Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 128:2002 về đất xây dựng công trình thuỷ lợi – Phương pháp xác định giới hạn chảy và giới hạn dẻo của đất trong phòng thí nghiệm
TIÊU CHUẨN NGÀNH
14 TCN 128:2002
ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI –
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIỚI HẠN CHẢY VÀ GIỚI HẠN DẺO CỦA ĐẤT TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Soils. Methods of laboratory determination of liquid limit and plastic limit
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định giới hạn chảy, giới hạn dẻo của đất trong phòng thí nghiệm, và tính toán xác định chỉ số dẻo, chỉ số chảy của đất dính hoặc của hợp phần đất dính có trong các đất hạt thô, dùng cho xây dựng công trình thuỷ lợi.
1.2. Giới hạn chảy của đất, ký hiệu WL, tính bằng % khối lượng, là độ ẩm giới hạn trên của đất dính thể hiện tính dẻo, khi đất có độ ẩm lớn hơn độ ẩm này thì đất dính ở trạng thái chảy.
Quy ước lấy độ ẩm của vữa đất hạt nhỏ hơn 0,5mm đã được nhào trộn kỹ tương ứng với sức kháng cắt không thoát nước của đất bằng 0,02kG/cm2 làm giới hạn chảy của đất.
1.3. Giới hạn dẻo của đất, ký hiệu WP , tính bằng % khối lượng, là độ ẩm giới hạn dưới của đất dính thể hiện tính dẻo, khi đất có độ ẩm nhỏ hơn độ ẩm này thì đất ở trạng thái giòn, cứng, không còn dẻo nữa.
Quy ước dùng vữa đất hạt nhỏ hơn 0,5mm đã được nhào trộn kỹ như để xác định giới hạn chảy, đem vê thành viên bi rồi lăn bằng mu bàn tay trên kính nhám thành que đất, khi que đất đạt đường kính 3mm, đặc (không bị rỗng ruột) và bắt đầu rạn nứt, đứt thành những đoạn từ 5 đến 10mm thì lấy độ ẩm của các que đất đó làm giới hạn dẻo của đất.
1.4. Mẫu đất dùng thí nghiệm giới hạn chảy và giới hạn dẻo là hợp phần hạt nhỏ hơn 0,5mm được lấy ra từ mẫu đất đại biểu. Nếu trong đất có các di tích thực – động vật chưa bị phân huỷ, thì phải nhặt bỏ chúng ra khỏi mẫu trước khi lấy đất để thí nghiệm, đồng thời lấy mẫu xác định hàm lượng hữu cơ của đất.
2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIỚI HẠN CHẢY CỦA ĐẤT
2.1. Dụng cụ, thiết bị và vật tư
– Sàng kỹ thuật, ít nhất là một sàng cỡ 0,5mm có lắp khay chứa ở dưới;
– Các khay hoặc đĩa đựng đất thích hợp;
– Các hộp hoặc bát men thích hợp có nắp đậy để đựng mẫu thử;
– Cối sứ và chày đầu bọc cao su hoặc các dụng cụ thích hợp khác cho việc làm tơi vụn đất mà không làm vỡ nát các hạt riêng lẻ ;
– Các thiết bị và dụng cụ để xác định độ ẩm của đất theo 14 TCN 125 – 2002;
– Xuyên côn tiêu chuẩn của Anh, làm bằng thép không gỉ, khối lượng 80 ± 0.1g; Mặt côn nhẵn bóng, mũi nhọn với góc đỉnh 30 ± 0,1o , dài 35cm, có cán để cầm và giá cắm đồng hồ đo chuyển vị (hình 2.1).
Dụng cụ Casagrande dùng cho việc xác định giới hạn chảy của đất được mô tả ở hình 2.2;
– Có ít nhất một tấm kính phẳng, dày khoảng 10mm, kích thước 30 x 40cm, một mặt được làm nhám dùng lăn đất khi thí nghiệm giới hạn dẻo;
– Có ít nhất 2 con dao mũi bằng, dài khoảng 20cm, rộng khoảng 3cm dùng cho việc nhào, trộn đất;
– Một hoặc nhiều cốc chứa mẫu thử giới hạn chảy, làm bằng thép không gỉ, có đường kính trong 5,5 đến 6cm, sâu khoảng 4cm, mặt trong và mặt ngoài đều nhẵn bóng, miệng cốc song song với đáy phẳng;
– Một thanh thép không gỉ, thẳng, dài khoảng 10cm, dùng để gạt phẳng bề mặt mẫu đất đựng trong cốc thử;
– Đồng hồ bấm giây và đồng hồ chỉ giờ thông thường;
– Nước cất và bình, cốc thuỷ tinh thích hợp để chứa nước cất. Các dụng cụ khác như dao cắt đất, que khuấy bằng thuỷ tinh, bình phun tia v.v…
2.2. Mẫu đất
– Đối với đất không có hoặc ít hạt lớn hơn 0,5mm: Nên tiến hành lấy mẫu thử từ đất ở trạng thái tự nhiên theo Điều 2.3.2.1;
– Đối với đất có tương đối nhiều hoặc nhiều hạt lớn hơn 0,5mm: Nếu độ ẩm cao thì chuẩn bị mẫu thử bằng phương pháp sàng ướt theo Điều 2.3.2.2; Nếu đất ẩm ít, có thể nghiền tơi vụn nó trong cối sứ bằng chày đầu bọc cao su thì nên chuẩn bị mẫu thử bằng phương pháp rây khô theo Điều 2.3.2.3.
Ghi chú: Tuyệt đối không được làm khô đất bằng phơi nắng hoặc sấy khô trong tủ sấy ở nhiệt độ trên 50oC để chuẩn bị mẫu thử giới hạn chảy và giới hạn dẻo. Chỉ được làm khô thêm đất bằng phơi khô gió ở trong phòng để dễ chuẩn mẫu thử bằng phương pháp sàng khô.
2.3. Quy trình xác định giới hạn chảy của đất bằng phương pháp xuyên côn
2.3.1. Nguyên lý: Đo độ ngập sâu của mũi xuyên tiêu chuẩn của Anh (theo Điều 2.1) vào vữa đất hạt nhỏ hơn 0,5mm được nhào trộn kỹ; Lấy độ ẩm của vữa đất tương ứng với độ ngập sâu của mũi xuyên sau 5 giây bằng 20 ± 0,1mm làm giới hạn chảy của đất.
Ghi chú:
1. Được dùng xuyên côn có cần thăng bằng kiểu Vaxiliep, có khối lượng 76 ± 0,1g, góc đỉnh bằng 30 ± 1o ; Lấy độ ẩm của vữa đất tương ứng độ ngập sâu của mũi xuyên sau 5 giây bằng 19 ± 0,1mm làm giới hạn chảy của đất;
2. Phương pháp xuyên côn xác định giới hạn chẩy của đất trong tiêu chuẩn này là phương pháp trọng tài, áp dụng bắt buộc khi điều kiện thí nghiệm phù hợp.
2.3.2. Các bước tiến hành
2.3.2.1. Chuẩn bị mẫu thử từ đất ở độ ẩm tự nhiên
a) Đối với đất có độ ẩm tự nhiên cao và có ít hoặc không có các hạt lớn hơn 0,5mm: Lấy khoảng 350g mẫu đại biểu; Làm tơi vụn đất bằng dụng cụ thích hợp, dùng tay hay nhíp nhặt bỏ các hạt lớn hơn 0,5mm ra ngoài;
b) Cho đất đã được loại bỏ các hạt lớn hơn 0,5mm lên tấm kính phẳng, thêm dần nước cất vào đất và dùng 2 con dao trộn kỹ đất cho tới khi thành một khối hồ đặc quánh;
c) Cho hồ đất vào bình hoặc bát có nắp đậy kín và để yên qua 24 giờ để nước thâm nhập đều vào đất.
Ghi chú: Đối với các đất ít hạt sét, nhiều hạt bụi, có thể rút ngắn thời gian ủ đất, khoảng 16 giờ là đủ.
2.3.2.2. Chuẩn bị mẫu thử bằng phương pháp sàng ướt
a) Đối với đất chứa nhiều hạt lớn hơn 0,5mm và độ ẩm cao, các đất chứa hữu cơ: Lấy một khối lượng đất đại biểu đủ để có được khoảng 350g đất hạt nhỏ hơn 0,5mm;
b) Cho mẫu đất đã lấy vào bình chứa, rồi cho vừa đủ nước cất vào làm ngập đất; Không được cho thêm bất cứ một chất phân tán nào. Dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều hỗn hợp cho đến khi thành chất lỏng sệt;
c) Đổ chất lỏng sệt đã chuẩn bị ở trên vào sàng 0,5mm có lồng khay chứa ở dưới. Dùng lượng nước cất ít nhất để rửa các hạt mịn qua sàng vào khay chứa cho tới khi đất trên sàng hoàn toàn sạch;
d) Để các hạt đất nhỏ hơn 0,5mm ở trong nước rửa lắng xuống, sau một thời gian khi thấy nước trong thì chắt đổ phần nước đó đi, cứ như thế tiếp tục cho đến khi còn lại thể vẩn sệt.
Chuyển thể vẩn đất vào hộp đựng hoặc bát đựng, dùng hai con dao trộn kỹ đất cho tới khi thành hồ đất đặc quánh. Đậy kín nắp hộp chứa đất, để yên sau 24 giờ cho nước thâm nhập đầy đủ vào các hạt đất, sau đó mới dùng để chế tạo mẫu thử.
2.3.2.3. Chuẩn bị mẫu thử bằng phương pháp sàng khô
a) Đối với đất chứa nhiều hàm lượng hạt lớn hơn 0,5 mm và ít ẩm: Lấy một khối lượng đất đại biểu ở trạng thái khô gió đủ để thu được khoảng 350g đất lọt sàng 0,5mm;
b) Cho từng phần nhỏ mẫu đất vào cối sứ, dùng chày đầu bọc cao su nghiền rời nó rồi cho qua sàng 0,5mm có lắp khay chứa ở dưới. Làm như vậy cho đến khi trên sàng chỉ còn lại các hạt thô sạch;
Ghi chú: Không đập vỡ các hạt to trong quá trình nghiền làm rời đất thành các hạt đơn vị vốn có.
c) Đem đất lọt sàng 0,5mm cho vào hộp đựng hoặc bát đựng, gạt lõm giữa rồi chế nước cất vào cho đến khi nước đủ ngấm làm ướt hết đất. Dùng hai dao trộn trộn kỹ đất thành hồ đất, rồi đậy kín nắp lại, để yên sau 24 giờ cho nước thâm nhập đầy đủ vào các hạt đất, sau đó mới dùng để chế tạo mẫu thử;
d) Lấy hồ đất đã chuẩn bị theo Điều 2.3.2.1, 2.3.2.2, 2.3.2.3 cho lên tấm kính, dùng dao trộn, trộn kỹ lại đất ít nhất là 10 phút;
e) Dùng dao trộn lấy từng ít một đất đã được nhào trộn kỹ cho vào cốc thử, miết đất để không bị lẫn khí. Gạt bỏ phần đất thừa bằng thanh gạt phẳng để tạo mặt phẳng đất;
g) Hạ giá đỡ cho mũi xuyên vừa chạm mặt mẫu đất (lúc đó, một xê dịch nhỏ của cốc sẽ để lại dấu trên bề mặt mẫu). Hạ thấp cần đồng hồ sao cho chạm mặt đầu cán côn xuyên và ghi số đọc trên đồng hồ đo chuyển vị, chính xác tới 0,1mm;
h) Thả côn xuyên cho mũi xuyên tự do ngập vào đất, sau 5 giây thì ghi số đọc trên đồng hồ đo chuyển vị, chính xác tới 0,1mm. Hiệu số của số đọc sau 5 giây và số đọc ban đầu là trị số xuyên đo lần thứ nhất của điểm thí nghiệm thứ nhất;
i) Rút xuyên côn ra và lau sạch nó cẩn thận để không bị xước;
k) Cho thêm một ít hồ đất vào cốc thử và lặp lại các bước theo mục e, g, h, i Điều 2.3.2.3 để xác định trị số xuyên lần thứ hai của điểm thí nghiệm. Nếu giá trị xuyên giữa hai lần đo chênh lệch nhau dưới 0,5mm, thì lấy trị số trung bình của hai lần đo làm trị số xuyên của điểm thí nghiệm và tiếp tục làm theo mục k Điều 2.3.2.3;
Nếu giá trị xuyên của hai lần đo chênh lệch nhau hơn 0,5mm, thì bỏ đất ra khỏi cốc, trộn lại đất thật kỹ rồi lại làm theo mục e, g, h, i Điều 2.3.2.3 cho đến khi kết quả hai lần đo chênh lệch nhau dưới 0,5mm thì làm theo mục k Điều 2.3.2.3;
l) Lấy mẫu để xác đinh độ ẩm của đất ở lần thử đã đạt kết quả yêu cầu theo 14 TCN 125 – 2002;
n) Lấy hết đất trong cốc thử ra cho vào cùng với mẫu còn dư, thêm vào mẫu đất một lượng nước cất vừa đủ làm đất nhão hơn trước một ít, rồi dùng dao trộn để nhào đất thật kỹ, tiếp tục làm theo mục e, g, h, i, k, l Điều 2.3.2.3 để xác định trị số xuyên của đất ở độ ẩm cao hơn độ ẩm lần trước. Cứ như thế tiến hành thí nghiệm với đất ướt dần cho 4 đến 5 lần thêm nước; Lượng nước thêm vào mỗi lần cần để có trị số xuyên của đất giữa 2 lần đất được liên tiếp thêm nước chênh lệch nhau khoảng 5mm (trị số xuyên của lần thí nghiệm thứ nhất khoảng 10mm, trị số xuyên của lần thí nghiệm cuối cùng khoảng 30 mm).
2.3.3. Tính và biểu thị kết quả
a) Tính độ ẩm của đất ở mỗi điểm thí nghiệm;
b) Vẽ biểu đồ quan hệ giữa độ ẩm và trị số xuyên: Trục hoành biểu thị độ ẩm của đất, %, trục tung biểu thị trị số xuyên (biểu mẫu A.1, phụ lục A); Vẽ đường thẳng qua các điểm hoặc gần nhất với các điểm biểu thị;
c) Từ đồ thị, xác định trị số độ ẩm tương ứng với trị số xuyên bằng 20mm, đó là trị số giới hạn chảy của mẫu đất thí nghiệm.
Ghi chú:
1. Được sử dụng xuyên côn kiểu Vaxiliev có khối lượng 76 6 0,1g, khi đó xác định trị số độ ẩm của đất tương ứng với trị số xuyên bằng 19mm làm trị số giới hạn chảy của mẫu đất thí nghiệm;
2. Trước khi thử, phải lau sạch mũi xuyên và dùng khăn sạch tẩm dầu lau trơn bề mặt côn xuyên. Mỗi lần dỡ đất trong cốc thử ra, phải rửa sạch và lau khô cốc thử.
2.3.4. Báo cáo kết quả thí nghiệm
Phải đảm bảo kết quả thí nghiệm được tiến hành phù hợp với tiêu chuẩn 14 TCN 128 -2002, bao gồm các thông tin chủ yếu sau:
– Thiết bị côn xuyên sử dụng thí nghiệm;
– Giới hạn chảy;
– Phần trăm khối lượng của hợp phần hạt nhỏ hơn 0,5mm;
– Phần trăm vật chất hữu cơ, nếu có;
– Phương pháp chuẩn bị mẫu thử;
– Đặc điểm của mẫu đất.
2.4. Quy trình xác định giới hạn chảy bằng dụng cụ Casagrande
2.4.1. Nguyên lý: Giới hạn chảy của đất xác định bằng dụng cụ Casagrande được lấy bằng độ ẩm của vữa đất hạt nhỏ hơn 0,5mm (chuẩn bị theo Điều 2.3.2.1, 2.3.2.2, 2.3.2.3 với mẫu thử ở trong đĩa khum) khi mà hai phần đất ở hai bên rãnh khía vừa chập vào nhau trên một khoảng dài 13mm sau 25 lần đĩa khum được nâng lên và rơi xuống.
Ghi chú: Nếu phòng thí nghiệm có điều kiện và thiết bị phù hợp thì được sử dụng thiết bị Casagrande để xác định giới hạn chảy. Tuy nhiên, rất khó duy trì được thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và kết quả thường phụ thuộc nhiều vào thao tác của người thí nghiệm.
2.4.2. Thiết bị, dụng cụ, vật liệu
– Thiết bị Casagrande dùng xác định giới hạn chảy (các chi tiết cơ bản như hình 2.2), gồm:
+ Một đĩa khum bằng đồng đựng mẫu thử, có khối lượng 200g, được gắn vào trục quay và một đế có đệm cao su (sức đàn hồi 20% đến 35% ở nhiệt độ 20 ữ 288C và có độ cứng 848 đến 948 theo thang độ cứng cao su quốc tế cấp hạng D). Khi quay trục quay, đĩa khum đựng mẫu thử được nâng lên cao đúng 10mm rồi rơi xuống, nhờ trục quay có gá cá trượt chuẩn;
+ Một dao tiêu chuẩn để tạo rãnh trong mẫu đất thí nghiệm.
Trước khi tiến hành thí nghiệm phải kiểm tra thiết bị, đảm bảo thiết bị khô sạch, có chất lượng như yêu cầu ở hình 2.2.
– Các dụng cụ, thiết bị khác như Điều 2.1.
2.4.3. Các bước tiến hành
a) Chuẩn bị mẫu đất theo như chỉ dẫn ở Điều 2.3.2.1, 2.3.2.2 và 2.3.2.3.
b) Lấy một mẫu khoảng 300g vữa đất đã chuẩn bị, để lên tấm kính rồi dùng hai con dao trộn trộn lại vữa đất ít nhất là 10 phút; Nếu cần thì cho thêm một ít nước cất vào đất trước khi trộn, nhưng dự đoán sao cho độ ẩm của vữa đất thấp hơn giới hạn chảy và có số lần va đập của đợt thử đầu tiên vào khoảng 40 đến 45 lần. Trộn xong, cho đất vào bát hoặc hộp có nắp đậy;
c) Đặt thiết bị Casagrande trên vị trí bằng phẳng và chắc. Dùng dao trộn lấy từng ít một vữa đất đã nhào trộn kỹ cho vào đĩa khum cho đến khi đầy đĩa (vừa cho đất vào vừa miết đất để tránh bọt khí giữ lại trong đất). Dùng thanh phẳng gạt phần đất thừa, tạo mặt đất trong đĩa khum phẳng và song song với mặt nền;
d) Dùng dao tạo rãnh tiêu chuẩn để tạo rãnh mẫu đất ở trong đĩa, khi tạo rãnh phải giữ dao luôn thẳng đứng và dao miết sát đáy đĩa, rãnh phải thẳng và vuông góc với trục quay. Có thể gạt từ hai đến ba lần để rãnh được tạo ra thẳng đứng và sát với đáy;
e) Quay trục quay với tốc độ 2 vòng / giây cho bát khum được nâng lên và rơi xuống với chiều cao 10mm, đếm số lần va đập. Tiếp tục cho đến khi 2 phần của đất vừa chập vào nhau trên một đoạn dài 13 mm. Ghi lại số lần va đập tại thời điểm này;
g) Thêm một ít đất đã chuẩn bị cho thí nghiệm lần trước và trộn đều lại đất trong đĩa khum, lặp lại các bước ở mục c, d, e Điều 2.4.2. Làm như vậy cho đến khi hai lần thử liên tiếp có số va đập như nhau thì làm tiếp bước ở mục h Điều 2.4.2;
h) Lấy khoảng 15g đất ở phần xung quanh rãnh đã khép kín cho vào hộp nhôm hoặc cốc thuỷ tinh có nắp đậy để xác định độ ẩm;
i) Lấy toàn bộ đất trong đĩa khum đựng mẫu thử ra cho vào bát đất còn dư, đổ thêm nước cất để có độ ẩm cao hơn rồi trộn đều, tiến hành lại các bước ở mục c, d, e, g, h Điều 2.4.2;
k) Cứ tiếp tục thí nghiệm như vậy với các lượng nước thêm vào tăng dần (ít nhất là 4 đến 5 lần tăng) để xác định ít nhất bốn giá trị độ ẩm tương ứng với số lần va đập cần thiết trong khoảng từ 10 đến 45 lần.
Ghi chú: Mỗi lần thử xong, bỏ đất ra khỏi đĩa khum, phải rửa sạch và lau khô đĩa khum và dao tạo rãnh.
2.4.4. Tính và biểu thị kết quả
– Tính độ ẩm của mỗi lần thí nghiệm;
– Vẽ biểu đồ quan hệ giữa độ ẩm và số lần va đập tương ứng của các lần thử: Trục tung biểu thị độ ẩm, %, theo tỷ lệ tuyến tính; Trục hoành biểu thị số lần va đập tương ứng theo tỷ lệ logarit. Vẽ đường thẳng qua các điểm biểu thị hoặc cách gần nhất các điểm biểu thị (biểu mẫu A.2); Từ đường này xác định được độ ẩm tương ứng với 25 lần va đập, lấy chính xác tới 0,1%, là giới hạn chảy của đất.
2.4.5. Báo cáo thí nghiệm
Phải đảm bảo kết quả thí nghiệm được tiến hành phù hợp với tiêu chuẩn 14 TCN 128 -2002, bao gồm các thông tin chủ yếu sau:
– Phương pháp thí nghiệm sử dụng;
– Giá trị giới hạn chảy;
– Phương pháp chuẩn bị mẫu thử;
– Đặc điểm của mẫu đất.
2.5. Xác định giới hạn dẻo của đất
2.5.1. Nguyên lý: Chuẩn bị mẫu đất dùng cho thí nghiệm như Điều 2.3.2.1, 2.3.2.2 và 2.3.2.3. Nên thực hiện thí nghiệm từ một phần lượng mẫu đã chuẩn bị để xác định giới hạn chảy. Các thiết bị và dụng cụ cần thiết như Điều 2.1.
2.5.2. Quy trình
a) Dùng dao trộn, trộn kỹ lại mẫu đất đã được chuẩn bị theo Điều 2.3.2.1, 2.3.2.2 và 2.3.2.3;
b) Lấy khoảng 30g đất để lên tấm kính, nếu đất ướt quá thì để khô gió một lúc hoặc dùng vải khô và sạch thấm khô bớt cho đất tới khi có thể vê đất thành các viên tròn rồi phân làm hai phần;
c) Vê viên đất của một phần mẫu bằng các ngón tay để tạo thành que đất, rồi nhẹ nhàng vê dần que đất trên mặt kính nhám bằng mu bàn tay, làm cho que đất có kích thước nhỏ dần cho đến khi thành que tròn có đường kính 3 mm. Nếu với đường kính đó, bề mặt que đất chưa bị nứt rạn và que đất chưa tự gãy thành từng đoạn, thì đem nó vê lại thành hòn, rồi tiếp tục vê đất như trước. Làm như vậy cho đến khi tạo được que đất đạt đường kính 3 mm mà bề mặt bắt đầu bị rạn nứt và tự gãy thành từng đoạn (không bị rỗng ruột), dài 3 đến 10 mm thì tiến hành theo mục d Điều 2.5.2.1;
d) Bỏ phần bị vót ở hai đầu, lấy các đoạn của que đất gãy ra cho vào hộp chứa mẫu xác định độ ẩm rồi đậy kín nắp lại;
e) Lặp lại các bước theo mục c, d Điều 2.5.2 đối với đất còn lại để lấy được lượng đất tối thiểu là 10g cho vào hộp, xác định độ ẩm theo 14 TCN 125 – 2002;
g) Thực hiện từ mục c, d, e Điều 2.5.2 đối với lần thử thứ hai của mẫu đất.
Ghi chú: Khi vê lăn đất bằng đầu các ngón tay hoặc mu lòng bàn tay, cần giữ đều áp lực, que đất không dài quá chiều rộng lòng bàn tay và không bị rỗng ruột.
2.5.3. Tính kết quả
– Tính độ ẩm của hai mẫu thử của đất, chính xác đến 0,1 %;
– Trị số độ ẩm của hai mẫu thử song song, trong cùng điều kiện không được sai lệch nhau quá 2 %; Trị trung bình cộng của chúng là độ ẩm giới hạn dẻo của đất;
– Nếu kết quả độ ẩm giữa hai mẫu thử song song sai lệch nhau quá giới hạn cho phép thì phải lặp lại toàn bộ thí nghiệm.
2.5.4. Báo cáo thí nghiệm
Phải đảm bảo kết quả thí nghiệm được tiến hành phù hợp với tiêu chuẩn 14 TCN128-2002, bao gồm các thông tin chủ yếu sau:
– Phương pháp thí nghiệm sử dụng;
– Giới hạn dẻo của đất;
– Phần trăm khối lượng của hợp phần hạt lọt sàng 0,5 mm;
– Đặc điểm mẫu đất.
3. TÍNH TOÁN CHỈ SỐ DẺO IP CỦA ĐẤT
Theo công thức 3.1: IP = WL – WP ,% (3.1)
Trong đó:
WL – giới hạn chảy của đất, % khối lượng;
WP – giới hạn dẻo của đất, % khối lượng.
4. TÍNH TOÁN ĐỘ SỆT IL CỦA ĐẤT
Theo công thức 3.1:
Trong đó: Wa – độ ẩm tự nhiên của hợp phần hạt nhỏ hơn 0,5mm của đất đã được tính toán chỉnh lý theo 14 TCN 125 – 2002;
Các ký hiệu khác như các phần trên.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Bùi Bá Bổng |
Hình 2.1. Chi tiết xuyên côn để thí nghiệm giới hạn chảy
a) Thiết bị xuyên; b) Đầu đo
Ghi chú: Các kích thước có dấu * là sai số (dung sai) cho phép
Hình 2.2. Thiết bị thí nghiệm CASAGRANDE
a) Thiết bị giới hạn chảy CASAGRANDE
Ký hiệu |
A |
B |
C |
D |
E |
F |
G |
H |
J |
Kích thước, mm |
54 ±0,5 |
2±0,5 |
27±0,5 |
12,5±0,5 |
56±0,5 |
25±0,5 |
10±0,5 |
16±0,5 |
60±0,5 |
Ký hiệu |
K |
L |
M |
N |
P |
Q |
R |
S |
T |
Kích thước, mm |
51±2,0 |
150 |
130 |
27 |
28 |
6 |
22 |
19 |
45 |
Ghi chú: Có thể chọn thiết kế khác, chỉ cần thoả mãn các yêu cầu chủ yếu ở bảng sau:
Ký hiệu |
A |
B |
C |
D |
E |
F |
G |
Kích thước, mm |
2±0,25 |
11±0,25 |
40±0,5 |
8±0,25 |
50±0,5 |
1,5±0,1 |
15±0,5 |
Ký hiệu |
H |
J |
K |
L |
M |
N |
|
Kích thước, mm |
20 |
50 |
25 |
50 |
10±0,25 |
20 |
|
b) Dụng cụ để khía rãnh và đo chiều cao
Ghi chú: Các kích thước có dấu * là sai số (dung sai) cho phép
PHỤ LỤC A
CÁC BIỂU MẪU
Mẫu A.1. Bảng ghi chép Thí nghiệm giới hạn chảy
(Phương pháp xuyên côn) và giới hạn dẻo
Số hiệu mẫu thí nghiệm: |
Số hiệu công trình |
|
|||||||||||||||||||
Hố khoan/hố đào |
|
||||||||||||||||||||
Mô tả đất: |
Số mẫu |
|
|||||||||||||||||||
Chiều sâu |
m |
||||||||||||||||||||
Phương pháp thí nghiệm: |
Ngày |
|
|||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||
GIỚI HẠN DẺO TN số |
1 |
2 |
3 |
4 |
Trị TB |
||||||||||||||||
Hộp chứa số: |
|
|
|
|
|
||||||||||||||||
Khối lượng của đất ẩm + Hộp chứa: g |
|
|
|
|
|
||||||||||||||||
Khối lượng của đất khô + Hộp chứa: g |
|
|
|
|
|
||||||||||||||||
Khối lượng của hộp chứa: g |
|
|
|
|
|
||||||||||||||||
Khối lượng nước: g |
|
|
|
|
|
||||||||||||||||
Khối lượng đất khô: g |
|
|
|
|
|
||||||||||||||||
Độ ẩm: % |
|
|
|
|
|
||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||
GIỚI HẠN CHẢY (xuyên côn của Anh) TN số |
1 |
2 |
3 |
4 |
|||||||||||||||||
Số đọc đồng hồ đo ban đầu: mm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
Số đọc đồng hồ đo cuối cùng: mm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||||||
Độ xuyên côn trung bình: mm |
|
|
|
|
|||||||||||||||||
Hộp chứa số: |
|
|
|
|
|||||||||||||||||
Khối lượng của đất ẩm + Hộp chứa: g |
|
|
|
|
|||||||||||||||||
Khối lượng của đất khô + Hộp chứa: g |
|
|
|
|
|||||||||||||||||
Khối lượng của hộp chứa: g |
|
|
|
|
|||||||||||||||||
Khối lượng nước: g |
|
|
|
|
|||||||||||||||||
Khối lượng đất khô: g |
|
|
|
|
|||||||||||||||||
Độ ẩm: % |
|
|
|
|
|||||||||||||||||
|
Chuẩn bị mẫu |
||||||||||||||||||||
– Rửa qua sàng 0,5mm – Sàng khô qua sàng 0,5mm – Phần trăm lọt qua sàng 0,5mm % – Phần trăm còn lại trên sàng 0,5mm % |
|||||||||||||||||||||
Giới hạn chảy: % |
|||||||||||||||||||||
Giới hạn dẻo: % |
|||||||||||||||||||||
Chỉ số dẻo: |
|||||||||||||||||||||
Chỉ số chảy: |
|||||||||||||||||||||
Người thực hiện |
Người kiểm tra |
Người duyệt
|
|||||||||||||||||||
Mẫu A.2. Bảng ghi chép Thí nghiệm giới hạn chảy
(Phương pháp Casagrande) và giới hạn dẻo
Số hiệu mẫu thí nghiệm: |
Số hiệu công trình |
|
|||||||||
Hố khoan/hố đào |
|
||||||||||
Mô tả đất: |
Số mẫu |
|
|||||||||
Chiều sâu |
m |
||||||||||
Phương pháp thí nghiệm: |
Ngày |
|
|||||||||
|
|||||||||||
GIỚI HẠN DẺO TN số |
1 |
2 |
3 |
4 |
Trị TB |
||||||
Hộp chứa số: |
|
|
|
|
|
||||||
Khối lượng của đất ẩm + Hộp chứa: g |
|
|
|
|
|
||||||
Khối lượng của đất khô + Hộp chứa: g |
|
|
|
|
|
||||||
Khối lượng của hộp chứa: g |
|
|
|
|
|
||||||
Khối lượng nước: g |
|
|
|
|
|
||||||
Khối lượng đất khô: g |
|
|
|
|
|
||||||
Độ ẩm: % |
|
|
|
|
|
||||||
|
|||||||||||
GIỚI HẠN CHẢY TN số |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
||||||
Số nhát đập |
|
|
|
|
|
||||||
Hộp chứa số: |
|
|
|
|
|
||||||
Khối lượng của đất ẩm + Hộp chứa: g |
|
|
|
|
|
||||||
Khối lượng của đất khô + Hộp chứa: g |
|
|
|
|
|
||||||
Khối lượng của hộp chứa: g |
|
|
|
|
|
||||||
Khối lượng nước: g |
|
|
|
|
|
||||||
Khối lượng đất khô: g |
|
|
|
|
|
||||||
Độ ẩm: % |
|
|
|
|
|
||||||
|
Chuẩn bị mẫu |
||||||||||
– Rửa qua sàng 0,5mm – Sàng khô qua sàng 0,5mm – Phần trăm lọt qua sàng 0,5mm % – Phần trăm còn lại trên sàng 0,5mm % |
|||||||||||
Giới hạn chảy: % |
|||||||||||
Giới hạn dẻo: % |
|||||||||||
Chỉ số dẻo: |
|||||||||||
Chỉ số chảy: |
|||||||||||
Người thực hiện |
Người kiểm tra |
Người duyệt
|
|||||||||