Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN10249-1:2013

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN10249-1:2013
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10249-1:2013 (ISO/TS 8000-1:2011) về Chất lượng dữ liệu – Phần 1: Tổng quan


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10249-1:2013

ISO/TS 8000-1:2011

CHẤT LƯỢNG DỮ LIỆU – PHẦN 1: TỔNG QUAN

Data quality – Part 1: Overview

Lời nói đầu

TCVN 10249-1:2013 hoàn toàn tương đương với ISO/TS 8000-1:2011.

TCVN 10249-1:2013 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC1 Công nghệ Thông tin biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000) Cht lượng dữ liệu gồm các tiêu chuẩn sau:

TCVN 10249-1:2013 (ISO/TS 8000-1:2011), Phần 1: Tổng quan.

TCVN 10249-2:2013 (ISO 8000-2:2012), Phần 2: Từ vựng.

TCVN 10249-100:2013 (ISO/TS 8000-100:2009), Phần 100: Dữ liệu cái – Trao đổi dữ liệu đặc trưng – Tổng quan.

TCVN 10249-110:2013 (ISO 8000-110:2009), Phần 110: Dữ liệu cái – Trao đổi dữ liệu đặc trưng – Cú pháp, mã hóa ngữ nghĩa và sự phù hợp với đặc tả dữ liệu.

TCVN 10249-120:2013 (ISO/TS 8000-120:2009), Phần 120: Dữ liệu cái – Trao đổi dữ liệu đặc trưng – Xuất xứ.

TCVN 10249-130:2013 (ISO/TS 8000-130:2009), Phần 130: Dữ liệu cái – Trao đổi dữ liệu đặc trưng – Độ chính xác.

TCVN 10249-140:2013 (ISO/TS 8000-140:2009), Phần 140: Dữ liệu cái – Trao đổi dữ liệu đặc trưng – Tính đầy đủ.

TCVN 10249-150:2013 (ISO/TS 8000-150:2011), Phần 150: Dữ liệu cái – Khung quản lý chất lượng.

TCVN 10249-311:2013 (ISO/TS 8000-311:2012), Phần 311: Hướng dẫn ứng dụng chất lượng dữ liệu sản phẩm về hình dáng (PDQ-S).

 

CHẤT LƯỢNG DỮ LIỆU – PHẦN 1: TỔNG QUAN

Data quality – Part 1: Overview

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này nêu tổng quan về bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000).

Tiêu chuẩn này bao gồm:

công bố phạm vi của bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000);

giới thiệu về dữ liệu;

nguyên tắc về chất lượng dữ liệu;

kiến trúc dữ liệu theo bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000);

mô tả cấu trúc của bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000);

tóm tắt nội dung từng phần bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000);

mối quan hệ của bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000) và các bộ khác.

Tiêu chuẩn này không bao gồm:

đặc tính chất lượng và yêu cầu cho dữ liệu chung hoặc các kiểu dữ liệu cụ thể.

CHÚ THÍCH: Nội dung này được đ cập trong các tiêu chuẩn khác thuộc bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000).

VÍ DỤ: Đặc tính cht lượng và yêu cầu cho dữ liệu cái được đề cập trong chuỗi tiêu chuẩn v chất lượng dữ liệu cái thuộc bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rt cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công b thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 10249-2 (ISO 8000-2), Chất lượng dữ liệu – Phần 2: Từ vựng.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 10249-2 (ISO 8000-2).

4. Thuật ngữ viết tắt

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ viết tắt sau:

ASN

Abstract Syntax Notation

Ký pháp cú pháp trừu tượng

CAD

computer aided design

Thiết kế có hỗ trợ của máy tính

CAE

computer aided engineering

Kỹ thuật có hỗ trợ của máy tính

CAM

computer aided manufacturing

Sản xuất có hỗ trợ của máy tính

SQuaRE

Software product Quality Requirements and Evaluation

Yêu cầu và đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm

5. Phạm vi của bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000)

Bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000) cung cấp các khung cải tiến chất lượng dữ liệu cho các kiểu dữ liệu cụ thể. Bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000) xác định các đặc tính dữ liệu có liên quan đến chất lượng dữ liệu, yêu cầu cụ thể áp dụng được cho các đặc tính đó, và cung cấp hướng dẫn để cải tiến chất lượng dữ liệu. Bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000) có th áp dụng được trong tất cả các giai đoạn trong vòng đời dữ liệu.

CHÚ THÍCH 1: Bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000) có th sử dụng kết hợp hoặc độc lp với TCVN ISO 9000, TCVN ISO 9001 và TCVN ISO 9004.

Phạm vi của bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000) bao gồm:

nguyên tắc về chất lượng dữ liệu;

đặc trưng của dữ liệu để xác định chất lượng;

yêu cầu để đạt được chất lượng dữ liệu;

yêu cầu để biểu diễn yêu cầu dữ liệu, phương pháp đo và kết quả kiểm tra cho mục đích chất lượng dữ liệu;

khung đo lường và ci tiến chất lượng dữ liệu.

Phạm vi của bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000) không bao gồm:

Chất lượng của vật thể được biểu diễn bằng dữ liệu;

VÍ DỤ 1: Nền công nghiệp AF sản xuất khóa. AF công bố danh mục điện tử về sản phẩm này. Chất lượng của danh mục (dữ liệu) nằm trong phạm vi của bộ TCVN 10249 (ISO 8000). Chất lượng của khóa (vật thể được biểu diễn bằng dữ liệu) nm ngoại phạm vi của bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000).

Nguyên tắc quản lý chất lượng.

VÍ DỤ 2: TCVN ISO 9000 ch ra tám nguyên tc quản lý chất lượng: định hướng khách hàng, vai trò lãnh đạo, sự tham gia của mọi người, tiếp cận theo quá trình, phương pháp quản lý theo hệ thống, liên tục cải tiến, đưa ra quyết định dựa trên thực tế và mối quan hệ cùng có lợi với nhà cung ứng.

Chất lượng sản phẩm phần mềm.

CHÚ THÍCH 2: ISO/IEC 25000, ISO/IEC 25010 và ISO/IEC 25012 đề cp đến yêu cu và đánh giá chất lượng sản phẩm phn mềm.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000) bao gồm các yêu cầu có thể áp dụng cho:

tất cả tổ chức, bất kể mọi quy mô và loại hình;

các tổ chức tại từng điểm trong chuỗi cung ứng dữ liệu.

6. Nguyên tắc về chất lượng dữ liệu

Nguyên tắc về chất lượng dữ liệu trong bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000) bao gồm:

a) Chất lượng dữ liệu bao hàm dữ liệu phù hợp với mục đích; tức là quyết định đưa vào sử dụng.

b) Chất lượng dữ liệu bao hàm có dữ liệu đúng, trong địa điểm đúng, tại thời điểm đúng.

c) Chất lượng dữ liệu bao hàm đạt được yêu cầu dữ liệu đã thỏa thuận với khách hàng.

d) Chất lượng dữ liệu bao hàm việc ngăn chặn sự tái diễn sai sót dữ liệu bằng cách cải tiến quá trình ngăn chặn sự lặp lại và loại trừ dữ liệu vô giá tr.

7. Kiến trúc dữ liệu

Điều này bao gồm kiến trúc dữ liệu theo bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000). Kiến trúc này có th áp dụng trong phạm vi của các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000).

Hình 1 bao gồm các mô tả hình học cho kiến trúc dữ liệu.

Hình 1 – Kiến trúc dữ liệu.

Dữ liệu bao gồm thông tin về xuất xứ dữ liệu, độ chính xác dữ liệu và tính đầy đủ dữ liệu.

Dữ liệu được mã hóa bằng các khái niệm trong từ điển dữ liệu.

Dữ liệu phù hợp với đặc tả dữ liệu.

Dữ liệu phù hợp với cú pháp hình thức.

Đặc tả dữ liệu quy định các yêu cầu dữ liệu để mã hóa dữ liệu sử dụng các khái niệm trong từ điển dữ liệu.

Đặc tả dữ liệu quy định các thuật ngữ thích hợp cho khái niệm trong từ điển dữ liệu.

Đặc tả dữ liệu quy định việc sử dụng cú pháp hình thức,

Dữ liệu, đặc tả dữ liệu và từ điển dữ liệu sử dụng các mã định danh từ lược đồ định danh.

8. Cấu trúc bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000)

Bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000) được tổ chc theo từng chuỗi, mỗi chuỗi tiêu chuẩn được công bố riêng biệt.

Các phần thuộc bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000) được tổ chức theo các chuỗi như sau:

phần 1 đến phần 99: Chất lượng dữ liệu chung;

phần 100 đến phần 199: Chất lượng dữ liệu cái;

phần 200 đến phần 299: Chất lượng dữ liệu giao dịch;

phần 300 đến phần 399: Chất lượng dữ liệu sản phẩm.

Từng chuỗi tiêu chuẩn nêu trên đưa ra để truyền đạt bên trong tổ chức và giữa hai hay nhiều tổ chức. Tiêu chuẩn này bao gồm tổng quan về chuỗi tiêu chuẩn về chất lượng dữ liệu chung.

Dữ liệu cái chỉ ra và mô tả về cá thể, tổ chức, địa điểm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, điều lệ và chế định. Chuỗi tiêu chuẩn này mô tả các đặc tính định nghĩa chất lượng dữ liệu cái. Các đặc tính này bao gồm cú pháp, mã hóa ngữ nghĩa, sự phù hợp yêu cầu, xuất x, độ chính xác, độ hoàn thành và cai quản dữ liệu. Chuỗi tiêu chuẩn này quy định các đặc tính thông điệp dữ liệu cái là những điều cần thiết chung đảm bảo thông tin truyền đạt tin cậy giữa người gửi và người nhận.

Xem TCVN 10249-100 (ISO/TS 8000-100) về tổng quan cho chuỗi tiêu chuẩn về chất lượng dữ liệu cái.

Dữ liệu giao dịch ch ra và mô tả các sự kiện theo thời gian mà bao hàm các cá thể, tổ chức, địa điểm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, điều lệ và chế định. Chuỗi tiêu chuẩn này mô tả các đặc tính định nghĩa chất lượng dữ liệu giao dịch. Các đặc tính này bao gồm cú pháp, mã hóa ngữ nghĩa, sự phù hợp yêu cầu, xuất x, độ chính xác, tính đầy đủ và cai quản dữ liệu. Chuỗi tiêu chuẩn này quy định các đặc tính cho giao dịch thương mại là những điều cần thiết chung đảm bảo thông tin truyền đạt tin cậy giữa người gửi và người nhận.

Xem TCVN 10249-200 (ISO 8000-200) về tổng quan cho chuỗi tiêu chuẩn về chất lượng dữ liệu giao dịch.

Chất lượng dữ liệu sản phẩm là phép đo độ chính xác và độ tương thích của dữ liệu sản phẩm kết hợp với dòng thời gian mà dữ liệu đó được cung cấp cho tất cả những người cần chúng, tại đó dữ liệu sản phẩm là tất cả dữ liệu được yêu cầu từ ý tưởng đến sản xuất sản phẩm. Do đó, dữ liệu sản phẩm bao gồm không chỉ dữ liệu thiết kế có hỗ trợ của máy tính (CAD) mà còn dữ liệu sản xuất có hỗ trợ của máy tính (CAM), dữ liệu kỹ thuật có hỗ trợ của máy tính (CAE), dữ liệu quản lý dữ liệu sản phẩm (PDM) và các kiểu dữ liệu khác. Mục đích chính của chuỗi tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000) về chất lượng dữ liệu sản phẩm là hướng đến việc liên doanh phát triển sản phẩm hiệu quả bằng cách loại bỏ việc làm lại dữ liệu tại bên nhận dữ liệu.

Xem TCVN 10249-300 (ISO 8000-300) về tổng quan cho chuỗi tiêu chuẩn về chất lượng dữ liệu sản phẩm.

9. Tổng quan về chuỗi tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000) về chất lượng dữ liệu chung

Chuỗi tiêu chuẩn về chất lượng dữ liệu chung bao gồm các tiêu chuẩn có tiêu đề chung là Chất lượng dữ liệu:

Phần 1: Tổng quan;

Phần 2: Từ vựng;

Phần 3: Phân loại.

Phần 1 bao gồm:

phạm vi của chuỗi tiêu chuẩn về chất lượng dữ liệu chung;

giới thiệu về dữ liệu và thông tin;

kiến trúc dữ liệu của bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000);

tổng quan về nội dung các phần khác trong chuỗi tiêu chuẩn về chất lượng dữ liệu chung.

Phần 2 bao gồm phần từ vựng cho bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000). Tiêu chuẩn này bao gồm các thuật ngữ và định nghĩa cho chất lượng dữ liệu và thuật ngữ và định nghĩa được sử dụng trong bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000).

Phần 3 bao gồm nguyên tắc phân loại d liệu từ điểm quan sát chất lượng trong phạm vi bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000). Mục đích là:

làm rõ các kiểu dữ liệu nằm trong và nm ngoài phạm vi bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000);

ch ra mức trừu tượng trong bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000) đưa ra các kiểu dữ liệu khác nhau;

cho thấy các mối quan hệ chủ yếu giữa các kiểu dữ liệu khác nhau.

Phần 3 đề cập đến việc sử dụng bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000) mà không dùng để phân loại chung cho dữ liệu. Như thế, phần này không cung cấp chi tiết về các kiểu dữ liệu nằm ngoài phạm vi của bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000).

VÍ DỤ: Phần 3 ch đưa ra các dữ liệu địa lý và tài chính.

10. Mối quan hệ với các tiêu chuẩn khác

10.3.1. Mối quan hệ với TCVN ISO 9000, TCVN ISO 9001 và TCVN ISO 9004

Bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000) chấp nhận nhiều thuật ngữ về chất lượng dữ liệu của TCVN ISO 9000, ngoại trừ định nghĩa về “thông tin”.

TCVN ISO 9000 quy định các yêu cầu cho hệ thống quản lý chất lượng trong đó tổ chức:

a) Cần chứng tỏ năng lực của mình trong việc cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng và các yêu cầu chế định tương ứng;

b) Muốn nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng có hiệu lực hệ thống bao gồm cả các quá trình để cải tiến liên tục hệ thống và đảm bảo sự phù hợp với các yêu cu của khách hàng, yêu cầu chế định được áp dụng.

TCVN ISO 9001 khuyến khích việc chấp nhận cách tiếp cận theo quá trình khi xây dựng, thực hiện và cải tiến hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng, nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc đáp ứng yêu cầu của họ.

Dữ liệu là sản phẩm của quá trình kinh doanh và sản xuất, và phải được quản lý như là sản phẩm, không phải là sản phẩm. Như thế, cùng các nguyên tắc chung để quản lý chất lượng đã quy định trong TCVN ISO 9001 áp dụng cho quản lý chất lượng dữ liệu. Tuy nhiên, có một số chú ý quản lý chất lượng duy nhất mà phải được áp dụng cho dữ liệu như là sản phẩm, do dữ liệu không hữu hình.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000) không được thiết lập cho hệ thống quản lý mới. Dĩ nhiên là, bộ tiêu chuẩn này m rộng hoặc lọc ra từ TCVN ISO 9001 cho trường hợp dữ liệu là sản phẩm.

TCVN ISO 9004 đưa ra các mục tiêu ở góc độ rộng hơn hệ thống quản lý chất lượng chung so với bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000), thường có hiệu quả để cải tiến liên tục cho hiệu năng và hiệu quả toàn bộ tổ chức. TCVN ISO 9004 được khuyến khích định hướng cho tổ chức có quản lý cấp cao mong đợi chuyển đến yêu cầu của bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000), tìm cách cải tiến liên tục về hiệu năng thông tin. Tuy nhiên, điều này không dùng cho mục đích chứng nhận hay cho hợp đồng.

TCVN ISO 9000, TCVN ISO 9001 và TCVN ISO 9004 tập chung chủ yếu về cách tiếp cận quá trình. Ngoài ra còn đy mạnh việc chấp nhận cách tiếp cận quá trình cho chất lượng dữ liệu, bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000) cũng mô tả các đặc trưng cụ thể của dữ liệu có ảnh hưởng chất lượng và các yêu cầu cụ thể cho việc trao đổi dữ liệu và có liên quan đến đặc trưng chất lượng.

10.2. Mối quan hệ đến ISO/IEC 25000, ISO/IEC 25010 và ISO/IEC 25012

ISO/IEC 25000, ISO/IEC 25010 và ISO/IEC 25012 được thiết kế chỉ cho chất lượng sản phẩm phần mềm. Các tiêu chuẩn này xác định đặc tả yêu cầu, đo lường và đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm. ISO/IEC 25012 định nghĩa mô hình chất lượng dữ liệu chung cho dữ liệu được giữ lại mẫu cấu trúc nằm trong hệ thống máy tính. ISO/IEC 25013 nhằm hướng tới việc sử dụng kết hợp với bất kỳ tiêu chuẩn Yêu cầu và Đánh giá Chất lượng sản phẩm phần mềm (SQuaRE).

CHÚ THÍCH: Các tiêu chuẩn Yêu cầu và Đánh giá Chất lượng sản phẩm phần mềm (SQuaRE) bao gồm ISO/IEC 25000, ISO/IEC 25001, ISO/IEC 25010, ISO/IEC 25012, ISO/IEC 25020, ISO/IEC 25021, ISO/IEC 25030, ISO/IEC 25040, ISO/IEC 25041, ISO/IEC 25045, ISO/IEC 25051, ISO/IEC/TR 25060, ISO/IEC 25062.

Chất lượng sản phẩm phần mềm nm ngoài phạm vi của bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000).

10.3. Tính tương thích với các hệ thống quản lý khác

Bộ tiêu chun TCVN 10249 (ISO 8000) không bao gồm các yêu cầu cụ th cho các hệ thống quản lý khác, ví d như hệ thống quản lý môi trường, sức khỏe lao động và quản lý an toàn, quản lý tài chính hay quản lý rủi ro. Tuy nhiên, bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000) cho phép tổ chức sắp xếp và tích hợp hệ thống quản lý chất lượng với các yêu cầu hệ thống quản lý có liên quan. Điều này có thể thực hiện cho tổ chức tích hợp bất kỳ hệ thống quản lý hiện có nào để thiết lập hệ thống quản lý chất lượng thông tin tuân theo các yêu cầu trong bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000).

 

Phụ lục A

(quy định)

Nhận diện tài liệu

Để cung cấp cho việc nhận diện minh bạch một đối tượng thông tin trong hệ thống mở, định danh đối tượng

{tiêu chuẩn TCVN 10249 phần (1) phiên bản (1)}

được gán cho tiêu chuẩn này. Như thế giá trị được định nghĩa trong ISO/IEC 8824-1, và được mô tả trong ISO 10303-1.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 10249-3 (ISO/TS 8000-3), Chất lượng dữ liệu – Phần 3: Phân loại.

[2] TCVN 10249-100 (ISO/TS 8000-100), Chất lượng dữ liệu – Phần 100: Dữ liệu cái: Tổng quan.

[3] TCVN 10249-200 (ISO/TS 8000-200), Chất lượng dữ liệu Phần 200: Dữ liệu giao dịch: Tổng quan.

[4] TCVN 10249-300 (ISO/TS 8000-300), Chất lượng dữ liệu Phần 300: Dữ liệu sản phẩm: Tổng quan

[5] TCVN ISO 9000, Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng.

[6] TCVN ISO 9001, Quản lý chất lượng – Các yêu cầu.

[7] TCVN ISO 9004, Quản lý tổ chức thành công bền vững Phương pháp tiếp cận quản lý chất lượng.

[8] ISO 10303-1, Industrial automation systems and integration – Product data representation and exchange – Part 1: Overview and fundamental principles.

[9] ISO/IEC 8824-1, Information technology – Abstract Syntax Notation One (ASN.1) – Part 1: Specification of basic notation.

[10] ISO/IEC 25000, Software engineering – Software product Quality Requirements and Evaluation (SQuaRE) – Guide to SQuaRE.

[11] ISO/IEC 25001, Software engineering – Software product Quality Requirements and Evaluation (SQuaRE) – Planning and management.

[12] ISO/IEC 25010, Systems and software engineering – Systems and software Quality Requirements and Evaluation (SQuaRE) – System and software quality models.

[13] ISO/IEC 25012, Software engineering – Software product Quality Requirements and Evaluation (SQuaRE) – Data quality model.

[14] ISO/IEC 25020, Software engineering – Software product Quality Requirements and Evaluation (SQuaRE) – Measurement reference model and guide.

[15] ISO/IEC 25021, Systems and software engineering – Systems and software product Quality Requirements and Evaluation (SQuaRE) – Quality measure elements.

[16] ISO/IEC 25030, Software engineering – Software product Quality Requirements and Evaluation (SQuaRE) – Quality requirements.

[17] ISO/IEC 25040, Systems and software engineering – Systems and software Quality Requirements and Evaluation (SQuaRE) – Evaluation process.

[18] ISO/IEC 25041, Systems and software engineering – Systems and software Quality Requirements and Evaluation (SQuaRE) – Evaluation guide for developers, acquirers and independent evaluators.

[19] ISO/IEC 25045, Systems and software engineering – Systems and software Quality Requirements and Evaluation (SQuaRE) – Evaluation module for recoverability.

[20] ISO/IEC 25051, Software engineering – Software product Quality Requirements and Evaluation (SQuaRE) – Requirements for quality of Commercial Off-The-Shelf (COTS) software product and instructions for testing.

[21] ISO/IEC TR 25060, Systems and software engineering – Systems and software product Quality Requirements and Evaluation (SQuaRE) – Common Industry Format (CIF) for usability: General framework for usability-related information.

[22] ISO/IEC 25062, Software engineering – Software product Quality Requirements and Evaluation (SQuaRE) – Common Industry Format (CIF) for usability test reports.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Thuật ngữ viết tắt

5. Phạm vi của bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000)

6. Nguyên tắc về chất lượng dữ liệu

7. Kiến trúc dữ liệu

9. Tổng quan về chuỗi tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn TCVN 10249 (ISO 8000) về chất lượng dữ liệu chung

10. Mối quan hệ với các tiêu chuẩn khác

Phụ lục A (quy định) Nhận diện tài liệu

Thư mục tài liệu tham khảo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *