Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10274:2013 về Hoạt động thư viện – Thuật ngữ và định nghĩa chung
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10274: 2013
HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA CHUNG
Library activities- General terms and definitions
Lời nói đầu
TCVN 10274:2013 do Thư viện Quốc gia Việt Nam biên soạn. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn TCVN 10274:2013 là tiêu chuẩn quốc gia chuyên ngành về hoạt động thư viện, bao gồm 152 thuật ngữ và định nghĩa chung sử dụng trong lĩnh vực hoạt động thư viện.
Cùng với việc xây dựng 109 thuật ngữ mới, tiêu chuẩn này còn viện dẫn 43 thuật ngữ chung về lĩnh vực thư viện hoặc liên quan đến hoạt động thư viện của TCVN 5453:2009 Thông tin và tư liệu – Từ vựng. Trong đó:
3.1. Khái niệm chung và thuật ngữ liên quan, gồm 34 thuật ngữ và định nghĩa (viện dẫn 11 thuật ngữ)
3.2. Các loại hình thư viện, gồm 32 thuật ngữ và định nghĩa (viện dẫn 15 thuật ngữ)
3.3. Các nguồn lực thư viện, gồm 35 thuật ngữ và định nghĩa (viện dẫn 8 thuật ngữ)
3.4. Tổ chức lao động và hoạt động nghiệp vụ thư viện, gồm 51 thuật ngữ và định nghĩa (viện dẫn 9 thuật ngữ).
Các thuật ngữ và định nghĩa có khái niệm bao quát rộng hơn được xếp trước các thuật ngữ và định nghĩa có khái niệm mang tính khái quát hẹp hơn. Mỗi thuật ngữ trong tiêu chuẩn này được kèm theo thuật ngữ tiếng Anh dùng làm tham chiếu để trong ngoặc đơn. Tham chiếu bằng tiếng Nga của thuật ngữ được sắp xếp ở “Mục lục tra cứu tiếng Nga”. Có ba mục lục tra cứu bằng ba ngôn ngữ theo thứ tự: Việt – Anh – Nga.
Trong các năm tiếp theo, Thư viện Quốc gia Việt Nam sẽ tiếp tục xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực hoạt động thư viện, cụ thể:
– Hoạt động thư viện -Thuật ngữ và định nghĩa về bổ sung và biên mục
– Hoạt động thư viện – Thuật ngữ và định nghĩa về tổ chức kho và bảo quản
– Hoạt động thư viện -Thuật ngữ và định nghĩa về sản phẩm và dịch vụ thư viện
HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA CHUNG
Library activities- General terms and definitions
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa cơ bản về hoạt động thư viện
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có)
TCVN 5453:2009 (ISO 5127:2001) Thông tin và tư liệu – Từ vựng
3. Thuật ngữ và định nghĩa
3.1. Khái niệm chung và thuật ngữ liên quan
3.1.1. Thư viện (library)
Tổ chức hay bộ phận của tổ chức trong đó các kho thư viện (3.3.1.3) được lập, duy trì và sẵn sàng cho mượn nhờ các dịch vụ của một đội ngũ nhân viên
[TCVN 5453:2009, định nghĩa 3.1.04]
CHÚ THÍCH: Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, xuất bản phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe – nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí
3.1.2. Khoa học thư viện (library science)
Một nhánh của khoa học thông tin có liên quan đến việc tổ chức, quản lý và hoạt động của các Kho thư viện (3.3.1.3) hoặc các thư viện (3.1.1)
[TCVN 5453:2009, định nghĩa 1.2.10]
CHÚ THÍCH: Khoa học xã hội nghiên cứu lịch sử, lý luận, quy luật, nguyên tắc hình thành, phát triển và tổ chức vận hành sự nghiệp thư viện
3.1.3. Hoạt động thư viện (library activities)
Công việc nghiệp vụ do thư viện tiến hành, bao gồm: thu thập, xử lý, bảo quản và tổ chức sử dụng chung tài liệu trong xã hội
3.1.4. Hiệu quả hoạt động thư viện (effectiveness of library activities)
Mức độ phù hợp của kết quả hoạt động thư viện về việc đáp ứng nhu cầu của xã hội theo chức năng, nhiệm vụ của thư viện và sự đầu tư
3.1.5. Tính phổ cập của thư viện (accessibility of library)
Sự bình đẳng của mọi người dân trong sử dụng thư viện
3.1.6. Nghề thư viện (library profession)
Nghề liên quan đến áp dụng những kiến thức, nguyên tắc, phương pháp kỹ thuật vào việc xây dựng, xử lý, bảo quản, tổ chức khai thác, sử dụng vốn tài liệu và quản trị bộ máy tra cứu – tìm tin của thư viện
3.1.7. Quản lý nhà nước về thư viện (state management on activities)
Hoạt động của cơ quan nhà nước các cấp nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý, sự vận hành và phát triển hoạt động thư viện
3.1.8. Tập trung hóa thư viện (library centralization)
Quá trình liên kết các thư viện độc lập trở thành chi nhánh của một thư viện được chọn làm thư viện trung tâm
3.1.9. Hệ thống thư viện (library system)
Nhóm các thư viện liên quan với nhau được quản lý hành chính chung hoặc một nhóm thư viện độc lập nhưng được liên kết bởi những quy định chính thức, cùng chung mục đích và vận hành theo một thể thống nhất
3.1.10. Mạng lưới thư viện (library network)
Tập hợp thư viện thuộc các loại hình, hệ thống khác nhau, tồn tại trên cùng lãnh thổ và liên kết, phối hợp hoạt động
3.1.11. Luật pháp thư viện (library legislation)
Những quy định của pháp luật điều chỉnh các hoạt động thư viện vì lợi ích của cộng đồng và phát triển xã hội
3.1.12. Bản quyền (copyright)
Quyền dành riêng để khai thác một tác phẩm trí tuệ (TCVN 5453:2009, định nghĩa 7.2.2.02]
CHÚ THÍCH: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng
3.1.13. Lưu chiểu (legal deposit)
Lưu chiểu bản quyền (copyright deposit)
Quá trình mà tài liệu được bổ sung vào kho của một thư viện đăng ký bản quyền, phù hợp với luật pháp hoặc các tài liệu được đăng ký lưu giữ như vậy
[TCVN 5453:2009; định nghĩa 4.1.2.07]
CHÚ THÍCH: Việc nộp xuất bản phẩm để lưu giữ, đối chiếu, kiểm tra, thẩm định cũng thuộc quá trình lưu chiểu
3.1.14. Bản lưu chiểu (deposit)
Bản của những xuất bản phẩm trong nước phải nộp theo chế độ lưu chiểu
3.1.15. Quyền số (digital right)
Quyền truy cập (mở) và chia sẻ nội dung thông tin được xuất bản hoặc phân phối dưới dạng số
3.1.16. Quản lý thư viện (library management)
Sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý vào việc tổ chức, lập kế hoạch, chỉ đạo, điều hành các hoạt động thư viện nhằm đạt được mục tiêu đề ra
3.1.17. Thống kê thư viện (library statistics)
Thu thập, tổ chức, phân tích, giải thích, trình bày số liệu về hiện trạng các hoạt động thư viện
3.1.18. Tổ chức lao động thư viện (organization of labour in library)
Tổ hợp các biện pháp tổ chức, hành chính, kỹ thuật, kinh tế, giáo dục đảm bảo việc sử dụng hợp lý các nguồn lực và nâng cao năng suất lao động trong thư viện
3.1.19. Kinh tế thư viện (library economics)
Sự áp dụng các kiến thức, nguyên tắc và quy luật kinh tế vào hoạt động dịch vụ thư viện
3.1.20. Đào tạo nghề thư viện (professional library education)
Giáo dục kiến thức nghiệp vụ và kỹ năng nghề thư viện
3.1.21. Đạo đức nghề thư viện (code of ethics in librarianship)
Các chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của hoạt động thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định
3.1.22. Hội đồng thư viện (library council)
Tổ chức tư vấn gồm đại diện của các thư viện thuộc các bộ, ngành khác nhau phối hợp hoạt động để phát triển sự nghiệp thư viện
3.1.23. Hội thư viện (library association)
Hội nghề nghiệp của tổ chức, cá nhân quan tâm đến hoạt động thư viện, chia sẻ thông tin nghề nghiệp và là đại diện bảo vệ quyền lợi hội viên
3.1.24. Liên hiệp thư viện (library consortium)
Hình thức liên kết giữa các thư viện dựa trên sự đồng thuận và phối hợp hoạt động
3.1.25. Hợp tác thư viện (co-operation in library activities )
Sự hợp nhất các nguồn lực và hành động nhằm thực hiện những nhiệm vụ cụ thể trong hoạt động của những thư viện thỏa thuận hợp tác với nhau
3.1.26. Thư mục học (bibliography)
Các lý thuyết, hoạt động và các kỹ thuật xác định và mô tả các tài liệu (3.1.30)
[TCVN 5453:2009, định nghĩa 1.2.14]
3.1.27. Khoa học thông tin (information science)
Nghiên cứu các chức năng, cấu trúc, quản lý các hệ thống thông tin và truyền thông tin (3.1.28)
[TCVN 5453:2009, định nghĩa 1.2.08]
CHÚ THÍCH: Khoa học thông tin là bộ môn khoa học nghiên cứu cấu trúc, tính chất và tác động của thông tin, quy luật vận hành và các quá trình của thông tin, kể cả việc tổ chức quản lý các hệ thống thông tin nhằm khai thác hợp lý và sử dụng thông tin có hiệu quả
3.1.28. Thông tin (information)
Thông điệp nói chung được dùng để trình bày thông tin trong một quá trình truyền thông để tăng kiến thức (TCVN 5453:2009. định nghĩa 1.1.3.09]
CHÚ THÍCH: Tri thức được truyền thông – xem Thông tin 1 [TCVN 5453 : 2009, định nghĩa 1.1.3.08]
3.1.29. Vật mang tin (carrier)
Chất liệu áp dụng vào một phương tiện lưu trữ dữ liệu để thể hiện thông tin (3.1.28)
(TCVN 5453:2009, định nghĩa 6.1.06]
CHÚ THÍCH: Thành phần của một phương tiện lưu trữ dữ liệu mà trạng thái của chúng được thay đổi để thể hiện thông tin – xem Vật mang tin (2) [TCVN 5453 : 2009, định nghĩa 6.1.07]
3.1.30. Tài liệu (document)
Các thông tin được ghi lại hoặc đối tượng vật chất có thể được xử lý như đơn vị trong quá trình tư liệu hóa
[TCVN 5453:2009, định nghĩa 1.2.02]
3.1.31. Kho Tài liệu (document warehouse)
Nơi lưu giữ toàn bộ hay một phần vốn tài liệu thư viện, được tổ chức sắp xếp theo quy tắc nghiệp vụ thống nhất
CHÚ THÍCH: Các bộ sưu tập tài liệu có tổ chức được lưu giữ trong tòa nhà thư viện và thường xuyên tổ chức phục vụ cộng đồng
3.1.32. Cơ sở dữ liệu (database)
Tập hợp các dữ liệu liên quan, đủ cho một mục đích nhất định hoặc một hệ thống xử lý dữ liệu [TCVN 5453:2009, định nghĩa 1.1.4.11]
3.1.33. Ngân hàng dữ liệu (data bank)
Tập hợp các hồ sơ hay các cơ sở dữ liệu (3.1.32) được kết hợp với một hệ thống lưu trữ, một hệ thống xử lý và một hệ thống tìm tin
[TCVN 5453:2009, định nghĩa 1.1.4.10]
3.1.34. Đọc (reading)
Loại hình hoạt động của nhận thức – giao tiếp nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau thông qua việc tiếp nhận bằng mắt các ký hiệu, thông tin trên các vật mang tin khác nhau
3.2. Các loại hình thư viện
3.2.1. Loại hình thư viện (type of library)
Đặc tính của thư viện được xác định dựa vào sự tương hợp với nhu cầu về tài liệu, thông tin của xã hội mà thư viện có trách nhiệm đáp ứng
3.2.2. Phân định loại hình thư viện (determining types of libraries)
Sự phân chia thư viện thành các loại hình khác nhau theo những đặc tính nhất định
3.2.2.1. Thư viện công lập (library based on State budget)
Thư viện (3.1.1) được nhà nước cấp kinh phí để hoạt động và tổ chức phục vụ cộng đồng theo quy định của pháp luật
3.2.2.2. Thư viện tư nhân (private library)
Kho thư viện (3.3.1.3) hoặc thư viện (3.1.1) do một người hoặc tập thể làm chủ
[TCVN 5453:2009, định nghĩa 3.2.18]
3.2.3. Thư viện tổng hợp (general library)
Về nguyên tắc, kho thư viện (3.3.1.3) hay thư viện (3.1.1) bao quát tất cả các lĩnh vực của chủ đề [TCVN 5453:2009, định nghĩa 3.2.01]
CHÚ THÍCH; Kho thư viện (3.3.1.3) có vốn tài liệu về tất cả hay phần lớn các lĩnh vực tri thức và phục vụ cộng đồng
3.2.3.1. Thư viện lai (hybrid library)
Thư viện (3.1.1) lưu giữ, tổ chức khai thác bộ sưu tập lai, các tài liệu in truyền thống cùng với các tài liệu điện tử
3.2.3.2. Thư viện đa phương tiện (multimedia library)
Thư viện (3.1.1) trong đó có kết hợp từ hai dạng phương tiện số trở lên được sử dụng đồng thời trong một ứng dụng máy tính hoặc tệp dữ liệu
3.2.3.3. Thư viện số (digital library)
Thư viện (3.1.1) có các bộ sưu tập được lưu giữ dưới dạng số và người dùng có thể truy cập thông qua máy tính hoặc mạng máy tính
3.2.4. Thư viện quốc gia (national library)
Kho thư viện (3.3.1.3) có trách nhiệm thu thập và bảo quản các bản của các xuất bản phẩm của một đất nước
[TCVN 5453:2009, định nghĩa 3.2.02]
CHÚ THÍCH: Ngoài ra, thư viện quốc gia còn được coi là loại hình thư viện đặc biệt, được chính phủ của một quốc gia thành lập, cấp ngân sách hoạt động; có nhiệm vụ chủ yếu là sưu tập, lưu giữ, bảo quản và phổ biến đầy đủ nhất các tài liệu được xuất bản trong nước để cộng đồng sử dụng.
3.2.5. Thư viện công cộng (public library)
Thư viện tổng hợp (3.2.3) phục vụ một cộng đồng địa phương
[TCVN 5453:2009, định nghĩa 3.2.15]
CHÚ THÍCH: Cùng một định nghĩa cơ bản áp dụng cho các thuật ngữ sử dụng các tên khác của các loại thư viện, ví dụ: thư viện cấp tỉnh
3.2.5.1. Thư viện cấp tỉnh (provincial library)
Thư viện công cộng (3.2.5) phục vụ cộng đồng trên địa bàn một tỉnh hoặc một đơn vị hành chính tương đương (thành phố trực thuộc trung ương)
3.2.5.2. Thư viện cấp huyện (district library)
Thư viện công cộng (3.2.5) phục vụ cộng đồng trên địa bàn một huyện hoặc một đơn vị hành chính tương đương (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh)
3.2.5.3. Thư viện cấp xã (commune library)
Thư viện công cộng (3.2.5) phục vụ cộng đồng trên địa bàn một xã hoặc một đơn vị hành chính tương đương (phường, thị trấn)
3.2.5.4. Thư viện trung tâm (central library)
Thư viện (3.1.1) cung cấp các dịch vụ theo quy định tới các thư viện khác trong một khu vực hoặc tổ chức
[TCVN 5453:2009. định nghĩa 3.2.07]
3.2.5.5. Thư viện di động (mobile library)
Thư viện (3.1.1), hay một bộ phận của thư viện công cộng (3.2.5), sử dụng xe được trang bị đặc biệt và dùng để cung cấp tài liệu trực tiếp cho người sử dụng
[TCVN 5453:2009, định nghĩa 3.2.16]
3.2.5.6. Thư viện lưu động (travelling library)
Sưu tập được lưu giữ tạm thời tại điểm dịch vụ, từ đó nó được gửi tới nơi khác theo chương trình được xác định trước
[TCVN 5453:2009, định nghĩa 3.2.17]
3.2.6. Thư viện đa ngành (multidisciplinary library)
Thư viện (3.1.1) có vốn tài liệu liên quan tới nhiều ngành, lĩnh vực tri thức
3.2.6.1. Thư viện đại học (academic library)
Thư viện (3.1.1) được thành lập và quản lý bởi các cơ quan giáo dục và nghiên cứu đại học
CHÚ THÍCH: Cùng một định nghĩa cơ bản áp dụng cho các thuật ngữ sử dụng các tên các cơ quan giáo dục đại học như: “thư viện cao đẳng”, “thư viện khoa”
[TCVN 5453:2009, định nghĩa 3.2.19]
3.2.6.2. Thư viện trường học (school library)
Thư viện (3.1.1) được thành lập trong phạm vi trường phổ thông, và chủ yếu phục vụ, hỗ trợ việc học tập và giảng dạy của nhà trường
3.2.6.3. Trung tâm học liệu (learning resource centre)
Bộ phận của cơ sở giáo dục có sưu tập bao gồm chủ yếu là các học liệu truyền thống và đa phương tiện, được tổ chức để sinh viên, giáo viên và nhân viên sử dụng
3.2.7. Thư viện chuyên ngành (special library)
Kho thư viện (3.3.1.3) hay thư viện (3.1.1) bao quát một ngành lĩnh vực hoặc chủ đề cụ thể hoặc sự đáp ứng nhu cầu của nhóm người sử dụng cụ thể
CHÚ THÍCH: Cùng một định nghĩa cơ bản áp dụng cho các thuật ngữ sử dụng các tên khác của các loại hình thư viện, ví dụ: “thư viện y học”, hay “thư viện thiếu nhi’
[TCVN 5453:2009, định nghĩa 3.2.04]
3.2.7.1. Thư viện nghiên cứu (research library)
Kho thư viện (3.3.1.3) hay thư viện (3.1.1) cho phép nghiên cứu triệt để về một lĩnh vực chủ đề cụ thể
[TCVN 5453:2009, định nghĩa 3.2.06]
3.2.7.2. Thư viện bản quyền (copyright library)
Thư viện lưu chiểu ở một đất nước, mà trong đó bản quyền phụ thuộc hay đã phụ thuộc vào luật lưu chiểu chính thức trong một thư viện được chỉ định
[TCVN 5453:2009, định nghĩa 3.2.03]
3.2.7.3. Thư viện chuyên biệt (specialized library)
Thư viện (3.1.1) có vốn tài liệu bao quát tổng hợp hoặc chuyên ngành hay loại hình tài liệu đặc thù hoặc chỉ phục vụ, đáp ứng nhu cầu đọc của một nhóm người sử dụng đặc biệt
CHÚ THÍCH: xem thêm Thư viện người khuyết tật (3.2.8.4)
3.2.7.4. Thư viện dành cho người khuyết tật (library for disabled person)
Thư viện (3.1.1) có vốn tài liệu và trang thiết bị chuyên biệt, điều kiện vật chất – kỹ thuật phù hợp để phục vụ chủ yếu cho người tàn tật
3.2.7.5. Thư viện doanh nghiệp (enterprise library)
Thư viện (3.1.1) hoặc chi nhánh phục vụ tài liệu, thông tin chuyên biệt phục vụ doanh nghiệp
3.2.7.6. Thư viện hành chính (administrative library)
Kho thư viện (3.3.1.3) hoặc thư viện (3.1.1) được thành lập trong phạm vi cơ quan chính phủ và chủ yếu được sử dụng bởi các nhân viên
[TCVN 5453:2009, định nghĩa 3.2.20]
3.2.7.7. Thư viện thiếu nhi (children’s library)
Thư viện (3.1.1) tập hợp các tài liệu về thiếu nhi hoặc đối tượng phục vụ là thiếu nhi hay người sử dụng chủ yếu là thiếu nhi
3.2.7.8. Thư viện nghệ thuật (art library)
Sưu tập tác phẩm nghệ thuật nguyên bản, phiên bản và các tài liệu liên quan
[TCVN 5453:2009. định nghĩa 3.2.22]
3.2.7.9. Thư viện sách quý hiếm (rare book library)
Sưu tập sách quý hiếm (rare book collection)
Kho thư viện (3.3.1.3) hoặc sưu tập đặc biệt bao gồm chủ yếu là các cuốn sách lâu năm hoặc khan hiếm
[TCVN 5453:2009, định nghĩa 3.2.21]
3.2.7.10. Thư viện tàng trữ (deposit library)
Thư viện (3.1.1) được pháp luật chỉ định thực hiện chức năng lưu giữ lâu dài toàn bộ hay chỉ một phần, một dạng tài liệu được xuất bản hoặc các tài liệu ít sử dụng từ các thư viện khác gửi tới
3.2.7.11. Thư viện tra cứu (reference library)
Kho thư viện (3.2.1.3) chỉ cho sử dụng trong tòa nhà của thư viện (3.1.1)
[TCVN 5453:2009, định nghĩa 3.2.11]
3.3. Các nguồn lực thư viện
3.3.1. Nguồn lực thư viện (library resources)
Tiềm năng mà thư viện có để thực hiện các chức năng của mình, gồm mạng lưới, vốn tài liệu, bộ máy tra cứu tin, nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh phí
3.3.1.1. Tòa nhà thư viện (library building)
Công trình xây dựng được thiết kế và trang bị chuyên biệt hoặc không chuyên biệt dành để tổ chức hoạt động thư viện
3.3.1.2. Trang thiết bị thư viện (library equipments)
Phương tiện vật chất – kỹ thuật được trang bị để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của thư viện
3.3.1.3. Kho thư viện (library)
Sưu tập các tài liệu (3.1.30) có tổ chức được chọn lọc và sở hữu để một nhóm dân mục tiêu đã được xác định trước sử dụng
[TCVN 5453 : 2009, định nghĩa 3.1.03]
CHÚ THÍCH: Các bộ sưu tập tài liệu có tổ chức được lưu giữ trong tòa nhà thư viện và thường xuyên tổ chức phục vụ cộng đồng
3.3.1.4. Tài liệu thư viện (library document)
Tài liệu (3.1.30) được thư viện thu thập phù hợp với các chức năng, nhiệm vụ và được xử lý, tổ chức, bảo quản theo quy trình, quy tắc của nghiệp vụ thư viện và được đưa ra phục vụ người dùng theo quy định của pháp luật và của thư viện
3.3.1.4.1. Tài liệu chính phủ (government document)
Các xuất bản phẩm (bao gồm các bộ luật, luật, nghị định, quyết định, thông tư, chỉ thị, hướng dẫn, báo cáo tổng kết) thường không có bản quyền do các cơ quan chính phủ ở trung ương và địa phương xuất bản và phổ biến
3.3.1.4.2. Tài liệu số (digital document)
Tài liệu (3.1.30) được ghi lại bằng kỹ thuật số, lưu giữ trên các vật mang tin chuyên biệt và chỉ có thể truy cập thông qua máy tính hoặc thiết bị tương tự
3.3.1.4.3. Tài liệu nghe nhìn (audio-visual document)
Tác phẩm mang tính trí tuệ được xuất bản dưới dạng viết, in hay điện tử, thường được đánh số trang và hình thành nên một đơn vị vật lý
[TCVN 5453 : 2009, định nghĩa 2.1.19]
3.3.1.4.4. Tài liệu quý hiếm (rare document)
Tài liệu (3.1.30) thường là lâu năm hoặc khan hiếm, khó có thể tìm được do chỉ có một số ít bản CHÚ THÍCH: Trong thư viện, tài liệu quý hiếm được xếp trong bộ sưu tập đặc biệt, lưu giữ ở nơi an toàn và hạn chế sử dụng
3.3.1.4.5. Tài liệu địa chí (local studies document)
Tài liệu (3.1.30) ghi chép, nghiên cứu về lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán, nhân vật, sản vật v.v…của một địa phương
3.3.1.4.6. Tài liệu địa phương (local publication)
Tài liệu (3.1.30) do nhà xuất bản địa phương xuất bản trên địa bàn, không phụ thuộc vào nội dung, nguồn gốc tác giả, ngôn ngữ v.v…
3.3.1.4.7. Tài liệu nội sinh (endogenous document)
Tài liệu (3.1.30) được tạo lập và công bố chỉ bên trong một tổ chức với quyền truy cập do tổ chức đó quy định
3.3.1.4.8. Tài liệu xám (grey literature)
Tài liệu (3.1.30) dưới dạng in hoặc điện tử chứa thông tin là kết quả của hoạt động khoa học và công nghệ không thể bổ sung qua các nguồn bổ sung thông thường
CHÚ THÍCH: Xem thêm Tài liệu nội sinh (3.3.1.4.7)
3.3.1.4.9. Ấn bản thư viện (library edition)
Ấn bản được xuất bản dành riêng cho các thư viện lưu giữ, có độ chắc và bền hơn so với ấn bản thường
3.3.1.4.10. Sách (book)
Tác phẩm mang tính trí tuệ được xuất bản dưới dạng viết, in hay điện tử, thường được đánh số trang và hình thành nên một đơn vị vật lý
[TCVN 5453:2009, định nghĩa 2.1.12]
3.3.1.4.11. Sách nói (audiobook)
Sách ghi âm nội dung thông tin trên băng hoặc đĩa từ và phát lại bằng cách đọc
3.3.1.4.12. Xuất bản phẩm (publication)
Tài liệu (3.1.30) để phát hành rộng rãi và thường được in thành nhiều bản
[TCVN 5453:2009, định nghĩa 2.1.11]
3.3.1.4.13. Xuất bản phẩm chính thức (official publication)
Tài liệu (3.1.30) được xuất bản bởi cơ quan chính quyền hoặc tổ chức liên chính phủ dưới tên hợp pháp của cơ quan hoặc tổ chức đó
3.3.1.4.14. Xuất bản phẩm định kỳ (periodical)
Tài liệu nhiều kỳ (3.3.1.4.15) thường được đặc trưng bởi sự đa dạng về nội dung và các cộng tác viên, trong bản thân xuất bản phẩm (3.3.1.4.12) hoặc từ một số này đến số khác
[TCVN 5453:2009, định nghĩa 2.4.07]
CHÚ THÍCH: Xuất bản phẩm nhiều kỳ, mỗi kỳ được công bố theo một khoảng thời gian cố định
3.3.1.4.15. Tài liệu nhiều kỳ (serial)
Xuất bản phẩm nhiều kỳ (serial publication)
Xuất bản phẩm (3.3.1.4.12) dưới dạng in hoặc không in, được phát hành thành những phần kế tiếp, thường có ký hiệu số hoặc theo thứ tự thời gian và có xu hướng dự định tiếp tục vô thời hạn bất kể định kỳ như thế nào
[TCVN 5453:2009, định nghĩa 2.4.06]
CHÚ THÍCH: Xuất bản phẩm dạng bất kỳ được công bố dưới cùng nhan đề thành các phần riêng biệt, thường được đánh số, theo một khoảng thời gian cố định hoặc không cố định và không có thời gian chấm dứt định trước
3.3.1.4.16. Tùng thư (series)
Tài liệu nhiều kỳ (3.3.1.4.15) bao gồm một nhóm tập sách được đánh số hoặc không, mỗi tập có nhan đề riêng, được gộp lại dưới một nhan đề chung và ấn hành trong một thời gian bất định
[TCVN 5453:2009, định nghĩa 2.4.08]
CHÚ THÍCH: Nhóm các tác phẩm được xuất bản riêng biệt cứ quan hệ với nhau theo chủ đề hoặc hình thái được một nhà xuất bản công bố theo một cách trình bày thống nhất, có nhan đề riêng và nhan đề chung của cả nhóm
3.3.1.5. Vốn Tài liệu thư viện (library holdings)
Tài liệu (3.1.30) được sưu tầm, tập hợp theo nhiều chủ đề, nội dung nhất định, được xử lý theo quy tắc, quy trình khoa học của nghiệp vụ thư viện
3.3.1.5.1. Bộ sưu tập (collection)
Tài liệu (3.1.30) được tập hợp với nhau thường dưới một nhan đề chung, các tác phẩm của một hay nhiều tác giả hoặc biên tập viên đối với một hay nhiều chủ đề
[TCVN 5453:2009, định nghĩa 2.2.1.05]
3.3.1.5.2. Bộ sưu tập tổng hợp (general collection)
Bộ sưu tập của thư viện gồm các tài liệu/ thông tin về toàn bộ hay phần lớn môn ngành khoa học
3.3.1.5.3. Bộ sưu tập hạt nhân (core collection)
Bộ sưu tập bao gồm các tài liệu/ thông tin cơ bản cần thiết cho nhóm người dùng nhất định của một thư viện (3.1.1)
3.3.1.5.4. Bộ sưu tập địa chí (local collection)
Bộ sưu tập của thư viện bao gồm sách, bản in, bản đồ, ảnh và tài liệu khác liên quan tới một khu vực địa lý cụ thể và dân cư tại đó
3.3.1.5.5. Bộ sưu tập lai (hybrid collection)
Bộ sưu tập của thư viện bao gồm các tài liệu từ hai định dạng trở lên, thường bao gồm sách và ấn phẩm nhiều kỳ dưới dạng in và điện tử
3.3.1.5.6. Bộ sưu tập số (digital collection)
Bộ sưu tập của thư viện bao gồm các tài liệu dạng số hoặc chuyển thành dạng số để bảo quản và cung cấp truy cập điện tử cho người dùng
3.3.2. Người làm thư viện (librarian)
Người được đào tạo nghiệp vụ thư viện và đảm trách công việc trong thư viện
CHÚ THÍCH: Tất cả các kiến thức đào tạo về thư viện phụ thuộc vào chương trình quốc gia
3.3.2.1. Chuyên gia thư viện (library expert)
Người có tri thức uyên thâm hoặc kỹ năng điêu luyện, thường được hỏi ý kiến tư vấn về nghiệp vụ thư viện, dựa trên các hoạt động nghiên cứu, hoặc kinh nghiệm nghề nghiệp
3.3.2.2. Thư viện viên (junior librarian)
Viên chức chuyên môn làm việc trong thư viện (3.1.1) được đào tạo nghiệp vụ từ bậc đại học trở lên
3.3.2.3. Thư viện viên chính (major librarian)
Thư viện viên (3.3.2.2) đã qua kỳ thi nâng ngạch lên thư viện viên chính theo quy định của pháp luật
3.3.2.4. Thư viện viên cao cấp (senior librarian)
Thư viện viên chính (3.3.2.3) đã qua kỳ thi nâng ngạch lên thư viện viên cao cấp theo quy định của pháp luật
CHÚ THÍCH: Thư viện viên cao cấp là ngạch viên chức chuyên môn cao nhất ngành thư viện
3.3.2.5. Thư viện viên trung cấp (intermediate librarian)
Vièn chức chuyên môn làm việc trong thư viện (3.1.1) được đào tạo nghiệp vụ hệ trung cấp
3.3.2.6. Thư mục viên (bibliographer)
Người tạo lập thông tin thư mục và biên soạn các bản thư mục
3.4. Tổ chức lao động và hoạt động nghiệp vụ thư viện
3.4.1. Cơ khí hóa thư viện (mechanization of library)
Sử dụng các máy móc, thiết bị và hệ thống dạng cơ khí vào các quá trình thư viện
3.4.2. Tự động hóa thư viện (library automation)
Quá trình sử dụng máy tính, thiết bị ngoại vi và máy móc khác để tiến hành các quá trình thư viện một cách tự động
3.4.3. Tin học hóa thư viện (library computerization)
Sự ứng dụng tin học và công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện
3.4.4. Hệ quản trị thư viện (library management system – LMS)
Một bộ tích hợp trình ứng dụng được thiết kế để tiến hành các chức năng nghiệp vụ và kỹ thuật của thư viện tự động hóa
3.4.5. Công nghệ thư viện (library technology)
Tập hợp các quá trình và thao tác đảm bảo sự vận hành của thư viện. Công nghệ thư viện được chia thành chu trình thư viện
3.4.5.1. Chu trình kỹ thuật thư viện (technological cycle of library)
Tập hợp các quá trình và thao tác thư viện liên quan chặt chẽ với nhau theo một trật tự nhất định và thực hiện thường xuyên, lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian xác định
3.4.5.2. Quy trình kỹ thuật thư viện (process of library technology)
Tập hợp các thao tác khác nhau nhằm thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong hoạt động thư viện
3.4.5.3. Thao tác thư viện (library operation)
Tổ hợp các hành động và thủ thuật nghiệp vụ được nhân viên thư viện thực hiện tại nơi làm việc
3.4.6. Định mức lao động thư viện (library labour norm)
Chuẩn mực quy định về chi phí lao động và thời gian nhằm thực hiện chu trình, thao tác thư viện trong những điều kiện tổ chức – kỹ thuật nhất định
3.4.6.1. Định mức phục vụ (service norm)
Số lượng bạn đọc, lượt đến thư viện… tính cho một nhân viên thư viện trong khoảng thời gian nhất định (ngày, tháng, năm làm việc)
3.4.6.2. Định mức sản phẩm (product norm)
Quy định khối lượng sản phẩm hay công việc cần phải được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định
CHÚ THÍCH: số lượng tài liệu đã được xử lý hoặc số lượng bạn đọc đã được phục vụ…trong ca trực hay trong ngày làm việc
3.4.6.3. Định mức thời gian (time norm)
Đại lượng thời gian đã được quy định để nhân viên thư viện thực hiện hoàn chỉnh một quá trình, một thao tác nghiệp vụ
3.4.7. Chu trình của tài liệu (cycle of document)
Trật tự được xác lập của các quá trình và thao tác làm việc với tài liệu từ khi tài liệu nhập vào, đến khi lưu kho hoặc bị thanh lọc
3.4.7.1. Bổ sung (acquisition)
Các hoạt động nhằm lập, phát triển hoặc cập nhật vốn tư liệu của tổ chức thông tin và tư liệu [TCVN 5453:2009, định nghĩa 4.1.2.01]
3.4.7.2. Xử lý kỹ thuật (technical processing)
Tổ hợp các quy trình xử lý tài liệu trước khi tiến hành xử lý hình thức và nội dung, bao gồm các công việc đóng dấu, cập nhật vào sổ đăng ký cá biệt…
3.4.7.3. Kiểm soát thư mục (bibliographic control)
Quá trình tạo lập, tổ chức và quản lý các công cụ thư mục để có thể tìm kiếm tài liệu thư viện một cách dễ dàng
3.4.7.4. Kiểm soát thư mục toàn cầu (universal bibliographic control)
Sự chuẩn hóa các hình thức mô tả tài liệu và công cụ thư mục các tài liệu trên bình diện quốc tế
3.4.7.5. Biên mục (cataloguing)
Chuẩn bị và duy trì các mục lục
[TCVN 5453:2009; định nghĩa 4.2.1.1.03]
CHÚ THÍCH: Tổ hợp các quá trình mô tả thư mục, phân loại, định từ khóa, định tiêu đề chủ đề, ký hiệu xếp giá, tạo lập các mục lục nhằm tạo ra các điểm truy cập theo quy tắc thống nhất cho sách hoặc các dạng tài liệu khác
3.4.7.5.1. Mô tả thư mục (bibliographic description)
Mô tả đơn vị thư mục theo các quy tác được thiết lập, dựa trên các dữ liệu sao lại từ các nguồn lấy thông tin cụ thể chủ yếu trong phạm vi của tài liệu
[TCVN 5453:2009. định nghĩa 4.2.1.1.02)
3.4.7.5.2. Phân loại (classifying)
Gán cho tài liệu (3.1.30) các ký hiệu của lớp (môn loại) được lấy từ một hệ thống phân loại [TCVN 5453: 2009, định nghĩa 4.2.2.4.02]
CHÚ THÍCH: Quá trình phân chia các đối tượng hoặc khái niệm vào các lớp, phân lớp, tiểu phân lớp dựa trên các đặc tính theo nghĩa thông thường và có thể phân biệt nhau
3.4.7.5.3. Định từ khóa (keyword indexing)
Quy trình, thao tác xác lập (các) từ khóa cho nội dung tài liệu thư viện thông qua các phương tiện của ngôn ngữ từ khóa
3.4.7.5.4. Định tiêu đề chủ đề (subject indexing)
Quy trình, thao tác xác lập (các) tiêu đề chủ đề phù hợp với nội dung của tài liệu thông qua các công cụ của ngôn ngữ chủ đề
3.4.7.6. Định chỉ mục (indexing)
Thể hiện nội dung hoặc hình thức của một tài liệu bằng các từ, cụm từ hoặc hệ thống ký hiệu theo quy tắc của ngôn ngữ định chỉ mục
[TCVN 5453:2009, định nghĩa 4.2.2.7.01]
3.4.7.7. Biểu ghi thư mục (bibliographic record)
Đơn vị của cơ sở dữ liệu thư mục, phản ánh những thông tin thư mục về một tài liệu cụ thể
3.4.7.8. Bộ máy tra cứu (reference tools)
Tập hợp các ấn phẩm tra cứu và thư mục, các mục lục và hộp phiếu thư viện, cơ sở dữ liệu thư mục dành cho việc tra tìm tài liệu, thông tin cần thiết của bạn đọc
3.4.7.9. Tìm tin (information retrieval)
Quá trình tìm lại các thông tin (3.1.28) cụ thể hoặc tri thức từ một nguồn lưu trữ
[TCVN 5453:2009, định nghĩa 1.2.05]
3.4.8. Công tác bạn đọc (readers’ services)
Những hoạt động nhằm nghiên cứu người sử dụng thư viện và đáp ứng nhu cầu đọc tài liệu và thông tin của họ
3.4.8.1. Xử lý phân tích và tổng hợp (analytic and synthetic processing)
Quá trình phân tích tài liệu để rút ra những thông tin cần thiết và tổng hợp lại ở dạng thức phù hợp với yêu cầu của người sử dụng
3.4.8.2. Chu trình của yêu cầu đọc (cycle of reading demand)
Trật tự luân chuyển yêu cầu đọc của người sử dụng thư viện đã được xác lập và các quá trình của thao tác làm việc tương ứng nhằm đáp ứng yêu cầu đó
3.4.8.3. Chính sách truy cập (access policy)
Tuyên bố chính thức của người quản lý thư viện về các điều kiện khi truy cập sử dụng các bộ sưu tập do thư viện quản lý
3.4.8.4. Người sử dụng thư viện (library user)
Người sử dụng cơ sở hạ tầng, dịch vụ hay tài liệu do thư viện (3.1.1) cung cấp
CHÚ THÍCH: xem thêm Người dùng tin [TCVN 5453: 2009, định nghĩa 5.1.05 ]
3.4.8.5. Bạn đọc (reader)
Cá nhân, tập thể sử dụng thư viện trên cơ sở đăng ký chính thức theo quy định của thư viện
3.4.8.6. Nhu cầu đọc (reading needs)
Sự cần thiết của việc đọc được tạo nên bởi trình độ phát triển văn hóa, kinh tế – xã hội và nhu cầu của mỗi người dân, cũng như toàn xã hội
3.4.8.7. Nhu cầu tin (information needs)
Nhu cầu của người sử dụng và những thông tin cần thiết cho công việc cụ thể của bản thân
3.4.8.8. Lưu thông tài liệu (circulation)
Công tác cho mượn tài liệu hoặc sự quay vòng của tài liệu (3.1.30) theo tần suất nhu cầu đọc, tìm tin của người sử dụng
3.4.8.9. Mượn (loan)
Chuyển giao vật lý tài liệu (3.1.30) từ nơi lưu trữ đến một địa điểm khác trong khoảng thời gian xác định
[TCVN 5453:2009, định nghĩa 5.4.03)
3.4.8.10. Tuyên truyền tài liệu (propaganda of documents)
Tổ hợp các biện pháp và hình thức được thư viện tiến hành nhằm làm cho người dân hiểu về nội dung, ý nghĩa của một hay một số tác phẩm
3.4.8.11. Dịch vụ thư viện (library services)
Hình thức phục vụ của thư viện (3.1.1) để đáp ứng nhu cầu cụ thể của người sử dụng thư viện
CHÚ THÍCH: Dịch vụ thư viện có thể bao gồm cho mượn tài liệu, chỉ dẫn, cung cấp thông tin về tài liệu, triển lãm tài liệu, tư vấn sử dụng nguồn lực thư viện
3.4.8.12. Chia sẻ nguồn lực (resource sharing)
Những hình thức cùng tạo lập và sử dụng chung các nguồn lực (tài liệu, các dữ liệu thư mục, nhân sự, phương tiện lưu giữ, kinh phí…) giữa các thư viện để cung cấp khả năng khai thác tài liệu, thông tin từ nhiều thư viện, đáp ứng nhu cầu bạn đọc
3.4.9. Công tác địa chỉ (local information activities)
Hoạt động của thư viện (3.1.1) nhằm thu thập, xử lý, bảo quản và tổ chức khai thác tài liệu liên quan đến địa phương
3.4.10. Hoạt động thư mục (bibliographic activities)
Lĩnh vực hoạt động đáp ứng nhu cầu về thông tin thư mục của xã hội
3.4.11. Trung tâm thư mục (bibliographic centre)
Tổ chức thực hiện chức năng thu thập, xử lý, sản xuất và phổ biến thông tin thư mục
3.4.12. Chu trình của yêu cầu thư mục (cycle of bibliographic enquiry)
Trật tự được xác lập của các quá trình và thao tác làm việc nhằm đáp ứng yêu cầu trả lời thư mục của người sử dụng thư viện
3.4.13. Sản phẩm thư mục (bibliographic product)
Vật mang tin được tạo ra chứa đựng các thông tin thư mục
3.4.14. Thông tin thư mục (bibliographic infomation)
Thông tin về tài liệu được tạo lập và sử dụng trong xã hội nhằm thông báo, giới thiệu và tuyên truyền về tài liệu
3.4.15. Thư mục (bibliography)
Hệ thống tìm tin thư mục cho phép truy cập tới dữ liệu mà mô tả và nhận dạng duy nhất các tài liệu
CHÚTHÍCH:
1 Xem thư mục học (3.1.26)
2 Các thư mục đôi khi cũng chứa mô tả nội dung tài liệu
[TCVN 5453 : 2009, định nghĩa 4.3.2.1.07]
3.4.16. Thư mục quốc gia (national bibliography)
Danh mục thống kê về những xuất bản phẩm và tài liệu mới xuất bản của quốc gia trong một thời gian nhất định
3.4.17. Phục vụ thư mục (bibliographic service)
Việc cung cấp các thông tin thư mục cho người sử dụng thư viện (3.1.1)
3.4.18. Marketing sản phẩm và dịch vụ thư viện (marketing of library products and services)
Hoạt động liên quan đến phân tích nhu cầu người sử dụng, thiết kế, định giá, khuyến thị, quảng bá, tiếp thị và phân phối các sản phẩm, dịch vụ của thư viện (3.1.1)
3.4.19. Bảo quản (preservation)
Tất cả các biện pháp, bao gồm cả quyết định tài chính và chiến lược, để duy trì tính toàn vẹn và kéo dài tuổi thọ của tài liệu (3.1.30) hoặc các sưu tập
[TCVN 5453 : 2009, định nghĩa 6.1.01]
3.4.20. Hướng dẫn nghiệp vụ thư viện (guide in methods of library)
Sự chỉ dẫn về phương pháp luận và cách thức thực hành nghiệp vụ chuyên môn, đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động thư viện
Mục lục tra cứu thuật ngữ tiếng Việt
Số TT |
Tiếng Việt |
Tiếng Anh |
Điều |
001 |
Ấn bản thư viện |
Library edition |
3.3.1.4.9 |
002 |
Bản lưu chiểu |
Deposit |
3.1.14 |
003 |
Bản quyền |
Copyright |
3.1.12 |
004 |
Bạn đọc |
Reader |
3.4.8.5 |
005 |
Bảo quản |
Preservation |
3.4.19 |
006 |
Biên mục |
Cataloguing |
3.4.7.5 |
007 |
Biểu ghi thư mục |
Bibliographic record |
3.4.7.7 |
008 |
Bổ sung |
Acquisition |
3.4.7.1 |
009 |
Bộ máy tra cứu |
Reference tools |
3.4.7.8 |
010 |
Bộ sưu tập |
Collection |
3.3.1.5.1 |
011 |
Bộ sưu tập địa chí |
Local collection |
3.3.1.5.4 |
012 |
Bộ sưu tập hạt nhân |
Core collection |
3.3.1.5.3 |
013 |
Bộ sưu tập lai |
Hybrid collection |
3.3.1.5.5 |
014 |
Bộ sưu tập số |
Digital collection |
3.3.1.5.6 |
015 |
Bộ sưu tập tổng hợp |
General collection |
3.3.1.5.2 |
016 |
Chia sẻ nguồn lực |
Resource sharing |
3.4.8.12 |
017 |
Chính sách truy cập |
Access policy |
3.4.8.3 |
018 |
Chu trình của tài liệu |
Cycle of document |
3.4.7 |
019 |
Chu trình của yêu cầu đọc |
Cycle of reading demand |
3.4.8.2 |
020 |
Chu trình của yêu cầu thư mục |
Cycle of Bibliographic enquiry |
3.4.12 |
021 |
Chu trình kỹ thuật thư viện |
Technological cycle of library |
3.4.5.1 |
022 |
Chuyên gia thư viện |
Library expert |
3.3.2.1 |
023 |
Công nghệ thư viện |
Library technology |
3.4.5 |
024 |
Công tác bạn đọc |
Readers’ services |
3.4.8 |
025 |
Công tác địa chí |
Local information activities |
3.4.9 |
026 |
Cơ khí hóa thư viện |
Mechanization of library |
3.4.1 |
027 |
Cơ sở dữ liệu |
Database |
3.1.32 |
028 |
Dịch vụ thư viện |
Library services |
3.4.8.11 |
029 |
Đào tạo nghề thư viện |
Professional library education |
3.1.20 |
030 |
Đạo đức nghề thư viện |
Code of ethics in librarianship |
3.1.21 |
031 |
Định chỉ mục |
Indexing |
3.4.7.6 |
032 |
Định mức lao động thư viện |
Library labour norm |
3.4.6 |
033 |
Định mức phục vụ |
Service norm |
3.4.6.1 |
034 |
Định mức sản phẩm |
Product norm |
3.4.6.2 |
035 |
Định mức thời gian |
Time norm |
3.4.6.3 |
036 |
Định tiêu đề chủ đề |
Subject indexing |
3.4.7.5.4 |
037 |
Định từ khóa |
Keyword indexing |
3.4.7.5.3 |
038 |
Đọc |
Reading |
3.1.34 |
039 |
Hệ quản trị thư viện |
Library management system (LMS) |
3.4.4 |
040 |
Hệ thống thư viện |
Library system |
3.1.9 |
041 |
Hiệu quả hoạt động thư viện |
Effectiveness of library activities |
3.1.4 |
042 |
Hoạt động thư mục |
Bibliographic activities |
3.4.10 |
043 |
Hoạt động thư viện |
Library activities |
3.1.3 |
044 |
Hội đồng thư viện |
Library council |
3.1.22 |
045 |
Hội thư viện |
Library association |
3.1.23 |
046 |
Hợp tác thư viện |
Co-operation in Library activities |
3.1.25 |
047 |
Hướng dẫn nghiệp vụ thư viện |
Guide in methods of library |
3.4.20 |
048 |
Kho tài liệu |
Document warehouse |
3.1.31 |
049 |
Kho thư viện |
Library |
3.3.1.3 |
050 |
Khoa học thông tin |
Information science |
3.1.27 |
051 |
Khoa học thư viện |
Library science |
3.1.2 |
052 |
Kiểm soát thư mục |
Bibliographic control |
3.4.7.3 |
053 |
Kiểm soát thư mục toàn cầu |
Universal bibliographic control |
3.4.7.4 |
054 |
Kinh tế thư viện |
Library economics |
3.1.19 |
055 |
Liên hiệp thư viện |
Library consortium |
3.1.24 |
056 |
Loại hình thư viện |
Type of library |
3.2.1 |
057 |
Luật pháp thư viện |
Library legislation |
3.1.11 |
058 |
Lưu chiểu |
Legal deposit |
3.1.13 |
059 |
Lưu thông tài liệu |
Circulation |
3.4.8.8 |
060 |
Mạng lưới thư viện |
Library network |
3.1.10 |
061 |
Marketing sản phẩm và dịch vụ thư viện |
Marketing of library products and services |
3.4.18 |
062 |
Mô tả thư mục |
Bibliographic description |
3.4.7.5.1 |
063 |
Mượn |
Loan |
3.4.8.9 |
064 |
Ngân hàng dữ liệu |
Data bank |
3.1.33 |
065 |
Nghề thư viện |
Library profession |
3.1.6 |
066 |
Nguồn lực thư viện |
Library resources |
3.3.1 |
067 |
Người làm thư viện |
Librarian |
3.3.2 |
068 |
Người sử dụng thư viện |
Library user |
3.4.8.4 |
069 |
Nhu cầu đọc |
Reading needs |
3.4.8.6 |
070 |
Nhu cầu tin |
Information needs |
3.4.8.7 |
071 |
Phân định loại hình thư viện |
Determining types of libraries |
3.2.2 |
072 |
Phân loại |
Classifying |
3.4.7.5.2 |
073 |
Phục vụ thư mục |
Bibliographic service |
3.4.17 |
074 |
Quản lý nhà nước về thư viện |
State management on activities |
3.1.7 |
075 |
Quản lý thư viện |
Library management |
3.1.16 |
076 |
Quy trình kỹ thuật thư viện |
Process of library technology |
3.4.5.2 |
077 |
Quyền số |
Digital right |
3.1.15 |
078 |
Sách |
Book |
3.3.1.4.10 |
079 |
Sách nói |
Audiobook |
3.3.1.4.11 |
080 |
Sản phẩm thư mục |
Bibliographic product |
3.4.13 |
081 |
Tài liệu |
Document |
3.1.30 |
082 |
Tài liệu chính phủ |
Government document |
3.3.1.4.2 |
083 |
Tài liệu địa chí |
Local studies document |
3.3.1.4.5 |
084 |
Tài liệu địa phương |
Local publication |
3.3.1.4.6 |
085 |
Tài liệu nghe nhìn |
Audio-visual document |
3.3.1.4.3 |
086 |
Tài liệu nhiều kỳ |
Serial |
3.3.1.4.15 |
087 |
Tài liệu nội sinh |
endogenous document |
3.3.1.4.7 |
088 |
Tài liệu quý hiếm |
Rare document |
3.3.1.4.4 |
089 |
Tài liệu số |
Digital document |
3.3.1.4.1 |
090 |
Tài liệu thư viện |
Library document |
3.3.1.4 |
091 |
Tài liệu xám |
Grey literature |
3.3.1.4.8 |
092 |
Tập trung hóa thư viện |
Library centralization |
3.1.8 |
093 |
Thao tác thư viện. |
Library operation |
3.4.5.3 |
094 |
Thông tin |
Information |
3.1.28 |
095 |
Thông tin thư mục |
Bibliographic infomation |
3.4.14 |
096 |
Thống kê thư viện |
Library statistics |
3.1.17 |
097 |
Thư mục |
Bibliography |
3.4.15 |
098 |
Thư mục học |
Bibliography |
3.1.26 |
099 |
Thư mục quốc gia |
National bibliography |
3.4.16 |
100 |
Thư mục viên |
Bibliographer |
3.3.2.6 |
101 |
Thư viện |
Library |
3.1.1 |
102 |
Thư viện bản quyền |
Copyright library |
3.2.7.2 |
103 |
Thư viện cấp huyện |
District library |
3.2.5.2 |
104 |
Thư viện cấp tỉnh |
Provincial library |
3.2.5.1 |
105 |
Thư viện cấp xã |
Commune library |
3.2.5.3 |
106 |
Thư viện chuyên biệt |
Specialized library |
3.2.7.3 |
107 |
Thư viện chuyên ngành |
Special library |
3.2.7 |
108 |
Thư viện công cộng |
Public library |
3.2.5 |
109 |
Thư viện công lập |
Library based on state budget |
3.2.2.1 |
110 |
Thư viện dành cho người khuyết tật |
Library for disabled person |
3.2.7.4 |
111 |
Thư viện di động |
Mobile library |
3.2.5.5 |
112 |
Thư viện doanh nghiệp |
Enterprise library |
3.2.7.5 |
113 |
Thư viện đa ngành |
Multidisciplinary library |
3.2.6 |
114 |
Thư viện đa phương tiện |
Multimedia library |
3.2.3.2 |
115 |
Thư viện đại học |
Academic library |
3.2.6.1 |
116 |
Thư viện hành chính |
Administrative library |
3.2.7.6 |
117 |
Thư viện lai |
Hybrid library |
3.2.3.1 |
118 |
Thư viện lưu động |
Travelling library |
3.2.5.6 |
119 |
Thư viện nghệ thuật |
Art library |
3.2.7.8 |
120 |
Thư viện nghiên cứu |
Research library |
3.2.7.1 |
121 |
Thư viện quốc gia |
National library |
3.2.4 |
122 |
Thư viện sách quý hiếm |
Rare book library |
3.2.7.9 |
123 |
Thư viện số |
Digital library |
3.2.3.3 |
124 |
Thư viện tàng trữ |
Deposit library |
3.2.7.10 |
125 |
Thư viện thiếu nhi |
Children’s library |
3.2.7.7 |
126 |
Thư viện tổng hợp |
General library |
3.2.3 |
127 |
Thư viện tra cứu |
Reference library |
3.2.7.11 |
128 |
Thư viện trung tâm |
Central library |
3.2.5.4 |
129 |
Thư viện trường học |
School library |
3.2.6.2 |
130 |
Thư viện tư nhân |
Private library |
3.2.2.2 |
131 |
Thư viện viên |
Junior librarian |
3.3.2.2 |
132 |
Thư viện viên cao cấp |
Senior librarian |
3.3.2.4 |
133 |
Thư viện viên chính |
Major librarian |
3.3.2.3 |
134 |
Thư viện viên trung cấp |
Intermediate librarian |
3.3.2.5 |
135 |
Tìm tin |
Information retrieval |
3.4.7.9 |
136 |
Tin học hóa thư viện |
Library computerization |
3.4.3 |
137 |
Tính phổ cập của thư viện |
Accessibility of library |
3.1.5 |
138 |
Tòa nhà thư viện |
Library building |
3.3.1.1 |
139 |
Tổ chức lao động thư viện |
Organization of labour in library |
3.1.18 |
140 |
Trang thiết bị thư viện |
Library equipments |
3.3.1.2 |
141 |
Trung tâm học liệu |
Learning resource centre |
3.2.6.3 |
142 |
Trung tâm thư mục |
Bibliographic centre |
3.4.11 |
143 |
Tùng thư |
Series |
3.3.1.4.16 |
144 |
Tuyên truyền tài liệu |
Propaganda of documents |
3.4.8.10 |
145 |
Tự động hóa thư viện |
Library automation |
3.4.2 |
146 |
Vật mang tin |
Carrier |
3.1.29 |
147 |
Vốn tài liệu thư viện |
Library holdings |
3.3.1.5 |
148 |
Xuất bản phẩm |
Publication |
3.3.1.4.12 |
149 |
Xuất bản phẩm chính thức |
Official publication |
3.3.1.4.13 |
150 |
Xuất bản phẩm định kỳ |
Periodical |
3.3.1.4.14 |
151 |
Xử lý kỹ thuật |
Technical processing |
3.4.7.2 |
152 |
Xử lý phân tích và tổng hợp |
Analytic and Synthetic processing |
3.4.8.1 |
Mục lục tra cứu thuật ngữ tiếng Anh
Số TT |
Tiếng Anh |
Tiếng Việt |
Điều |
001 |
Academic library |
Thư viện đại học |
3.2.6.1 |
002 |
Access policy |
Chính sách truy cập |
3.4.8.3 |
003 |
Accessibility of library |
Tính phổ cập của thư viện |
3.1.5 |
004 |
Acquisition |
Bổ sung |
3.4.7.1 |
005 |
Administrative library |
Thư viện hành chính |
3.2.7.6 |
006 |
Analytic and Synthetic processing |
Xử lý phân tích và tổng hợp tài liệu |
3.4.8.1 |
007 |
Art library |
Thư viện nghệ thuật |
3.2.7.8 |
008 |
Audiobook |
Sách nói |
3.3.1.4.9 |
009 |
Audio-visual document |
Tài liệu nghe-nhìn |
3.3.1.4.3 |
010 |
Bibliographer |
Thư mục viên |
3.3.2.6 |
011 |
Bibliographic activities |
Hoạt động thư mục |
3.4.10 |
012 |
Bibliographic centre |
Trung tâm thư mục |
3.4.11 |
013 |
Bibliographic control |
Kiểm soát thư mục |
3.4.7.3 |
014 |
Bibliographic desscription |
Mô tả thư mục |
3.4.7.5.1 |
015 |
Bibliographic infomation |
Thông tin thư mục |
3.4.14 |
016 |
Bibliographic product |
Sẩn phẩm thư mục |
3.4.13 |
017 |
Bibliographic record |
Biểu ghi thư mục |
3.4.7.7 |
018 |
Bibliographic service |
Phục vụ thư mục |
3.4.17 |
019 |
Bibliography |
Thư mục học |
3.1.26 |
020 |
Bibliography |
Thư mục |
3.4.15 |
021 |
Book |
Sách |
3.3.1.4.10 |
022 |
Carrier |
Vật mang tin |
3.1.29 |
023 |
Cataloguing |
Biên mục |
3.4.7.5 |
024 |
Central library |
Thư viện trung tâm |
3.2.5.4 |
025 |
Children’s library |
Thư viện thiếu nhi |
3.2.7.7 |
026 |
Circulation |
Lưu thông tài liệu |
3.4.8.8 |
027 |
Classifying |
Phân loại |
3.4.7.5.2 |
028 |
Code of ethics in librarianship |
Đạo đức nghề thư viện |
3.1.21 |
029 |
Collection |
Bộ sưu tập |
3.3.1.5.1 |
030 |
Commune library |
Thư viện cấp xã |
3.2.5.3 |
031 |
Co-operation in Library activities |
Hợp tác thư viện |
3.1.25 |
032 |
Copyright |
Bản quyền |
3.1.12 |
033 |
Copyright library |
Thư viện bản quyền |
3.2.7.2 |
034 |
Core collection |
Bộ sưu tập hạt nhân |
3.3.1.5.3 |
035 |
Cycle of Bibliographic enquiry |
Chu trình của yêu cầu thư mục |
3.4.12 |
036 |
Cycle of document |
Chu trình của tài liệu |
3.4.7 |
037 |
Cycle of reading demand |
Chu trình của yêu cầu đọc |
3.4.8.2 |
038 |
Data bank |
Ngân hàng dữ liệu |
3.1.33 |
039 |
Database |
Cơ sở dữ liệu |
3.1.32 |
040 |
Deposit |
Bản lưu chiểu |
3.1.14 |
041 |
Deposit library |
Thư viện tàng trữ |
3.2.7.10 |
042 |
Determining types of libraries |
Phân định loại hình thư viện |
3.2.2 |
043 |
Digital collection |
Bộ sưu tập số |
3.3.1.5.6 |
044 |
Digital document |
Tài liệu số |
3.3.1.4.1 |
045 |
Digital library |
Thư viện số |
3.2.3.3 |
046 |
Digital right |
Quyền số |
3.1.15 |
047 |
District library |
Thư viện cấp huyện |
3.2.5.2 |
048 |
Document |
Tài liệu |
3.1.30 |
049 |
Document warehouse |
Kho tài liệu |
3.1.31 |
050 |
Effectiveness of library activities |
Hiệu quả hoạt động thư viện |
3.1.4 |
051 |
Endogenous document |
Tài liệu nội sinh |
3.3.1.4.7 |
052 |
Enterprise library |
Thư viện doanh nghiệp |
3.2.7.5 |
053 |
General collection |
Bộ sưu tập tổng hợp |
3.3.1.5.2 |
054 |
General library |
Thư viện tổng hợp |
3.2.3 |
055 |
Government document |
Tài liệu chính phủ |
3.3.1.4.2 |
056 |
Grey literature |
Tài liệu xám |
3.3.1.4.8 |
057 |
Guide in methods of library |
Hướng dẫn nghiệp vụ thư viện |
3.4.20 |
058 |
Hybrid collection |
Bộ sưu tập lai |
3.3.1.5.5 |
059 |
Hybrid library |
Thư viện lai |
3.2.3.1 |
060 |
Indexing |
Định chỉ mục |
3.4.7.6 |
061 |
Information |
Thông tin |
3.1.28 |
062 |
Information needs |
Nhu cầu tin |
3.4.8.7 |
063 |
Information retrieval |
Tìm tin |
3.4.7.9 |
064 |
Information science |
Khoa học thông tin |
3.1.27 |
065 |
Intermediate librarian |
Thư viện viên trung cấp |
3.3.2.5 |
066 |
Junior librarian |
Thư viện viên |
3.3.2.2 |
067 |
Keyword indexing |
Định từ khóa |
3.4.7.5.3 |
068 |
Learning resource centre |
Trung tâm học liệu |
3.2.6.3 |
069 |
Legal deposit |
Lưu chiểu |
3.1.13 |
070 |
Librarian |
Người làm thư viện |
3.3.2 |
071 |
Library |
Thư viện |
3.1.1 |
072 |
Library |
Kho thư viện |
3.3.1.3 |
073 |
Library activities |
Hoạt động thư viện |
3.1.3 |
074 |
Library association |
Hội thư viện |
3.1.23 |
075 |
Library automation |
Tự động hóa thư viện |
3.4.2 |
076 |
Library based on state budget |
Thư viện công lập |
3.2.2.1 |
077 |
Library building |
Toà nhà thư viện |
3.3.1.1 |
078 |
Library centralization |
Tập trung hóa thư viện |
3.1.8 |
079 |
Library computerization |
Tin học hóa thư viện |
3.4.3 |
080 |
Library consortium |
Liên hiệp thư viện |
3.1.24 |
081 |
Library council |
Hội đồng thư viện |
3.1.22 |
082 |
Library document |
Tài liệu thư viện |
3.3.1.4 |
083 |
Library economics |
Kinh tế thư viện |
3.1.19 |
084 |
Library edition |
Ấn bản thư viện |
3.3.1.4.9 |
085 |
Library equipments |
Trang thiết bị thư viện |
3.3.1.2 |
086 |
Library expert |
Chuyên gia thư viện |
3.3.2.1 |
087 |
Library for disabled person |
Thư viện dành cho người khuyết tật |
3.2.7.4 |
088 |
Library holdings |
Vốn tài liệu thư viện |
3.3.1.5 |
089 |
Library labour norm |
Định mức lao động thư viện |
3.4.6 |
090 |
Library legislation |
Luật pháp thư viện |
3.1.11 |
091 |
Library management |
Quản lý thư viện |
3.1.16 |
092 |
Library management system (LMS) |
Hệ quản trị thư viện |
3.4.4 |
093 |
Library network |
Mạng lưới thư viện |
3.1.10 |
094 |
Library operation |
Thao tác thư viện |
3.4.5.3 |
095 |
Library profession |
Nghề thư viện |
3.1.6 |
096 |
Library resources |
Nguồn lực thư viện |
3.3.1 |
097 |
Library science |
Khoa học thư viện |
3.1.2 |
098 |
Library services |
Dịch vụ thư viện |
3.4.8.11 |
099 |
Library statistics |
Thống kê thư viện |
3.1.17 |
100 |
Library system |
Hệ thống thư viện |
3.1.9 |
101 |
Library technology |
Công nghệ thư viện |
3.4.5 |
102 |
Library user |
Người sử dụng thư viện |
3.4.8.4 |
103 |
Loan |
Mượn |
3.4.8.9 |
104 |
Local collection |
Bộ sưu tập địa chí |
3.3.1.5.4 |
105 |
Local information activities |
Công tác địa chí |
3.4.9 |
106 |
Local publication |
Tài liệu địa phương |
3.3.1.4.6 |
107 |
Local studies document |
Tài liệu địa chí |
3.3.1.4.5 |
108 |
Major librarian |
Thư viện viên chính |
3.3.2.3 |
109 |
Marketing of library products and services |
Marketing sản phẩm và dịch vụ thư viện |
3.4.18 |
110 |
Mechanization of library |
Cơ khí hóa thư viện |
3.4.1 |
111 |
Mobile library |
Thư viện di động |
3.2.5.5 |
112 |
Multidisciplinary library |
Thư viện đa ngành |
3.2.6 |
113 |
Multimedia library |
Thư viện đa phương tiện |
3.2.3.2 |
114 |
National bibliography |
Thư mục quốc gia |
3.4.16 |
115 |
National library |
Thư viện quốc gia |
3.2.4 |
116 |
Official publication |
Xuất bản phẩm chính thức |
3.3.1.4.13 |
117 |
Organization of labour in library |
Tổ chức lao động thư viện |
3.1.18 |
118 |
Periodical |
Xuất bản phẩm định kỳ |
3.3.1.4.1 4 |
119 |
Preservation |
Bảo quản |
3.4.19 |
120 |
Private library |
Thư viện tư nhân |
3.2.2.2 |
121 |
Process of library technology |
Quy trình kỹ thuật thư viện |
3.4.5.2 |
122 |
Product norm |
Định mức sản phẩm |
3.4.6.2 |
123 |
Professional library education |
Đào tạo nghề thư viện |
3.1.20 |
124 |
Propaganda of documents |
Tuyên truyền tài liệu |
3.4.8.10 |
125 |
Provincial library |
Thư viện cấp tỉnh |
3.2.5.1 |
126 |
Public library |
Thư viện công cộng |
3.2.5 |
127 |
Publication |
Xuất bản phẩm |
3.3.1.4.1 2 |
128 |
Rare book library |
Thư viện sách quý hiếm |
3.2.7.9 |
129 |
Rare document |
Tài liệu quý hiếm |
3.3.1.4.4 |
130 |
Reader |
Bạn đọc |
3.4.8.5 |
131 |
Readers’ services |
Công tác bạn đọc |
3.4.8 |
132 |
Reading |
Đọc |
3.1.34 |
133 |
Reading needs |
Nhu cầu đọc |
3.4.8.6 |
134 |
Reference library |
Thư viện tra cứu |
3.2.7.11 |
135 |
Reference tools |
Bộ máy tra cứu |
3.4.7.8 |
136 |
Research library |
Thư viện nghiên cứu |
3.2.7.1 |
137 |
Resource sharing |
Chia sẻ nguồn lực |
3.4.8.12 |
138 |
School library |
Thư viện trường học |
3.2.6.2 |
139 |
Senior librarian |
Thư viện viên cao cấp |
3.3.2.4 |
140 |
Serial |
Tài liệu nhiều kỳ |
3.3.1.4.15 |
141 |
Series |
Tùng thư |
3.3.1.4.16 |
142 |
Service norm |
Định mức phục vụ |
3.4.6.1 |
143 |
Special library |
Thư viện chuyên ngành |
3.2.7 |
144 |
Specialized library |
Thư viện chuyên biệt |
3.2.7.3 |
145 |
State management on activities |
Quản lý nhà nước về thư viện |
3.1.7 |
146 |
Subject indexing |
Định tiêu đề chủ đề |
3.4.7.5.4 |
147 |
Technical processing |
Xử lý kỹ thuật |
3.4.7.2 |
148 |
Technological cycle of library |
Chu trình kỹ thuật thư viện |
3.4.5.1 |
149 |
Time norm |
Định mức thời gian |
3.4.6.3 |
150 |
Travelling library |
Thư viện lưu động |
3.2.5.6 |
151 |
Type of library |
Loại hình thư viện |
3.2.1 |
152 |
Universal bibliographic control |
Kiềm soát thư mục toàn cầu |
3.4.7.4 |
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ quy tắc mô tả Anh – Mỹ (AACR2). Phần thuật ngữ
[2] Lê Văn Viết, Cẩm nang nghề thư viện. – H.: VHTT. 2000. – Trang 73 – 75
[3] Nghị định số 72/2002/NĐ-CP ngày 6/8/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện
[4] Pháp lệnh Thư viện: được UBTV Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 28/12/2000
[5] Quyết định số: 428/TCCP-VC ngày 02 tháng 6 năm 1993 của Bộ trưởng – Trưởng ban Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức ngành Văn hóa – Thông tin
[6] Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh – Việt = English – Vietnamese ALA Glossary of Library and Information Science, Lâm Vĩnh Thế, Phạm Thị Lệ Hương, Nguyễn Thị Nga dịch, Galen Press.Ltd, USA
[7] Vũ Dương Thúy Ngà, Phạm Văn Rính, Nghiên cứu và đề xuất giải pháp chuẩn hóa thuật ngữ trong lĩnh vực thư viện – thông tin học ở Việt Nam: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội
[8]
(Sự nghiệp thư viện : Từ điển thuật ngữ. – M:, KHNra.1986)
[9]
(Các ngôn ngữ tìm tin. Thuật ngữ và định nghĩa)
[10]
(Hoạt động thông tin – thư viện, thư mục. Thuật ngữ và đỊnh nghĩa)
[11] Digital rights – Wikipedia, the free encyclopedia
en.wikipedia.org/wiki/Digital_rights
[12] Library computerization: an inexpensive approach – Emerald www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=863072
[13] The librarian’s thesaurus: a concise guide to library and information terms, Chicago ; London
[14] Reitz, Joan M. ODLIS: Online Dictionary of Library and Information Sciences.
[15] Taylor, Arlene G. (1992), Introduction to cataloging and classification, Englewood, Libraries Unlimited INC
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
3.1. Khái niệm chung và thuật ngữ liên quan
3.2. Các loại hình thư viện
3.3. Các nguồn lực của thư viện
3.4. Tổ chức lao động và hoạt động nghiệp vụ thư viện
Mục lục tra cứu thuật ngữ theo thứ tự bảng chữ cái Việt Nam
Mục lục tra cứu thuật ngữ theo thứ tự bảng chữ cái Anh
Mục lục tra cứu thuật ngữ theo thứ tự bảng chữ cái Nga
Thư mục tài liệu tham khảo