Tiêu chuẩn ngành 64TCN108:1998

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Số hiệu: 64TCN108:1998
  • Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Hóa chất
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn ngành 64TCN 108:1998 về chất tẩy rửa tổng hợp kem giặt tổng hợp – phương pháp thử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

64 TCN 108:1998

CHẤT TẨY RỬA TỔNG HỢP KEM GIẶT TỔNG HỢP – PHƯƠNG PHÁP THỬ

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này thay thế cho 64 TCN 31-92 và áp dụng cho kem giặt tổng hợp dùng chất hoạt động bề mặt Ankyl benzen sunfonic axit mạch thẳng – LAS.

2. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

 Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu kem giặt tổng hợp theo TCVN 5491 – 91

3. Phương pháp thử

3.1 Các chỉ tiêu ngoại quan

3.1.1 Kết cấu sản phẩm

 Quan sát bằng mắt để đánh giá:

 – Sự đồng nhất của thể kem.

 – Độ mịn của kem.

 – Có bị phân lớp không.

3.1.2 Xác định màu

 Quan sát màu sắc và sự đồng nhất của màu.

3.1.3 Xác định mùi

 Dùng mũi để đánh giá mùi thơm của kem giặt và có mùi lạ hay khó chịu.

3.2 Các chỉ tiêu hoá lí

3.2.1 Qui định chung

3.2.1.1 Hoá chất dùng trong các phép thử phải là loại tinh khiết phân tích – TKPT

3.2.1.2 Nước cất dùng trong các phép thử theo TCVN 4851 – 1989.

3.2.2 Xác định hàm lượng chất hoạt động bề mặt LAS bằng phương pháp chuẩn độ hai pha theo 64 TCN 112 – 98.

3.2.3 Xác định pH

3.2.3.1 Thiết bị:

Máy đo pH với

– điện cực chỉ thị là điện cực thuỷ tinh.

 – điện cực so sánh là điện cực calomen hoặc điện cực kép

3.2.3.2 Cách tiến hành

 Chuẩn bị dung dịch 1% kem giặt trong nước cất. Đo giá trị pH bằng máy đo pH.

3.2.4 Xác định hàm lượng nước và chất bay hơi

3.2.4.1 Thiết bị và dụng cụ

– Đĩa thuỷ tinh, đường kính 6cm.

– Tủ sấy.

– Cân phân tích, độ chính xác 0,001g.

3.2.4.2 Cách tiến hành

 Cân khoảng 2g mẫu kem giặt, chính xác đến 0,001g. Dàn đều nằm trên đĩa thuỷ tinh đã được sấy và cân đến khối lượng không đổi ở 100 – 1050C. Sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 100 – 1050C trong khoảng 3 giờ. Để nguội trong bình hút ẩm và cân đến khối lượng không đổi.

3.2.4.3 Tính kết quả

 Hàm lương chất bay hơi A của kem giặt tính bằng phần trăm theo công thức:

 Trong đó:

 m1: khối lượng mẫu trước khi sấy, g.

 m2: khối lượng mẫu sau khi sấy, g.

3.2.5 Xác định thể tích cột bọt và độ ổn định cột bọt.

3.2.5.1 Dụng cụ và thuốc thử

– Ống thuỷ tinh có chiều dài 70mm, đường kính trong 2  0,2mm. Mặt cắt ngoài cùng của ống phải vuông góc với trục và được mài nhẵn.

– Phễu chiết dạng ống có vạch mức, dung tích 1000ml. Đường kính lỗ khoá của phễu không lớn hơn 3mm. Đuôi phễu dài 35-40mm và có đường kính trong phù hợp với đường kính ngoài của ống thuỷ tinh để có thể lồng khít vào nhau, mặt tiếp giáp được bịt kín với parafin nóng chảy.

– Ống đong 1000ml, chia vạch 10ml, đường kính trong 65mm.

– Cốc thuỷ tinh 1000ml có vạch mức.

– Nồi cách thuỷ

– Nhiệt kế 1000C

3.2.5.2 Cách tiến hành

 Cân 10g mẫu chính xác đến 0,001g, cho vào cốc thuỷ tinh 1000ml, vừa thêm nước đến 1000ml vừa khuấy nhẹ nhàng cho tan mẫu và tránh tạo bọt. Đặt cốc có dung dịch mẫu vào nồi cách thuỷ, đun để nhiệt độ dung dịch đạt 50  20C. Dung dịch mẫu chuẩn bị trước ít nhất 30 phút, nhưng không quá 2 giờ trước khi đo.

 Dụng cụ đo được rửa sạch bằng hỗn hợp rửa sunfo-cromic, rửa kĩ và tráng nước cất. Trước khi đo tráng bằng chính dung dịch mẫu. Lắp dụng cụ đo sao cho trục của phễu chiết trùng với trục của ống đong. Đầu của ống thuỷ tinh cách mặt thoáng của dung dịch trong ống đong 450mm (xem hình vẽ).

 Rót cẩn thận theo thành bình 50ml dung dịch mẫu vào ống đong, tránh tạo bọt. Sau đó rót cẩn thận phần dung dịch còn lại vào phễu chiết sao cho không tạo bọt. Mở khoá phễu chiết để dung dịch mẫu chẩy vào tâm điểm của dung dịch trong ống đong với thể tích ddúng 450ml. Đóng khoá phễu và đòng thời bấm đồng hồ bấm giây. Sau 60 giây đọc thể tích cột bọt bằng cách lấy giá trị trung bình vạch cao nhất và vạch thấp nhất tạo thành bề mặt cột bọt.

 Sau 3 phút, 5 phút đọc lại thể tích cột bọt.

3.2.5.3 Tính kết quả

* Thể tích V của cột bọt tính theo công thức:

V = V1 – 50 – 450

Trong đó:

V1: thể tích cột bọt và dung dịch thử sau 60 giây, ml.

50: thể tích dung dịch mẫu có sẵn trong ống đong, ml.

450: thể tích dung dịch chảy từ phễu vào ống đong, ml.

Độ ổn định bọt tính bằng % theo công thức: 

 Trong đó:

V1: thể tích cột bọt sau 1 phút, ml.

V2: thể tích cột bọt sau 3 hoặc 5 phút, ml.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *