Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-8:2014 về Khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh – Phần 8: Bảo đảm y tế
TCVN 10299-8:2014
KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN, VẬT NỔ SAU CHIẾN TRANH – PHẦN 8: BẢO ĐẢM Y TẾ
Addressing the post war consequences of bomb and mine – Part 8: Medical care
Lời nói đầu
TCVN 10299-8:2014 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn Bộ Tư lệnh Công binh biên soạn, Bộ Quốc phòng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ Tiêu chuẩn TCVN 10299:2014, Khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh, gồm 10 phần:
– TCVN 10299-1:2014, Phần 1: Quy định chung;
– TCVN 10299-2:2014, Phần 2: Thẩm định và công nhận tổ chức thực hiện hoạt động rà phá bom mìn, vật nổ;
– TCVN 10299-3:2014, Phần 3: Giám sát và đánh giá tổ chức thực hiện hoạt động rà phá bom mìn, vật nổ;
– TCVN 10299-4:2014, Phần 4: Điều tra và khảo sát về ô nhiễm bom mìn, vật nổ;
– TCVN 10299-5:2014, Phần 5: Công tác an toàn trong hoạt động rà phá bom mìn, vật nổ;
– TCVN 10299-6:2014, Phần 6: Công tác rà phá bom mìn, vật nổ;
– TCVN 10299-7:2014, Phần 7: Xử lý bom mìn, vật nổ;
– TCVN 10299-8:2014, Phần 8: Bảo đảm y tế;
– TCVN 10299-9:2014, Phần 9: Điều tra sự cố bom mìn, vật nổ;
– TCVN 10299-10:2014, Phần 10: Thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin.
KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN, VẬT NỔ SAU CHIẾN TRANH – PHẦN 8: BẢO ĐẢM Y TẾ
Addressing the post war consequences of bomb and mine – Part 8: Medical care
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về bảo đảm y tế trong hoạt động rà phá bom mìn, vật nổ (RPBM) sau chiến tranh và trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các tổ chức thực hiện hoạt động RPBM và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
2. Tài liệu viện dẫn
Tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 10299-1:2014, Khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh – Phần 1: Quy định chung.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa được nêu trong TCVN 10299-1:2014 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1. Nhân viên y tế (Medical worker)
Là người chuyên trách thực hiện công tác bảo đảm y tế trong tổ chức hoạt động RPBM.
3.2. Phương án ứng phó tai nạn trong RPBM (Mines accident response plan)
Kế hoạch được lập thành văn bản cho mỗi công trường thi công RPBM, chi tiết hóa quy trình cần phải tuân thủ để cấp cứu và vận chuyển nạn nhân từ hiện trường tai nạn đến một cơ sở phẫu thuật hoặc điều trị y tế thích hợp.
4. Quy định chung
4.1. Yêu cầu về sức khỏe của nhân viên tham gia hoạt động RPBM
4.1.1. Phải có sức khỏe phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ (không có tình trạng bệnh lý về thể chất và tinh thần ảnh hưởng đến khả năng thực hiện nhiệm vụ).
4.1.2. Được kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 lần trong một năm do các cơ sở y tế có chức năng thực hiện và kiểm tra về y tế trước khi thực hiện nhiệm vụ RPBM.
4.2. Lập phương án và làm công tác chuẩn bị
Lập phương án và làm công tác chuẩn bị gồm tất cả những hoạt động mà các tổ chức hoạt động RPBM phải tiến hành nhằm thiết lập và duy trì toàn bộ công tác y tế tại công trường RPBM bao gồm cả hiệp đồng với các cơ sở y tế của địa phương, quốc gia và quốc tế (trong trường hợp cần thiết).
4.2.1. Phương án ứng phó tai nạn
4.2.1.1. Các tổ chức hoạt động RPBM phải lập và duy trì phương án ứng phó tai nạn tại từng công trường RPBM. Phương án này phải xác định được:
4.2.1.1.1. Nhu cầu huấn luyện về y tế của tất cả các nhân viên tham gia hoạt động RPBM, cụ thể là trách nhiệm của nhân viên RPBM và đội ngũ y tế trong công tác cấp cứu đầu tiên và chuyển thương. Nội dung chi tiết được nêu trong Phụ lục B;
4.2.1.1.2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị để triển khai phương án ứng phó tai nạn được nêu chi tiết trong Phụ lục A, bao gồm:
– Trang thiết bị cấp cứu đầu tiên;
– Thuốc và vật tư;
– Phương tiện vận tải phù hợp để vận chuyển nạn nhân từ hiện trường tai nạn đến các cơ sở y tế điều trị;
– Thông tin liên lạc để yêu cầu bảo đảm hoặc cung cấp chi tiết về tính chất và mức độ tai nạn;
4.2.1.1.3. Vị trí bệnh viện có đội ngũ nhân viên và trang thiết bị y tế được biên chế một cách phù hợp. Tai nạn bom mìn, vật nổ thường gây ra những thương vong nghiêm trọng do đó thường cần phải tiến hành phẫu thuật và điều trị chuyên khoa tại bệnh viện chuyên khoa gần nhất được biên chế nhân viên và trang thiết bị phù hợp.
4.2.1.2. Công tác chuẩn bị ứng phó tai nạn bom mìn, vật nổ phải xây dựng và duy trì:
– Đội ngũ nhân viên y tế có kỹ năng thực hiện các kỹ thuật cấp cứu đầu tiên, kỹ năng và trang thiết bị y tế cần thiết để ứng phó với tai nạn bom mìn, vật nổ;
– Thông tin về nhóm máu, bệnh truyền nhiễm (HIV, viêm gan vi rút…) và những bệnh dị ứng cụ thể của từng nhân viên tham gia hoạt động RPBM;
– Năng lực vận chuyển nạn nhân hoặc thanh toán chi phí vận chuyển đến cơ sở y tế điều trị phù hợp;
– Thanh toán chi phí chăm sóc, phẫu thuật và điều trị, bao gồm cả các bộ phận chân, tay, mắt… giả cho nạn nhân bom mìn, vật nổ;
– Chi trả trợ cấp khuyết tật phù hợp cho những nhân viên tham gia hoạt động RPBM là nạn nhân của các vụ tai nạn do bom mìn, vật nổ gây ra;
– Định kỳ 6 tháng một lần kiểm tra, rà soát quy trình ứng phó khẩn cấp và quy trình chuyển thương từ thời điểm xảy ra tai nạn đến khi vận chuyển nạn nhân đến một cơ sở điều trị hoặc phẫu thuật phù hợp.
4.2.2. Phương án bảo vệ sức khỏe nghề nghiệp
4.2.2.1. Quán triệt cho tất cả các nhân viên RPBM về những mối nguy hại cho sức khỏe, bao gồm côn trùng và những bệnh truyền nhiễm, căn bệnh phát sinh từ nước, những động vật hoặc côn trùng có nọc độc sinh sống trong khu vực RPBM, những nguy cơ nhiễm các chất độc trong khu vực RPBM (như dioxin, hóa chất độc hại, chất phóng xạ…).
4.2.2.2. Trong trường hợp cần thiết, cung cấp thuốc, các kháng sinh phòng ngừa bệnh tật, các phương tiện phòng hộ khác.
4.2.2.3. Hiệp đồng kiểm tra sức khỏe định kỳ, đột xuất, trước khi thực hiện nhiệm vụ RPBM và khám bệnh nghề nghiệp định kỳ cho các đối tượng có nguy cơ cao do tiếp xúc với các yếu tố độc hại (thuốc nổ, thuốc phóng…).
4.2.2.4. Kịp thời tiêm chủng phòng bệnh như uốn ván, viêm gan vi rút… theo tư vấn của các chuyên gia y tế.
4.3. Cấp cứu đầu tiên và vận chuyển nạn nhân bom mìn, vật nổ
4.3.1. Vận chuyển nạn nhân ra khỏi các trang thiết bị RPBM hoặc vận chuyển nạn nhân ra khỏi vị trí xảy ra tai nạn.
4.3.2. Cấp cứu đầu tiên và chăm sóc y tế tại chỗ:
– Hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực;
– Cầm máu tạm thời vết thương;
– Băng vết thương;
– Cố định tạm thời gãy xương;
– Vận chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm.
4.3.3. Vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị chuyên khoa và tiến hành phẫu thuật phù hợp, gồm:
– Chi tiết về tuyến đường vận chuyển (đường không, đường bộ, đường thủy) và phương tiện vận chuyển (máy bay, tàu, thuyền, xe cứu thương hoặc các phương tiện khác tương đương);
– Chi tiết về đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển;
– Nhiên liệu, thực phẩm và phụ tùng sửa chữa dọc đường.
4.3.4. Chăm sóc, điều trị cho nạn nhân trong quá trình vận chuyển từ địa điểm xảy ra tai nạn đến cơ sở điều trị.
4.3.5. Xây dựng và duy trì trang thiết bị, cơ sở vật chất và thuốc phục vụ ứng phó tai nạn bom mìn, vật nổ bao gồm:
– Thuốc, cơ sở vật chất và trang thiết bị chăm sóc y tế tại chỗ;
– Phương tiện cứu thương: Các trang thiết bị chăm sóc y tế chuyên dụng và các trang thiết bị y tế cần thiết khác nhằm bảo đảm nạn nhân trong suốt quá trình vận chuyển đến cơ sở điều trị hoặc phẫu thuật;
– Chuẩn bị và duy trì thông tin liên lạc tại chỗ và trên đường vận chuyển.
5. Khả năng ứng phó tai nạn trong quá trình RPBM
5.1. Đối với công trường rà phá bom mìn, vật nổ
5.1.1. Các đội RPBM có đủ nguồn lực để tiến hành:
– Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm;
– Trong thời gian nhanh nhất có thể và không làm ảnh hưởng đến sự an toàn của người khác, phải tiến hành cấp cứu đầu tiên cho nạn nhân bị tai nạn khi đang RPBM;
– Vận chuyển nạn nhân đến cơ sở điều trị phù hợp hoặc cơ sở y tế có khả năng phẫu thuật hoặc những địa điểm tập trung để tiếp tục đưa nạn nhân đến cơ sở y tế thích hợp trước 6 h tính từ khi bị thương;
– Chăm sóc y tế trên đường vận chuyển;
– Liên lạc với các cơ sở y tế, đội cấp cứu hoặc những tổ chức phối kết hợp khác chịu trách nhiệm bảo đảm tổ chức RPBM ứng phó với tai nạn bom mìn, vật nổ.
5.1.2. Trang bị và huấn luyện cho đội ngũ nhân viên tiến hành:
a) Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc các trang thiết bị RPBM;
b) Nhanh chóng đánh giá tình trạng tổn thương của nạn nhân và phân loại ưu tiên cấp cứu, vận chuyển.
c) Thực hiện các kỹ thuật cấp cứu đầu tiên, gồm:
– Hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực;
– Phòng và chống sốc;
– Các biện pháp cầm máu tạm thời;
– Băng vết thương;
– Cố định tạm thời gãy xương;
– Vận chuyển nạn nhân theo đúng chỉ định và thứ tự ưu tiên.
d) Sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc phòng uốn ván trong vòng 6 h tính từ khi bị tai nạn.
5.2. Đối với các đội RPBM độc lập
5.2.1. Các đội RPBM hoạt động độc lập ở những khu vực xa xôi, hẻo lánh trong một thời gian dài phải được tăng cường thêm nhân viên y tế.
5.2.2. Có các nguồn lực cần thiết (bao gồm cả phương tiện thông tin liên lạc) để kịp thời cấp cứu, vận chuyển nạn nhân đến cơ sở điều trị y tế trung gian hoặc cơ sở phẫu thuật gần nhất.
5.2.3. Các nhân viên RPBM phải được tập huấn thành thạo cấp cứu đầu tiên (5 kỹ thuật cấp cứu cơ bản).
5.3. Huấn luyện
Tất cả nhân viên tham gia hoạt động RPBM phải được huấn luyện về y tế. Quy định về cấp độ và mức độ huấn luyện y tế, nội dung chi tiết được nêu trong Phụ lục B.
6. Trách nhiệm
6.1. Cơ quan quản lý hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ quốc gia
– Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn bảo đảm y tế cho hoạt động RPBM.
– Kiểm tra, giám sát việc xây dựng và duy trì phương án ứng phó tai nạn bom mìn, vật nổ của các tổ chức hoạt động RPBM.
6.2. Các tổ chức hoạt động RPBM
– Xây dựng phương án ứng phó tai nạn, phương án bảo vệ sức khỏe nghề nghiệp và tổ chức triển khai thực hiện đối với từng công trường thi công RPBM.
– Tiến hành huấn luyện và cung cấp các nguồn lực cần thiết cho công tác bảo đảm y tế trước khi thực hiện một nhiệm vụ RPBM.
– Thanh toán chi phí chăm sóc, phẫu thuật và điều trị, bao gồm cả các bộ phận chân, tay, mắt… giả cho nạn nhân bom mìn, vật nổ.
– Chi trả trợ cấp khuyết tật phù hợp cho những nhân viên tham gia hoạt động RPBM là nạn nhân của các vụ tai nạn do bom mìn, vật nổ gây ra.
6.3. Nhân viên RPBM, nhân viên y tế
– Thực hiện đúng các quy định, quy trình nhằm giảm thiểu nguy cơ tai nạn và độc hại do bom mìn, vật nổ gây ra.
– Phát triển và duy trì các kỹ năng cần thiết để ứng phó khẩn cấp với các tai nạn bom mìn, vật nổ.
– Xác định và báo cáo những cơ hội cải thiện cách thức làm việc để giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn bom mìn, vật nổ và nâng cao hiệu quả phương án ứng phó tai nạn bom mìn, vật nổ của tổ chức mình.
– Thực hiện tất cả các hành động theo đề xuất của các quan chức y tế có thẩm quyền để đảm bảo sức khỏe nghề nghiệp.
Phụ lục A
(Quy định)
Tổ chức biên chế và các trang thiết bị tối thiểu của tổ hỗ trợ y tế trên công trường rà phá bom mìn, vật nổ
Bảng A.1 – Tổ chức, biên chế tối thiểu tổ hỗ trợ y tế của công trường RPBM
STT |
Tổ chức, biên chế |
Số lượng |
1 |
Bác sỹ (y sỹ) tổ trưởng |
01 |
2 |
Y tá |
02 |
3 |
Tải thương (kiêm nhiệm) |
Từ 2 đến 4 |
4 |
Lái xe |
01 |
CHÚ THÍCH: Áp dụng cho công trường RPBM có từ 5 đội RPBM trở lên. |
Bảng A.2 – Phương tiện y tế tối thiểu cho một tổ hỗ trợ y tế của công trường RPBM
STT |
Tên phương tiện, hoạt chất |
Đơn vị tính |
Số lượng |
I. Phương tiện vận chuyển: |
|||
|
Xe cứu thương chuyên dụng hoặc các phương tiện vận chuyển tương đương phù hợp địa hình (ca nô, máy bay…) |
Cái |
01 |
II. Phương tiện thông khí và các dụng cụ hỗ trợ hô hấp: |
|||
1 |
Bóp bóng người lớn loại sử dụng nhiều lần (ambu + mask) |
Bộ |
02 |
2 |
Mặt nạ thanh quản các cỡ dùng cho người lớn (mask thanh quản) |
Bộ |
02 |
3 |
Mặt nạ thở ô xy người lớn |
Cái |
02 |
4 |
Canuyl Mayo đường miệng và mũi các cỡ |
Cái |
Mỗi cỡ 02 cái |
5 |
Nguồn cung cấp ô xy trong 120 min/8 l/min [10 l/20 MPa (200 bar)], có đồng hồ đo áp lực và bộ điều chỉnh lưu lượng |
Bộ |
01 |
6 |
Dây thông khí mũi – họng |
Cái |
02 |
7 |
Ống nội khí quản các số |
Cái |
Mỗi số 1 cái |
8 |
Bộ dụng cụ đặt nội khí quản |
Bộ |
01 |
9 |
Bộ dụng cụ mở khí quản (bao gồm cả canuyl Krishaber hoặc Sjober + thuốc gây tê + bơm tiêm + kim, chỉ khâu…) |
Bộ |
01 |
10 |
Dây dẫn ô xy các cỡ |
Cái |
Mỗi cỡ 01 cái |
11 |
Kim chọc dịch, khí màng phổi |
Cái |
Mỗi loại 02 cái |
III. Dụng cụ tiêm truyền: |
|||
1 |
Kính bảo vệ mắt |
Cái |
02 |
2 |
Thùng chứa đồ sắc nhọn |
Cái |
01 |
3 |
Kim luồn tĩnh mạch cỡ 14G, 16G, 18G, 20G |
Cái |
Mỗi cỡ 5 cái |
4 |
Bộ dây truyền tĩnh mạch |
Bộ |
10 |
5 |
Băng dính y tế 2,5 cm |
Cuộn |
02 |
6 |
Ga rô tĩnh mạch |
Cái |
02 |
7 |
Bông cồn |
Lọ |
02 |
8 |
Bơm tiêm dung một lần 5 ml |
Cái |
20 |
9 |
Bơm tiêm dung một lần 10 ml |
Cái |
20 |
10 |
Kim cỡ 21G |
Cái |
20 |
11 |
Nước cất 5 ml |
Ống |
20 |
12 |
Găng y tế vô khuẩn |
Đôi |
20 |
IV. Dụng cụ băng vết thương: |
|||
1 |
Băng tam giác |
Cái |
10 |
2 |
Gạc tiệt trùng 10 cm × 10 cm hoặc 10 cm × 20 cm, gói 10 cái |
Gói |
20 |
3 |
Băng cuộn 10 cm |
Cuộn |
20 |
4 |
Băng cuộn 15 cm |
Cuộn |
20 |
5 |
Gạc bụng/ngực |
Cái |
Mỗi loại 10 cái |
6 |
Băng bỏng |
Cái |
10 |
7 |
Băng đệm mắt |
Cái |
10 |
8 |
Băng chun |
Cái |
04 |
9 |
Ga rô |
Cái |
05 |
Dung dịch sát khuẩn vết thương |
|||
10 |
Polyvinyl pyrroliodine 10 % |
Lọ |
02 |
11 |
Cồn 70o chai 500 ml |
Chai |
02 |
12 |
Ô xy già 30 thể tích |
Lọ |
05 |
13 |
Dung dịch sát khuẩn tay nhanh |
Lọ |
02 |
V. Nẹp cố định: |
|||
1 |
Bộ nẹp cố định cánh tay, cẳng tay (hoặc nẹp Cramer) |
Bộ |
Mỗi loại 2 bộ |
2 |
Bộ nẹp cố định đùi, cẳng chân |
Bộ |
Mỗi loại 2 bộ |
3 |
Nẹp cố định cột sống cổ các cỡ |
Cái |
Mỗi cỡ 02 cái |
4 |
Nẹp cố định cột sống lưng, thắt lưng các cỡ |
Cái |
Mỗi cỡ 2 cái |
VI. Các khoản khác: |
|||
1 |
Kéo cắt băng |
Cái |
02 |
2 |
Kìm Kelly |
Cái |
02 |
3 |
Kìm sát trùng |
Cái |
02 |
4 |
Ống nghe |
Cái |
02 |
5 |
Huyết áp kế |
Cái |
02 |
6 |
Thẻ phân loại nạn nhân |
Bộ |
02 |
7 |
Gạc đệm cỡ trung bình |
Cái |
20 |
8 |
Đèn soi tai, đồng tử |
Cái |
01 |
9 |
Băng dính |
Cuộn |
02 |
10 |
Dao mổ tiệt trùng (gồm cả cán và lưỡi dao) |
Cái |
05 |
11 |
Kim liền chỉ (tự tiêu và không tự tiêu) đã tiệt trùng các số |
Sợi |
Mỗi số 02 sợi |
12 |
Hộp dụng cụ tiểu phẫu: 02 kẹp, 02 kéo, 02 kẹp phẫu tích, cán dao, lưỡi dao dùng một lần, kim liền chỉ khâu, kìm kẹp kim. |
Bộ |
Từ 1 bộ đến 2 bộ |
VII. Danh mục thuốc thiết yếu: |
|||
Nhóm thuốc tim mạch |
|||
1 |
Dopamin 200 mg |
Ống |
05 |
2 |
Dobutamin 250 mg |
Ống |
05 |
3 |
Noradrenaline 1 mg |
Ống |
20 |
4 |
Adrenaline 1 mg |
Ống |
20 |
5 |
Atropine sulphate 1/4 mg |
Ống |
20 |
6 |
Nitroglycerine Spray 200 liều (mỗi liều 0,4 mg) |
Lọ |
01 |
7 |
Nifedipin 10 mg |
Viên nang |
10 |
8 |
Captopril 25 mg |
Viên |
10 |
9 |
Amiodaron 150 mg |
Ống |
05 |
10 |
Furosemide 20 mg/2 ml |
Ống |
05 |
11 |
Digoxin 0,25 mg/1 ml |
Ống |
05 |
12 |
Furosemid 40 mg |
Viên nén |
10 |
13 |
Amiodaron 200 mg |
Viên |
10 |
14 |
Nitroglycerin 1 mg/10 ml |
Ống |
05 |
15 |
Nitroglycerin 2,6 mg |
Viên |
20 |
Nhóm thuốc hô hấp |
|||
16 |
Salbutamol bình xịt 200 liều (mỗi liều 100 microgam) hoặc thuốc tương đương |
Lọ |
02 |
17 |
Terbutaline sulfate 0,5 mg |
Ống |
05 |
Nhóm thuốc tiêu hóa |
|||
18 |
Hyoscine-N-butylbromide 20 mg |
Ống |
10 |
19 |
Spasvamaverine 40 mg |
Viên nén |
20 |
20 |
Metoclopramide chlohydrate 10 mg |
Ống |
10 |
21 |
Berberine 100 mg |
Viên |
50 |
22 |
Biseptol 480 (Sulfamethoxazole 400 mg + Trimethoprim 80 mg) |
Viên |
50 |
Nhóm thuốc giảm đau, an thần |
|||
23 |
Morphine 10 mg/ml |
Ống |
05 |
24 |
Pethidine chlohydrate 100 mg |
Ống |
05 |
25 |
Diazepam 10 mg |
Ống |
05 |
26 |
Diazepam 5 mg |
Viên |
20 |
Nhóm thuốc kháng sinh |
|||
27 |
Cephalosporin 1 g |
Lọ |
10 |
28 |
Ciprofloxacin 400 mg |
Viên |
20 |
29 |
Cefuroxim 500 mg |
Viên |
30 |
Nhóm thuốc chống độc |
|||
30 |
Naloxone 0,4 mg/ml (nếu sử dụng thuốc gây nghiện) |
Ống |
02 |
31 |
Bột than hoạt |
Tuýp |
02 |
Thuốc gây tê tại chỗ |
|||
32 |
Lidocain 2 %/2 ml |
Ống |
50 |
Thuốc chống chóng mặt |
|||
33 |
Acetyl-DL–Leucine 500 mg |
Ống |
10 |
Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm |
|||
34 |
Paracetamol 1 g |
Lọ |
05 |
35 |
Paracetamol 500 mg |
Viên sủi |
10 |
Dịch truyền |
|||
36 |
Dung dịch natriclorua 0,9 % 500 ml |
Chai |
05 |
37 |
Dung dịch glucose 5 % 500 ml |
Chai |
05 |
38 |
Dung dịch glucose 10 % 500 ml |
Chai |
05 |
39 |
Dung dịch glucose 10 % 500 ml |
Chai |
05 |
40 |
Dung dịch ringer lactate 500 ml |
Chai |
05 |
41 |
Dung dịch Hydroxyethyl starch 6 % hoặc dung dịch cao phân tử khác tương đương 500 ml |
Chai |
05 |
Nhóm thuốc chống dị ứng |
|||
42 |
Diphenhydramin hydroclorid 10 mg |
Ống |
2-5 |
43 |
Methylprednisolone Natri succinate 40 mg |
Ống |
5 |
44 |
Chlorpheniramine maleate 4 mg |
Viên nén |
20 |
45 |
Loratadin 10 mg |
Viên nén |
10 |
Một số thuốc khác |
|||
46 |
Panthenol (thuốc xịt bỏng) |
Tuýp |
01 |
47 |
Calcium chloride 0,5 g/5 ml |
Ống |
05 |
48 |
Kali chlorid 500 mg |
Ống |
05 |
49 |
Kali chlorid 600 mg |
Viên |
10 |
50 |
Oresol |
Gói |
10 |
51 |
Tobramycine 0,3 % 5 ml |
Lọ |
02 |
52 |
Natri clorid 0,9 % 10 ml |
Lọ |
10 |
VIII. Thuốc và phương tiện y tế tối thiểu cho phương tiện vận chuyển: |
|||
1 |
Cáng thương với các đai và phương tiện giữ cố định cáng thương vào xe |
Cái |
01 |
2 |
Ván cứng cột sống và mũ giữ đầu (hoặc tương tự) |
Cái |
01 |
3 |
Chăn ủ ấm |
Cái |
02 |
4 |
Bình nước 10 L |
Bình |
01 |
5 |
Phương tiện liên lạc |
Bộ |
01 |
6 |
Dụng cụ báo tín hiệu khói (nếu cần) |
Cái |
01 |
7 |
Đèn nháy |
Cái |
01 |
8 |
Bình ô xy dung tích 5 L, có đồng hồ đo áp lực và bộ điều chỉnh lưu lượng; dây dẫn ô xy các cỡ người lớn |
Bộ |
01 |
9 |
Bóp bóng người lớn loại sử dụng nhiều lần (ambu + mask) |
Bộ |
02 |
10 |
Mặt nạ thanh quản các cỡ dùng cho người lớn (mask thanh quản) |
Bộ |
02 |
11 |
Mặt nạ thở ô xy người lớn |
Cái |
02 |
12 |
Canuyl Mayo đường miệng và mũi các cỡ |
Cái |
Mỗi cỡ 02 cái |
13 |
Dây thông khí mũi – họng |
Cái |
02 |
14 |
Ống nội khí quản các số |
Cái |
Mỗi số 1 cái |
15 |
Bộ dụng cụ đặt nội khí quản |
Bộ |
01 |
16 |
Bộ dụng cụ mở khí quản (bao gồm cả canuyl Krishaber hoặc Sjober + thuốc gây tê + bơm tiêm + kim, chỉ khâu…) |
Bộ |
01 |
17 |
Dây dẫn ô xy các cỡ |
Cái |
Mỗi cỡ 01 cái |
18 |
Máy theo dõi bệnh nhân xách tay (monitor) tối thiểu có 2 thông số: Mạch, SpO2, dùng pin |
Cái |
01 |
19 |
Thuốc thiết yếu và các khoản khác như mục III, VI, VII |
Bảng A.3 – Phương tiện y tế khác cho một tổ hỗ trợ y tế của công trường RPBM
STT |
Tên phương tiện |
Đơn vị tính |
Số lượng |
1 |
Bộ dụng cụ hút, rửa dạ dày |
Bộ |
01 |
2 |
Dụng cụ soi thanh quản (có lưỡi đèn và pin) |
Cái |
01 |
3 |
Kìm Magill số 8 |
Cái |
01 |
4 |
Kìm Magill số 9 |
Cái |
01 |
5 |
Dung dịch nước muối rửa 0,9 % |
Lít |
10 |
6 |
Máy hút dịch di động dùng nguồn ắc quy hoặc điện xoay chiều 220 V/50 Hz |
Cái |
01 |
7 |
Máy theo dõi bệnh nhân xách tay (monitor) tối thiểu có 2 thông số: Mạch, SpO2, dùng pin |
Cái |
02 |
8 |
Bộ ống thông tiểu các cỡ |
Bộ |
02 |
9 |
Bình nước uống 10 L |
Bình |
02 |
10 |
Chăn ủ ấm |
Cái |
02 |
Phụ lục B
(Quy định)
Huấn luyện y tế
B.1. Nhân viên RPBM
Nhân viên RPBM phải được huấn luyện về:
a) Chức trách và quyền hạn tiến hành cấp cứu đầu tiên;
b) 5 kỹ thuật cấp cứu cơ bản, bao gồm:
– Hồi sinh tổng hợp (hô hấp nhân tạo): Hà hơi thổi ngạt; ép tim ngoài lồng ngực;
– Cầm máu tạm thời vết thương: Cầm máu tạm thời vết thương bằng cách: Gấp chi tối đa, ấn động mạch, băng ép, băng chèn, băng nút, khâu da mép vết thương, thắt mạch máu, ga rô;
– Băng vết thương: Nhặt các dị vật trên bề mặt vết thương, vệ sinh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn và các dụng cụ vô khuẩn nhằm hạn chế nhiễm khuẩn vết thương, rửa vết thương từ trong ra ngoài theo đường xoắn ốc. Băng các vùng khác nhau của cơ thể bằng kiểu băng phù hợp như băng vòng xoắn, băng số 8, băng dẻ quạt…;
– Cố định tạm thời gãy xương bằng các loại nẹp chuyên dụng hoặc nẹp tự tạo;
– Phương pháp cáng thương, vận chuyển nạn nhân từ khu vực nguy hiểm đến địa điểm tập kết để cứu chữa bằng tay không, bằng cáng.
c) Tầm quan trọng của việc giao tiếp, động viên nạn nhân bom mìn, vật nổ;
d) Tầm quan trọng của việc chống để nạn nhân bị lạnh, mưa, tuyết, gió hoặc quá nóng.
B.2. Giám sát viên và đội trưởng đội RPBM
Giám sát viên và đội trưởng RPBM phải được huấn luyện về:
– Cách thức đánh giá tình hình an ninh, đánh giá tác động tình hình an ninh đối với hiệu quả triển khai phương án ứng phó tai nạn bom mìn, vật nổ;
– Cách thức quản lý việc vận chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực độc hại, nguy hiểm;
– Cách thức quản lý tai nạn bom mìn, vật nổ gây thương tích cho nhiều người;
– Hướng dẫn cho những người chưa được huấn luyện hoặc huấn luyện chưa đầy đủ tiến hành cấp cứu đầu tiên;
– Cách lập kế hoạch và điều phối việc vận chuyển nạn nhân từ công trường đến cơ sở chăm sóc phẫu thuật;
– Duy trì hệ thống liên lạc với các cơ sở điều trị y tế và phẫu thuật, với các tổ chức, cơ quan hoặc cá nhân có trách nhiệm để yêu cầu hỗ trợ vận chuyển nạn nhân đến bất cứ cơ sở chăm sóc y tế trung gian nào và sau đó là đến các cơ sở điều trị, phẫu thuật phù hợp.
B.3. Đội ngũ nhân viên hỗ trợ y tế
Nhân viên hỗ trợ y tế cần được huấn luyện về:
– Đánh giá tình trạng sức khỏe chung của nạn nhân, phân loại ưu tiên và đánh giá phương pháp điều trị cần thiết;
– Lựa chọn phương pháp chuyển thương tốt nhất;
– Báo cáo đề nghị hỗ trợ y tế để điều trị cho nạn nhân tại chỗ hoặc tại một địa điểm thích hợp trước khi chuyển lên các cơ sở điều trị tốt hơn;
– Điều trị nạn nhân một cách phù hợp và an toàn tại công trường và trên đường vận chuyển nạn nhân đến một cơ sở điều trị tốt hơn;
– Cung cấp thuốc kháng sinh, ô xy, truyền dịch, giảm đau, chống sốc và các thuốc cần thiết khác.
Phụ lục C
(Tham khảo)
Mẫu kế hoạch bảo đảm y tế trên công trường rà phá bom mìn, vật nổ
(TÊN ĐƠN VỊ) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: |
(Địa danh), ngày …… tháng ……. năm …… |
PHÊ DUYỆT Ngày…….tháng……..năm …… |
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
KẾ HOẠCH Bảo đảm y tế trên công trường rà phá bom mìn, vật nổ
|
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Nêu đặc điểm tình hình liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ đảm bảo y tế cho công trường rà phá bom mìn, vật nổ:
– Vị trí công trường RPBM có gần các cơ sở y tế quân dân y không;
– Đặc điểm dịch tễ học, thời tiết, khí hậu tại khu vực RPBM;
– Mật độ, chủng loại bom mìn, vật nổ…;
– Tình hình lực lượng, trang thiết bị của tổ chức RPBM.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Nêu các căn cứ chính để xây dựng kế hoạch đảm bảo y tế cho công trường RPBM sau chiến tranh:
– Khối lượng công việc, sự phức tạp, thời gian thực hiện;
– Số lượng người tham gia RPBM;
– Dự kiến số lượng nạn nhân nếu xảy ra sự cố bom mìn, vật nổ;
– Tuyến đường vận chuyển nạn nhân đến cơ sở điều trị phù hợp, địa hình…
III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
– Mục đích;
– Yêu cầu.
IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
4.1. Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế để cấp cứu, vận chuyển nạn nhân bom mìn, vật nổ (đường vận chuyển nạn nhân nhanh và ngắn, an toàn nhất).
4.2. Nhân viên RPBM bao gồm cả nhân viên y tế
– Biên chế và chức trách của từng nhân viên tham gia RPBM.
– Kiểm tra sức khỏe trước khi thực hiện nhiệm vụ.
– Huấn luyện về y tế (được nêu trong Phụ lục B).
4.3. Phương án ứng phó tai nạn bom mìn, vật nổ
– Bao gồm thứ tự các hành động của từng nhân viên trên công trường RPBM khi xảy ra tai nạn bom mìn, vật nổ.
– Phương thức báo cáo lên cấp trên, chi viện, hiệp đồng với các tổ chức khác trong quá trình ứng phó tai nạn bom mìn, vật nổ.
4.4. Phương án vận chuyển nạn nhân bom mìn, vật nổ
– Vị trí cơ sở điều trị y tế phù hợp hoặc cơ sở y tế có khả năng phẫu thuật hoặc những địa điểm tập trung để tiếp tục đưa nạn nhân đến cơ sở y tế thích hợp.
– Phương tiện vận chuyển bom mìn, vật nổ phù hợp với tổn thương và địa hình.
– Tuyến đường vận chuyển.
– Phương thức đảm bảo an toàn và thông tin liên lạc trong quá trình vận chuyển nạn nhân.
– Điều trị nạn nhân trong quá trình vận chuyển.
V. KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
|
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Quy định chung
4.1. Yêu cầu về sức khỏe của nhân viên tham gia hoạt động RPBM
4.2. Lập phương án và làm công tác chuẩn bị
4.2.1. Phương án ứng phó tai nạn
4.2.2. Phương án bảo vệ sức khỏe nghề nghiệp
5. Khả năng ứng phó tai nạn trong quá trình RPBM
5.1. Đối với công trường rà phá bom mìn, vật nổ
5.2. Đối với các đội RPBM độc lập
6. Nhiệm vụ các cơ quan, tổ chức và lực lượng
6.1. Cơ quan quản lý hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ quốc gia
6.2. Các tổ chức hoạt động RPBM
6.3. Nhân viên RPBM, nhân viên y tế
Phụ lục A (Tham khảo) Tổ chức biên chế và các trang thiết bị tối thiểu của tổ hỗ trợ y tế trên công trường rà phá bom mìn, vật nổ
Phụ lục B (Tham khảo) Huấn luyện y tế
Phụ lục C (Tham khảo) Mẫu kế hoạch bảo đảm y tế trên công trường rà phá bom mìn, vật nổ