Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN10493:2014

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN10493:2014
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10493:2014 (AOAC 961.26) về Thức ăn chăn nuôi – Xác định hàm lượng zoalene bằng phương pháp quang phổ


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10493 : 2014

THỨC ĂN CHĂN NUÔI – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ZOALENE BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ

Animal feeding stuffs – Determination of zoalene content by spectrophotometric method

Lời nói đầu

TCVN 10493:2014 được xây dựng dựa theo AOAC 961.26 Zoalene in Feeds. Spectrophotometric Method;

TCVN 10493:2014 do Viện Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THỨC ĂN CHĂN NUÔI – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ZOALENE BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ

Animal feeding stuffs – Determination of zoalene content by spectrophotometric method

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo quang phổ để xác định hàm lượng zoalene trong thức ăn chăn nuôi.

Phương pháp này có khoảng định lượng từ 40 mg/kg đến 250 000 mg/kg.

Tiêu chuẩn này không áp dụng được khi thức ăn chăn nuôi có chứa furazolidone, nitrofurazone và nihydrazone.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rt cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công b thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6952 (ISO 6498), Thức ăn chăn nuôi Chuẩn bị mẫu thử.

3. Nguyên tắc

Zoalene được chiết ra khỏi mẫu thức ăn chăn nuôi, premix và thức ăn đậm đặc bằng axetonitril 85 %. Đối với mẫu chứa ít hơn 10 000 mg/kg thì bổ sung nhôm oxit. Sau khi lọc, pha loãng rồi phản ứng với etylendiamin, zoalene được xác đnh bằng phương pháp quang phổ.

4. Thuốc thử và vật liệu thử

Ch sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích và nước ct hoặc nưc đã khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ khi có quy định khác.

4.1. Axeton, 95 % (thể tích)

Trộn 5 ml nước với 95 ml axeton.

4.2. Axetonitril (CH3CN), 85 % (thể tích)

Trộn 850 ml axetonitril khan với 150 ml nước.

CHÚ Ý: Axetonitril là cht độc, cn xử lý với chất này trong t hút, tránh tiếp xúc với da.

4.3. Nhôm oxit, đã hoạt hóa

Sử dụng nhôm oxit loại Alcoa F 20 hoặc tương đương, cỡ từ 80 mesh đến 200 mesh.

4.4. Dimethylformamid (DMF), 95 % (thể tích)

Cho 5 ml nước vào 95 ml DMF kỹ thuật. Chun bị dung dịch mới trong ngày sử dụng, vì dung dịch đã chuẩn bị để lâu có thể bị vn đục.

4.5. Etylendiamin, từ 98 % đến 100 %, không màu.

CHÚ Ý: Etylendiamin là chất độc, cn xử lý với cht này trong tủ hút, tránh tiếp xúc với da.

4.6. Dung dịch chuẩn zoalene, 40 mg/ml

Cân 40,0 mg chất chuẩn zoalene cho vào bình định mức 1 lít, pha loãng đến vạch bằng axetonitril 85 % (4.2) và trộn.

5. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và các thiết b, dụng cụ sau đây:

5.1. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,1 mg.

5.2. Bình định mức, dung tích 100 ml.

5.3. Bình nón, dung tích 250 ml.

5.4. Bể ổn nhiệt, duy trì nhiệt độ 50 °C ± 5 °C.

5.5. Bộ lọc có bộ phận hút chân không, có phễu thủy tinh xốp đường kính 40 mm cỡ lỗ nh hoặc trung bình hoặc loại tương đương.

5.6. Cốc có mỏ, dung tích 50 ml.

5.7. Pipet, có thể phân phối các thể tích thích hợp.

5.8. Máy đo quang phổ hoặc máy so màu, có th đo bước sóng 560 nm.

5.9. Cuvet, chiều dài đường quang 1 cm.

5.10. Giấy lọc mịn, Reeve Angel số 804 hoặc loại tương đương.

5.11. Tủ hút.

6. Lấy mẫu

Mu gửi đến phòng thử nghiệm phải đúng là mẫu đại diện. Mu không bị hư hỏng hoặc thay đổi trong suốt quá trình vn chuyển hoặc bảo quản.

Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này, nên lấy mẫu theo TCVN 4325 (ISO 6497) [1].

7. Chuẩn bị mẫu thử

Chuẩn bị mu thử theo TCVN 6952 (ISO 6498).

8. Cách tiến hành

8.1. Chiết mu

Cân 10,0 g phần mẫu thử cho vào bình nón 250 ml (5.3) và thêm 65 ml axetonitril (4.2). Làm ấm trên bể ổn nhiệt (5.4) ở 50 °C ± 5 °C, thỉnh thoảng xoay bình. Để nguội đến nhiệt độ phòng trong khoảng 30 min. Thêm 20 g nhôm oxit (4.3) và xoay bình trong khoảng 3 min.

CHÚ TCH: Đối với mẫu thức ăn chăn nuôi đậm đặc chứa hàm lượng zoalene bng hoặc lớn hơn 10 000 mg/kg thì không cn bổ sung nhôm oxit.

Lọc hỗn hợp trên bộ lọc có bộ phận hút (5.5), chuyển càng nhiều chất rắn lên phễu lọc càng tốt. Chuyển phần cht rắn lưu lại bằng một thể tích tối thiểu của axetonitril (4.2) và hút đến khô. Tạo huyền phù đối với phn chất rắn đã đóng bánh trên phễu lọc bằng một thể tích tối thiểu của axetonitril (4.2) và khuy nhẹ mà không hút. Sau đó lọc có hút và lặp lại việc tạo huyền phù và lọc, giữ tổng thể tích luôn nh hơn 100 ml. Chuyển hỗn hợp phần dịch lọc sang bình định mức 100 ml (5.2) (có thể dùng bình định mức để thu nhận trực tiếp dịch lọc), thêm axetonitril 85 % (4.2) đến vạch và trộn.

8.2. Phép xác định

Dựa vào nồng độ zoalene, chuẩn bị các dung dịch pha loãng bằng axeton 95 % với các lượng như trong Bng 1.

Bảng 1 – Dung dịch mẫu thử dùng cho phép xác đnh

Hàm lưng zoalene có trong mẫu, mg/kg

Độ pha loãng

Lượng sử dụng, ml

Hệ s nhân, M

Từ 40 đến 120

Không

4

1

Từ 120 đến 250

Không

2

2

Từ 250 đến 500

Từ 10 thành 100

10

4

Từ 500 đến 1 000

Từ 10 thành 100

5

8

Từ 1 000 đến 2 500

Từ 10 thành 100

2

20

Từ 2 500 đến 5 000

Từ 1 thành 100

10

40

Từ 5 000 đến 10 000

Từ 1 thành 100

5

80

Từ 10 000 đến 25 000

Từ 1 thành 100

2

200

Từ 25 000 đến 50 000

Từ 1 thành 1 000

10

400

Từ 50 000 đến 100 000

Từ 1 thành 1 000

5

800

Từ 100 000 đến 250 000

Từ 1 thành 1 000

2

2 000

Dùng pipet (5.7) lấy các lượng quy định trong Bảng 1 cho vào ba cốc có mỏ (5.6) tương ứng X, Y và Z đối với các nồng độ nhỏ hơn 0,25 % (< 2=”” 500=”” mg/kg).=”” bỏ=”” qua=”” cốc=”” x=”” đối=”” với=”” các=”” mẫu=”” chứa=”” lớn=”” hơn=”” 0,25=”” %=”” (=””> 2 500 mg/kg). Dùng pipet (5.7) ly 1 ml dung dịch chuẩn (4.6) cho vào cốc Z và cho bay hơi tất cả các dung dịch đến khô dưới dòng không khí.

CHÚ THÍCH: Có thể làm nóng để cho bay hơi dung dịch nhưng nhiệt độ không được vượt quá 60 °C.

Dùng pipet (5.7) lấy 10 ml DMF 95 % (4.4) cho vào cốc X và cho vào hai cốc Y và Z mỗi cốc 2 ml. Thnh thoảng xoay cốc trong khoảng 5 min để hòa tan zoalene. Dùng pipet lấy 8 ml etylendiamin (4.5) cho vào cốc Y và cốc Z rồi trộn. Sau 2 min nếu vẫn thấy đục thì lọc qua giấy lọc mịn (5.10).

Đc độ hấp thụ của các dung dịch bước sóng 560 nm trong cuvet 1 cm (5.8) so với DMF 95 % (4.4) sau khi bổ sung etylendiamin 5 min. Giữ khoang đựng cuvet của máy đo quang phổ nhiệt độ nhỏ hơn 30 °C để tránh bạc màu nhanh. Nếu độ hấp thụ lớn hơn 1 thì phân tích lại, sử dụng dung dịch pha loãng hơn hoặc sử dụng lượng dung dịch nhỏ hơn.

9. Tính kết quả

Hàm lượng zoalene trong mẫu thử, X1, tính bằng phần trăm khối lượng mẫu, theo công thức sau:

Hàm lượng zoalene trong mẫu thử, X2, tính bằng miligam trên kilogam mẫu, theo công thức sau:

Trong đó:

AX, AYAZ là độ hấp thụ đo được của các dung dch mẫu thử tương ứng trong các cốc X, Y và Z;

M là hệ số nhân, xác định được theo Bảng 1.

10. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:

a) Mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đ về mẫu thử;

b) Phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;

c) Phương pháp thử đã dùng, viện dẫn tiêu chun này;

d) Tất c các chi tiết thao tác không quy định trong tiêu chun này, hoặc tùy chn cùng với các chi tiết bất thưng nào khác có thể ảnh hưởng đến kết quả;

e) Kết quả th nghiệm thu được.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 4325 (ISO 6497) Thức ăn chăn nuôi Lấy mẫu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *