Tiêu chuẩn ngành 14TCN108:1999

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Số hiệu: 14TCN108:1999
  • Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: 16/06/1999
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Xây dựng
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 14TCN 108:1999 về Phụ gia khoáng hoạt tính nghiền mịn – Phương pháp thử


TIÊU CHUẨN NGÀNH

14 TCN 108-1999

PHỤ GIA KHOÁNG HOẠT TÍNH NGHIỀN MỊN CHO BÊ TÔNG VÀ VỮA – PHƯƠNG PHÁP THỬ

Mineral ground active admixtures for concrete and mortar – Test methods

1. PHẠM VI

Các phương pháp thử phụ gia khoáng hoạt tính nghiền mịn bao gồm các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm về các tính năng vật lý, hóa học và độ đồng nhất của các phụ gia. Các phương pháp thử này được dùng cho cả việc thí nghiệm chấp nhận nói chung và cho cả những thí nghiệm có yêu cầu đặc biệt. Những điều kiện được tiêu chuẩn hóa trong các thí nghiệm này không nhằm mô phỏng theo các điều kiện thực tế của công trình.

2. VẬT LIỆU DÙNG CHO THÍ NGHIỆM:

2.1. Xi măng: Dùng loại xi măng poóc lăng thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật của TCVN 2682-1992. “Xi măng poóc lăng. Yêu cầu kỹ thuật”.

2.2. Cát: Là loại cát chuẩn để thí nghiệm xi măng và thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật của TCVN 139-1991 – Cát tiêu chuẩn để thử xi măng.

2.3. Nước trộn: Nước phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật của TCVN 4506-1987- Nước cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật.

2.4. Thành phần cấp phối: Cấp phối chuẩn của các hỗn hợp vữa dùng trong các thí nghiệm phụ gia khoáng hoạt tính như sau:

2.4.1. Thành phần hỗn hợp vữa đối chứng:

Xi măng: 500 g

Cát chuẩn: 1375 g

Nước: Điều chỉnh để đạt độ bẹt 110 ± 5%.

2.4.2. Thành phần hỗn hợp vữa chứa phụ gia thử nghiệm:

Tùy theo loại phụ gia, tỷ lệ phụ gia khoáng trong vữa kiểm tra lấy theo bảng dưới đây.

 

Xỉ

Puzolan

Tro bay

Muội silic

Xi măng

Phụ gia

Cát chuẩn

250 g

250 g

1375 g

400 g

100 g

1375 g

400 g

100 g

1375 g

450 g

50 g

1375 g

Nước

Điều chỉnh để đạt bẹt như độ bẹt của mẫu đối chứng.

3. THỬ CÁC TÍNH NĂNG CƠ LÝ:

3.1. Xác định độ mịn: Được tiến hành phù hợp với TCVN 4030-85: Xi măng Phương pháp xác định độ mịn.

3.2. Xác định thời gian đông kết: Được tiến hành phù hợp với TCVN – 6017 – 1995 Xi măng – Phương pháp thử xác định thời gian đông kết và độ ổn định. Trong thí nghiệm này, mẫu chuẩn là 100% xi măng, mẫu thí nghiệm là 70% xi măng + 30% xỉ; hoặc 80% xi măng + 20% puzolan; hoặc 80% xi măng + 20% tro bay; hoặc 90% xi măng + 10% muội silíc.

3.3. Xác định độ ổn định: Được tiến hành phù hợp với TCVN 6017-1995: Xi măng – Phương pháp thử xác định thời gian đông kết và độ ổn định. Trong thí nghiệm này, mẫu chuẩn là 100% xi măng, mẫu thí nghiệm là 70% xi măng + 30% xỉ; hoặc 80% xi măng + 20% puzolan; hoặc 80% xi măng + 20% tro bay; hoặc 90% xi măng + 10% muội silic.

3.4. Xác định chỉ số hoạt tính đối với xi măng: Được tiến hành phù hợp với TCVN 6016-1995: Xi măng – Phương pháp xác định độ bền. Trong thí nghiệm này, thành phần mẫu chuẩn và mẫu có phụ gia thử nghiệm được lấy theo cấp phối qui định ở mục 2.4.1 và 2.4.2 của tiêu chuẩn này. Chỉ số hoạt tính đối với xi măng của phụ gia thử nghiệm được xác định theo công thức sau:

AI (%) = (R1/R0) x 100

Ở đây: – AI (Activity Index) = chỉ số hoạt tính đối với xi măng, %.

– R0 = Giới hạn bền nén của mẫu chuẩn, N/mm2.

– R1 = Giới hạn bền nén của mẫu chứa phụ gia thử nghiệm, N/mm2.

3.5. Xác định độ bền sunphat: Được tiến hành phù hợp với TCVN 6068-95: Xi măng poóc lăng bền sunfat – Phương pháp xác định độ nở sunphat. Trong các thí nghiệm này, tỷ lệ phụ gia dùng so với xi măng là 30% đối với xỉ hoặc 20% đối với puzolan và tro bay hoặc 10% đối với muội silic.

3.6. Xác định độ giảm nguy hiểm ăn mòn kiềm – cốt liệu: Được tiến hành phù hợp với tiêu chuẩn Mỹ ASTM – C441.

Độ giảm nguy hiểm ăn mòn kiềm – cốt liệu được xác định theo công thức:

Ở đây:

Re: Độ giảm dãn nở của vữa, %

Et: Sự tăng chiều dài của các thanh vữa có phụ gia thử nghiệm, mm.

Er: Sự tăng chiều dài của các thanh vữa đối chứng, mm.

4. XÁC ĐỊNH CÁC THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ ĐỘ ĐỒNG NHẤT:

4.1. Xác định độ ẩm: Cân 10 g phụ gia khoáng với độ chính xác ± 0,001 g, cho vào chiếc đĩa thủy tinh đã biết trước trọng lượng. Đặt đĩa có mẫu phụ gia vào tủ sấy và sấy ở nhiệt độ 105 ± 5oC cho đến khối lượng không đổi. Để nguội mẫu trong bình hút ẩm. Cân chính xác trọng lượng phụ gia đã sấy khô đến trọng lượng không đổi. Hàm lượng ẩm được tính theo công thức:

Ở đây: Mc: Hàm lượng ẩm của mẫu phụ gia, %.

M1: Khối lượng mẫu ban đầu, g.

M2: Khối lượng mẫu đã được sấy khô, g.

4.2. Xác định lượng mất khi nung: Được tiến hành phù hợp với TCVN – 141 – 86. Xi măng – Phương pháp phân tích hóa học.

4.3. Xác định tỉ trọng: Lấy khoảng 30 g phụ gia cho vào bình định mức 500 ml đã biết trước trọng lượng (Mo). Cân chính xác trọng lượng có chứa phụ gia (M1). Thêm nước đến khoảng ½ bình, lắc đều để thấm ướt hết vật liệu. Thêm nước tiếp đến vạch. Lắc đều sau các khoảng thời gian 15 phút để đuổi hết khí. Đặt bình vào bồn giữ nhiệt ở 27 ± 2 oC. Thêm hoặc hút bớt nước ra để đảm bảo mực nước trong bình ở đúng vạch. Lau khô bên ngoài bình và cân trọng lượng bình cùng lượng chứa của nó (M2). Làm rỗng bình, rửa sạch và lặp lại cùng trình tự trên đối với mẫu trắng, tức là mẫu không chứa phụ gia mà chỉ có nước (M3). Tỷ trọng của phụ gia được tính như sau:

Ở đây:

– D = Tỷ trọng phụ gia, g/ml.

– Mo = Khối lượng bình định mức 500 ml, g.

– M1 = Khối lượng bình định mức và khoảng 30 g phụ gia, g

– M2 = Khối lượng bình định mức có phụ gia và nước ở đúng vạch, g.

– M3 = Khối lượng bình định mức có nước ở đúng vạch (mẫu trắng), g.

4.4. Xác định hàm lượng sunphat tính theo SO3:

Được tiến hành theo TCVN 141-86. Xi măng – Phương pháp phân tích hóa học.

4.5. Xác định hàm lượng các oxyt: SiO2, CaO, MgO, Al2O3, Fe2O3 và Na2O: Được tiến hành theo tiêu chuẩn TCVN 141-86: Xi măng – Phương pháp phân tích hóa học.

5. BÁO CÁO KẾT QUẢ

Báo cáo kết quả thử phụ gia khoáng hoạt tính nghiền mịn bao gồm các hạng mục sau:

5.1. Tên và nhãn của nhà sản xuất, tên và nhãn sản phẩm, số lô hoặc số hiệu mẫu, kiểu mẫu (đơn hoặc hỗn hợp), nơi lấy mẫu, ngày tháng và người lấy mẫu.

5.2. Liều lượng sử dụng phụ gia trong các thí nghiệm.

5.3. Các kết quả thí nghiệm trên mẫu chuẩn (xi măng chuẩn và vữa xi măng chuẩn).

5.4. Các kết quả thí nghiệm trên mẫu có phụ gia thử nghiệm.

5.5 Các kết quả phân tích thành phần hóa học và độ đồng nhất của phụ gia.

 

MỤC LỤC

1. Phạm vi.

2. Vật liệu dùng cho thí nghiệm.

3. Thử các tính chất cơ lý.

4. Xác định thành phần hóa học và độ đồng nhất.

5. Báo cáo kết quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *