuốc so sánh là loại thuốc đang được dùng phổ biến ở địa phương để trừ cỏ trên cây trồng cạn dài ngày.

– Nhóm 3: Công thức đối chứng:

+ Đối chứng làm cỏ bằng tay: Tiến hành làm cỏ bằng tay theo tập quán canh tác thực tế ở địa phương.

+ Đối chứng không làm cỏ: Để cỏ mọc tự nhiên từ đầu vụ đến khi kết thúc khảo nghiệm.

Trong từng lần nhắc lại của khảo nghiệm, các công thức được xắp sếp theo phương pháp ngẫu nhiên hoặc theo các phương pháp khác đã được quy định trong thống kê toán học.

2.2. ích thước ô và số lần nhắc lại:

Khu vực khảo nghiệm phải có sự đồng đều về sự sinh trưởng, mật độ, cây trồng và các yếu tố phi thí nghiệm khác.

Tuỳ theo dạng thuốc (thuốc hạt, thuốc bột, thuốc nước) và công cụ rải thuốc (bơm tay, bơm động cơ) mà các ô khảo nghiệm cần có kích thước thích hợp.

– Các khảo nghiệm diện hẹp: Diện tích ô khảo nghiệm là 50 m2, nhắc lại 3 lần.

– Các khảo nghiệm diện rộng: Diện tích ô khảo nghiệm tối thiểu là 500 m2 và không phải bố trí các lần nhắc lại.

– Giữa các ô khảo nghiệm phải có dải ngăn cách rộng 1m

2.3. Tiến hành phun, rải thuốc:

2.3.1. Thuốc phải được phun, rải đều trên toàn ô khảo nghiệm.

2.3.2. Lượng thuốc dùng được tính bằng gram hoạt chất trên đơn vị diện tích 1 ha.

Lượng nước dùng: Phải được phun theo từng khuyến cáo cụ thể, phù hợp với phương thức tác động của từng loại thuốc.

Bảo đảm lượng nước 500 – 600 l/ha nếu phun bằng bình bơm tay đeo vai đối với thuốc trừ cỏ sau nảy mầm và 300 – 400 l/ha đối với thuốc trừ cỏ trước nẩy mầm.

Các số liệu về nồng độ (%) và lượng nước dùng (1/ha) cần được ghi rõ.

Trên những ô khảo nghiệm thuốc trừ cỏ nên dùng bình bơm tay đeo vai để phun.

Trên những ô khảo nghiệm thuốc trừ cỏ diện rộng (500 m2 trở lên) có thể dùng bơm động cơ để phun. Cần phun, rải đúng lượng thuốc đã quy định cho mỗi ô khảo nghiệm.

Chú ý không để thuốc ở ô này tạt sang ô khác.

2.3.3. Nếu ruộng khảo nghiệm bắt buộc phải sử dụng những loại thuốc trừ sinh vật gây hại khác nhau để phòng trừ các đối tượng như: Sâu, bệnh… thì những loại thuốc này phải là các loại thuốc không làm ảnh hưởng tới kết quả khảo nghiệm và cần được phun, rải đều trên tất cả các ô khảo nghiệm (kể cả ô đối chứng). Không phun, rải cùng một lúc với thuốc trừ cỏ đang khảo nghiệm. Phải ghi chép đầy đủ các trường hợp trên (nếu có).

2.3.4. Cần dùng các công cụ phun, rải thuốc thông dụng ở địa phương, phải ghi chép đầy đủ tình hình vận hành của công cụ rải thuốc cũng như giai đoại sinh trưởng của cây trồng và cỏ dại tại thời điểm xử lý thuốc.

2.4. Thời điểm và số lần xử lý thuốc:

Thời điểm và số lần xử lý thuốc có quan hệ chặt chẽ đến sự nảy mầm của cỏ.

Thuốc trừ cỏ có thể được xử lý vào các thời điểm sau:

– Trước khi cỏ nẩy mầm (pre – emergence )

– Sau khi cỏ nẩy mầm (post – emergence )

Giai đoạn sinh trưởng của cỏ và cây trồng cần được ghi lại.

Thời điểm xử lý thuốc phải được thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc khảo nghiệm hoặc theo đúng chỉ dẫn của cơ sở sản xuất thuốc

Nếu trên nhãn không ghi cụ thể thời điểm xử lý thuốc thì tuỳ theo mục đích khảo nghiệm và đặc tính tác động của thuốc mà quy định thời điểm và số lần xử lý thuốc cho thích hợp. Số lần và ngày xử lý thuốc cần được ghi lại.

2.5. Quan sát và thu thập số liệu.

2.5.1. Thời điểm và số lần quan sát

Đối với thuốc trừ cỏ trước nảy mầm

Điều tra sau khi xử lý thuốc 15, 30, 45, 60,và 90 ngày.

Đối với thuốc trừ cỏ sau nảy mầm

Điều tra trước xử lý thuốc và sau khi xử lý thuốc 7, 15, 30, 45, 60 và 90 ngày.

Thời điểm và số lần điều tra còn tuỳ thuộc vào yêu cầu của khảo nghiệm.

2.5.2. Đánh giá hiệu lực của thuốc đối với cỏ.

2.5.2.1. Điều tra thành phần cỏ dại: Trên mỗi ô chọn 5 điểm ngẫu nhiên, mỗi điểm là 1 khung có kích thước 0,5 x 0,4 m. Đếm số cây cỏ và chia thành 3 mức:

– Rất phổ biến :              +++ Loại cỏ đó chiếm > 70% trong tổng số cây cỏ

– Phổ biến:                    ++ Loại cỏ đó chiếm từ 10 – 70% trong tổng số cây cỏ

– ít phổ biến (hiếm) :       + Loại cỏ đó chiếm < 10% trong tổng số cây cỏ

Ngoài ra cần quan sát trên cả khu khảo nghiệm, nếu có thêm loại cỏ nào mới cần bổ sung vào thành phần cỏ cho đầy đủ.

2.5.2.2. Đánh giá hiệu lực của thuốc đối với cỏ:

Mỗi ô khảo nghiệm lấy 5 điểm ngẫu nhiên theo 2 đường chéo góc.

Diện tích mỗi điểm điều tra là khung có kích thước tối thiểu 0,5 x 0,4 m.

Cách điều tra: Đặt khung vào điểm định điều tra, dùng dao vạch sâu vào đất quanh khung nhằm cắt đứt những phần cỏ từ bên ngoài mọc vào hay từ trong khung mọc ra. Thu toàn bộ cỏ trong khung. Rửa sạch cho vào túi nilon từng điểm một. Điểm lấy mẫu cách bờ 0,5 m và ở các lần điều tra các điểm lấy mẫu không trùng nhau.

Đánh giá hiệu lực của thuốc trừ cỏ:

Ngay sau khi điều tra về cần thả các mẫu cỏ vào nước ngâm 1 h cho cỏ tươi lại. Vớt ra vẩy cho hết nước, phân loại cỏ thành các nhóm : cỏ lá rộng hàng năm và lâu năm, cỏ lá hẹp hàng năm và lâu năm, cỏ lác hàng năm và lâu năm, loài cỏ chiếm đa số. Đếm số cá thể và cân trọng lượng mỗi nhóm. Những triệu chứng cỏ dại chết, tốc độ cỏ chết, diễn biến cỏ chết, khả năng phục hồi cần được quan sát tỷ mỉ và ghi lại.

2.5.3.    Đánh giá tác động của thuốc đến cây trồng cạn lâu năm:

            Cần quan sát mọi ảnh hưởng tốt, xấu của thuốc (nếu có) đến cây trồng cạn lâu năm. Phương pháp điều tra các chỉ tiêu này cần theo đúng các phương pháp theo dõi sinh trưởng đối với từng loại cây trồng cụ thể.

Các chỉ tiêu chỉ có thể đánh giá bằng mắt như độ cháy lá, sự thay đổi màu sắc lá… thì phải đánh giá theo bảng phân cấp ở phụ lục 1.

Mọi triệu chứng gây hại hoặc kích thích của thuốc đối với cây cần được mô tả một cách đầy đủ và tỷ mỉ.

Tính năng suất cây trồng theo quy định chuyên ngành.

2.5.4. Tác động của thuốc đến sinh vật khác:

Ghi chép mọi ảnh hưởng tốt, xấu (nếu có) của thuốc đến sự xuất hiện các loại sâu, bệnh, cỏ dại khác cũng như những sinh vật không thuộc đối tượng phòng trừ (động vật có ích, động vật hoang dã…).

2.5.5. Đánh giá ảnh hưởng của thuốc đến cây trồng cạn dài ngày:

Đánh giá sơ bộ tình trạng của cây trồng trước khi xử lý thuốc. Sau khi xử lý thuốc cần theo dõi và đánh giá 2 -3 lần tuỳ thuộc vào phương thức tác động và đặc tính của từng loại thuốc, theo khuyến cáo của cơ sở sản xuất thuốc.

3. Thu thập, xử lý, báo cáo và công bố kết quả.

3.1. Thu thập số liệu:

Mọi số liệu thu được và mọi số liệu đã được thu thập ở các điểm khảo sát trong mạng lưới khảo sát cần được gửi về cơ quan chủ quản để xử lý.

3.2. Xử lý số liệu:

Những số liệu thu được qua khảo nghiệm cần được xử lý bằng những phương pháp thống kê thích hợp. Những kết luận của khảo nghiệm phải được rút ra từ những kết quả đã được xử lý bằng các phép tính thống kê đó. Đối với các khảo nghiệm thuốc trừ cỏ mới, các đơn vị được Cục BVTV chỉ định làm khảo nghiệm cần gửi cả số liệu thô và phương pháp thống kê đã dùng về Cục BVTV.

3.3. Nội dung báo cáo:

Tên khảo nghiệm.

Yêu cầu của khảo nghiệm.

Điều kiện khảo nghiệm.

– Nội dung khảo nghiệm.

– Đặc điểm đất đai, canh tác, cây trồng, giống…

– Đặc điểm thời tiết (xem phụ lục 2).

– Tình hình phát sinh và thành phần cỏ dại.

Phương pháp khảo nghiệm.

– Công thức khảo nghiệm.

– Phương pháp bố trí khảo nghiệm.

– Số lần nhắc lại.

– Kích thước ô khảo nghiệm.

– Dụng cụ phun rải.

– Lượng thuốc dùng gr (kg) hoạt chất/ha hoặc kg hay lít thuốc thương phẩm/ha

– Ngày xử lý thuốc.

– Phương pháp điều tra và đánh giá hiệu quả của các loại thuốc khảo nghiệm.

Kết quả khảo nghiệm:

– Các bảng số liệu.

– Đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc

– Nhận xét tác động của từng loại thuốc đến cây trồng, sinh vật có ích và các ảnh hưởng khác.

Kết luận và đề nghị

3.4. Công bố kết quả:

Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về số liệu đưa ra.

Đối với các loại thuốc trừ cỏ chưa có trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam, Cục BVTV có trách nhiệm tập hợp các kết quả của các khảo nghiệm để xem xét khi đơn vị, tổ chức có thuốc xin đăng ký.

 

PHỤ LỤC 1

BẢNG PHÂN CẤP MỨC ĐỘ ĐỘC CỦA THUỐC KHẢO NGHIỆM ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

Cấp      Triệu chứng nhiễm độc của cây trồng

1          Cây bình thường

2          Ngộ độc nhẹ. Sinh trưởng của cây giảm nhẹ

3          Có triệu chứng ngộ độc nhẹ nhưng nhìn thấy bằng mắt

4          Triệu chứng ngộ độc nhưng chưa ảnh hưởng đến năng suất

5          Cây biến màu, thuốc gây ảnh hưởng tới năng suất

6

7          Triệu chứng ngộ độc tăng dần tới làm chết cây trồng

8          Cây chết hoàn toàn

9

Nếu cây bị ngộ độc thuốc, cần xác định bao nhiêu ngày sau cây phục hồi.

 

PHỤ LỤC 2

Ghi chép tỉ mỉ các số liệu về ôn, ẩm độ, lượng mưa tại trại khí tượng gần nhất cho suốt cả thời gian khảo nghiệm.

Nếu khảo nghiệm không gần trạm khí tượng, phải ghi tỉ mỉ tình hình thời tiết lúc tiến hành xử lý thuốc và các ngày sau đó như : nắng hạn, mưa lụt, bão vv…

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *