Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN10:1985

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN10:1985
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10:1985 (ST SEV 368 – 76) về Hệ thống tài liệu thiết kế – Chỉ dẫn dung sai hình dạng và vị trí bề mặt bản vẽ


TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 10 – 85

HỆ THỐNG TÀI LIỆU THIẾT KẾ

CHỈ DẪN DUNG SAI HÌNH DẠNG VÀ VỊ TRÍ BỀ MẶT TRÊN BẢN VẼ

System for design documentation

REPRESENTATION OF LIMITSOF FORMS AND SURFACE LAY – OAT ON DRAWINGS

Tiêu chuẩn thay thế cho TCVN 10 – 74

Tiêu chuẩn này quy định nguyên tắc ghi chỉ dẫn dung sai hình dạng và vị trí bề mặt trên bản vẽ sản phẩm của tất cả các ngành công nghiệp.

Thuật ngữ và định nghĩa của dung sai hình dạng và vị trí bề mặt theo TCVN 2510 – 78.

Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 368 – 76

1. YÊU CẦU CHUNG

1.1. Dung sai hình dạng và vị trí bề mặt chỉ dẫn trên bản vẽ bằng các ký hiệu qui ước.

Dung sai hình dạng và vị trí bề mặt phải ký hiệu trên bản vẽ bằng các dấu hiệu (vẽ tượng trưng) qui định trong bảng.

Nhóm dung sai

Dạng dung sai

Dấu hiệu

1

2

3

Dung sai hình dạng

Dung sai độ thẳng

Dung sai độ phẳng

Dung sai độ tròn

Dung sai độ trụ

Dung sai prôfin mặt cắt dọc

Dung sai vị trí

Dung sai độ song song

Dung sai độ vuông góc

Dung sai độ nghiêng

Dung sai độ đồng tâm

Dung sai độ đối xứng

Dung sai vị trí

Dung sai độ giao nhau của các đường tâm

Dung sai tổng cộng về hình dạng và vị trí.

Dung sai độ đảo hướng kính

Dung sai độ đảo mặt mút.

Dung sai độ đảo trong hướng cho trước.

Dung sai độ đảo hướng kính toàn phần

Dung sai độ đảo mặt mút toàn phần.

Dung sai hình dạng prôfin cho trước.

Dung sai hình dạng bề mặt cho trước.

Hình dạng và kích thước của dấu hiệu theo phụ lục 1 của tiêu chuẩn này.

Ví dụ chỉ dẫn dung sai hình dạng và vị trí bề mặt trên bản vẽ giới thiệu trong phụ lục 2.

Chú thích: Dung sai tổng cộng về hình dạng và vị trí bề mặt không có các dấu hiệu riêng mà được kí hiệu bằng các dấu hiệu dung sai thành phần theo thứ tự sau:

Dấu hiệu dung sai vị trí, dấu hiệu dung sai hình dạng.

Ví dụ:

– Dấu hiệu dung sai tổng cộng độ song song và độ phẳng;

– Dấu hiệu dung sai tổng cộng độ vuông góc và độ phẳng.

– Dấu hiệu dung sai tổng cộng độ nghiêng và độ phẳng.

1.2. Cho phép ghi bằng chữ trong yêu cầu kỹ thuật về dung sai hình dạng và vị trí bề mặt trong trường hợp không có dấu hiệu của dạng dung sai.

1.3. Chỉ dẫn dung sai hình dạng và vị trí bề mặt bằng chữ trong yêu cầu kỹ thuật phải gồm:

Dạng dung sai;

Chỉ dẫn bề mặt hay các phần tử khác có dung sai (dùng ký hiệu chữ cái hoặc tên gọi kết cấu của bề mặt; trị số dung sai tính theo milimét; chỉ dẫn chuẩn để tính dung sai (đối với dung sai vị trí và dung sai tổng cộng hình dạng và vị trí);

Chỉ dẫn dạng dung sai phụ thuộc của hình dạng hay vị trí (trong trường hợp tương ứng).

2. GHI KÍ HIỆU DUNG SAI

2.1. Kí hiệu quy ước về dung sai hình dạng và vị trí bề mặt đã cho được ghi trong khung hình chữ nhật. Khung này gồm hai hay nhiều ô (hình 1, 2), trong đó ghi:

ô thứ nhất – dấu hiệu của dung sai theo bảng;

ô thứ hai – trí số dung sai tính bằng milimét;

ô thứ ba và những ô tiếp theo – chữ cái kí hiệu chuẩn hay chữ cái kí hiệu bề mặt có liên quan với dung sai vị trí (xem điều 3.7 và 3.9).

Hình 1

Hình 2

2.2. Khung vẽ bằng nét liền mảnh. Chiều cao của số, chữ và dấu hiệu viết ở trong khung phải bằng chiều cao của chữ số biểu diễn kích thước. Kích thước và hình biểu diễn của khung theo phụ lục 1.

2.3. Khung đặt ở vị trí nằm ngang. Trong trường hợp cần thiết cho phép đặt khung ở vị trí thẳng đứng.

Không cho phép bất kỳ đường nét nào cắt qua khung

2.4. Khung được nối với các bề mặt có liên quan đến dung sai bằng nét liền mảnh, có mũi tên ở cuối (hình 3).

Đường nối có thể thẳng hay gãy khúc, nhưng hướng của đoạn có mũi tên phải phù hợp với hướng do dung sai. Đường nối được kẻ từ khung như chỉ dẫn trên hình 4.

Hình 3

Hình 4

Trong trường hợp cần thiết cho phép:

Đường nối kể từ ô sau cùng của khung (Hình 5a); mũi tên cuối đường nối ở phía vật liệu của chi tiết (Hình 5b).

2.5. Nếu dung sai thuộc về bề mặt hay prôfin của bề mặt thì khung được nối với đường bao của bề mặt hoặc đường kéo dài của nó, lúc này đường nối không được trùng với đường kích thước (hình 6, 7).

Hình 5

Hình 6

Hình 7

2.6. Nếu dung sai thuộc về đường trục hay mặt phẳng đối xứng, thì đường nối phải trùng với đường kích thước (hình 8a, b).

Khi không đủ chỗ vẽ mũi tên của đường kích thước cho phép dùng mũi tên của đường nối làm mũi tên đường kích thước (hình 8c).

Hình 8

Nếu kích thước của bề mặt này đã được ghi một lần, thì trên đường kích thước khác của bề mặt này được sử dụng để ghi kí hiệu quy ước dung sai hình dạng và vị trí chưa được chỉ dẫn. Đường kích thước không ghi kích thước được coi như một thành phần của kí hiệu qui ước dung sai hình dạng và vị trí bề mặt (hình 9).

2.7. Nếu dung sai thuộc bề mặt bên của ren, thì khung được nối như hình 10a.

Nếu dung sai thuộc về đường trục của ren, thì khung được nối như hình 10b.

Hình 9

Hình 10

2.8. Nếu dung sai thuộc về đường tâm chung (mặt phẳng đối xứng) và bản vẽ để biểu diễn rõ đường tâm này (mặt phẳng đối xứng) là chung cho những mặt phẳng nào thì khung được nối với đường tâm chung (mặt phẳng đối xứng) (hình 11a,b).

2.9. Trước trị số của dung sai cần chỉ dẫn:

Kí hiệu tượng trưng Æ nếu miền dung sai đối với mặt trụ hoặc đường tròn được cho theo đường kính (hình 12a); kí hiệu tượng trưng R nêu miền dung sai đối với mặt trụ hoặc đường tròn được cho theo bán kính (hình 12b).

Kí hiệu tượng trưng T nếu các dung sai độ đối xứng, độ giao nhau của các đường tâm, dung sai hình dạng của prôfin đã cho và bề mặt đã cho cũng như dung sai vị trí (đối với trường hợp khi miền dung sai vị trí được giới hạn bởi hai đường thẳng song song) được cho theo đường kính (hình 12c);

Kí hiệu tượng trưng T/2 nếu các dạng dung sai đã nêu trên được cho theo bán kính (hình 12d);

Chữ “cầu” và kí hiệu tượng trưng Æ hoặc R nếu miền dung sai được cho theo mặt cầu (hình 12c).

Hình 11

2.10. Trị số của dung sai hình dạng và vị trí các bề mặt ghi trong khung (hình 13c) xác định trên suốt toàn bộ chiều dài của bề mặt. Nếu dung sai thì xác định trên một phần nào đó của bề mặt với chiều dài cho trước (hoặc diện tích) thì dung sai và chiều dài, hoặc diện tích cho trước được ghi thẳng hàng với nhau nhưng cách nhau bởi một gạch chéo (hình 13b, c) không chạm vào khung.

Hình 12

Nếu cần ghi dung sai trên toàn bộ chiều dài của bề mặt và trên chiều dài cho trước, thì dung sai trên chiều dài cho trước được ghi dưới dung sai trên toàn chiều dài (Hình 13d).

Hình 13

2.11. Nếu một phần có vị trí xác định trong bề mặt phải đảm bảo dung sai, thì phần này được kí hiệu bằng nét chấm gạch mảnh và được giới hạn bởi đường kích thước như hình 14.

2.12. Nếu cần quy định dung sai vị trí cho phần nhô ra ngoài thì sau trị số của dung sai ghi ký hiệu tượng trưng P.

Đường bao của phần nhô ra ngoài chi tiết được giới hạn bằng nét liền mảnh, còn chiều dài và vị trí của phần nhô ra ngoài được giới hạn bằng kích thước (hình 15).

Hình 14

Hình 15

2.13. Các chỉ dẫn phụ cho những số liệu đã đưa ra trong khung được ghi như hình 16.

2.14. Nếu đối với một bề mặt cần quy định hai dạng dung sai khác nhau, thì cho phép dùng khung kết hợp và trình bày như hình 17 (kí hiệu ở trên).

Nếu đối với bề mặt yêu cầu ghi đồng thời ký hiệu quy ước của dung sai hình dạng hay vị trí và kí hiệu chữ cái dùng để qui định dung sai khác nữa, thì cho phép khung hai ký hiệu qui ước bố trí thẳng hàng trên đường nối (hình 17, ký hiệu ở dưới).

Hình 16

Hình 17

2.15. Các dạng dung sai giống nhau hoặc khác nhau lặp đi lặp lại nhiều lần, được kí hiệu chỉ bằng một dấu hiệu, có cùng một trị số và được xác định đối với cùng một bề mặt chuẩn, được phép ghi một lần trong khung. Trên khung kẻ đường nối có phân nhánh đến các bề mặt cần qui định dung sai (hình 18).

Hình 18

2.16. Dung sai hình dạng và vị trí của các bề mặt phân bố đối xứng trên các chi tiết đối xứng thì chỉ ghi một lần.

3. KÍ HIỆU CỦA CHUẨN

3.1. Chuẩn được ký hiệu bằng tam giác tô đen và nối với khung bằng đường nối

Tam giác ký hiệu chuẩn phải là tam giác đều, có chiều cao gần bằng chữ số ghi kích thước.

3.2. Nếu chuẩn là bề mặt hoặc prôfin của bề mặt thì đáy tam giác cần bố trí trên đường bao của bề mặt (hình 19a) hoặc trên đường kéo dài của nó (hình 19b) khi đó đường nối không được trùng với đường kéo dài của đường ghi kích thước.

3.3. Nếu chuẩn là đường trục hoặc mặt phẳng đối xứng thì đường nối là đường kéo dài (hình 18).

Trong trường hợp không đủ chỗ để vẽ mũi tên của một đường kích thước, cho phép thay mũi tên bằng tam giác ký hiệu chuẩn (hình 20)

Hình 19

Hình 20

Nếu chuẩn là đường trục chung hoặc mặt phẳng đối xứng (hình 21b) và trên bản vẽ đã biểu diễn rõ đường trục này (mặt phẳng đối xứng) là chung thì tam giác được đặt trên đường trục chung (mặt phẳng đối xứng)

3.4. Nếu chuẩn là đường trục của lỗ tâm, thì cùng với kí hiệu của đường trục chuẩn phải ghi “Đường trục lỗ tâm” (hình 22)

Hình 21

Hình 22

Cho phép ký hiệu đường trục chuẩn của lỗ tâm như hình 23.

3.5. Nếu chuẩn là một phần xác định của bề mặt thì ký hiệu phần đó bằng nét chấm gạch mảnh và cho kích thước xác định vị trí của nó như hình 24.

Nếu chuẩn là một vị trí xác định của bề mặt thì vị trí của nó cần được xác định bởi các kích thước phù hợp với hình 25.

Hình 23

Hình 24

Hình 25

3.6. Nếu không cần ghi rõ chuẩn trong số các bề mặt cần qui định dung sai thì thay tam giác bằng mũi tên (hình 26)

3.7. Nếu việc nối khung với chuẩn hoặc với bề mặt khác cần quy định sai lệch vị trí có khó khăn, thì bề mặt đó được ký hiệu bằng chữ cái viết trong ô thứ 3 của khung này. Trong trường hợp chữ cái cũng được viết trong khung và nối khung này với bề mặt chuẩn bằng đường nối kết thúc bằng tam giác nếu cần ký hiệu chuẩn (hình 27a) hay bằng mũi tên (hình 27b) nếu không cần chỉ rõ mặt chuẩn. Chữ cái ký hiệu, mặt chuẩn phải song song với khung tên.

Hình 26

Hình 27a

Hình 27b

3.8. Nếu kích thước của bề mặt đã được ghi một lần rồi, thì trên những đường kích thước khác của nó sử dụng để ký hiệu chuẩn sẽ không ghi kích thước. Đường kích thước không ghi kích thước được coi như phần cấu thành của ký hiệu quy ước chuẩn (hình 28).

3.9. Nếu hai hay một số bề mặt có chuẩn thống nhất (ví dụ chúng có đường trục chung hay mặt phẳng đối xứng chung) thì mỗi bề mặt được ký hiệu độc lập và tất cả các chữ cái viết theo thứ tự trong ô thứ ba của khung (hình 25, 29).

3.10. Nếu cần cho dung sai vị trí tương ứng đối với một tập hợp chuẩn thì ký hiệu chữ của chuẩn được ghi trong các ô độc lập (ô thứ ba và tiếp theo) của khung. Trong trường hợp này các chuẩn ghi theo thứ tự giảm dần của số bậc tự do được hạn chế bởi các chuẩn đó (hình 30).

Hình 28

Hình 29

Hình 30

4. CHỈ DẪN VỊ TRÍ DANH NGHĨA

Các kích thước thẳng và kích thước góc, xác định vị trí danh nghĩa và (hoặc) hình dáng danh nghĩa của các bề mặt cần khống chế dung sai: dung sai vị trí, dung sai độ nghiêng, dung sai hình dạng của bề mặt hoặc prôfin cho trước được ghi trong khung chữ nhật không kèm theo các sai lệch giới hạn (hình 31)

Hình 31

5. KÝ HIỆU DUNG SAI PHỤ THUỘC

5.1. Dung sai hình dạng và vị trí phụ thuộc được ký hiệu bằng dấu quy ước  và được bố trí như sau:

Sau trị số của dung sai, nếu dung sai phụ thuộc liên quan đến kích thước thực của bề mặt, khảo sát (hình 32a)

Sau chữ cái ký hiệu chuẩn (hình 32b) hoặc không có chữ ký hiệu ở trong ô thứ ba của khung (hình 32b) nếu dung sai phụ thuộc liên quan đến kích thước thực của chuẩn:

Sau trị số của dung sai và chữ cái ký hiệu chuẩn (hình 32c) hoặc không có chữ ký hiệu (hình 32e) nếu dung sai phụ thuộc liên quan đến kích thước thực của bề mặt khảo sát và chuẩn.

Hình 32

5.2. Nếu dung sai hình dạng hoặc vị trí không có chỉ dẫn phụ thuộc, thì được coi là không phụ thuộc.

 

PHỤ LỤC 1

HÌNH DÁNG VÀ KÍCH THƯỚC CÁC DẤU

 

PHỤ LỤC 2

VÍ DỤ CHỈ DẪN DUNG SAI HÌNH DẠNG VÀ VỊ TRÍ BỀ MẶT TRÊN BẢN VẼ

Dạng dung sai

Chỉ dẫn dung sai hình dạng và vị trí bằng ký hiệu quy ước

Giải thích

1

2

3

1. Dung sai độ thẳng

Dung sai đổ thẳng của mặt côn 0,01 mm

Dung sai độ thẳng đường tâm của lỗ Ø 0,08 mm (dung sai phụ thuộc)

Dung sai độ thẳng của bề mặt 0,25 mm trên toàn bộ chiều dài và 0,1 mm trên chiều dài 100 mm

Dung sai độ thẳng của bề mặt theo phương ngang 0,05 mm, theo phương dọc 0,1 mm

2. Dung sai độ phẳng

Dung sai độ phẳng của bề mặt 0,1 mm

Dung sai độ phẳng của bề mặt 0,1 mm trên diện tích 100 x 100 mm.

Dung sai độ phẳng của bề mặt đối với mặt phẳng chung 0,1 mm.

Dung sai độ phẳng của mỗi bề mặt 0,01 mm.

3. Dung sai độ tròn

Dung sai độ tròn của trục 0,02 mm.

Dung sai độ tròn của mặt côn 0,02 mm

4. Dung sai độ trụ

Dung sai độ trụ của trục 0,04 mm

Dung sai độ trụ của trục 0,01 mm trên chiều dài 50 mm. Dung sai độ tròn của trục 0,004 mm.

5. Dung sai Prôfin mặt cắt dọc

Dung sai độ tròn của trục 0,1 mm.

Dung sai prôfin mặt cắt dọc của trục 0,1 mm.

6. Dung sai độ song song

Dung sai độ song song của bề mặt đối với mặt A 0,02 mm.

Dung sai độ song song của mặt phẳng tiếp xúc chung của các bề mặt đối với mặt A 0,1 mm.

Dung sai độ song song của đường tâm lỗ so với mặt đáy 0,05 mm.

Dung sai độ song song của đường tâm lỗ trong mặt phẳng chung 0,1 mm. Dung sai độ xiên của các đường tâm

Lỗ 0,2 mm. Chuẩn – đường tâm của lỗ A

6. Dung sai độ song song

Dung sai độ song song của đường tâm lỗ với đường tâm lỗ A Ø 0,2mm

7. Dung sai độ vuông góc

Dung sai độ vuông góc của bề mặt đối với mặt A 0,02 mm.

Dung sai độ vuông góc của đường tâm lỗ của đường tâm lỗ A 0,06 mm.

Dung sai độ vuông góc của đường tâm chỗ nhô ra đối với bề mặt A Ø 0,02 mm

Dung sai độ vuông góc của đường chỗ nhô ra đối với mặt đáy 0,1 mm.

Dung sai độ vuông góc của đường tâm chỗ nhô ra theo hướng ngang 0,2mm, theo hướng dọc 0,1 mm.

Chuẩn là mặt đáy

Dung sai độ vuông góc của đường tâm lỗ đối với bề mặt Ø 0,1 mm (dung sai phụ thuộc)

8. Dung sai độ nghiêng

Dung sai độ nghiêng của bề mặt đối với mặt A 0,08 mm.

Dung sai độ nghiêng của đường tâm lỗ với mặt A 0,08 mm.

9. Dung sai độ đồng tâm

Dung sai độ đồng tâm của lỗ đối với lỗ Ø 0,08 mm.

Dung sai độ đồng tâm của hai lỗ đối với đường tâm chung của chúng Ø 0,01 mm (dung sai phụ thuộc).

10. Dung sai độ đối xứng

Dung sai độ đối xứng của rãnh T 0,05 mm

Chuẩn là mặt phẳng đối xứng với mặt A.

Dung sai độ đối xứng của lỗ T 0,05mm (dung sai phụ thuộc).

Chuẩn là mặt phẳng đối xứng với mặt A.

Dung sai độ đối xứng của đường tâm lỗ đối với mặt phẳng đối xứng chung của rãnh AB T1 0,2 mm và đối với mặt phẳng đối xứng chung của rãnh CD T2 0,1 mm.

11. Dung sai vị trí

Dung sai vị trí của đường tâm lỗ Ø 0,06mm

Dung sai vị trí của đường tâm lỗ Ø 0,2mm (dung sai phụ thuộc)

Dung sai vị trí của đường tâm bốn lỗ Ø 0,1 mm (dung sai phụ thuộc)

Chuẩn là đường tâm lỗ A (dung sai phụ thuộc)

Dung sai vị trí của bốn lỗ Ø 0,1 mm (dung sai phụ thuộc)

Dung sai vị trí của ba lỗ ren Ø 0,1mm (dung sai phụ thuộc) trên phần nằm ngoài chi tiết và nhô ra 30 mm từ bề mặt.

12. Dung sai độ giao nhau

Dung sai độ giao nhau của các đường tâm lỗ T 0,06 mm.

13. Dung sai độ đảo hướng kính

Dung sai độ đảo hướng kính của trục đối với đường tâm phần côn 0,01 mm.

Dung sai độ đảo hướng kính của bề mặt đối với đường tâm chung mặt A, và B 0,1 mm.

Dung sai độ đảo hướng kính của một phần bề mặt đối với lỗ A 0,2 mm

Dung sai độ đảo hướng kính của lỗ 0,1 mm.

Chuẩn thứ nhất là mặt A

Chuẩn thứ hai là đường tâm mặt B.

Dung sai độ đảo mặt mút đối với hai chuẩn trên 0,016 mm.

14. Dung sai độ đảo mặt mút

Dung sai độ đảo mặt mút trên đường kính 20 mm đối với đường tâm mặt A 0,1 mm.

15. Dung sai độ đảo trong hướng cho trước

Dung sai độ đảo mặt côn đối với đường tâm lỗ A trong hướng vuông góc với đường sinh côn 0,01 mm.

16. Dung sai độ đảo hướng kính toàn phần

Dung sai độ đảo hướng kính toàn phần đối với đường tâm chung mặt A và B 0,1 mm

17. Dung sai độ đảo mặt mút toàn phần

Dung sai độ đảo mặt mút toàn phần của mặt mút đối với đường tâm bề mặt 0,1 mm.

18. Dung sai hình dạng prôfin cho trước

Dung sai hình dạng prôfin cho trước T 0,04 mm.

19. Dung sai hình dạng bề mặt cho trước

Dung sai hình dạng bề mặt cho trước đối với mặt A, B, C, T 0,1 mm.

20. Dung sai tổng cộng độ song song và độ phẳng

Dung sai tổng cộng độ song song và độ phẳng của bề mặt đối với mặt đáy 0,1 mm.

21. Dung sai tổng cộng độ vuông góc và độ phẳng

Dung sai tổng cộng độ vuông góc và độ phẳng của bề mặt đối với mặt đáy 0,02 mm.

22. Dung sai tổng cộng độ nghiêng và độ phẳng

Dung sai tổng cộng độ nghiêng và độ phẳng đối với đáy 0,05 mm.

Chú thích:

1. Trong những ví dụ đã nêu các dung sai độ đồng tâm, đối xứng, vị trí, giao nhau của các đường tâm, hình dạng Prôfin cho trước và hình dạng bề mặt cho trước biểu thị theo đường kính.

Cho phép chỉ dẫn theo bán kính, ví dụ:

Trong những tài liệu được xuất bản trước đây các dung sai độ đồng tâm, đối xứng, dịch chuyển đường tâm khỏi vị trí danh nghĩa (vị trí) được ký hiệu tương ứng bằng các dấu hiệu ; ÷ ; + hay trong các yêu cầu kỹ thuật bằng chữ phải hiểu rằng các dung sai đó được biểu thị theo đường kính.

2. Chỉ dẫn dung sai hình dạng và vị trí bề mặt trong các tài liệu bằng chữ hay trong các yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ nên ghi những phần giải thích bằng chữ các ký hiệu quy ước của dung sai hình dạng và vị trí đã được dẫn ra ở phụ lục này.

Khi đó các bề mặt có dung sai hình dạng và vị trí hoặc chọn làm chuẩn, cần ký hiệu bằng chữ hoặc dẫn giải chúng bằng tên kết cấu.

Cho phép thay cho từ “dung sai phụ thuộc” bằng chỉ dẫn, dấu  và thay chỉ dẫn trước trị số các dấu tượng trưng f; R; T; T/2 bằng cách ghi chữ, ví dụ “dung sai vị trí đường tâm 0,1 mm biểu thị bằng đường kính”  hay “dung sai độ đối xứng 0,12 mm biểu thị bằng bán kính”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *