Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN10069:2013

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN10069:2013
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Công nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10069:2013 (EN 12868:1999) về Đồ dùng trẻ em – Phương pháp xác định sự giải phóng N-Nitrosamin và các chất có khả năng chuyển hóa thành N-Nitrosamin từ núm ty và ty giả làm bằng Elastome hoặc cao su


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10069:2013

EN 12868:1999

ĐỒ DÙNG TRẺ EM – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SỰ GIẢI PHÓNG N-NITROSAMIN VÀ CÁC CHẤT CÓ KHẢ NĂNG CHUYỂN HÓA THÀNH N-NITROSAMIN TỪ NÚM TY VÀ TY GIẢ LÀM BẰNG ELASTOME HOẶC CAO SU

Child use and care articles – Methods for determining the release of N-Nitrosamines and N-Nitrosatable substances from elastomer or rubber teats and soothers

Lời nói đầu

TCVN 10069:2013 hoàn toàn tương đương với EN 12868:1999

TCVN 10069:2013 do Tiểu Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 181/SC 1 Đ dùng trẻ em biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Núm ty cho ăn và ty giả được làm từ elastome hoặc cao su có thể gii phóng ra N-nitrosamin và các chất có khả năng chuyển hóa thành N-nitrosamin (các chất nitrosatable).

Mục đích của tiêu chuẩn này là đưa ra phương pháp phân tích chi tiết để phát hiện và xác định N-nitrosamin và các chất có khả năng chuyển hóa thành N-nitrosamin được giải phóng từ núm ty và ty giả để phù hợp với các yêu cầu của Chỉ thị 93/11/EEC.

Phương pháp được phê chuẩn bởi thử nghiệm liên phòng gồm mười hai phòng thí nghiệm thành viên. Các phép thử tập trung vào các sản phẩm giải phóng N-nitrosođimetylamin, N-nitrosođietylamin, N-nitrosođibutylamin và N-nitrosođibenzylamin. Kết quả cũng được sử dụng để xem xét dung sai phân tích (Điều 9).

 

Đ DÙNG TRẺ EM – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SỰ GII PHÓNG N-NITROSAMIN VÀ CÁC CHT KHẢ NĂNG CHUYN HÓA THÀNH N-NITROSAMIN TỪ NÚM TY VÀ TY GIẢ LÀM BẰNG ELASTOME HOC CAO SU

Child use and care articles – Methods for determining the release of N-Nitrosamines and N-Nitrosatable substances from elastomer or rubber teats and soothers

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp phân lp, phát hiện và xác định N-nitrosamin và các chất có khả năng chuyển hóa thành N-nitrosamin được giải phóng trong dung dịch nước bọt nhân tạo từ núm ty và ty giả làm bằng cao su và elastome.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4851 (ISO 3696), Nước dùng đ phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

EN 45001, General criteria for operation of testing laboratories (Tiêu chí chung đối với vận hành các phòng thí nghiệm);

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Ty giả (soother)

Sản phẩm được sử dụng để đáp ứng nhu cầu bú mút và làm trẻ không quấy.

CHÚ THÍCH: Ty giả cũng được gọi là núm vú giả hoặc núm vú cao su của em bé.

3.2. Núm ty (teat)

Chi tiết được làm bằng elastome hoặc cao su của ty giả được thiết kế để trẻ ngậm vào miệng. Theo cách khác nó có thể là núm ty cho ăn.

3.3. Núm ty cho ăn (feeding teat)

Núm vú thay thế mà khi được gắn vào bình chứa chất lng, cho phép tr nhận được chất lỏng bằng cách bú/mút.

3.4. Cao su (rubber)

Vật liệu có độ giãn cao kết hợp với khả năng phục hồi về lại hình dạng ban đầu trong một thời gian ngắn – vật liệu có tính co giãn cao.

3.5. Elastome

Vật liệu có cùng tính chất co dãn cao như cao su qua đó xác định được khoảng nhiệt độ, nhưng có cấu trúc hóa học khác với cao su.

3.6. N-nitrosamin

Chất mà trong công thức có nhóm chức -N-N=O, thường được tạo thành bởi phn ứng của một amin (chủ yếu là amin thứ cấp) với một tác nhân nitrosat hóa, ví dụ nitrit, trong môi trường axit.

3.7. Các chất có khả năng chuyển hóa thành N-nitrosamin

Chất mà khi được giải phóng vào trong dung dịch th, được nitrosat hóa tạo thành N-nitrosamin ở các điều kiện quy định.

4. Nguyên tắc

N-nitrosamin và các chất có khả năng chuyển hóa thành N-nitrosamin được chiết vào trong dung dịch muối nước bọt nhân tạo có chứa nitrit. Sau khi cô đặc, và trong trường hợp các chất có khả năng chuyển hóa thành N-nitrosamin, sau khi chuyển hóa, dung dịch thử cuối cùng được kiểm tra N-nitrosamin bằng sắc ký khí (GC), sử dụng detector phát quang hóa học hoặc kỹ thuật phân tích đã được công nhận phù hợp khác. Phép phân tích phải được thực hiện trong môi trường không có N-nitrosamin và các chất có khả năng chuyển hóa thành N-nitrosamin bay hơi. N-nitrosamin và các chất có khả năng chuyển hóa thành N-nitrosamin giải phóng được biểu thị dưới dạng N-nitrosamin giải phóng, nh bằng microgam trên kilôgam (µg/kg) mẫu.

CNH BÁO: N-nitrosamin có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người do độc tính của nó. Các phòng thí nghiệm phải chú ý đặc biệt đến các yêu cầu về sức khe và an toàn theo nội quy công việc.

5. Thuốc thử

5.1. Trừ khi có quy định khác, tt cả các hóa chất phải có độ tinh khiết phân tích và nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương ít nhất là Loại 3 theo TCVN 4851 (ISO 3696).

5.2. Natri hyđrocacbonat

5.3. Natri clorua

5.4. Kali cacbonat

5.5. Natri nitrit

CHÚ THÍCH: Các thuốc thử này th có hạn sử dụng ch khoảng hai năm.

5.6. Dung dịch axit clohyđric, c(HCI) = 0,1 mol/l.

5.7. Dung dịch natri hyđroxit, c(NaOH) = 0,1 mol/l.

5.8. Dung dịch muối nước bọt nhân tạo.

Hòa tan 4,2 g dung dịch natri hyđrocacbonat (5.2), 0,5 g natri clorua (5.3), 0,2 g kali cacbonat (5.4) và 30 mg natri nitrit (5.5) trong nước và pha loãng bằng nưc thành 900 ml. Điều chỉnh đến pH 9,0 nếu cần bằng cách thêm nhỏ giọt dung dịch axit clohyđric (5.6) hoặc dung dịch natri hyđroxit (5.7). Chuyển hỗn hợp sang bình định mức 1 l và pha loãng bằng nước đến vạch định mức.

CHÚ THÍCH: Dung dịch này có thể s dụng trong không quá hai tuần khi được bảo quản trong chai kín và có ít nhất một khoảng không trên chất lng.

5.9. Điclometan, đã chưng cất, đựng trong bình thủy tinh và đã kiểm tra sự có mặt của nitrosamin và các chất có khả năng chuyển hóa thành nitrosamin (7.5).

5.10. Kieselguhr, để chiết lỏng-lỏng, bề mặt quy định 1 m2/g, kích cỡ lỗ từ 3 000 nm đến 8 500 nm, kích cỡ hạt từ 150 µm đến 650 µm; được gia nhiệt đến 200 °C trong 1 h, để nguội và rửa bằng điclometan (5.9).

CHÚ THÍCH: Có th sử dụng vật liệu tách khác, miễn là đã được công nhận như Kieselguhr.

5.11. n-hexan.

5.12. Dung dịch axit clohyđric, c(HCI) = 1 mol/l.

5.13. Dung dịch natri hyđroxit, c(NaOH) = 1 mol/l.

5.14. Nitơ tinh khiết.

5.15. Hạt chống sục.

5.16. Thủy tinh được nung chảy để sản xuất cột (6.3 và 6.4).

5.17. Axeton, hoặc dung môi thích hợp khác.

5.18. Dung dịch N-nitrosamin chuẩn.

Chuẩn bị (các) dung dịch trong n-hexan (5.11) có lượng N-nitrosamin đã biết, được xác định trong khoảng nồng độ từ 100 ng/ml đến 300 ng/ml. Ngoài ra, có thể sử dụng các dung dịch được chứng nhận khác để có được khoảng nồng độ tương tự.

Các N-nitrosamin sau đã được xác nhận có liên quan đến núm ty và ty giả được làm từ cao su vật liệu đàn hồi. Tuy nhiên, các liệt kê dưới đây không bao gồm toàn bộ các N-nitrosamin:

N-nitrosođimetylamin (NDMA);

N-nitrosođietylamin (NDEA);

N-nitrosođipropylamin (NDPA);

N-nitrosođibutylamin (NDBA);

N-nitrosopiperidin (NPIP);

N-nitrosopyrrolidin (NPYR);

N-nitrosomorpholin (NMOR);

N-nitrosođibenzyllamin (NDBzA);

N-nitrosođiisononylamin (NDiNA), có nghĩa N-nitroso 3,5,5-trimetylhexylamin;

N-nitroso N-metyl N-phenylamin (NMPhA);

N-nitroso N-etyl N-phenylamin (NEPhA).

Khi phát hiện được các N-nitrosamin khác, thì các N-nitrosamin này phải được xác định và báo cáo theo quy định.

5.19. Dung dịch chuẩn nội N-nitrosođiisopropylamin (NDiPA), không cha các N-nitrosamin khác, nồng độ khoảng 200 ng/ml trong axeton hoặc dung môi thích hợp khác (5.17).

CHÚ THÍCH: N-nitrosamin bị khử dưới ánh sáng tử ngoại (UV). Không đcác dịch chiết hoặc các dung dịch chun tiếp xúc với các nguồn ánh sáng như ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn huỳnh quang. Phải bọc mẫu và các dung dịch chuẩn bng giấy nhôm và bảo quản trong bóng tối ở nhiệt độ dưới 5 °C.

5.20. Natri sulfat khan (dạng hạt) hoặc phễu lọc tách pha Whatman phù hợp.

Rửa trước 30 g natri sulfat bằng 25 ml điclometan (5.9).

5.21. Dung dịch amoniac, c(NH3) = 0,1 mol/l.

5.22. Cát, được rửa bằng axit và nung.

6. Thiết bị, dụng cụ

6.1. Thiết bị, dụng cụ phòng thí nghiệm thông thường.

Bất kỳ thiết bị, dụng cụ bằng thủy tinh nào được rửa bằng tác nhân làm sạch có tính axit thì phải xử lý bằng dung dịch amoniac (5.21) sau đó xả lại với nước và sấy khô trước khi sdụng.

6.2. Tủ sấy, có thể duy trì nhiệt độ (40 ± 2) °C.

6.3. Cột thủy tinh có đầu xả và khóa vòi bng polytetrafloetylen (PTFE); chiều dài cột khoảng 300 mm, đường kính trong khoảng 26 mm.

6.4. Cột thủy tinh có đầu xả và khóa vòi bằng PTFE; chiều dài cột khoảng 300 mm, đường kính trong khoảng 15 mm.

6.5. Bình và máy cô bay hơi Kuderna-Danish (K-D), được cải tiến có bình thu nhgiọt và bộ làm mát khí với khối cầu giãn n hoặc di động.

CHÚ THÍCH: Có th sử dụng máy cô khác miễn là được ng nhận như hệ thống K-D.

6.6. Nồi cách thủy, có thể duy trì nhiệt độ trong phạm vi từ 40 °C đến 60 °C.

6.7. Ampun, được viền mép và có th được đóng kín bằng các vòng bích và septa được phủ PTFE (để bo đm septa không có N-nitrosamin).

6.8. Kìm cặp niêm phong cho ampun (6.7).

6.9. Bông thủy tinh, đã được rửa sạch bằng điclometan (5.9).

6.10. Phễu chiết (200 ml).

6.11. Phễu chiết (100 ml).

6.12. Detector phát quang hóa học có độ nhạy phù hợp (Máy Phân tích Nhiệt năng).

CHÚ THÍCH: Có th s dụng detector phân tích khác miễn là được công nhận như TEA.

6.13. Sắc ký khí (GC)

Hệ thống GC để sử dụng tùy theo lựa chọn của người phân tích. Tuy nhiên, phòng thí nghiệm phải chứng minh các điều kiện đã được tối ưu sau:

(các) hệ thống phải tách N-nitrosamin đưc nêu trong tiêu chuẩn này (5.18), như diện tích pic của chúng để có thể so sánh với pic của chuẩn nội (5.19);

Hệ thống phải tách được N-nitrosođimetylamin và N-nitrosođietylamin từ các N-nitrosamin được nêu trong tiêu chuẩn.

CHÚ THÍCH: Các hướng dẫn dưới đây cho hệ thống sắc ký có thể đạt được việc tách mong muốn. Tuy nhiên, điều kiện giữa các phòng thí nghiệm là khác nhau và mỗi phòng thí nghiệm phải bảo đm đạt được việc tách tương ng với hệ thống lựa chọn. Có th yêu cầu hai cột để tách tt cả các N-nitrosamin và để thu được độ nhạy phù hợp đối với NDBzA.

Các điều kiện sau được xem là phù hợp để xác định các N-nitrosamin bay hơi:

VÍ DỤ 1: Cột nhi

Nhiệt độ buồng bơm:

200°C

Nhiệt độ lò:

200°C

Cột:

cột thủy tinh, chiều dài (2,5 – 3,0) m, đường kính ngoài 1/8”, được nhồi với:

15% Carbowax 20M, TPA trên Chromsorb WHP 100/120mesh.

hoặc 10% Carbowax 20M, 2% KOH trên Chromsorb WHP 100/120 mesh

hoặc cột thủy tinh, chiều dài (4,0 – 5,0) m, đường kính ngoài 1/8” được nhồi với 15 % SP 1200, 1% H3PO4 trên Chromsorb WAW 100/120 mesh.

Nhiệt độ nhiệt phân:

480°C

Khí mang:

Argon, heli hoặc nitơ vi tốc độ dòng khoảng 20 ml/min.

Cặp:

trực tiếp giữa cột GC và lò nhiệt phân, hoặc sử dụng mặt phân cách được gia nhiệt ở 250 °C.

Các thay đổi sau được xem là phù hợp để xác định các alkyl phenyl N-nitrosamin:

Nhiệt độ buồng bơm:

150°C.

Nhiệt độ lò:

khoảng (120-130) °C.

Cột:

bằng thủy tinh dài 2,0 m, đường kính ngoài 1/4”, đường kính trong 2,0 mm, được nhồi với:

10 % OV-101 trên Chromsorb WHP 80/100mesh

hoặc: 3 % OV-225 trên Chromsorb WHP 80/100 mesh.

Nhiệt độ nhiệt phân:

480°C.

Nhiệt độ mặt phân cách:

250°C.

VÍ DỤ 2: Cột mao quản

Nhiệt độ buồng bơm:

200°C

Nhiệt độ lò:

60 °C, 230 °C (10 °C/min).

Cột:

25,0 m silica được nung chảy 0,53 mm FFAP 1 µm.

Nhiệt độ nhiệt phân:

480°C.

Nhiệt độ mặt phân cách:

250°C.

Hoặc:

 

Nhiệt độ buồng bơm:

50°C 1 min, 200 °C (75 °C/min),

Nhiệt độ lò:

40°C 7 min, 60 °C (1 °C/min), 230 °C (14°C/min).

Cột:

30,0 m silica được nung chảy 0,53 mm, film SE-54, 2 mm.

Nhiệt độ nhiệt phân:

480°C.

Nhiệt độ mặt phân cách:

250°C.

7. Cách tiến hành

7.1. Thôi nhiễm từ núm ty và ty giả

7.1.1. Cân tối thiểu 40 g núm ty cho ăn hoặc núm ty được lấy từ ty giả. Chuyển vào cốc có m cha nước ct sôi và đun sôi trong 10 min, sử dụng lượng nước tối thiểu cần thiết để làm ngập núm ty. Dùng kẹp hoặc kìm gắp đ lấy ty giả ra khỏi nước. Để nguội xuống nhiệt độ phòng và sau đó cắt mỗi núm ty thành hai phần theo chiều dọc và để khô trong không khí.

7.1.2. Cân ít nhất 10 g núm ty đã chuẩn bị, chính xác đến 0,1 g và cho vào bình nón 50 ml. Dùng pipet lấy 40,0 ml dung dịch nước bọt nhân tạo (5.8) cho vào bình. Đậy bình bằng nút thủy tinh được mài nhám và lắc nhẹ nhàng đbảo đảm toàn bộ núm ty được ngập trong dung dịch, để bình đã đậy kín trong tủ sấy (6.2) ở nhiệt độ (40 ± 2) °C trong 24 h (±30 min).

CHÚ THÍCH: Nếu ly khối lượng núm ty lớn hơn 10 g, thì trong quá trình phân tích, thuốc thử và bình cha sử dụng phải tăng t lệ, riêng thể tích của dung dịch chuẩn nội (5.19) vn là 1,0 ml.

7.1.3. Gạn dung dịch trong bình vào ống đong 50 ml, đậy kín bng nút thủy tinh nhám. Rửa núm ty bằng 4,0 ml dung dịch nước bọt nhân tạo (5.8) và đổ sang ống đong. Pha loãng bằng nước cất đến 50,0 ml và trộn.

7.1.4. Dùng pipet đ lấy 10,0 ml dung dịch này sang bình nón 25 ml và đậy kín bằng nút thủy tinh nhám. Dung dịch này Dung dịch B.

7.1.5. Dung dịch còn lại (40,0 ml) là Dung dịch A.

7.2. Phân lập N-nitrosamin trong Dung dịch A

7.2.1. Dùng pipet lấy 1,0 ml dung dịch chuẩn nội (5.19) và 1,0 ml dung dịch natri hyđroxit (5.13) cho vào dung dịch A (7.1.5) được đựng trong ống đong.

CHÚ THÍCH: Có th sử dụng Phương pháp A hoặc Phương pháp B để làm sạch dung dịch th.

Phương pháp A

7.2.2. Thêm 25 g Kieselguhr hoặc vật liệu tách phù hợp (5.10) vào cột thủy tinh đường kính trong 26 mm (6.3) được đậy kín đáy bằng bông thủy tinh (6.9). Phủ lên đầu cột bằng thủy tinh được nung chy (5.16) hoặc một lớp cát dày khoảng 1 cm (5.22).

Khi nhồi đầy cột, nhẹ nhàng gõ ngoài thành cột đ chất nhồi được đồng đều hơn.

7.2.3. Đậy nút và lắc ống đong chứa dung dịch (7.2.1) và từ từ rót vào cột (7.2.2) Kieselguhr đã chuẩn bị, hoặc cột tương tự.

Phân bố mẫu dưi dạng pha tĩnh trên vật liệu nền xốp trong khoảng 10 min đến 15 min. Vẫn còn một khoảng khô có chiều rộng khoảng 50 mm đến 70 mm ở phần dưới cột.

7.2.4. Rót từ 60 ml đến 80 ml điclometan (5.9) vào cột và trong khoảng 15 min đến 25 min, thu dịch chiết (khoảng 40 ml) vào bình K-D, hoặc dụng cụ tương tự (6.5), điều chỉnh tốc độ nhỏ giọt bằng khóa vòi PTFE.

CHÚ THÍCH: Trong quá trình rửa giải bng điclometan, khong khô bị thu hẹp lại còn 15 mm đến 30 mm. Quan sát d dàng quá trình này do sự thm ướt khác nhau của mẫu và thm ướt điclometan của Kieselguhr, hoặc vật liệu tương tự. Điều này rất quan trọng đ khong khô không bị kiệt dung môi, mặt khác mu thử có th cha nước.

Phương pháp B

7.2.5. Đậy nắp và lắc ng đong chứa dung dịch (7.2.1) và đổ từ từ vào phễu chiết (6.10).

7.2.6. Thêm tối thiểu 20 ml điclometan (5.9) và lắc mạnh trong 1 min. Để các pha lng tách pha và, nếu cần thiết, ly tâm để phá vỡ nhũ tương hình thành. Lấy lp bên dưới và đổ qua 30 g natri sulfat đã được làm sạch trước hoặc phễu lọc chiết pha thích hợp (5.20) vào bình K-D, hoặc dụng cụ tương tự (6.5).

7.2.2. Lặp lại quy trình trong 7.2.6 hai lần nữa.

7.2.8. Rửa natri sulfat hoặc phễu lọc tách pha thích hợp (5.20) bằng 25 ml điclometan (5.9) và cho vào bình K-D hoặc dụng cụ tương tự (6.5).

Làm giàu N-nitrosamin trong dung dịch A

7.2.9. Cho 2 ml n-hexan (5.11) và hai hoặc ba hạt chng sục (5.15) vào bình K-D hoặc dụng cụ tương tự (6.5) chứa dịch chiết từ Phương pháp A hoặc Phương pháp B. Gn bộ làm mát không khí vào bình K-D hoặc dụng cụ tương tự (6.5). Cô đặc dung dịch còn 4 ml đến 6 ml trong nồi cách thủy (6.6) hoặc dụng cụ tương tự, bắt đầu ở (40 ± 2) °C và tăng chậm đến (60 ± 2) °C (khoảng 2 °C/min) để tránh làm mất mẫu. Để nguội dung dịch và rửa thành bình bay hơi và hệ thống cô đặc bằng khoảng 2 ml điclometan (5.9).

7.2.10. Tháo bộ làm mát không khí ra khi bình K-D, hoặc dụng cụ tương tự (6.5). Từ từ thổi nitơ (5.14) qua dung dịch trong bộ cô để dung dịch giảm xuống còn khoảng 1 ml. Đ cân bằng với nhiệt độ phòng và sau đó chuyển sang ampun có viền mép (6.7) và đậy bằng septa và vòng bích (6.7)

Điều chnh dòng nitơ để bảo đm chỗ lõm được tạo ra trên bề mặt dịch chiết được cô đặc không sâu quá 4 mm đến 5 mm, mặt khác có thể xảy ra dịch chiết bị quá lạnh hoặc rò rỉ. Quan trọng là thể tích phải không được xuống dưới giá trị tối thiểu được quy định trong bước cô đặc do sự bay hơi của N- nitrosamin. Nếu đ dung dịch cô đặc lâu hơn 1 h trước khi phân tích, thì phải bảo qun trong chỗ tối ở nhiệt độ không quá 5 °C.

7.3. Phân lập các chất có khả năng chuyển hóa thành N-nitrosamin dạng N-nitrosamin trong Dung dịch B

7.3.1. Dùng pipet lấy 1,0 ml dung dịch axit clohyđric (5.12) vào Dung dịch B (7.1.4) và lắc để trộn (giá trị pH của dung dịch khoảng 1,4). Đ yên chỗ tối 30 min.

7.3.2. Dùng pipet cho thêm 2,0 ml dung dịch natri hyđroxit (5.13) để kiềm hóa dung dịch và 1,0 ml dung dịch chuẩn nội (5.19) và lắc.

CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng phương pháp C hoặc Phương pháp D để làm sạch dung dịch thử.

Phương pháp C

7.3.3. Chuẩn bị 8 g Kieselguhr, hoặc vật liệu tách phù hợp khác (5.10) và cột như mô tả trong 7.2.2, sử dụng cột thủy tinh có đường kính trong 15 mm (6.4).

7.3.4. Đưa dung dịch (7.3.2) lên cột này như mô tả trong 7.2.3.

7.3.5. Rót từ 25 ml đến 30 ml điclometan (5.9) lên cột và thu lại dịch chiết (khoảng 15 ml) như mô tả trong 7.2.4.

Phương pháp D

7.3.6. Cho dung dịch (7.3.2) vào phễu chiết (6.11).

7.3.7. Thêm tối thiểu 10 ml điclometan (5.9) và lắc mạnh trong 1 min. Thu lớp hữu cơ bên dưới vào bình K-D, hoặc dụng cụ tương tự, như t trong 7.2.6.

7.3.8. Lặp lại quy trình trong 7.3.7 hai lần nữa.

7.3.9. Rửa natrisulfat hoặc phễu lọc tách pha (5.20) như mô tả trong 7.2.8 và cho vào bình K-D, hoặc dụng cụ tương tự (6.5).

Làm giàu các hợp chất có khả năng chuyển hóa thành N-nitrosamin dưới dạng N-nitrosamin trong Dung dịch B

7.3.10. Cô đặc dịch chiết từ Phương pháp C hoặc Phương pháp D đến thể tích cuối cùng khoảng 1 ml như mô t trong 7.2.97.2.10.

7.4. Thử mẫu trắng

Phép thử này được thực hiện bằng cách tiến hành tất cả các quy trình từ 7.1.2 đến 7.3.9 mà không có núm ty và không có bước thôi nhiễm (7.1.2).

7.5. Sắc ký

Bơm từ 1 µl đến 10 µl dịch chiết vào GC/detector phát quang hóa học ở các điều kiện tối ưu (6.13). Cũng phân tích một th tích tương tự đối với dung dịch chuẩn (5.18) và dung dịch chuẩn nội (5.19).

Để nhận được các kết quả tin cậy, nên thực hiện các phân tích cùng ngày với chuẩn bị dịch chiết. Nếu không thể thực hiện được, thì bảo quản dịch chiết tránh ánh sáng ở nhiệt độ không quá 5 °C.

8. Giải thích kết quả

8.1. Hàm lượng N-nitrosamin của Dung dịch A

8.1.1. Tính toán hàm lượng của từng N-nitrosamin s dụng Công thức (1) và (2).

                            (2)

trong đó:

M là lượng N-nitrosamin thôi nhiễm từ mẫu vào dung dịch thử nước bọt tính bng µg/kg, được hiệu chỉnh bằng so sánh với t lệ thu hồi chuẩn nội NDiPA được thêm vào;

F là hệ số được tính toán từ Công thức (2);

                                (2)

Trong đó:

ANA là diện tích pic của N-nitrosamin thôi nhiễm xác định được từ mẫu vào dung dịch thử nước bọt (Dung dịch A).

là diện tích pic của chuẩn nội NDiPA được thu hồi từ Dung dịch thử A

C là nồng độ của N-nitrosamin xác định được trong dung dịch chuẩn tính bằng µg/l;

G là phần vật liệu mẫu được cân, tính bằng g;

ANASTD là diện tích pic của N-nitrosamin xác định được trong dung dịch chuẩn;

 là diện tích pic khi bơm trực tiếp chuẩn nội NDiPA, tính bằng µl;

ANASTD là thể tích của chuẩn N-nitrosamin được bơm vào, tính bằng µl;

 là thể tích của chuẩn nội NDiPA, tính bằng µl.

8.1.2. Tính toán tổng hàm lượng N-nitrosamin bằng cách cho thêm vào một lượng từng N-nitrosamin riêng lẻ phát hiện được. Nếu không nhận được pic đặc trưng cho mỗi N-nitrosamin riêng lẻ, nghĩa Ià 3 lần chỉ nhận được tín hiệu nhiễu của đường chuẩn, thì phải báo cáo là “không phát hiện được” hoặc “ND” và giá trị được xử lý bằng “không”.

CHÚ THÍCH: Sản phm sẽ phù hp vi Ch thị 93/11/EEC nếu có tổng hàm lượng N-nitrosamin phát hiện đưc ít hơn 0,01 mg/kg elastome hoặc cao su, sau khi áp dụng dung sai phân tích trong Điều 9.

8.2. Hàm lượng các chất có khả năng chuyển hóa thành N-nitrosamin của dung dịch B, được tính dưới dạng N-nitrosamin

8.2.1. Tính toán hàm lượng từng N-nitrosamin riêng lẻ phát hiện được bằng sử dụng Công thức (2) và (3). Hàm lượng của từng N-nitrosamin xác định được, được tính trong Dung dịch A phải được trừ từ các giá trị thu được.

                            (3)

Trong đó

M hàm lượng N-nitrosamin thôi nhiễm từ mẫu vào dung dịch thử nước bọt tính bằng µg/kg, được hiệu chnh bằng cách so sánh vi t lệ thu hồi chuẩn nội NDiPA được thêm vào;

F hệ số được tính toán từ Công thức (2);

ANA diện tích pic của N-nitrosamin thôi nhiễm xác định được từ mẫu vào dung dịch thử nước bọt (Dung dịch B);

 là diện tích pic của dung dịch chuẩn nội NDiPA được thu hồi từ Dung dịch thử B.

8.2.2. Tính toán tổng hàm lượng các chất có khả năng chuyn hóa thành N-nitrosamin bằng cách cho thêm vào một lượng từng chất có khả năng chuyển hóa thành N-nitrosamin riêng lẻ phát hiện được, được hiệu chnh đối với lượng của từng N-nitrosamin được tính trong dung dịch A. Nếu không nhận được pic đặc trưng cho mỗi N-nitrosamin riêng lẻ, nghĩa là 3 lần ch nhận được tín hiệu nhiễu của đường chuẩn, thì phải báo cáo là “không phát hiện được” hoặc “ND” và giá trị được xử lý bằng “không”.

CHÚ THÍCH: Sản phm sẽ phù hợp với Chthị 93/11/EEC nếu có tổng hàm lượng các chất có khả năng chuyn hóa thành N-nitrosamin phát hiện được ít hơn 0,1 mg/kg elastome hoặc cao su, sau khi áp dụng dung sai phân tích trong Điều 9.

9. Dung sai phân tích

9.1. Bất kỳ kết quả phân tích nào thu được trong Điều 8 lớn hơn giới hạn quy định trong 8.1.2 phải áp dụng dung sai phân tích trong 9.2 để tính được kết qu phân tích.

9.2. Dung sai phân tích cho N-nitrosamin: 0,01 mg/kg.

Dung sai phân tích cho các chất có khả năng chuyển hóa thành N-nitrosamin: 0,1 mg/kg.

CHÚ THÍCH: Dung sai phân tích được yêu cu có tính đến các thay đi vốn có trong phép đo được ch ra bởi các phép thử liên phòng thí nghiệm.

9.3. Các sản phm được cho là phù hợp với Chỉ thị 93/11/EEC nếu kết quả phân tích tính được nhỏ hơn các giới hạn được quy định trong 8.1.28.2.2.

Kết quả phân tích N-nitrosamin, 0,018 mg/kg

Hiệu chỉnh phân tích 0,01 mg/kg

Kết quả phân tích được tính = 0,018 mg/kg – 0,01 mg/kg = 0,008 mg/kg.

Điều này được cho là phù hợp với Chỉ thị 93/11/EEC (giới hạn N-nitrosamin, 0,01 mg/kg).

10. Xác nhận lại N-nitrosamin phát hiện được

10.1. Nếu tổng hàm lượng N-nitrosamin biểu kiến xác định được trong dung dịch thử nước bọt lớn hơn, hoặc bằng với các giới hạn được quy định trong 8.1.28.2.2, các N-nitrosamin phát hiện được và khối lượng của chúng phải được xác nhận lại bằng một trong các cách sau:

a) Cho một phần dung dịch thử còn lại vào một lọ thủy tinh nh trong suốt với UV và cho bức xạ UV đi qua (3 h, bước sóng 366nm) cùng với một dung dịch chuẩn được chuẩn bị tương tự (5.19) trong một lọ riêng. Trong phân tích GC, các pic tương ứng với sự có mặt của N-nitrosamin sẽ không xuất hiện hoặc phân hủy. Tuy nhiên, nếu pic mẫu không bị khử sau khi chiếu xạ, pic cơ bn sẽ ở vị trí sai và không yêu cầu khảo sát thêm sự có mặt của N-nitrosamin.

b) Sử dụng ít nhất một cột khác với pha tĩnh có độ phân cực khác; hoặc

c) bằng phổ khối lượng.

10.2. Nếu xuất hiện một số pic không tương ng với N-nitrosamin sau khi thực hiện các quy trình trên, tính toán lại tổng hàm lưng N-nitrosamin bao gồm chcác pic đó tùy thuộc vào N-nitrosamin.

11. Báo cáo thử nghiệm

11.1. Các tiến hành phân tích phòng thí nghiệm phải được báo cáo với kết quả thử chính xác, rõ ràng và không mập mờ và tất c các thông tin liên quan khác phải phù hợp với EN 45001. Tốt nht là bao gồm cả kết quả phân tích và kết quả tính toán đối với từng N-nitrosamin tng hàm lượng N-nitrosamin và các chất có khả năng chuyển hóa thành nitrosamin.

11.2. Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:

a) Tên và địa chỉ của phòng thử nghiệm và vị trí phép thử được thực hiện nếu khác với địa ch phòng thử nghiệm.

b) Cách nhận biết của báo cáo (như số seri) và của mỗi trang, và tổng số trang báo cáo;

c) Mô tả và nhận dạng mẫu phòng thí nghiệm;

d) Mô tả quy trình lấy mẫu, nếu có liên quan;

e) Ngày nhận mẫu phòng thí nghiệm, và ngày thực hiện thử và

f) Nhận dạng yêu cầu th hoặc mô t quy trình phân tích.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bestimmung von Nitrosaminen in bestimmten Bedarfsgegenständen (Babysauger), Bundesgesundheitsblatt 27, Nr. 5, Mai 1984, Seiten 160 bis 162 (Germany).

[2] Directive 93/11/EEC Commission Directive 93/11/EEC of 15 March 1993 concerning the release of the N-nitrosamines and N-nitrosatable substances from elastome or rubber teats and soothers.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *