Tiêu chuẩn ngành 10TCN310:1998

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Số hiệu: 10TCN310:1998
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 310:1998 về quy phạm khảo nghiệm giống khoai tây đã được thay thế bởi Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-59:2011/BNNPTNT về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống khoai tây do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 310:1998 về quy phạm khảo nghiệm giống khoai tây


TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 310:1998

(Thay thế 10 TCN 72-86)

QUI PHẠM KHẢO NGHIỆM GIỐNG KHOAI TÂY

1. Qui định chung

1.1. Quy phạm này qui định những nguyên tắc chung, nội dung và phương pháp khảo nghiệm quốc gia các giống khoai tây mới được chọn tạo trong nước và nhập nội.

1.2. Các tổ chức và cá nhân có giống khoai tây khảo nghiệm và cơ quan khảo nghiệm phải thực hiện đúng Nghị định số 07/CP ngày 5/2/1996 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng và Thông tư hướng dẫn thi hành nghị định số 02/NN/KNKL/TT ngày 1/3/1997 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2. Phương pháp khảo nghiệm

2.1. Các bước khảo nghiệm

2.1.1. Khảo nghiệm cơ bản: Tiến hành 3 vụ trong đó có hai vụ cùng tên, tại các điểm trong mạng lưới khảo nghiệm quốc gia.

2.2.2. Khảo nghiệm sản xuất: Tiến hành 1-2 vụ đối với các giống khoai tây có triển vọng đã được khảo nghiệm cơ bản ít nhất 1 vụ, tại các cơ sở sản xuất hoặc hộ nông dân.

2.2. Bố trí khảo nghiệm

2.2.1. Khảo nghiệm cơ bản:

– Bố trí khảo nghiệm: Theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô là 9m2 (7,5m x1,2m), rãnh giữa các lần nhắc lại 30cm. Xung quanh diện tích khảo nghiệm phải có ít nhất một luống bảo vệ.

– Giống khảo nghiệm: Phải gửi đến Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương trước vụ trồng, phải đảm bảo số lượng và chất lượng theo yêu cầu, phải ghi rõ nguồn gốc củ giống (vụ trồng, điều kiện bảo quản, nguồn nhập nếu là giống nhập ngoại). Số lượng củ giống tối thiểu là 200 củ/1 giống/vụ.

– Giống đối chứng: Là giống đã được công nhận giống quốc gia hoặc giống địa phương tốt đang được trồng phổ biến trong nước và có chất lượng gieo trồng tốt.

– Qui trình kỹ thuật: Theo phụ lục 1.

2.2.2. Khảo nghiệm sản xuất

Diện tích: Mỗi giống ít nhất 500 m2.

– Giống đối chứng: Như đối với khảo nghiệm cơ bản.

– Qui trình kỹ thuật: Áp dụng qui trình kỹ thuật tiên tiến của địa phương nơi khảo nghiệm.

3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

3.1. Khảo nghiệm cơ bản

3.1.1. Đặc điểm hình thái: Mô tả các bộ phận của cây dưới đây:

– Thân: Dạng đứng, nửa đứng hoặc bò.

– Lá: Dạng, mầu sắc và phân bố

– Củ: Dạng, mầu sắc vỏ và ruột, độ sâu mắt và độ dài tia củ.

(Phụ lục 2, biểu 1)

3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng

– Ngày trồng

– Ngày mọc: Ngày có 70% số khóm mọc

– Số khóm mọc: Đếm số khóm mọc sau trồng 30 ngày.

– Ngày xuống xây: Ngày có 70% thân lá chuyển mầu vàng tự nhiên.

Ngày thu hoạch

– Sức sống của cây: Đánh giá vào thời kỳ sau trồng 45 ngày, cho điểm 1-5 như sau:

1:

Tốt

4:

Kém

2:

Khá

5:

Rất kém

3:

Trung bình

 

 

– Độ đồng đều giữa các khóm: Đánh giá vào thời kỳ sau trồng 45 ngày, cho điểm 1-5 như đối với sức sống của cây.

(Phụ lục 2, biểu 2)

3.1.3. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính

– Bệnh mốc sương (Phytophthora infestans): Đánh giá vào các thời kỳ sau trồng 45 và 75 ngày, theo cấp bệnh như sau:

1: Không bệnh

3: Nhẹ, < 20% diện tích thân lá nhiễm bệnh

5: Trung bình, 20-50% diện tích thân lá nhiễm bệnh

7: Nặng, > 50-75% diện tích thân lá nhiễm bệnh

9: Rất nặng, > 75-100% diện tích thân lá nhiễm bệnh

– Bệnh virut: Đếm số cây có triệu chứng bệnh vào các thời kỳ sau mọc 15, 30 và 45 ngày. Tính tỷ lệ % cây bị bệnh.

– Bệnh héo xanh do vi khuẩn: (Pseudomonas Solanasearum, Erwinia ssp., Corynebacterium spedonicum): Đếm số cây bị bệnh từ sau mọc đến lúc thu hoạch. Tính tỷ lệ % cây bị bệnh.

– Bệnh héo vàng do nấm (Verticilium albo-atrum, Fusaium spp.). Theo dõi như đối với bệnh héo xanh.

– Bệnh đốm lá (Alternaria Solani). Đánh giá vào các thời kỳ sau trồng 30 và 45 ngày theo cấp bệnh 1-9 như đối với bệnh mốc sương.

– Sâu xám (Agrotis ypsilon Rottemberg): Đếm số cây bị hại. Tính tỷ lệ % cây bị hại.

– Rệp gốc (Rhopaiosiphum rufiabdominalis): Đánh giá theo cấp hại 0-9 như sau:

0: Không bị hại;

1: Bị hại nhẹ;

3: Một số ít cây có lá ít bị héo;

5: Tất cả các cây có lá bị héo, cây sinh trưởng chậm;

7: Hơn một nửa số cây bị chết, những cây còn lại ngừng sinh trưởng;

9: Tất cả các cây đều bị chết.

– Nhện trắng (Polyphagonemus latus): Đánh giá theo cấp hại 0-9 như sau:

0: Không bị hại;

1: Bị hại nhẹ

3: Một số ít cây có lá bị hại

5: Tất cả các cây có lá bị hại, cây sinh trưởng chậm

7: Hơn một nửa số cây bị chết, những cây còn lại ngừng sinh trưởng

9: Tất cả các cây đều bị chết

– Bọ trĩ (Frankiniella spp): Theo dõi như với nhện trắng.

(Phụ lục 2, biểu 3)

3.1.4. Khả năng thích ứng với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận: Đánh giá mức độ bị hại và khả năng hồi phục của cây sau khi bị hạn, úng và giá rét. Cho điểm 1-5 như sau:

1: Không bị hại;

2: Hại nhẹ, hồi phục nhanh;

3: Hại trung bình, hồi phục chậm;

4: Hại nặng, hồi phục ít;

5: Chết hoàn toàn.

(Phụ lục 2, biểu 4)

3.1.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

– Số nhóm thực thu/ô: Đếm số khóm thực tế mỗi ô thí nghiệm khi thu hoạch.

– Số củ và khối lượng củ/ô: Phân loại củ theo đường kính. Củ to (> 5 cm), củ trung bình (3-5 cm) và củ nhỏ ( < 3 cm). Đếm số củ và cân riêng từng loại.

– Khối lượng củ không đạt thương phẩm/ô: Cân khối lượng tổng cộng của những củ bị bệnh, củ dị dạng, củ nảy mầm và củ < 3 cm.

(Phụ lục 2, biểu 5)

3.1.6. Chất lượng củ:

– Thử nếm: Đánh giá sau thu hoạch 2 tuần, có ít nhất 5 người tham gia thử. Luộc mỗi giống 5 củ, ăn thử và cho điểm 1-5 như sau:

1:

Rất ngon

3:

Trung bình

2:

Ngon

4:

Không ngon

 

 

5:

Rất dở

– Độ bở sau khi luộc: Cho điểm theo thang 3 bậc như sau:

1: Bở;               3: Ít bở;            5: Không bở.

– Hàm lượng tinh bột: Phân tích sau thu hoạch 2 tuần, bằng phương pháp cân tỷ trọng trong nước hoặc phân tích chất khô.

– Hàm lượng chất khô: Phân tích sau thu hoạch 2 tuần, bằng phương pháp xấy khô.

– Các chỉ tiêu chất lượng khác cho chế biến công nghiệp: Phân tích theo yêu cầu của từng thí nghiệm.

(Phụ lục 2, biểu 6)

3.1.7. Khả năng bảo quản củ giống

Bố trí thí nghiệm bảo quản giống, mỗi giống 300 củ (đường kính 3-5 cm), chia làm 3 lần nhắc lại, 100 củ/lần nhắc. Theo dõi các chỉ tiêu sau:

– Số củ và khối lượng củ giống trước bảo quản: Đếm số củ và cân khối lượng củ khi đưa bảo quản.

– Ngày nảy mầm: Ngày có trên 50% số củ nảy mầm

– Số củ thối khô (Fusarium spp.): Đếm số củ thối trong cả quá trình bảo quản giống, 30 ngày/lần. Tính tỷ lệ % củ thối.

– Số củ thối ướt (Pseudomonas xanthochlora): Theo dõi như đối với bệnh thối khô.

– Số củ và khối lượng củ giống sau bảo quản: Đếm số củ còn lại sau bảo quản (đã loại bỏ củ thối) và cân khối lượng.

– Độ teo củ giống: Đánh giá sau thời gian bảo quản giống 6 và 9 tháng, cho điểm theo thang 3 bậc như sau:

1: Teo ít;                       3: Teo trung bình;                      5: Teo nhiều

– Số củ bị rệp sáp trắng (Pseudomonas citri): Đếm số củ có rệp, tính tỷ lệ % củ có rệp.

– Số củ bị nhện trắng (Polyphagonemus latus): Theo dõi như đối với rệp sáp trắng.

– Đặc điểm mầm: Nhận xét độ dài mầm, số mầm/củ, mầu sắc và phân bố của mầm.

(Phụ lục 2, biểu 7).

3.2. Khảo nghiệm sản xuất

– Thời gian sinh trưởng: Tính từ ngày trồng đến ngày thu hoạch.

– Năng suất: Cân khối lượng củ thực thu trên diện tích khảo nghiệm. Quy ra năng suất tấn/ha.

– Đặc điểm giống: Nhận xét về sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng thích ứng với điều kiện địa phương nơi khảo nghiệm.

– Ý kiến của người sản xuất: Có hoặc không chấp nhận giống mới.

4. Tổng kết và công bố kết quả khảo nghiệm

4.1. Báo cáo kết quả khảo nghiệm của các điểm phải gửi về Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương chậm nhất 1 tháng để làm báo cáo tổng kết.

(Phụ lục 2 và phụ lục 3)

4.2. Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương có trách nhiệm tổng hợp kết quả khảo nghiệm và gửi báo cáo đến các điểm khảo nghiệm sau hàng vụ và báo cáo kết quả trước Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT.

 

PHỤ LỤC 1

QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHẢO NGHIỆM GIỐNG KHOAI TÂY

1. Thời vụ

Theo khung thời vụ tốt nhất của địa phương nơi khảo nghiệm

2. Làm đất, lên luống

Đất phải cầy bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại và lên luống rộng 1,2 m. Vụ xuân phải lên luống cao và làm rãnh thoát nước.

3. Củ giống

Đạt tiêu chuẩn 10 TCN 316-98

4. Mật độ, khoảng cách

Mật độ 5,5 khóm/m2, luống đôi với khoảng cách: 40 cm x 30 cm. Trồng 50 khóm trên mỗi ô thí nghiệm 9m2. Đặt củ giống 2 hàng đối xứng nhau qua tâm luống, lấp đất sâu 3-5 cm.

5. Phân bón

Lượng tổng số cho 1 ha: 20-25 tấn phân chuồng + 120-150 kg N + 80-120 kg P2O5 và 120-150 kg K2O.

– Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân + 1/2 phân đạm và 1/2 phân kali. Lượng phân đạm và kali còn lại bón thúc vào lúc xới vun lần 1.

6. Xới vun

– Lần 1: Sau mọc 10-15 ngày, xới nhẹ, bón thúc và vun kín gốc.

– Lần 2: Sau lần 1 từ 10-15 ngày, lấy sâu rành vun cao tạo vồng.

7. Tưới nước

Giữ ẩm đất khoảng 75-80% độ ẩm đồng ruộng. Khi bị hạn, tốt nhất là tưới rãnh.

8. Phòng trừ sâu bệnh

Phun thuốc phòng trừ bệnh mốc sương và các loại rệp từ sau vun lần 1 đến trước thu hoạch 15 ngày, 7-10 ngày phun 1 lần. Các đối tượng sâu bệnh hại khác phòng trừ theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.

9. Thu hoạch

Thu hoạch khi củ đạt độ chín sinh lý, biểu hiện là thân lá chuyển mầu vàng tự nhiên, vỏ củ nhẵn bóng và rắn chắc.

 

PHỤ LỤC 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN GIỐNG KHOAI TÂY

Vụ năm

1. Điểm khảo nghiệm

2. Cơ quan quản lý

3. Cán bộ thực hiện

4. Tên giống tham gia khảo nghiệm

5. Ngày trồng: Ngày thu hoạch

6. Diện tích ô thí nghiệm:                       m2,                   kích thước ô: m x m

Số lần nhắc lại

7. Loại đất trồng:                                                           Cây trồng trước:

8. Phân bón: Ghi rõ loại phân và số lượng đã sử dụng

– Phân chuồng: tấn/ha

– Đạm:           kg/ha, loại:

– Lân:            kg/ha, loại:

– Kali:            kg/ha, loại:

9. Tưới nước:

– Lần 1:         ngày, phương pháp tưới

– Lần 2:         ngày, phương pháp tưới

– Lần 3:         ngày, phương pháp tưới

10.        Xới vun:

– Lần 1:         ngày

– Lần 2:         ngày

11. Phòng trừ sâu bệnh: Ghi rõ ngày tiến hành, loại thuốc và nồng độ sử dụng

– Lần 1:

– Lần 2:

– Lần 3:

12. Số liệu khí tượng vùng (trạm gần nhất, nếu có)

Tháng

 

 

 

 

 

Nhiệt độ tối cao (t0C)

 

 

 

 

 

Nhiệt độ tối thấp (t0C)

 

 

 

 

 

Nhiệt độ trung bình (t0C)

 

 

 

 

 

Độ ẩm không khí (%)

 

 

 

 

 

Lượng mưa (mm)

 

 

 

 

 

13. Các chỉ tiêu theo dõi: Ghi vào 7 biểu kèm theo

14. Đánh giá kết quả khảo nghiệm, nhận xét từng giống

15. Kết luận và đề nghị

 

 

Ngày tháng năm

 

 

Cơ quan quản lý

Cán bộ thực hiện

 

Biểu 1: Đặc điểm hình thái

Giống

Dạng cây (Đứng, nửa đứng, bò)

Lá (dạng mầu sắc, phân bố)

Củ (dạng, mầu sắc vỏ và ruột, độ sâu mắt củ, độ dài tia củ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 2: Đặc điểm sinh trưởng

Giống

Ngày mọc

Ngày xuống cây

Số khóm mọc sau trồng 30 ngày

Sức sống của cây (1-5)

Độ đồng đều giữa các khóm (1-5)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 3: Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính

Giống

Bệnh hại

Sâu hại

Mốc sương (1-9)

Đốm lá (1-9)

Virus (số cây)

Héo xanh (số cây)

Héo vàng (số cây)

Sâu xám (số cây)

Rệp gốc (0-9)

Nhện/bọ (0-9)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 4: Khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh bất thuận

Giống

Hạn

Úng

Giá rét

Ngày quan sát

Mức độ (1-5)

Ngày quan sát

Mức độ (1-5)

Ngày quan sát

Mức độ (1-5)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 5: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Giống

Lần nhắc

Số khóm trồng/ô

Số khóm thu/ô

Phân loại củ theo đường kính

Củ không đạt thương phẩm (kg)

> 5 cm

3-5 cm

< 3 cm

Tổng số

Số củ

K.L (kg)

Số củ

K.L (kg)

Số củ

K.L (kg)

Số củ

K.L (kg)

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 6: Chất lượng củ

Giống

Thử nếm (1-5)

Độ bở sau khi luộc (1-5)

Hàm lượng tinh bột (% KL tươi)

Hàm lượng chất khô (% KL tươi)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 7: Khả năng bảo quản củ giống

Ngày bắt đầu bảo quản

Ngày kết thúc bảo quản

Giống

Lần nhắc

Trước bảo quản

Sau bảo quản

Thối khô (số củ)

Thối ướt (số củ)

Rệp sáp

(số củ)

Nhện trắng (số củ)

Ngày nảy mầm

Độ teo củ giống (1-5)

Đặc điểm mầm

Số củ

K.L (kg)

Số củ

K.L (kg)

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG KHOAI TÂY

Vụ: năm:

1. Đặc điểm khảo nghiệm:

2. Tên người sản xuất:

3. Tên giống khảo nghiệm:

Giống đối chứng:

4. Ngày trồng:                           Ngày thu hoạch:

5. Diện tích khảo nghiệm………………m2

6. Đặc điểm đất đai:

7. Mật độ trồng:

8. Phân bón:

Phân chuồng:…………………….tấn/ha

N-P-K……………….kg/ha

9. Đánh giá chung:

Giống

Sản lượng thực thu/diện tích KN (kg)

Năng suất (qui ra tấn/ha)

Nhận xét đặc điểm giống (Sinh trưởng, sâu bệnh, tính thích ứng)

Ý kiến người sản xuất (Có hoặc không chấp nhận giống mới)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10. Kết luận và kiến nghị

 

 

Ngày tháng năm

Cán bộ chỉ đạo

Người sản xuất

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *