Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 14TCN93:1996 về Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định khối lượng đơn vị diện tích
TIÊU CHUẨN NGÀNH
14 TCN 93-1996
VẢI ĐỊA KỸ THUẬT – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG ĐƠN VỊ DIỆN TÍCH
Geotextile – Test method for determination of weight per unit area
Tiêu chuẩn này xác định khối lượng của một đơn vị diện tích vải trong điều kiện tiêu chuẩn.
1. Thiết bị:
a) Máy đột để tạo mẫu thử vuông hoặc tròn có diện tích 100 cm2.
b) Thước đo, đo chính xác tới 1 mm.
c) Kéo.
d) Cân, chính xác tới 1 mg.
2. Chuẩn bị mẫu:
2.1. Lấy mẫu: Dùng đột hoặc kéo lấy tối thiểu 10 mẫu theo 14TCN 91-1996. Diện tích bề mặt mẫu bằng 100 cm2 ± 10 cm2.
2.2. Điều hòa mẫu: Mẫu thử được điều hòa trong điều kiện tiêu chuẩn theo 14TCN 91-1996 trong vòng 24 giờ hoặc cho đến khi nào khối lượng thay đổi không quá 25% giữa hai lần đo cách nhau 2 giờ.
3. Trình tự thử:
a) Đối với mẫu cắt bằng kéo đo kích thước mẫu (chiều dài, chiều rộng) chính xác tới 1 mm. Mỗi chiều đo tại 4 chỗ khác nhau của mẫu thử.
b) Đặt mẫu thử lên cân và ghi khối lượng chính xác tới 0,01 g.
c) Lặp lại các bước a) và b) cho đến khi thử xong.
d) Loại bỏ mọi kết quả dị thường theo quy định của 14TCN 91-1996 và các mẫu khác từ cùng một cuộn.
4. Tính toán:
4.1. Đối với mỗi mẫu: Tính khối lượng đơn vị diện tích vải G theo công thức:
G =
Trong đó: |
m – Khối lượng mẫu (g); |
|
S – Diện tích bề mặt mẫu thử (cm2); |
|
G – Khối lượng đơn vị diện tích, chính xác tới 1 g/m2; |
4.2. Các giá trị tiêu biểu: Các giá trị tiêu biểu tính theo 14TCN 91-1996 như sau:
a) Các giá trị trung bình, chính xác tới 1 g/m2;
b) Độ chênh lệch tiêu chuẩn, chính xác tới 0,1 g/m2.
c) Hệ số biến thiên, chính xác tới 0,1 %.
4.3. Những yêu cầu đối với việc thử thêm:
4.3.1. Khả năng lặp lại kết quả thử:
Khi hệ số biến thiên, tính tại Điều 4.2. a) vượt quá 20% cần thử nhiều mẫu hơn để thu được kết quả có giới hạn sai số cho phép như quy định trong 14TCN 91-1996. Số lượng các mẫu thử yêu cầu được tính theo 14TCN 91-1996.
4.3.2. Các giới hạn sai số.
Kiểm tra các kết quả thu được tại Điều 4.2 để bảo đảm cho các giới hạn sai số thực tế không vượt quá giới hạn do các bên tham gia thử đã định ra. Sai số có kết quả được coi là thỏa mãn nếu số lần thử tính theo 14TCN 91-1996 không vượt quá số lần thử thực tế.
Ghi chú: Các kết quả là thỏa mãn nếu thử đủ số lần và đáp ứng yêu cầu của các điều 4.3.1 và 4.3.2.
5. Báo cáo:
Báo cáo cần nêu các nội dung sau đây:
a) Số hiệu Tiêu chuẩn áp dụng để thử:
b) Các thông tin về lấy mẫu và thử mẫu;
i/ Tên cơ quan thử và tên khách hàng;
ii/ Ký hiệu lô hoặc mẻ mẫu thử;
iii/ Ngày tháng lấy mẫu và thử mẫu;
iv/ Số lượng mẫu được thử;
v/ Kiểu điều hòa mẫu;
vi/ Nhiệt độ và độ ẩm tương đối trung bình khi điều hòa và khi thử mẫu.
c) Các giá trị tiêu biểu của khối lượng đơn vị diện tích.
d) Các giá trị riêng lẻ như:
i/ Kết quả thử từng mẫu.
ii/ Thông tin chi tiết về các kết quả thử so với tiêu chuẩn, nếu có.
e) Các thay đổi về trình tự thử so với Tiêu chuẩn, nếu có.
f) Chi tiết về kết quả bị loại bỏ, kể cả nguyên nhân không dùng các kết quả đó để đánh giá các giá trị tiêu biểu.
MỤC LỤC
1. Thiết bị
2. Chuẩn bị mẫu.
3. Trình tự thử.
4. Tính toán.
5. Báo cáo.