Tiêu chuẩn ngành 10TCN683:2006

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Số hiệu: 10TCN683:2006
  • Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 10TCN 683:2006 về Giống dưa chuột – Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định


TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 683 : 2006

GIỐNG DƯA CHUỘT-QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH
Cucumber Varieties-Procedure to conduct tests for Distinctness, Uniformity and Stability

(Ban hành kèm theo Quyết định số                 QĐ/BNN-KHCN, ngày         tháng 06 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1.1. Quy phạm này quy định nguyên tắc, nội dung và phương pháp khảo nghiệm tính khác biệt (Distinctness), tính đồng nhất (Uniformity), tính ổn định (Stability)-gọi tắt là khảo nghiệm DUS-của các giống dưa chuột mới, bao gồm giống thuần (true line varieties), các dòng bố mẹ dưa chuột lai và các giống lai F1 (hybrid varieties), thuộc loài Cucumis sativus L.

1.2. Quy phạm này áp dụng cho các giống dưa chuột mới của mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đăng ký khảo nghiệm DUS để bảo hộ quyền tác giả hoặc công nhận giống trong phạm vi cả nước.

2. Giải thích từ ngữ

Trong quy phạm này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2.1. Giống khảo nghiệm: Là giống dưa chuột mới được đăng ký khảo nghiệm DUS.

2.2. Giống điển hình: Là giống được sử dụng làm chuẩn đối với một trạng thái biểu hiện cụ thể của một tính trạng.

2.3. Giống đối chứng: Là các giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm, có nhiều tính trạng tương tự nhất với giống khảo nghiệm.

2.4. Mẫu giống chuẩn: Là mẫu giống có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bản mô tả giống, được các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền công nhận.

2.5. Tính trạng đặc trưng: Là những tính trạng được di truyền ổn định, ít bị biến đổi bởi tác động của ngoại cảnh, có thể nhận biết và mô tả được một cách chính xác.

2.6. Cây khác dạng: Là cây khác biệt rõ ràng với giống khảo nghiệm ở một hoặc nhiều tính trạng đặc trưng được sử dụng trong khảo nghiệm DUS.

3. Yêu cầu vật liệu khảo nghiệm

3.1. Giống khảo nghiệm

3.1.1. Khối lượng hạt giống tối thiểu tác giả phải gửi cho cơ quan khảo nghiệm để khảo nghiệm và lưu mẫu là:

– Đối với giống thụ phấn tự do: 40 gam.

– Đối với giống lai: 30 gam hạt lai F1.

3.1.2. Chất lượng hạt giống phải tương đương cấp xác nhận theo tiêu chuẩn hạt giống dưa chuột hiện hành.

3.1.3. Mẫu giống gửi khảo nghiệm không được xử lý bằng bất kỳ hình thức nào, trừ khi cơ quan khảo nghiệm cho phép hoặc yêu cầu. Nếu giống đã xử lý, phải cung cấp những thông tin chi tiết về quá trình xử lý để cơ quan khảo nghiệm xem xét và quyết định.

3.1.4. Thời gian gửi giống: Theo quy định của cơ quan khảo nghiệm.

3.2. Giống đối chứng

3.2.1. Trong bản đăng ký khảo nghiệm (phụ lục 3), tác giả có quyền đề xuất các giống đối chứng và nói rõ những tính trạng khác biệt giữa chúng với giống khảo nghiệm. Cơ quan khảo nghiệm xem xét đề xuất của tác giả và quyết định các giống được chọn làm đối chứng.

3.2.2. Giống đối chứng được lấy từ mẫu giống chuẩn của cơ quan khảo nghiệm. Trường hợp cần thiết cơ quan khảo nghiệm có thể yêu cầu tác giả cung cấp giống đối chứng và tác giả phải chịu trách nhiệm về mẫu giống cung cấp. Khối lượng và chất lượng giống đối chứng như quy định ở mục 3.1.

4. Phân nhóm giống khảo nghiệm

Các giống khảo nghiệm được phân thành nhóm dựa trên các tính trạng sau:

– Cây: Biểu hiện giới tính (Tính trạng 12)

– Quả non: Màu sắc lớp gai ngoài vỏ (Tính trạng 16)

– Đặc tính quả không hạt (Tính trạng 18)

– Quả: Chiều dài (Tính trạng 19)

– Quả: Màu nền ở vỏ quả thời kỳ thu hoạch thương phẩm (Tính trạng 26)

– Lá mầm: Vị đắng (Tính trạng 42)

5. Phương pháp khảo nghiệm

5.1. Thời gian khảo nghiệm: Tối thiểu là 2 vụ có điều kiện tương tự.

5.2. Số điểm khảo nghiệm: Bố trí tại một điểm, nếu có tính trạng nào không thể quan sát  được tại điểm đó thì có thêm 1 điểm bổ sung. Có thể thêm thí nghiệm phụ cho những mục đích đặc biệt.

5.3. Bố trí thí nghiệm: Mỗi giống trồng tối thiểu 50 cây (ngoài ruộng) hoặc 20 cây (trồng trong nhà kính), chia làm 2 lần nhắc lại. Cây được trồng thành 2 hàng trên luống rộng 1,5m (kể cả rãnh), cao 25-30cm, hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 50cm.

Các giống khảo nghiệm được trồng liền kề với các giống đối chứng.

5.4. Các biện pháp kỹ thuật khác: Áp dụng theo Phụ lục 1.

6. Bảng các tính trạng đặc trưng

6.1. Để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định phải sử dụng bảng mô tả các tính trạng đặc trưng của giống dưa chuột.

6.2. Trong bảng mô tả các tính trạng đặc trưng, những tính trạng đánh dấu (*) được sử dụng để kiểm tra cho tất cả các giống và luôn có trong bản mô tả giống, trừ khi trạng thái biểu hiện của tính trạng trước hoặc điều kiện môi trường làm cho nó không biểu hiện được. Trạng thái biểu hiện của tính trạng được mã hoá bằng điểm.

Ký hiệu (+) dùng đánh dấu các tính trạng được giải thích thêm hoặc minh hoạ ở phụ lục 2. Theo kiểu theo dõi các tính trạng được ký hiệu như sau:

– MG: Đo đếm một nhóm cây hoặc một bộ phận của một nhóm cây;

– MS: Đo đếm từng cây hoặc từng bộ phận của cây;

– VG: Quan sát một nhóm cây hoặc một bộ phận của một nhóm cây ;

– VS: Quan sát từng cây hoặc từng bộ phận của cây.

7. Phương pháp đánh giá

7.1. Đánh giá tính khác biệt

Tính khác biệt được xác định bởi sự khác nhau của từng tính trạng đặc trưng giữa giống khảo nghiệm và giống đối chứng.

– Tính trạng VG: Giống khảo nghiệm và giống đối chứng được coi là khác biệt, nếu ở tính trạng cụ thể chúng biểu hiện ở 2 trạng thái khác nhau một cách rõ ràng và chắc chắn, dựa vào giá trị khoảng cách tối thiểu quy định trong quy phạm.

– Tính trạng VS và MS:

Đối với dòng bố mẹ, giống lai đơn: Sự khác biệt có ý nghĩa giữa giống khảo nghiệm và giống đối chứng dựa trên giá trị LSD ở xác xuất tin cậy tối thiểu 95%.

Đối với giống thụ phấn tự do, giống lai ba, lai kép: Sự khác biệt giữa giống khảo nghiệm và giống đối chứng được đánh giá bằng phương pháp phân tích “Tính khác biệt kết hợp qua các năm” (Combined Over Years Distinctness-COYD).

– Tính trạng MG: Tuỳ từng trường hợp cụ thể sẽ được xử lý như tính trạng VG hoặc tính trạng VS và MS.

7.2. Đánh giá tính đồng nhất

7.2.1. Đối với dòng bố mẹ, giống lai đơn: Phương pháp chủ yếu để đánh giá tính đồng nhất của giống khảo nghiệm là căn cứ vào tỷ lệ cây khác dạng trên tổng số cây trong ô thí nghiệm.

Áp dụng quần thể chuẩn với tỷ lệ cây khác dạng tối đa là 1,0% ở mức xác suất tin cậy tối thiểu 95%, số cây khác dạng tối đa cho phép như sau:

– Thí nghiệm trong nhà kính có tổng số cây thí nghiệm là 20 (2 lần nhắc lại), số cây khác dạng cho phép là 1 cây.

– Thí nghiệm ngoài đồng ruộng có tổng số cây thí nghiệm là 50 (2 lần nhắc lại), số cây khác dạng cho phép là 2 cây.

7.2.2. Đối với giống thụ phấn tự do, giống lai ba, lai kép : Áp dụng phương pháp đánh giá tính đồng nhất kết hợp qua các năm (Combined Over Years Uniformity–COYU).

7.3. Đánh giá tính ổn định

Tính ổn định của giống được đánh giá gián tiếp thông qua đánh giá tính khác biệt và tính đồng nhất.

7.4. Các quan sát hoặc đo đếm được tiến hành trên toàn bộ cây trên ô hoặc ít nhất trên 20 cây ngẫu nhiên (mỗi lần nhắc lại 10 cây) hoặc bộ phận của 20 cây đó.

7.5. Các tính trạng được theo dõi vào những giai đoạn sinh trưởng mà tính trạng đó biểu hiện rõ nhất. Các quan sát trên lá phải được thực hiện ở lá đã phát triển đầy đủ từ đốt thứ 15. Các quan sát trên hoa phải được thực hiện từ khi có hoa cái đầu tiên trỗ.

Trừ những trường hợp đã được chỉ định, tất cả những quan sát trên quả (nếu có thể quan sát được) phải được thực hiện trên quả mọc từ thân chính ở giai đoạn thu hoạch quả thương phẩm, trước khi quả chín sinh lý.

Tất cả những quan sát trên quả non phải được thực hiện ngay sau khi ra hoa.

Những tính trạng kháng bệnh được sử dụng nhằm đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định phải được thực hiện trên 20 cây, trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo với các phương pháp đã được chỉ định trong phụ lục 2, trừ những trường hợp đặc biệt.

7.6. Phương pháp đánh giá chi tiết tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định áp dụng theo Hướng dẫn chung về khảo nghiệm DUS (UPOV-TG/1/3) và các tài liệu liên quan khác của Hiệp hội quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV).

8. Báo cáo kết quả khảo nghiệm

Cơ quan khảo nghiệm phải hoàn thành báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS chậm nhất không quá 60 ngày sau khi kết thúc thí nghiệm.

BẢNG CÁC TÍNH TRẠNG ĐẶC TRƯNG

TT

Tính trạng

Trạng thái biểu hiện

Giống điển hình

Điểm

1.

(VG)

Cây: Kiểu hình sinh trưởng

Plant: growth type

Hữu hạn

Vô hạn

 

1

2

2.

(VG)

Cây: Sức sinh trưởng

Plant: Vigor

Yếu

Trung bình

Khoẻ

 

3

5

7

3.

(MS)

Cây:  Tổng chiều dài 15 lóng đầu tiên

Plant: Total length of first 15 internodes

Ngắn

Trung bình

Dài

 

3

5

7

4.

(MS)

Cây: Chiều dài lóng của cành

Plant: Length of internodes of side shoots

Ngắn

Trung bình

Dài

 

3

5

7

5.

(VG)

Lá: Kích cỡ phiến lá

Leaf: Ssize of blade

Nhỏ

Trung bình

To

 

3

5

7

6.

(VG)

Lá: Mức độ xanh

Leaf: Intensity of green color

Nhạt

Trung bình

 Đậm

 

3

5

7

7.

(VG)

Lá: Sự phồng

Leaf: Blistering

Không có hoặc rất ít

Rất ít

Trung bình

Nhiều

Rất nhiều

 

1

3

5

7

9

8.

(VG)

Lá: Mức độ gợn sóng ở mép lá

Leaf: Undulation of margin

Không có hoặc rất ít

Rất ít

Trung bình

Nhiều

Rất nhiều

 

1

3

5

7

9

9.

(MS)

Lá: Cchiều dài của thuỳ đầu lá

Leaf: Length of terminal lobe

Ngắn

Trung bình

Dài

 

3

5

7

10.

(MS)

Lá: Chiều rộng của thuỳ đầu lá

Leaf: Width of terminal lobe

Hẹp

Trung bình

Rộng

 

3

5

7

11.

(+)

(MS)

Lá: Tỷ lệ dài/rộng của thuỳ đầu lá

Leaf: Ratio length/width of terminal lobe

Nhỏ hơn 1

Bằng 1

Lớn hơn 1

 

1

2

3

12.

(*)

(VG)

Cây: Biểu hiện giới tính

Plant: Sex expression

Hoa đực chiếm ưu thế

Hoa đực xấp xỉ hoa cái

Hoa cái chiếm ưu thế

Hầu hết là hoa cái

 

1

2

3

4

13.

(MS)

Cây: Số lượng hoa cái trên mỗi đốt

Plant: Number of female flowers per node

Từ 1 đến 3

Nhiều hơn 3

 

1

2

14.

(*)

(VG)

Quả non: Loại gai 

Young fruit: Type of vestiture

Chỉ có gai mềm

Chỉ có gai

Có cả gai mềm và gai

 

1

2

3

15.

(VG)

Quả non: Mật độ gai

Young fruit: Density of vestiture

Thưa

Trung bình

Dày

 

3

5

7

16.

(*)

(VG)

Quả non: Màu sắc gai

Young fruit: Color of vestiture

 

Trắng

Đen

 

1

2

17.

(VG)

Quả non: Kích cỡ của u vấu

Young fruit: Size of warts

Không có-rất nhỏ

Nhỏ

Trung bình

To

Rất to

 

1

3

5

7

9

18.

(*)

(VS)

Đặc tính tạo quả không hạt

Parthenocarpy

Không

 

1

9

19.

(*)

(MS)

Quả: Chiều dài

Fruit: Length

Rất ngắn

Ngắn

Trung bình

Dài

Rất dài

 

1

3

5

7

9

20.

(MS)

Quả: Đường kính

Fruit: Diameter

Nhỏ

Trung bình

To

 

3

5

7

21.

(MS)

Quả: Tỷ lệ chiều dài / đường kính

Fruit: Ratio length/diameter

Nhỏ

Trung bình

To

 

3

5

7

22.

(MS)

Quả: Sự tương quan giữa đường kính ruột quả với đường kính quả 

Fruit: Core diameter in relation to diameter of fruit

Nhỏ

Trung bình

Lớn

 

3

5

7

23.

(*)

(+)

(VG)

Quả: Dạng đầu quả có cuống chiếm ưu thế ở giai đoạn thu hoạch thương phẩm

Fruit: Predominant shape of stem end at market stage

Thắt

Nhọn

 

1

2

3


24.

(MS)

Quả: Chiều dài đoạn thắt

Fruit: Length of neck

Ngắn

Trung bình

Dài

 

3

5

7

25.

(VG)

Quả: Dạng đuôi quả ở giai đoạn thu hoạch thương phẩm

Fruit: Shape of carlyx end at market stage

Nhọn

 

1

2

26.

(*)

(VG)

Quả: Màu sắc nền của vỏ ở giai đoạn thu hoạch thương phẩm

Fruit: Ground color of skin at market stage

Trắng

Vàng

Xanh

 

1

2

3

27.

(VG)

Quả: Mức độ màu nền của vỏ

Fruit: Intensity of ground color of skin

Nhạt

Trung bình

Đậm

 

3

5

7

28.

(*)

(VG)

Quả: Gân

Fruit: Ribs

Không có

 

1

9

29.

(VG)

Quả: Mức độ nhô lên của gân

Fruit: Prominence of ribs

Ít

Trung bình

Nhiều

 

3

5

7

30.

(VG)

Quả: Màu của gân so với màu nền

Fruit: Coloration of ribs compared to ground color

Nhạt hơn

Như nhau

Đậm hơn

 

3

5

7

31.

(VG)

Quả: Gai

Fruit: Vestiture

Không có-rất thưa

Thưa

Trung bình

Dày

Rất dày

 

1

3

5

7

9

32.

(VG)

Quả: U vấu

Fruit: Warts

Không có

 

1

9

33.

(VG)

Quả: Vết sọc (không kể gân)

Fruit: Stripes (ribs excluded)

Không có

 

1

9

34.

(VG)

Quả: Chiều dài vết sọc

Fruit: Length of stripes

Ngắn

Trung bình

Dài

 

3

5

7

35.

(VG)

Quả: Vết đốm

Fruit: Mottling

Không có

 

1

9

36.

(VG)

Quả: Kiểu vết đốm chiếm ưu thế

Fruit: Predominant type of mottling

Nhỏ và tròn

Lớn và có dạng bất kỳ

 

1

2

37.

(VG)

Quả: Mức độ đốm

Fruit: Intensity of mottling

Ít

Trung bình

Nhiều

 

3

5

7

38.

(MS)

Quả: Chiều dài của cuống

Fruit: Length of peduncle

Ngắn

Trung bình

Dài

 

3

5

7

39.

(VG)

Quả: Độ dày của cuống

Fruit: Thickness of peduncle

Mỏng

Trung bình

Dày

 

3

5

7

40.

(VG)

Quả: Màu nền của vỏ ở giai đoạn

quả chín sinh lý

Fruit: Ground color of skin at physiological ripening

 

Trắng

vàng

Xanh lá cây

Da cam

Nâu

 

1

2

3

4

5

41.

(MG)

Thời gian hoa cái nở (80% số cây trong ô có ít nhất 1 hoa cái)

Time of development of female flowers (80% of plants with at least one female flower)

Sớm

Trung bình

Muộn

 

3

5

7

42.

(*)

(MG)

Lá mầm: Vị đắng

Cotyledon: Bitterness

Không

 

1

9

43.

(MG)

Quả: Vị đắng ở đầu quả có cuống

Fruit: Bitterness at stem end

Không

 

1

9

 

Phụ lục 1. Một số biện pháp kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc ruộng khảo nghiệm DUS giống dưa chuột

– Hạt được ngâm trong nước sạch, ấm (t0= 35-400C) trong thời gian 3-4 giờ, sau đó ủ trong điều kiện nhiệt độ 27-300C đến nứt nanh thì đem gieo.

– Gieo hạt trong khay nhựa hoặc túi bầu. Vật liệu làm bầu gồm 40% đất, 30% trấu hoặc mùn và 30% phân chuồng hoai mục, trộn đều vật liệu và đổ đầy các hốc trong khay hoặc túi bầu, ấn nhẹ, xếp lên giá cách mặt đất ít nhất 50cm, đặt trong nhà lưới có mái che bằng ni lon hoặc nhựa trong. Giữ ẩm cho cây đến trước khi trồng 2-3 ngày thì ngừng tưới.

– Tuổi cây con khi trồng 7-10 ngày sau khi nẩy mầm (có 1-2 lá thật), không trồng các cây con yếu hoặc bị bệnh.  

– Đất trồng: chọn đất thịt nhẹ hoặc cát pha, có độ phì từ trung bình đến khá, pH từ 5,5-6,5, bằng phẳng, chủ động tưới tiêu, được cày bừa kỹ và sạch cỏ dại.

– Phân bón: Lượng phân bón cho 1 ha như sau:

Loại phân

Đơn vị

Tổng số

Bón lót

(% tổng số)

Bón thúc (% tổng số)

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Phân hữu cơ

kg

20.000

100

N

kg

120

30

15

25

30

P2 O5

kg

90

100

K2 O

kg

120

50

10

20

20

Cách bón:

+ Bón lót vào rạch hoặc hốc ở giữa luống, đảo đều với đất và lấp đầy rạch (hốc) trước khi trồng 1-2 ngày.

+ Bón thúc bằng cách hoà nước tưới vào gần gốc hoặc rắc phân vào gần gốc kết hợp tưới thấm vào buổi chiều mát. Bón thúc 3 đợt vào các thời kỳ sinh trưởng sau:

§ Đợt 1: Sau trồng 10 – 15 ngày.

§ Đợt 2: Sau trồng 18 – 20 ngày.

§ Đợt 3: sau trồng 40 – 45 ngày.

– Tưới nước: Thường xuyên tưới giữ ẩm đất. Khi gặp mưa to phải tìm cách tiêu úng kịp thời.

– Cắm giàn: Sau trồng 20-25 ngày tiến hành cắm giàn bằng tre hoặc các vật liệu tương tự. Giàn hình chữ A, chắc chắn, cao > 2,8-3,2m. Mối buộc cây đầu tiên lên giàn cách mặt luống 35- 40cm.

– Phòng trừ sâu bệnh: Chú ý phòng trừ các loại sâu xám, sâu đục quả, sâu vẽ bùa, rệp xanh, nhện đỏ, bọ trĩ… và các bệnh héo xanh, sương mai, phấn trắng…

 

Phụ lục 2. Giải thích và minh họa một số tính trạng

Tính trạng 11

Lá: Tỷ lệ dài/rộng của thùy dầu lá

Tính trạng 23

Quả: Dạng đầu quả có cuống chiếm ưu thế ở giai đoạn thu hoạch thương phẩm

 

Phụ lục 3. Bản đăng ký khảo nghiệm DUS giống dưa chuột

1. Loài: Dưa chuột (Cucumis sativus L.)

2. Tên giống

3. Tên và địa chỉ người đăng ký

– Họ và tên:

– Địa chỉ

– Điện thoại:                                           Fax:                                       E.mail:

4. Họ, tên và địa chỉ tác giả giống

1.

2.

5. Thông tin về nguồn gốc, phương pháp duy trì và nhân giống

5.1. Vật liệu

– Tên giống bố mẹ

– Nguồn gốc vật liệu

5.2. Phương pháp

– Công thức lai

– Xử lý đột biến

– Phương pháp khác

6. Giống đã được bảo hộ hoặc công nhận ở nước ngoài

1. Nước

ngày          tháng           năm

2. Nước

ngày          tháng           năm

7. Những tính trạng đặc trưng của giống

 

Tính trạng

Mức độ biểu hiện

Mã số

7.1

(12)

Cây: Biểu hiện giới tính

Plant: Sex expression

Hoa đực chiếm ưu thế

Hoa đực xấp xỉ bằng hoa cái

Hoa cái chiếm ưu thế

Hầu như toàn bộ là hoa cái

1

2

3

4

7.2

(14)

Quả non: Loại gai 

Young fruit: Type of vestiture

Chỉ có gai mềm

Chỉ có gai

Có cả gai mềm và gai

1

2

3

7.3

(16)

Quả non: Màu sắc gai

Young fruit: Color of vestiture

Trắng

Đen

1

2

7.4

(18)

Đặc tính tạo quả không hạt

Parthenocarpy

Không

1

9

7.5

(19)

Quả: Chiều dài

Fruit: Length

 

 

Rất ngắn

Ngắn

Trung bình

Dài

Rất dài

1

3

5

7

9

7.6

(26)

 

Quả: Màu sắc nền vỏ ở giai đoạn thu hoạch thương phẩm

Fuit: Ground color of skin at market stage

Trắng

Vàng

Xanh

1

2

3

7.7

(42)

Lá mầm: Vị đắng

Cotyledon: Bitterness

Không

1

9

8. Các giống đối chứng và sự khác biệt của những giống này

Tên giống đối chứng

Các tính trạng khác biệt của giống đối chứng*

Trạng thái biểu hiện của giống đối chứng

Trạng thái biểu hiện của giống khảo nghiệm

 

 

 

 

 

* Trong trường hợp trạng thái biểu hiện của cả hai giống khảo nghiệm và đối chứng như nhau, hãy trình bày tóm tắt mức độ của sự khác biệt.

9. Những thông tin bổ sung để giúp cho sự phân biệt giống

9.1. Chống chịu sâu, bệnh

Tiêu chí

Không

Mã số

– Kháng bệnh đốm mắt cua (Cladosporium cucumerinum)

 

 

……

– Kháng bệnh khảm lá (Cucumis Mosaic Virus – CMV)

 

 

……

– Kháng bệnh phấn trắng (Sphaerotheca fuliginea)

 

 

……

– Kháng bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoriacearum)

 

 

……

– Kháng bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis)

 

 

……

9.2. Những điều kiện đặc biệt để khảo nghiệm giống

Loại gieo trồng

Sử dụng

– Trong nhà kính

 

– Dưa bao tử

 

– Ngoài trời

 

– Dưa quả ngắn

 

– Cả trong nhà kính lẫn ngoài trời

 

– Dưa quả dài

 

– Những điều kiện khác

 

9.3. Những thông tin khác

 

 

Ngày ……….. tháng …….. năm …………

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *