Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-1:2014 về Khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh – Phần 1: Quy định chung
TCVN 10299-1:2014
KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN, VẬT NỔ SAU CHIẾN TRANH – PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG
Addressing the post war consequences of bomb and mine – Part 1: General provisions
Lời nói đầu
TCVN 10299-1:2014 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn Bộ Tư lệnh Công binh biên soạn, Bộ Quốc phòng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ Tiêu chuẩn TCVN 10299:2014, Khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh, gồm 10 phần:
– TCVN 10299-1:2014, Phần 1: Quy định chung;
– TCVN 10299-2:2014 , Phần 2: Thẩm định và công nhận tổ chức thực hiện hoạt động rà phá bom mìn, vật nổ;
– TCVN 10299-3:2014 , Phần 3: Giám sát và đánh giá tổ chức thực hiện hoạt động rà phá bom mìn, vật nổ;
– TCVN 10299-4:2014 , Phần 4: Điều tra và khảo sát về ô nhiễm bom mìn, vật nổ;
– TCVN 10299-5:2014 , Phần 5: Công tác an toàn trong hoạt động rà phá bom mìn, vật nổ;
– TCVN 10299-6:2014 , Phần 6: Công tác rà phá bom mìn, vật nổ;
– TCVN 10299-7:2014 , Phần 7: Xử lý bom mìn, vật nổ;
– TCVN 10299-8:2014 , Phần 8: Bảo đảm y tế;
– TCVN 10299-9:2014 , Phần 9: Điều tra sự cố bom mìn, vật nổ;
– TCVN 10299-10:2014 , Phần 10: Thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin.
Lời giới thiệu
Trong các cuộc chiến tranh, Việt Nam là đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi số lượng bom mìn, vật nổ do các bên sử dụng. Kể từ năm 1975 đến nay, các lực lượng chuyên môn đã liên tục thực hiện nhiệm vụ rà phá bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh và thu được nhiều kết quả thiết thực, nhưng tình trạng ô nhiễm bom mìn, vật nổ vẫn còn rất nặng nề, tai nạn do bom mìn, vật nổ vẫn liên tục xảy ra.
Bom mìn, vật nổ chưa nổ hiện còn nằm rải rác trên hầu hết các tỉnh trong cả nước, ở mọi địa hình khác nhau: Rừng núi, trung du, đồng bằng, nông thôn và thành thị, trên cạn và dưới nước; trong rừng rậm, dưới đáy ao hồ, sông suối, ven biển. Các loại bom mìn, vật nổ chưa nổ nằm sâu trong lòng đất tồn tại hàng chục năm luôn là mối nguy hiểm tiềm tàng, có ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế, đời sống, trật tự an toàn xã hội. Ngoài ra bom mìn, vật nổ còn chứa các loại chất hóa học độc hại đang gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cộng đồng.
Hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, việc khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, đồng thời phải thực hiện liên tục, lâu dài nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nhân dân và các công trình kinh tế, dân sinh của đất nước. Việc khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ là công việc đặc biệt nguy hiểm, liên quan trực tiếp đến an toàn tính mạng con người, tài sản, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Do vậy, thực hiện công tác này phải do các lực lượng chuyên trách, được đào tạo cơ bản về chuyên môn kỹ thuật, có đầy đủ trang thiết bị và được tổ chức một cách khoa học chặt chẽ.
Trong những năm qua, công tác khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh ở Việt Nam đã được nhiều tổ chức của Việt Nam và quốc tế thực hiện. Ở mỗi giai đoạn và từng thời điểm cần thiết, Chính phủ Việt Nam và Bộ Quốc phòng đã ban hành các quy định, quy trình kỹ thuật, định mức, cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác này.
Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, đảm bảo tính thống nhất cao trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ tại Việt Nam và hội nhập với quốc tế, cần thiết phải xây dựng và ban hành “Bộ tiêu chuẩn quốc gia về khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh”. Bộ Tiêu chuẩn quốc gia về khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh quy định một cách toàn diện đối với mọi hoạt động liên quan đến công tác khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh tại Việt Nam.
KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN, VẬT NỔ SAU CHIẾN TRANH – PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG
Addressing the post war consequences of bomb and mine – Part 1: General provisions
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra các quy định chung về trình tự triển khai dự án và hoạt động rà phá bom mìn, vật nổ (RPBM) để khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ (KPHQBM) sau chiến tranh.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 10299-2:2014, Khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh – Phần 2: Thẩm định và công nhận tổ chức thực hiện hoạt động rà phá bom mìn, vật nổ;
TCVN 10299-5:2014, Khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh – Phần 5: Công tác an toàn trong hoạt động rà phá bom mìn, vật nổ;
TCVN 10299-6:2014, Khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh – Phần 6: Công tác rà phá bom mìn, vật nổ;
TCVN 10299-7:2014, Khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh – Phần 7: Xử lý bom mìn, vật nổ; TCVN 10299-8:2014 , Khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh – Phần 8: Bảo đảm y tế.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
3.1. Thuốc nổ (Explosives)
Hợp chất hay hỗn hợp các chất hóa học có đặc tính khi bị kích thích (cọ sát, va đập, đâm chọc, đốt) ở mức độ và điều kiện nhất định sẽ tạo ra phản ứng cháy, nổ.
3.2. Bom (Bomb)
Một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, chất cháy, chất độc hóa học, vi trùng, hạt nhân, mảnh của vỏ hoặc các tác nhân khác (nhiễm độc, nhiễm xạ, bức xạ, chấn động) do máy bay thả xuống nhằm phá hoại, sát thương trong một khu vực nhất định.
3.3. Mìn (Mine)
Một loại vũ khí dùng uy lực của thuốc nổ, mảnh vỡ của vỏ mìn, chất cháy, chất độc hóa học, hạt nhân… được bố trí sẵn. Khi có tác động của mục tiêu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp mìn sẽ nổ gây ra sự phá hoại, sát thương đối tượng hoặc gây cản trở trong phạm vi tác dụng như: Nhiễm độc, nhiễm xạ, hạn chế tầm nhìn…
3.4. Vật nổ (Unexploded ordnance)
Vật thể bên trong có chứa thuốc nổ.
3.5. Chủ đầu tư (Investor)
Các tổ chức, cá nhân có chương trình, dự án cần phải RPBM trên một phạm vi khu đất đã được cấp phép đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.
3.6. Cơ quan quản lý hoạt động KPHQBM quốc gia (National mine action authority)
Tổ chức quản lý, điều hành và trực tiếp triển khai công tác điều phối các hoạt động KPHQBM sau chiến tranh tại Việt Nam.
3.7. Công trường rà phá bom mìn, vật nổ (Demining worksite)
Địa điểm diễn ra các hoạt động RPBM.
3.8. Dự án rà phá bom mìn, vật nổ (Demining project)
Tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để thực hiện công việc RPBM tại những khu vực nhất định nhằm mục đích giải phóng khu vực đó khỏi nguy cơ về bom mìn, vật nổ.
3.9. Đạn dược (Munition)
Các sản phẩm quân sự có chứa chất nổ, chất cháy hoặc các vật nhồi đặc biệt khác dùng để trực tiếp tiêu diệt sinh lực và phương tiện kỹ thuật, phá hủy công trình hay các công dụng khác (chiếu sáng, rải truyền đơn, tạo khói…).
3.10. Hành lang an toàn rà phá bom mìn, vật nổ (Safety lane)
Khoảng cách trên bề mặt tính từ mép ngoài công trình đến mép ngoài của khu vực cần RPBM.
3.11. Hạng mục rà phá bom mìn, vật nổ (Mines clearance task)
Công việc thành phần của một công trình hay dự án đầu tư xây dựng chỉ liên quan đến lĩnh vực RPBM nhằm mục đích rà phá làm sạch bom mìn, vật nổ tại khu vực công trình hay dự án đầu tư xây dựng, trước khi tiến hành thi công xây dựng công trình.
3.12. Khu vực bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ (Mines contaminated area)
Khu vực phát hiện có bom mìn, vật nổ.
3.13. Khu vực nghi ngờ ô nhiễm bom mìn, vật nổ (Suspected hazardous area)
Khu vực được phát hiện có dấu hiệu tồn tại của bom mìn, vật nổ.
3.14. Khu vực nguy hiểm do bom mìn, vật nổ (Mines hazardous area)
Một diện tích được khẳng định đã bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ nằm trong một khu vực nghi ngờ ô nhiễm, hoặc được xác nhận qua điều tra là có nhiều khả năng bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ.
3.15. Khu vực bãi mìn (Minefield)
Khu vực trước đây có bố trí mìn theo (hoặc không theo) một quy cách nhất định.
3.16. Khu vực không phải bãi mìn (Non-minefield)
Khu vực không thuộc khu vực bãi mìn, có các loại bom mìn, vật nổ chưa nổ ở các mức độ khác nhau còn sót lại sau chiến tranh do hành động khác nhau của các bên liên quan.
3.17. Khu vực bãi vật cản nổ dưới biển (Offshore mines hazadous area)
Các khu vực trước đây có bố trí các loại mìn, thủy lôi, vật cản nổ chống đổ bộ theo (hoặc không theo) một quy cách nhất định.
3.18. Khu vực không phải bãi vật cản nổ dưới biển (Offshore non-mines hazadous area)
Các khu vực không thuộc khu vực bãi vật cản nổ dưới biển, có các loại bom mìn, vật nổ chưa nổ ở các mức độ khác nhau còn sót lại sau chiến tranh do hành động khác nhau của các bên liên quan.
3.19. Khu vực đặc biệt (Speacial zone)
Các khu vực trước đây là bãi hủy bom, đạn; các kho bom, đạn đã từng bị nổ nhiều lần; quanh các căn cứ, đồn bốt, trận địa cũ; một số khu vực thuộc vành đai biên giới phía Bắc có bố trí chồng lấn nhiều lớp mìn.
3.20. Kiểm tra (Inspect)
Là hoạt động để khẳng định các thông số kỹ thuật đã thực hiện đạt yêu cầu theo quy định.
3.21. Kiểm tra xác suất (Probability check)
Là kiểm tra đối với một diện tích nhất định tại một vị trí bất kỳ nằm trong tổng diện tích khu vực sau khi điều tra, khảo sát và RPBM.
3.22. Máy dò mìn (Demining machine)
Những thiết bị điện tử chuyên dụng được chế tạo để tìm kiếm và phát hiện các vật thể kim loại hoặc chứa kim loại trong lòng đất ở độ sâu không lớn (thường đến 0,6 m).
3.23. Máy dò bom (Bomb locator)
Những thiết bị điện tử chuyên dụng được chế tạo để tìm kiếm và phát hiện các vật thể kim loại hoặc chứa kim loại trong lòng đất ở độ sâu lớn (thường đến 5 m).
3.24. Mật độ tín hiệu (Signal density)
Số lượng tín hiệu trung bình được tính trên một đơn vị diện tích là héc ta (ha).
3.25. Nghiệm thu kết quả thi công rà phá bom mìn, vật nổ (Post-clearance inspection)
Việc kiểm tra, xem xét, đánh giá về chất lượng thi công RPBM sau khi đã hoàn thành đạt yêu cầu mục đích RPBM so với phương án kỹ thuật, biện pháp thi công, tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật có liên quan để đưa ra kết luận.
3.26. Nhà tài trợ khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ (Landmine donors)
Chính phủ các nước, các cơ quan của Liên hợp quốc, các cá nhân, các tổ chức phi chính phủ quốc tế thực hiện việc hỗ trợ kinh phí cho Chính phủ Việt Nam hoặc các tổ chức tiến hành hoạt động KPHQBM sau chiến tranh trên lãnh thổ Việt Nam.
3.27. Thuốn dò mìn (Prodding)
Một loại công cụ cầm tay (dụng cụ thô sơ) được dùng để phát hiện bom mìn, vật nổ dưới mặt đất.
3.28. Tín hiệu (Signal)
Tất cả các loại vật thể nhiễm từ (hoặc không nhiễm từ) nằm trong đất hoặc dưới nước gồm sắt, thép, mảnh bom mìn, đạn và các loại bom mìn, vật nổ… mà con người hoặc các loại máy dò đang dùng hiện nay có thể phát hiện được.
3.29. Thiết bị bảo vệ cá nhân (Personal Protective Equipment)
Tất cả thiết bị và quần áo được sản xuất bằng các vật liệu đặc biệt chống lại các rủi ro mất an toàn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên RPBM trong quá trình thực hiện RPBM.
4. Quy định chung
4.1. Quy định trình tự triển khai dự án rà phá bom mìn, vật nổ
4.1.1. Trình tự triển khai công tác RPBM được tiến hành như trình tự triển khai dự án đầu tư xây dựng cơ bản, gồm hai giai đoạn:
4.1.1.1. Lập khái toán dự án (hạng mục) RPBM trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
4.1.1.2. Triển khai RPBM trong giai đoạn thực hiện dự án.
4.1.2. Lập khái toán:
4.1.2.1. Chủ đầu tư căn cứ vào diện tích RPBM của dự án, đơn giá rà phá bom mìn, vật nổ khái toán để tính mức vốn khái toán cho dự án (hạng mục) RPBM.
4.1.2.2. Tổng hợp mức vốn khái toán của dự án (hạng mục) RPBM vào tổng mức đầu tư của dự án.
4.1.2.3. Trình phê duyệt dự án.
4.1.3. Triển khai RPBM trong giai đoạn thực hiện dự án:
4.1.3.1. Chủ đầu tư lập văn bản đề nghị RPBM cho dự án, gồm:
– Tên dự án;
– Địa điểm triển khai dự án;
– Chủ đầu tư dự án;
– Diện tích RPBM;
– Nguồn vốn;
– Yêu cầu tiến độ.
4.1.3.2. Gửi các văn bản đề nghị RPBM kèm theo bản sao quyết định đầu tư dự án của Chủ đầu tư về cơ quan quản lý hoạt động KPHQBM quốc gia để giải quyết.
4.1.3.3. Cơ quan quản lý hoạt động KPHQBM quốc gia căn cứ vào văn bản đề nghị RPBM của Chủ đầu tư, mức độ ô nhiễm bom mìn, vật nổ tại khu vực dự án, quyết định giao nhiệm vụ cho các tổ chức hoạt động RPBM có đủ năng lực thực hiện dự án (khảo sát, lập phương án kỹ thuật thi công và dự toán; tổ chức thi công RPBM; theo dõi, giám sát và đánh giá; xử lý bom mìn, vật nổ).
4.1.3.4. Đối với các dự án có diện tích RPBM lớn, yêu cầu tiến độ gấp thì giao cho hai hoặc nhiều tổ chức cùng tham gia thi công RPBM.
4.1.3.5. Căn cứ vào quyết định giao nhiệm vụ của Cơ quan quản lý hoạt động KPHQBM quốc gia, Chủ đầu tư tiến hành ký hợp đồng với các tổ chức hoạt động RPBM được giao nhiệm vụ để thực hiện.
4.1.3.6. Tổ chức thực hiện:
4.1.3.6.1. Ngoài số liệu điều tra và khảo sát của cơ quan quản lý dữ liệu bom mìn, vật nổ quốc gia, trước khi triển khai một dự án (hạng mục) RPBM, tổ chức được giao nhiệm vụ phải tiến hành điều tra và khảo sát cụ thể đối với dự án (hạng mục) RPBM đó.
4.1.3.6.2. Kết quả điều tra và khảo sát là cơ sở để lập phương án kỹ thuật thi công và dự toán cho dự án (hạng mục) RPBM trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4.1.3.6.3. Gửi phương án kỹ thuật thi công và dự toán (theo mẫu nêu trong Phụ lục B, C, D); tờ trình xin thẩm định, phê duyệt phương án kỹ thuật thi công và dự toán (theo mẫu nêu trong Phụ lục A) về Cơ quan quản lý hoạt động KPHQBM quốc gia để thẩm định và phê duyệt.
4.1.3.6.4. Sau khi phương án kỹ thuật thi công và dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức hoạt động RPBM được giao nhiệm vụ phải lập kế hoạch thi công báo cáo cấp trên quản lý trực tiếp phê duyệt và triển khai thi công RPBM tại thực địa.
4.1.3.6.5. Tổ chức hoạt động RPBM phải thông báo bằng văn bản việc thực hiện thi công RPBM cho cơ quan quân sự và chính quyền địa phương trên địa bàn khu vực triển khai dự án để thống nhất quản lý.
4.1.3.6.6. Khi nhận được thông báo, các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để tổ chức hoạt động RPBM triển khai thực hiện được thuận lợi, nhanh chóng, bảo đảm an toàn và tiến độ của dự án.
4.1.3.6.7. Bom mìn, vật nổ thu gom được trong quá trình RPBM phải do đơn vị chuyên trách xử lý theo quy định nêu trong TCVN 10299-7:2014 .
4.1.3.7. Sau khi hoàn thành công tác thi công RPBM, tổ chức hoạt động RPBM báo cáo Chủ đầu tư chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý hoạt động KPHQBM quốc gia tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán. Nội dung công tác nghiệm thu theo TCVN 10299-5:2014 .
CHÚ THÍCH: Một tổ chức hoạt động RPBM không được phép thực hiện đồng thời 2 trong các nội dung sau trong cùng một dự án (hạng mục) RPBM: Khảo sát, lập phương án kỹ thuật thi công và dự toán; thi công RPBM; theo dõi, giám sát và đánh giá; xử lý bom mìn, vật nổ.
4.2. Quy định về hoạt động rà phá bom mìn, vật nổ
4.2.1. Tổ chức hoạt động RPBM
4.2.1.1. Phải có giấy phép hành nghề của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Trình tự thủ tục để được cấp giấy phép hành nghề theo TCVN 10299-2:2014 .
4.2.1.2. Chỉ được phép tiến hành thi công RPBM khi có đầy đủ phương án kỹ thuật thi công và kế hoạch thi công được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tất cả các nội dung công việc trong quá trình thi công RPBM đều phải được thực hiện trên cơ sở phương án kỹ thuật thi công được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4.2.1.3. Các bước triển khai phải được tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất theo đúng trình tự, đúng quy trình. Không tự động thay đổi quy trình kỹ thuật trong quá trình tổ chức thực hiện. Khi bắt buộc phải thay đổi một số bước trong quy trình đã được phê duyệt thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cấp có thẩm quyền.
4.2.1.4. Chỉ huy trưởng công trường phải là người có đủ điều kiện theo quy định và phải được bổ nhiệm trước khi triển khai dự án (hạng mục) RPBM.
4.2.1.5. Chịu trách nhiệm về tình trạng kỹ thuật, hướng dẫn và tuân thủ các yêu cầu về an toàn khi sử dụng các loại trang thiết bị RPBM.
4.2.1.6. Trên một công trường RPBM, nếu có nhiều tổ chức cùng phối hợp thi công thì tổ chức phụ trách thi công chính phải phối hợp với các tổ chức thi công khác đề ra các biện pháp bảo đảm an toàn lao động chung và phải cùng nhau thực hiện. Những nơi thi công xen kẽ nhiều tổ chức phải thành lập ban giám sát an toàn chung kiểm tra việc thực hiện.
4.2.1.7. Trên công trường RPBM phải có đủ các công trình phục vụ các nhu cầu về sinh hoạt, vệ sinh cho nhân viên tham gia hoạt động RPBM như: Chỗ ăn, ở, nơi tắm rửa, vệ sinh…
4.2.1.8. Mỗi ca dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ tối đa thực hiện liên tục trong 6 h và nhân viên RPBM sử dụng máy không được làm việc 2 ca liên tục trong một ngày.
4.2.1.9. Phải cung cấp đủ nước uống cho nhân viên làm việc tại công trường RPBM. Nước uống phải đảm bảo vệ sinh và có dụng cụ để uống.
4.2.2. Trang thiết bị RPBM
4.2.2.1. Chỉ được sử dụng các trang thiết bị RPBM quy định trong TCVN 10299-6:2014 . Không được tự ý thay đổi các trang thiết bị RPBM.
4.2.2.2. Việc bổ sung các trang thiết bị RPBM mới vào quá trình hoạt động RPBM phải tuân theo các quy định của pháp luật liên quan đến trang thiết bị RPBM, chất lượng hàng hóa, sản phẩm và được phép của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
4.2.2.3. Tất cả các trang thiết bị RPBM và các dụng cụ cần thiết khác phải được kiểm định theo đúng quy trình, quy định của các cơ quan chức năng; trước mỗi ca làm việc cần kiểm tra để đảm bảo chất lượng khi sử dụng.
4.2.3. Người tham gia hoạt động RPBM
4.2.3.1. Nhân viên tham gia hoạt động RPBM có độ tuổi tối thiểu là 18 tuổi, có đủ các điều kiện về sức khỏe được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận.
4.2.3.2. Đội trưởng, nhân viên RPBM, nhân viên giám sát, nhân viên y tế phải là người được đào tạo cơ bản, có chứng chỉ và huấn luyện bổ sung theo quy định trước khi tham gia hoạt động RPBM. Quy định chi tiết nêu trong TCVN 10299-6:2014 và TCVN 10299-8:2014 .
4.2.3.3. Đội trưởng RPBM, nhân viên giám sát phải luôn có mặt tại hiện trường, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện đúng phương án kỹ thuật thi công, quy trình kỹ thuật và quy tắc an toàn; nắm chắc phạm vi, khối lượng đã RPBM, kiên quyết buộc phải làm lại những diện tích không đảm bảo chất lượng; chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng công việc RPBM đã hoàn thành. Nhân viên RPBM phải sử dụng đúng các trang thiết bị bảo vệ cá nhân theo quy định.
4.2.3.4. Chỉ những nhân viên RPBM biết bơi mới được thực hiện hoạt động RPBM dưới nước và dưới biển; phải được trang bị đầy đủ phao và các dụng cụ cần thiết khác theo đúng quy định.
4.2.3.5. Trước mỗi ca làm việc, các nhân viên RPBM phải kiểm tra lại tình trạng kỹ thuật của tất cả các trang thiết bị theo đúng yêu cầu trước khi thi công tiếp.
4.2.3.6. Không được đi lại tự do trong công trường RPBM; cấm người và các phương tiện không có nhiệm vụ vào khu vực đang thi công RPBM.
4.2.3.7. Không được tập trung đông người khi xử lý tín hiệu.
4.2.3.8. Không được phép mang các loại bom mìn, vật nổ thu được trong quá trình dò tìm về nhà ở và nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt.
4.2.3.9. Không hút thuốc, uống các đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, chất có cồn trước và trong quá trình RPBM.
Phụ lục A
(Tham khảo)
Tờ trình xin thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán rà phá bom mìn, vật nổ
(TÊN ĐƠN VỊ) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:………… |
(Địa danh), ngày… tháng… năm…… |
TỜ TRÌNH
Xin thẩm định và phê duyệt phương án kỹ thuật thi công và dự toán rà phá bom mìn, vật nổ
Dự án: (Tên dự án)
Địa điểm xây dựng: (Nơi triển khai dự án)
Kính gửi:…………………………………………………………………….
– Căn cứ Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt xây dựng dự án (tên dự án);
– Căn cứ Quyết định giao nhiệm vụ của (tên cơ quan giao nhiệm vụ) về việc tổ chức thực hiện công tác RPBM dự án (tên dự án);
– Căn cứ Phương án kỹ thuật thi công và dự toán RPBM dự án (tên dự án) do (tên đơn vị) lập.
(Cấp trên đơn vị lập phương án) trình (tên cơ quan thẩm định, phê duyệt) thẩm định, phê duyệt phương án kỹ thuật thi công và dự toán RPBM dự án (tên dự án) tại (địa điểm xây dựng dự án).
Tổng diện tích dò tìm, xử lý …..ha, trong đó:
– Trên cạn: ………ha,
– Dưới nước: ……..ha.
Giá trị dự toán xin thẩm định: …………….
(Bằng chữ:…………)
Chủ đầu tư: (Tên chủ đầu tư dự án)
Đại diện Chủ đầu tư (nếu có): (Tên đại diện Chủ đầu tư)
Nguồn vốn:
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
Phụ lục B
(Tham khảo)
Bìa phương án kỹ thuật thi công và dự toán rà phá bom mìn, vật nổ
CẤP TRÊN CỦA ĐƠN VỊ LẬP PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ DỰ TOÁN
ĐƠN VỊ LẬP PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ DỰ TOÁN
—————-
HỒ SƠ
PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ DỰ TOÁN
DỰ ÁN: (Tên dự án)
HẠNG MỤC: Rà phá bom mìn, vật nổ
ĐỊA ĐIỂM: (Nơi triển khai dự án)
CHỦ ĐẦU TƯ:
ĐƠN VỊ KHẢO SÁT, LẬP PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ DỰ TOÁN:
NĂM ……
Phụ lục C
(Tham khảo)
Phương án kỹ thuật thi công rà phá bom mìn, vật nổ
(TÊN ĐƠN VỊ) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:………… |
(Địa danh), ngày… tháng… năm…… |
PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG
Dự án: (Tên dự án)
Địa điểm: (Nơi triển khai dự án)
Hạng mục: Rà phá bom mìn, vật nổ
– Các căn cứ pháp lý (Quyết định của chủ đầu tư dự án; Quyết định giao nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng…);
– Các căn cứ lập phương án kỹ thuật thi công RPBM;
– Căn cứ vào kết quả điều tra, khảo sát tại hiện trường,
(Tên đơn vị) lập phương án kỹ thuật thi công RPBM dự án (tên dự án) tại địa điểm (nơi triển khai dự án), như sau:
I. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU THI CÔNG
1. Nhiệm vụ
………………………………………………………………………………
a. Địa điểm
………………………………………………………………………………
b. Phạm vi, độ sâu RPBM:
………………………………………………………………………………
2. Yêu cầu thi công
………………………………………………………………………………
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Đặc điểm chung
………………………………………………………………………………
2. Tình hình bom mìn, vật nổ
………………………………………………………………………………
3. Tình hình địa hình, địa chất, thủy văn
………………………………………………………………………………
4. Tình hình dân cư trong khu vực thi công
………………………………………………………………………………
III. KHỐI LƯỢNG THI CÔNG
1. Diện tích, khối lượng thi công rà phá bom mìn, vật nổ
………………………………………………………………………………
2. Bảng thống kê khối lượng thi công RPBM
STT |
Nội dung công việc |
Đơn vị tính |
Khối lượng |
Ghi chú |
1 |
Dọn mặt bằng bằng thủ công…% diện tích trên cạn |
ha |
|
|
2 |
Dò tìm trên cạn bằng máy dò mìn đến độ sâu 0,3 m tính từ mặt đất tự nhiên hiện tại. Mật độ tín hiệu loại… |
ha |
|
|
3 |
Đào, xử lý tín hiệu trên cạn đến độ sâu 0,3 m. Đất cấp… |
Tín hiệu |
|
|
4 |
Dò tìm trên cạn bằng máy dò bom từ độ sâu 0,3 m đến 5 m |
ha |
|
|
5 |
Đào, xử lý tín hiệu trên cạn đến độ sâu 3 m. Đất cấp… |
m3 |
|
|
6 |
Đào, xử lý tín hiệu trên cạn đến độ sâu 5 m. Đất cấp… |
m3 |
|
|
7 |
Dò tìm dưới nước bằng máy dò bom đến độ sâu 0,5 m tính từ mặt đất đáy nước hiện tại |
ha |
|
|
8 |
Đánh dấu tín hiệu ở độ sâu đến 0,5 m |
Tín hiệu |
|
|
9 |
Lặn, xử lý tín hiệu ở độ sâu đến 0,5 m |
Tín hiệu |
|
|
10 |
Dò tìm dưới nước bằng máy dò bom ở độ sâu từ 0,5 m đến 5 m tính từ mặt đất đáy nước hiện tại |
ha |
|
|
11 |
Đánh dấu tín hiệu ở độ sâu từ 0,5 m đến 5 m |
Tín hiệu |
|
|
12 |
Lặn, xử lý tín hiệu ở độ sâu từ 0,5 m đến 1 m |
Tín hiệu |
|
|
13 |
Lặn, xử lý tín hiệu ở độ sâu từ 1 m đến 5 m |
Tín hiệu |
|
|
IV. PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG
Phần 1: Thi công RPBM trên cạn
………………………………………………………………………………
Phần 2: Thi công RPBM dưới nước
………………………………………………………………………………
V. KẾ HOẠCH THI CÔNG
1. Tổ chức biên chế
………………………………………………………………………………
2. Trang thiết bị
………………………………………………………………………………
3. Tiến độ
………………………………………………………………………………
VI. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM
1. Bảo đảm lực lượng, chỉ huy và thông tin liên lạc
………………………………………………………………………………
2. Bảo đảm vật chất, trang thiết bị
………………………………………………………………………………
3. Bảo đảm y tế
………………………………………………………………………………
4. Bảo đảm chất lượng
………………………………………………………………………………
5. Những vấn đề cần chú ý
………………………………………………………………………………
VII. KIẾN NGHỊ
………………………………………………………………………………
NGƯỜI LẬP DỰ TOÁN |
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
Phụ lục D
(Tham khảo)
Dự toán rà phá bom mìn, vật nổ
(TÊN ĐƠN VỊ) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:………… |
(Địa danh), ngày… tháng… năm…… |
THUYẾT MINH DỰ TOÁN
Dự án: ……………….
Địa điểm: …………
Hạng mục: Rà phá bom mìn, vật nổ
Phần 1: Những căn cứ pháp lý xây dựng dự toán
………………………………………………………………………………
Phần 2: Cơ sở xác định giá trị dự toán
1. Khối lượng thi công
………………………………………………………………………………
2. Định mức, đơn giá
………………………………………………………………………………
3. Các chi phí theo tỷ lệ
………………………………………………………………………………
Phần 3: Tổng giá trị dự toán
Tổng giá trị dự toán:……………….
(Bằng chữ:……………………………..)
(Có bảng tổng hợp và phân tích dự toán chi tiết kèm theo)
(Tên đơn vị lập) đề nghị (tên cơ quan thẩm định, phê duyệt) thẩm định, phê duyệt phương án kỹ thuật thi công và dự toán làm cơ sở để đơn vị triển khai các bước tiếp theo.
NGƯỜI LẬP DỰ TOÁN |
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN
Dự án: ………………
Địa điểm: …………
Hạng mục: Rà phá bom mìn, vật nổ
(Kèm theo phương án kỹ thuật thi công số…… ngày…. tháng… năm…..)
TT |
Hạng mục |
Ký hiệu |
Cách tính |
Thành tiền |
I |
Chi phí trực tiếp |
|
|
|
1 |
Chi phí vật liệu |
VL |
Theo Bảng phân tích dự toán |
|
2 |
Chi phí nhân công |
NC |
Theo Bảng phân tích dự toán |
|
3 |
Chi phí máy |
M |
Theo Bảng phân tích dự toán |
|
4 |
Trực tiếp khác |
TT |
1,5 %*(VL+NC+M) |
|
|
Cộng chi phí trực tiếp |
T |
VL+NC+M+TT |
|
II |
Chi phí chung |
C |
40 %*NC |
|
III |
Chi phí chịu thuế tính trước |
TL |
5,5 %*(T+C) |
|
|
Cộng giá thành dự toán trước thuế |
Z |
T+C+TL |
|
IV |
Chi phí khác |
K |
K1+….+Kn |
|
1 |
Điều tra, khảo sát, lập phương án dự toán |
K1 |
….. %*Z |
|
2 |
Lán trại |
K2 |
….. %*Z |
|
3 |
Thẩm định |
K3 |
….. %*Z |
|
4 |
Kiểm tra, giám sát |
K4 |
….. %*Z |
|
5 |
Hủy bom mìn, vật nổ |
K5 |
….. %*Z |
|
… |
……………….. |
Kn |
….. %*Z |
|
|
Cộng giá trị dự toán |
H |
Z+K |
|
V |
Thuế giá trị gia tăng |
VAT |
….. %*H |
|
|
Cộng giá trị dự toán sau thuế |
Q |
H+VAT |
|
|
Làm tròn |
|
|
|
Bằng chữ: |
NGƯỜI LẬP DỰ TOÁN |
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
BẢNG PHÂN TÍCH DỰ TOÁN
Dự án: ………………
Địa điểm: …………
Hạng mục: Rà phá bom mìn, vật nổ
(Kèm theo phương án kỹ thuật thi công số…… ngày…. tháng… năm…..)
TT |
Nội dung công việc |
Đơn vị tính |
Khối lượng |
Đơn giá (VND) |
Thành tiền (VND) |
||||
VL |
NC |
M |
VL |
NC |
M |
||||
I |
Dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ trên cạn (1+2+3+4+5+6) |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Dọn mặt bằng bằng thủ công… % diện tích trên cạn |
ha |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Dò tìm trên cạn bằng máy dò mìn đến độ sâu 0,3 m tính từ mặt đất tự nhiên hiện tại. Mật độ tín hiệu loại … |
ha |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Đào, xử lý tín hiệu trên cạn đến độ sâu 0,3 m. Đất cấp … |
Tín hiệu |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Dò tìm trên cạn bằng máy dò bom ở độ sâu từ 0,3 m đến 5 m |
ha |
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Đào, xử lý tín hiệu trên cạn đến độ sâu 3 m. Đất cấp … |
m3 |
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Đào, xử lý tín hiệu trên cạn đến độ sâu 5 m. Đất cấp … |
m3 |
|
|
|
|
|
|
|
II |
Dò tìm, xử lý bom mìn, vật nổ dưới nước (7+8+9+10+11+12) |
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Dò tìm dưới nước bằng máy dò bom đến độ sâu 0,5 m tính từ mặt đất đáy nước hiện tại |
ha |
|
|
|
|
|
|
|
8 |
Dò tìm dưới nước bằng máy dò bom ở độ sâu từ 0,5 m đến 5 m tính từ mặt đất đáy nước hiện tại |
ha |
|
|
|
|
|
|
|
9 |
Đánh dấu tín hiệu ở các loại độ sâu |
Tín hiệu |
|
|
|
|
|
|
|
10 |
Lặn, xử lý tín hiệu ở độ sâu đến 0,5 m |
Tín hiệu |
|
|
|
|
|
|
|
11 |
Lặn, xử lý tín hiệu ở độ sâu từ 0,5 m đến 1 m |
Tín hiệu |
|
|
|
|
|
|
|
12 |
Lặn, xử lý tín hiệu ở độ sâu từ 1 m đến 5 m |
Tín hiệu |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng (I+II) |
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP DỰ TOÁN |
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Quy định chung
4.1. Quy định trình tự triển khai dự án rà phá bom mìn, vật nổ
4.2. Quy định về hoạt động rà phá bom mìn, vật nổ
Phụ lục A (Tham khảo) Tờ trình xin thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán rà phá bom mìn, vật nổ
Phụ lục B (Tham khảo) Bìa phương án kỹ thuật thi công và dự toán rà phá bom mìn, vật nổ
Phụ lục C (Tham khảo) Phương án kỹ thuật thi công rà phá bom mìn, vật nổ
Phụ lục D (Tham khảo) Dự toán rà phá bom mìn, vật nổ