Tiêu chuẩn ngành 12TCN15:1982

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Số hiệu: 12TCN15:1982
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 12 TCN 15:1982 về Thông nhựa (P. merkusii) – Cây con đem đi trồng – Phương pháp xác định chất lượng


TIÊU CHUẨN NGÀNH

12 TCN 15 – 82

THÔNG NHỰA
(P. merkusii)

 CÂY CON ĐEM ĐI TRỒNG. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHẤT LƯỢNG

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu, đo đếm tính toán và đánh giá những tiêu chuẩn chất lượng của cây con thông nhựa đem đi trồng như đã quy định trong 12TCN 14-82.

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Cây con thông nhựa trước khi đem đi trồng phải được tiến hành kiểm tra chất lượng theo đúng phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này và phải có biên bản kiểm tra như phụ lục 1.

1.2. Cơ sở sản xuất phải có nhật ký sản xuất cây con ghi chép đầy đủ và rõ ràng mỗi vấn đề có liên quan và phải có trách nhiệm thực hiện những yêu cầu và những kết luận của việc kiểm tra.

2. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU

2.1. Chọn điểm kiểm tra.

Chọn 5 điểm cách đều nhau trên đường chéo của khu vườn ương có đặt bầu nuôi cây để lập ô đo đếm và quan sát.

http://lawsoftvb/LawMan/DocLaw/9/0/7/8/00907870_files/image001.jpg

2.2. Số cây cần kiểm tra.

Diện tích mỗi ô đo đếm và quan sát phải bao gồm đủ 1/5 số cây cần đo đếm và quan sát cho từng loại tiêu chuẩn chất lượng như bảng 1 (12TCN 14 – 82)

Bảng 1

Khu vườn ương có đặt bầu nuôi cây

Số lượng cây phải kiểm tra

Diện tích (ha)

Số cây đang sản xuất

Chiều cao và đường kính

Rễ nấm và nấm bệnh

Nhỏ hơn 0,1

Nhỏ hơn 10 vạn

45

10

0,1 – 0,5

Từ 10 đến 50 vạn

180

20

lớn hơn 0,5 đến 1 trở lên.

Lớn hơn đến 50 vạn đến 1 triệu trở lên

245

30

3. PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẾM TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CHIỀU CAO VÀ ĐƯỜNG KÍNH CỦA CÂY

3.1. Đo đếm và tính toán:

Dùng thước gỗ hoặc thước nhựa có chia vạch đến mm để đo chiều cao và thước kẹp có chia vạch đến 1/10 mm để đo đường kính của cây trên các ô đo đếm quan sát.

Phân tổ các trị số đã đo đếm được và tính trị số bình quân chiều cao đường kính của cây cho từng ô đo đếm quan sát đó (x1, x2… x5) bằng phương pháp tính số bình quân giả định.

3.2. Xác định và đánh giá phải qua 2 bước:

a) Đánh giá sơ bộ bằng cách xác định trị số trung bình chiều cao, đường kính của cây (http://lawsoftvb/LawMan/DocLaw/9/0/7/8/00907870_files/image002.gif) theo phương pháp tính số bình quân cộng các trị số bình quân của chiều cao, đường kính của cây trong từng điểm quan sát như đã tính ở 3.1 theo công thức:

http://lawsoftvb/LawMan/DocLaw/9/0/7/8/00907870_files/image003.gif

Nếu http://lawsoftvb/LawMan/DocLaw/9/0/7/8/00907870_files/image002.gif đạt giá trị trong giới hạn đã quy định trong bảng 1 của 12TCN 14 – 82 thì mới tiếp tục tiến hành xác định đánh giá chính thức.

b) Đánh giá chính thức bằng cách xác định tỷ lệ % cây đạt tiêu chuẩn chiều cao, đường kính quy định (A) bằng cách so sánh số cây đạt tiêu chuẩn (a) với tổng số cây đã kiểm tra N theo công thức và bảng 2 như sau:

Bảng 2

Công thức tính tỷ lệ % cây đạt tiêu chuẩn.

Kết quả kiểm tra.

% cây đạt tiêu chuẩn

Kết luận

http://lawsoftvb/LawMan/DocLaw/9/0/7/8/00907870_files/image004.gif

Dưới 50

– Không đạt yêu cầu.

Từ 50 – 75

– Chưa đạt yêu cầu cần tăng cường chăm sóc thêm.

Trên 75

– Đạt yêu cầu.

4. PHƯƠNG PHÁP RÚT MẪU, QUAN SÁT XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ RỄ NẤM VÀ NẤM BỆNH

4.1. Rút mẫu quan sát:

Rút đủ số cây theo bảng 1 ghi ở điểm 2.2 để quan sát đặc trưng bên ngoài của rễ nấm ở bộ rễ để xác định rễ nấm và quan sát triệu chứng điển hình của bệnh ở lá và thân để xác định các bệnh rơm lá, vàng còi và bạc lá.

Nếu rễ nấm có ít khó thấy phải bóc vỏ bầu bóp nhẹ rũ đất tách rễ để quan sát, trường hợp cá biệt cây không có rễ nấm thì phải tìm tàn dư của rễ nấm ở trong đất bầu.

Nếu rễ nấm có nhiều có thể lau sạch bầu và quan sát qua vỏ bầu hoặc đáy bầu mà không cần phải bóc vỏ bầu.

4.2. Xác định đánh giá rễ nấm.

Căn cứ đặc trưng bên ngoài của rễ nấm ghi dưới đây để xác định rễ nấm:

Hình dạng: chia nạng, san hô, cán dao, chồi mứt…

Mầu sắc: Trắng tinh, trắng ngà, vàng hung nâu, nâu, đen…

Kích thước: 0,3 ÷ 0,7 x 1,4 ÷ 5,3 mm.

Căn cứ mật độ rễ nấm, để đánh giá, mỗi cây chỉ có vài ba rễ nấm vẫn đạt tiêu chuẩn.

4.3. Xác định nấm bệnh.

Căn cứ triệu chứng bệnh ghi dưới đây để xác định các bệnh rơm lá, vàng còi và bạc lá.

Loại bệnh

Triệu chứng điển hình

Triệu chứng sơ nhiễm

Rơm lá

Lá bệnh ở phần bị khô chết có các đoạn mầu tro dài 0,5 – 2 cm (thường ở phần nửa lá bên ngoài)

Lá có những vết màu vàng nhạt hoặc vàng nâu.

Vàng còi và bạc lá

Thân còi cọc bé nhỏ, tán lá kém phát triển có màu vàng úa hay bạc trắng thiếu diệp lục tố màu xanh.

Chùm lá non ở đinh thân bị bạc trắng hoặc vàng úa.

 

PHỤ LỤC 1

BIÊN BẢN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CÂY THÔNG CON ĐEM TRỒNG

1. Nơi sản xuất.

2. Số lượng cây sản xuất.

3. Nguồn gốc hạt giống.

4. Nơi cấp hạt giống.

5. Ngày hạt nẩy rễ mầm và ngày gieo

6. Ngày đem trồng.

7. Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn.

Chỉ tiêu chất lượng

Số lượng cây đã kiểm tra

Cây đạt tiêu chuẩn:

Số cây

% so với số cây kiểm tra

Ghi chú

Chiều cao

Đường kính

Rễ nấm

Nấm bệnh

 

 

 

 

8. Kết luận chung:

Ngày   tháng    năm 198

Đại diện sản xuất

Đại diện kiểm tra

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *