Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN10492:2014

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN10492:2014
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10492:2014 (AOAC 970.86) về Thức ăn chăn nuôi – Xác định hàm lượng nitarsone bằng phương pháp quang phổ


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10492 : 2014

THỨC ĂN CHĂN NUÔI – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITARSONE BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ

Animal feeding stuffs – Determination of nitarsone content by spectrophotometric method

Lời nói đầu

TCVN 10492:2014 được xây dựng dựa theo AOAC 970.86 Nitarsone in Feeds. Spectrophotometric Method;

TCVN 10492:2014 do Viện Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THỨC ĂN CHĂN NUÔI – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITARSONE BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ

Animal feeding stuffs – Determination of nitarsone content by spectrophotometric method

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo quang phổ để xác định hàm lượng nitarsone trong thức ăn chăn nuôi.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rt cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, b sung (nếu có).

TCVN 6952 (ISO 6498), Thức ăn chăn nuôi – Chuẩn bị mẫu thử.

3. Nguyên tắc

Nitarsone (axit 4-nitrophenylarsonic) được chiết ra khỏi mẫu thức ăn chăn nuôi bằng dimethylsulfoxide (DMSO) 50 % và được tách khỏi các cht gây nhiễu bằng sắc ký trên cột nhôm oxit. Nhóm nitro bị khử bằng titan (III) clorua và amin tạo thành được đo quang phổ ở bước sóng 530 nm với phản ứng Bratton-Marshall. Axit arsanilic và carbarsone gây nhiễu đến phép xác định.

4. Thuốc thử và vật liệu thử

Ch sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích và nước cất hoặc nước đã khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ khi có quy định khác.

4.1. Dung dịch chuẩn nitarsone

4.1.1. Dung dịch chuẩn gốc, 1 mg/ml

Cân 100 mg chất chuẩn axit 4-nitrophenylarsonic cho vào bình định mức 100 ml và pha loãng bằng dung dịch natri hydroxit 4 % (4.2).

4.1.2. Dung dịch chuẩn làm việc, 50 mg/ml

Pha loãng 10 ml dung dịch chuẩn gốc (4.1.1) đến 200 ml bằng dung dịch natri hydroxit 4 % (4.2).

4.2. Dung dịch natri hydroxit, 4 % (khối lượng/thể tích).

4.3. Nhôm oxit đã hoạt hóa

Sử dụng nhôm oxit loại Alcoa F 20 hoặc tương đương, cỡ từ 80 mesh đến 200 mesh.

Để xác định mức độ thích hợp của nhôm oxit, tiến hành toàn bộ phép xác định trên 100 mg nitarsone. Độ thu hồi của nitarsone phải lớn hơn 95 %.

4.4. Dung dịch dimethylsulfoxide (DMSO), 50 % (thể tích)

Pha loãng một thể tích DMSO với một thể tích nước.

CHÚ Ý: DMSO có thể gây độc, cần x lý vi cht này trong tủ hút khói, tránh tiếp xúc với da.

4.5. Dung dịch titan (III) clorua (TiCl3), 4 % (khối lượng/thể tích)

Chun bị dung dịch trong ngày sử dụng, từ dung dịch titan (III) clorua 20% (dung dịch được bo quản trong t lạnh và không dùng quá 3 tháng sau khi mở) hoặc từ titan (III) clorua dạng rắn.

Nếu sau 1 min không đạt được yêu cầu về sự mất màu trong phép xác định (8.3) thì s dụng nguồn titan (III) clorua mới.

CHÚ Ý: Titan (III) clorua là cht ăn mòn, cần mang găng tay bằng cht dẻo hoặc bằng cao su, tránh tiếp xúc với mắt.

4.6. Dung dịch natri nitrit, 0,1 % (khối lượng/thể tích)

Chuẩn bị dung dịch này để sử dụng trong tuần.

4.7. Dung dịch amoni sulfamat (NH4SO3NH2), 0,5 % (khối lượng/thể tích)

Hòa tan 500 mg amoni sulfamat trong nước và thêm nước đến 100 ml. Chuẩn bị dung dịch để sử dụng trong 1 tuần.

4.8. Thuc thử liên kết, 0,1 % (khối lượng/thể tích)

Dung dịch N-naphthylethylenediamine hydroclorua (C12H14N2×2HCl) trong nước, dung dịch này được chuẩn bị để sử dụng trong một tuần và được bảo quản trong chai thủy tinh tối màu để trong tủ lạnh.

4.9. Axit clohydric (HCl) đặc, nồng độ từ 36,5 % đến 38 %.

5. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và các thiết bị, dụng cụ sau đây;

5.1. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,1 mg.

5.2. Bình định mức, dung tích 50 ml và 100 ml.

5.3. Pipet, có thể phân phối các thể tích thích hợp.

5.4. Máy lắc cơ học.

5.5. Ống ly tâm, dung tích 50 ml.

5.6. Máy ly tâm, có thể vận hành ở tốc độ 2000 r/min.

5.7. Cột sắc ký, kích thước 20 mm x 400 mm, có đĩa thủy tinh xốp.

5.8. Máy trộn vortex.

5.9. Máy đo quang phổ, có thể đo ở bước sóng 530 nm.

6. Ly mẫu

Mu gửi đến phòng thử nghiệm phải đúng là mẫu đại diện. Mu không bị hư hng hoặc thay đổi trong suốt quá trình vận chuyển hoặc bo qun.

Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này, nên ly mẫu theo TCVN 4325 (ISO 6497) [1].

7. Chuẩn bị mẫu thử

Chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 6952 (ISO 6498).

8. Cách tiến hành

8.1. Dựng đường chuẩn

Dùng pipet (5.3) lấy các lượng 0, 2, 5, 10, 15, 20 và 25 ml dung dịch chun làm việc (4.1.2) cho vào các bình định mức 100 ml (5.2) riêng rẽ và thêm dung dịch natri hydroxit 4% (4.2) đến vạch. Từ mỗi bình dùng pipet ly 10 ml chuyển sang các bình định mức 50 ml (5.2) riêng r, thêm vào mỗi bình 15 ml dung dịch natri hydroxit 4 % (4.2) rồi thêm nước đến vạch. Từ mỗi bình, dùng pipet (5.3) lấy 4 ml cho vào các ống nghiệm riêng rẽ rồi cho hiện màu như sau:

Cho vào mỗi ống 2 giọt dung dịch titan (III) clorua 4 % (4.5) trong khi vẫn trộn bằng cách lắc hoặc dùng máy trộn vortex (5.8) cho đến khi mất màu đen. Thêm 2 ml axit clohydric (4.9) vào mỗi ống và trộn kỹ. Thêm 0,5 ml dung dịch natri nitrit 0,1 % (4.6) và trộn. Sau 5 min, thêm 0,5 ml dung dịch amoni sulfamat (4.7) và trộn. Sau 2 min, cho 0,5 ml thuốc thử liên kết 0,1 % (4.8) vào một ống và cho vào ống thứ hai 0,5 ml nước để làm mẫu trắng. Cho phát triển màu trong 15 min, sau đó đọc độ hấp thụ của phần mẫu thử và của mẫu trắng trên máy đo quang phổ (5.9) ở bước sóng 530 nm.

Nồng độ của chất chun tương ứng với nồng độ nitarsone có trong mẫu là 0 mg/kg, 40 mg/kg, 100 mg/kg, 200 mg/kg, 300 mg/kg, 400 mg/kg và 500 mg/kg. Dựng đưng chuẩn của độ hp thụ tương ứng với hàm lượng nitarsone có trong mẫu thức ăn chăn nuôi, tính bằng mg/kg.

8.2. Chuẩn bị phần mẫu thử

Cân 5 g phần mẫu thử đã nghiền nh cho vào bình định mức 100 ml (5.2). Thêm 75 ml dung dịch DMSO 50 % (4.4), cho bình lên máy lắc (5.4) và lắc ở nhiệt độ phòng trong 30 min. Thêm dung dịch DMSO 50 % đến vạch rồi trộn. Chuyển khoảng từ 30 ml đến 40 ml sang ống ly tâm 50 ml (5.5) và cho ly tâm 10 min ở tốc độ 2000 r/min.

8.3. Phép xác định

Cho nhôm oxit vào cột sắc ký (5.7) đến độ sâu 7 cm. Gõ ống để nén chặt nhôm oxit, sau đó thêm một lớp cát thạch anh dày 1 cm. Rửa cột bằng 50 ml dung dịch DMSO 50 % (4.4) trước khi sử dụng.

Dùng pipet ly 10 ml lp nổi phía trên của phần mẫu thử cho sang cột đã rửa. Đối với mẫu thử có hàm lượng nitarsone lớn hơn 400 mg/kg thì sử dụng một thể tích nhỏ hơn. Để cho phần mẫu đi qua cột sau đó rửa cột vài lần, mỗi lần dùng 5 ml nước. Rửa cột bằng 75 ml nước và loại b dịch rửa.

Rửa giải nitarsone bằng 65 ml natri hydroxit 4 % (4.2), loại b 15 ml dịch rửa giải đầu tiên. Thu lấy dịch rửa giải còn lại vào bình định mức 100 ml (5.2), để cột chảy đến khô. Sau đó nitarsone được rửa giải tiếp bằng khoảng 25 ml đến 30 ml chất rửa giải. Pha loãng dịch rửa giải đến vạch bằng nước cất và trộn đều.

Dùng pipet lấy 4 ml dịch rửa giải đã pha loãng cho vào hai ống nghiệm, cho vào mỗi ống 2 giọt dung dịch titan (III) clorua 4 % (4.5) trong khi vẫn trộn bằng cách lắc hoặc dùng máy trộn vortex (5.8) cho đến khi mất màu đen. Thêm 2 ml axit clohydric (4.9) vào mỗi ống và trộn kỹ. Thêm 0,5 ml dung dịch natri nitrit 0,1 % (4.6) và trộn. Sau 5 min, thêm 0,5 ml dung dịch amoni sulfamat (4.7) và trộn. Sau 2 min, cho vào một ống 0,5 ml thuốc thử liên kết 0,1 % (4.8) và cho vào ống thứ hai 0,5 ml nước để làm mẫu trắng. Cho phát triển màu trong 15 min, sau đó đọc độ hp thụ của phần mẫu thử và của mẫu trắng trên máy đo quang phổ (5.9) ở bước sóng 530 nm.

9. Tính kết quả

Hiệu chnh độ hấp thụ của phần mẫu thử theo độ hấp thụ của mẫu trắng và từ đường chuẩn (8.1) xác định hàm lượng nitarsone có trong mẫu thử, tính bằng miligam trên kilogam (mg/kg).

10. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:

a) Mọi thông tin cn thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử;

b) Phương pháp ly mẫu đã sử dụng, nếu biết;

c) Phương pháp thử đã dùng, viện dẫn tiêu chuẩn này;

d) Tất cả các chi tiết thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc tùy chọn cùng với các chi tiết bất thường nào khác có thể ảnh hưng đến kết qu;

e) Kết quả thử nghiệm thu được.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 4325 (ISO 6497) Thức ăn chăn nuôi – Lấy mẫu

[2] AOAC 969.53 Aklomide in Feeds. Spectrophotometric Method

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *