Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 297:1997 về quy phạm khảo nghiệm giống sắn đã được thay thế bởi Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-61:2011/BNNPTNT về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống sắn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành .
Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 297:1997 về quy phạm khảo nghiệm giống sắn
TIÊU CHUẨN NGÀNH
10 TCN 297:1997
QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM GIỐNG SẮN
1. Quy định chung:
1.1. Quy phạm này quy định những nguyên tắc chung, nội dung và phương pháp khảo nghiệm quốc gia các giống sắn có triển vọng được chọn tạo trong nước và nhập nội.
1.2. Các tổ chức và cá nhân có giống sắn mới cần khảo nghiệm và các cơ quan khảo nghiệm phải thực hiện đúng “Quy định khảo nghiệm giống quốc gia các giống cây trồng nông nghiệp” số 157/ NN- CSQL/QĐ ngày 26/8/1992 của Bộ Nông nghiệp & CNTP (nay là Bộ Nông nghiệp & PTNT).
2. Phương pháp khảo nghiệm:
2.1. Các bước khảo nghiệm:
2.1.1. Khảo nghiệm cơ bản: Tiến hành 2-3 vụ.
2.1.2. Khảo nghiệm sản xuất: Tiến hành 1-2 vụ đối với các giống sắn có triển vọng nhất đã khảo nghiệm cơ bản ít nhất 1 vụ.
2.2. Bố trí khảo nghiệm:
2.2.1. Khảo nghiệm cơ bản:
– Các giống khảo nghiệm được phân nhóm theo thời gian sinh trưởng.
– Khảo nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh 3 lần nhắc lại.
– Diện tích ô 25 m2 đến 50 m2 tuỳ từng điều kiện.
– Giống đối chứng: Giống đối chứng là giống đã được công nhận giống quốc gia hoặc địa phương tốt đang được trồng phổ biến và có thời gian sinh trưởng tương đương với các giống khảo nghiệm.
– Giống gửi khảo nghiệm: Tổ chức và cá nhân đăng ký khảo nghiệm phải gửi giống trước 1 vụ để nhân giống tập trung theo quy trình thống nhất nhằm đảm bảo độ đồng đều về chất lượng của các giống khảo nghiệm (địa điểm gửi giống: miền Bắc: Trường ĐHNN 3, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng, Trung tâm Cây có củ miền Nam; Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Hưng Lộc).
– Kỹ thuật gieo trồng:
Đất cày bừa kỹ, đánh rạch cách nhau 1 m.
Hom cất dài 10-15 cm (mỗi hom có 3-4 mắt), chọn hom bánh tẻ, hom được lấy từ cây giống 8-10 tháng tuổi được bảo quản nơi thoáng mát.
Phân bón:
Phân hữu cơ 5-10 tấn /ha + 60-80 kg N , 40-60 P2O5 + 80-120 kg K2O.
– Bón lót theo gốc toàn bộ phân hữu cơ + 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng Kali + toàn bộ phân lân.
– Bón thúc:
+ Lần 1: Sau trồng 30-40 ngày ( phía Nam), 40-50 ngày (phía Bắc) bón 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng Kali. Kết hợp làm cỏ, vun nhẹ.
+ Lần 2: Sau trồng 60-80 ngày (Phía Nam), 80-90 ngày (phía Bắc) bón toàn bộ số phân N và Kali còn lại, làm cỏ vun cao cho sắn.
+ Cách trồng và mật độ trồng:
Đặt hom nghiêng 10o so với mặt đất, lấp đất sâu 3-4 cm. Khoảng cách trồng: giống ngắn ngày 1 m x 0,8m; giống dài ngày 1m x 1m.
+ Thu hoạch: Căn cứ theo thời gian sinh trưởng, khi cây có số lá vàng rụng nhiều, luống nứt.
+ Phòng trừ sâu bệnh: Dế và mối là 2 loại phá hoại hom khi trồng. Phòng trừ bằng cách xử lý hom và đất trước khi trồng theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.
+ Thời vụ: Theo khung thời vụ tốt nhất ở địa phương.
2.2.2. Khảo nghiệm sản xuất:
Các giống triển vọng sau khi đã khảo nghiệm cơ bản ít nhất 1 vụ sẽ được đưa vào khảo nghiệm sản xuất trong điều kiện hộ nông dân. Mỗi giống trồng tối thiểu 500 m2, đối chứng là giống tốt được trồng phổ biến ở địa phương.
Kỹ thuật trồng trọt áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến của địa phương.
3. Phương pháp và chỉ tiêu theo dõi
3.1. Khảo nghiệm cơ bản
3.1.1. Chỉ tiêu tính trạng thực vật học (Bảng 1)
3.1.2. Chỉ tiêu sinh trưởng
– Số ngày từ trồng-mọc (75% số cây mọc)
– Số ngày từ trồng-bắt đầu phân cành cấp 1
– Thời gian sinh trưởng
– Đánh giá sinh trưởng ngoài đồng ruộng: Nhận xét cho điểm theo các chỉ tiêu: Tỷ lệ nảy mầm, sức sinh trưởng ban đầu (60 ngày sau trồng), độ đồng đều ngoài đồng ruộng (90 ngày sau trồng). Cho điểm theo thang điểm 5 bậc (bảng 2).
3.1.3. Yếu tố cấu thành năng suất (bảng 3)
– Số khóm thu hoạch/ô
– Khối lượng thân lá/1 khóm
– Khối lượng củ tươi/1 khóm
– Tổng khối lượng củ: kg/ô
– Số củ/1 khóm
(Đo đếm các chỉ tiêu trên các cây thu hoạch)
– Năng suất củ tươi: tấn/ha
– Năng suất thái lát khô: tấn/ha
3.1.4. Chỉ tiêu phẩm chất:
– Hàm lượng tinh bột (%chất khô): Cân bằng cân chuyên dùng, áp dụng phương pháp tỷ trọng của CIAT.
– Khẩu vị ăn luộc: Khi thu hoạch luộc ăn thử đánh giá độ bở, vị đắng, ngọt… (bảng 4).
3.1.5. Khả năng chống chịu sâu bệnh (bảng 5)
– Dế và mối đục hom (% số hom bị hại/tổng số hom theo dõi)
– Bệnh đốm nâu lá (Cercospora henningsii): % cây bị bệnh/tổng số cây theo dõi.
– Bệnh khảm lá Mozaic (Manihot virus 1. Smith): % cây bị bệnh/tổng số cây theo dõi.
– Khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh bất thuận: Dựa vào tình hình sinh trưởng và phát triển của cây trong điều kiện bất thuận để đánh giá khả năng chịu hạn, giá rét để đánh giá theo thang điểm 5 bậc (bảng 6).
3.2. Khảo nghiệm sản xuất
– Thời gian sinh trưởng: Nhận xét thời gian sinh trưởng dài, ngắn, trung bình (ngắn 6-7 tháng; trung bình 8-10 tháng; dài 11-12 tháng).
– Khối lượng thân lá của 10-20 khóm (lấy khóm ở giữa ô)
– Khối lượng củ tươi của 10-20 khóm
– Năng suất sinh vật học: (Tấn/ha)
– Năng suất củ tươi: (Tấn/ha)
– Nhận xét ưu nhược điểm của giống, phân loại tốt, xấu, trung bình ghi vào mẫu báo cáo khảo nghiệm sản xuất.
3.3. Thống kê và xử lý số liệu
Tất cả các số liệu theo dõi ở các điểm phải gửi về Trung tâm Khảo nghiệm giống cây trồng TW để tổng kết và báo cáo cuối vụ sau thu hoạch 1 tháng theo ở phần phụ lục).
3.4. Công bố kết quả khảo nghiệm
Cơ quan chủ trì khảo nghiệm tập hợp kết quả của các điểm trong màng lưới, viết báo cáo và gửi kết quả cho các điểm khảo nghiệm, sau mỗi chu kỳ khảo nghiệm chịu trách nhiệm báo cáo kết quả trước Hội đồng giống của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
PHỤ LỤC
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN GIỐNG SẮN
Năm…
1. Điểm khảo nghiệm
2. Cơ quan quản lý
3. Cán bộ thực hiện
4. Số giống tham gia khảo nghiệm (ghi đầy đủ tên giống)
5. Ngày trồng, ngày thu hoạch
6. Diện tích ô khảo nghiệm
7. Kiểu bố trí khảo nghiệm và số lần nhắc lại
8. Đặc điểm đất đai (số liệu phân tích đất nếu có)
9. Chế độ luân canh
10. Các biện pháp kỹ thuật (phân bón, chăm sóc, tưới nước…)
11. Tóm tắt tình hình khí tượng thời tiết. Số liệu khí tượng vùng (nếu có)
12. Đánh giá kết quả khảo nghiệm, nhận xét từng giống
13. Các số liệu theo dõi ghi vào bảng kèm theo phần phụ lục.
|
Ngày tháng năm |
Đơn vị quản lý |
Cán bộ thực hiện |
Bảng 1: Tính trạng thực vật học
Giống |
Chiều cao cây (cm) |
Phân cành |
Số thân 1 khóm |
Độ cao phân cành |
Dạng cây |
Màu lá |
Màu ngọn |
Màu cuống lá |
Màu vỏ thân |
Màu vỏ củ |
Màu thịt củ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 2: Đặc điểm sinh trưởng
Tên giống |
Tỷ lệ nẩy mầm |
Sức sinh trưởng ban đầu |
Độ đồng đều (điểm 1-5)* |
Thời gian từ trồng đến |
||
Mọc |
Phân cành cấp 1 |
Thu hoạch |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Dựa vào tình hình sinh trưởng và độ đồng đều của cây để cho điểm theo thang 5 bậc:
– Điểm 1: Tốt
– Điểm 2: Khá
– Điểm 3: Trung bình
– Điểm 4: Yếu
– Điểm 5: Rất yếu
Bảng 3: Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Tên giống |
Số khóm thu hoạch/ô |
Khối lượng thân lá (kg/ô) |
Khối lượng củ (kg/ô) |
Chỉ số thu hoạch (%) |
NS củ tươi T/ha |
NS thái lát khô T/ha |
||
Lần 1 |
Lần 2 |
Lần 3 |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 4: Phẩm chất củ
Tên giống |
Hàm lượng chất khô (%) |
Hàm lượng tinh bột (%) |
Chất lượng củ ăn khi luộc |
||||
Xơ |
Bở |
Dẻo |
Ngọt |
Đắng |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 5: Mức độ sâu bệnh hại
Tên giống |
Dế, mối đục hom (% số hom bị đục) |
Bệnh đốm nâu lá (% cây bệnh/tổng số cây theo dõi) |
Bệnh khảm lá (% cây bệnh/tổng số cây theo dõi) |
Bệnh thối củ (% số củ bị bệnh/tổng số củ theo dõi) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 6: Khả năng thích ứng với ngoại cảnh bất thuận
Tên giống |
Hạn |
Giá rét |
||
Thời điểm đánh giá |
Điểm (1-5) |
Thời điểm đánh giá |
Điểm (1-5) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG SẮN
Năm…
1. Hợp tác xã, xã, huyện, tỉnh
2. Tên hộ xã viên
3. Tên giống khảo nghiệm
4. Diện tích trồng khảo nghiệm
5. Đặc điểm đất đai
6. Các biện pháp kỹ thuật
7. Ngày trồng, ngày thu hoạch
8. Nhận xét đánh giá giống
Tên giống |
Thời gian sinh trưởng (dài, trung bình, ngắn) |
Năng suất sinh vật học (tấn/ha) |
Năng suất củ tươi (Tấn/ha) |
Nhận xét tóm tắt giống |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9. Kết luận và đề nghị
|
Ngày tháng năm |
Cán bộ chỉ đạo điểm |
Đại diện hộ xã viên |