Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN10583-6:2014

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN10583-6:2014
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10583-6:2014 (ISO/IEC 9834-6:2005) về Công nghệ thông tin – Liên kết hệ thống mở – Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI – Phần 6: Đăng ký quá trình ứng dụng và thực thể ứng dụng


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10583-6:2014

ISO/IEC 9834-6:2005

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – LIÊN KẾT HỆ THỐNG MỞ – THỦ TỤC ĐIỀU HÀNH CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ OSI – PHẦN 6: ĐĂNG KÝ QUÁ TRÌNH ỨNG DỤNG VÀ THỰC THỂ ỨNG DỤNG

Information technology – Open systems interconnection – Procedures for the operation of OSI registration authorities – Part 6: Registration of application processes and application entities

Lời nói đầu

TCVN 10583-6:2014 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 9834-6:2005

TCVN 10583-6:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC 1 Công nghệ thông tin biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Bộ tiêu chuẩn TCVN 10583 (ISO/IEC 9834) Công nghệ thông tin – Liên kết hệ thống mở gồm các tiêu chuẩn sau đây:

1. TCVN 10583-1:2014 (ISO/IEC 9834-1:2012) Công nghệ thông tin – Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký định danh đối tượng – Phần 1: Thủ tục chung và các cung trên cùng của cây định danh đối tượng quốc tế

2. TCVN 10583-2:2014 (ISO/IEC 9834-2:1993) Công nghệ thông tin – Liên kết hệ thống mở – Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI – Phần 2: Thủ tục đăng ký cho kiểu tài liệu OSI

3. TCVN 10583-3:2014 (ISO/IEC 9834-3:2008) Công nghệ thông tin – Liên kết hệ thống mở – Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI – Phần 3: Đăng ký các cung định danh đối tượng bên dưới cung mức trên cùng do ISO và ITU–T quản trị

4. TCVN 10583-4:2014 (ISO/IEC 9834-4:1991) Công nghệ thông tin – Liên kết hệ thống mở – Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI–Phần 4: Sổ đăng ký của hồ sơ VTE

5. TCVN 10583-5:2014 (ISO/IEC 9834-5:1991) Công nghệ thông tin – Liên kết hệ thống mở – Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI – Phần 5: Sổ đăng ký xác định đối tượng điều khiển VT

6. TCVN 10583-6:2014 (ISO/IEC 9834-6:2005) Công nghệ thông tin – Liên kết hệ thống mở – Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI – Phần 6: Đăng ký quá trình ứng dụng và thực thể ứng dụng

7. TCVN 10583-7:2014 (ISO/IEC 9834-7:2008) Công nghệ thông tin–Liên kết hệ thống mở – Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI – Phần 7: Việc đăng ký của các tổ chức quốc tế ISO và ITU–T

8. TCVN 10583-8:2014 (ISO/IEC 9834-8:2008) Công nghệ thông tin – Liên kết hệ thống mở – Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI – Phần 8: Tạo và đăng ký các định danh đơn nhất (UUIDs) và sử dụng như các thành phần định danh đối tượng ASN.1

9. TCVN 10583-9:2014 (ISO/IEC 9834-9:2008) Công nghệ thông tin – Liên kết hệ thống mở – Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI – Phần 9: Đăng ký các cung định danh đối tượng cho ứng dụng và dịch vụ sử dụng định danh thẻ

 

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – LIÊN KẾT HỆ THỐNG MỞ – THỦ TỤC ĐIỀU HÀNH CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ OSI – PHẦN 6: ĐĂNG KÝ QUÁ TRÌNH ỨNG DỤNG VÀ THỰC THỂ ỨNG DỤNG

Information technology – Open systems interconnection – Procedures for the operation of OSI registration authorities – Part 6: Registration of application processes and application entities

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thủ tục có thể áp dụng cho việc đăng ký quá trình ứng dụng và thực thể ứng dụng.

Không định danh yêu cầu nào cho Cơ quan đăng ký, do đó các thủ tục này áp dụng cho việc đăng ký tại mọi điểm trong cây định danh đối tượng ASN.1.

Tiêu chuẩn này không bao gồm việc đăng ký các kiểu quá trình ứng dụng và các kiểu thực thể ứng dụng. Không có yêu cầu nào được định danh cho đăng ký như vậy.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 9696-1:2013 (ISO/IEC 7498-1:1994| Recommendation ITU-T X.200 (1994)) Công nghệ thông tin – Liên kết hệ thống mở – Mô tham chiếu cơ sở – Phần 1: Mô hình cơ sở.

TCVN 9696-3:2013 (ISO/IEC 7498-3:1997| Recommendation ITU-T X.650 (1996)) Công nghệ thông tin – Liên kết hệ thống mở – Mô hình tham chiếu cơ sở – Phần 3: Đặt tên và ghi địa chỉ.

ISO/IEC 6523-1:1998 Information technology – Structure for the identication of organizations and organization part – Part 1: Indentification of organization identification scheme (Công nghệ thông tin – Cấu trúc định danh các tổ chức và các bộ phận của tổ chức – Phần 1: Định danh lược đồ định danh tổ chức).

ISO/IEC 6523-2:1998 Information technology – Structure for the identication of organizations and organization part – Part 2: Registration of organization identification schemes (Công nghệ thông tin – Cấu trúc định danh các tổ chức và các bộ phận của tổ chức – Phần 2: Đăng ký các lược đồ định danh tổ chức.

Recommendation ITU-T X.207 (1993) | ISO/IEC 9545 :1994 Information technology – Open Systems interconnection – Application layer structure (Công nghệ thông tin – Liên kết hệ thống mở – Cấu trúc tầng ứng dụng).

Recommendation ITU-T X.227 (1995) | ISO/IEC 8650-1:1996 Information technology – Open Systems interconnection – Connection-oriented protocol for the association control service element: Protocol specification (Công nghệ thông tin – Liên kết hệ thống mở – Giao thức hướng kết nối đối với phần tử dịch vụ điều khiển kết hợp: Quy định về giao thức).

Recommendation ITU-T X.501 (2001) | ISO/IEC 9594-2:2001 Information technology – Open Systems interconnection –The Directory: Models (Công nghệ thông tin – Liên kết hệ thống mở – Thư mục: Các mô hình)

Recommendation ITU-T X.660 (2004)|ISO/IEC 9834-1:20041 Information technology – Open systems interconnection – Procedures for the operation of OSI registration authorities: General procedures (Công nghệ thông tin – Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký định danh đối tượng: Các thủ tục chung)

Recommendation ITU-T X.680 (2002) | ISO/IEC 8824-1:2002 Information technology – Abstract syntax notation one (ASN.1) : Specification of basic notation (Công nghệ thông tin – Ký pháp cú pháp trừu tượng phiên bản 1: Đặc tả về ký pháp cơ sở).

3. Định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ sau đây.

3.1 Các thuật ngữ mô hình tham chiếu OSI

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ được nêu trong TCVN 9696-1 (ISO/IEC 7498-1 | Recommendation ITU-T X.200):

a) Thực thể ứng dụng;

b) Kiểu thực thể ứng dụng;

c) Quá trình ứng dụng;

d) Môi trường liên kết hệ thống mở.

3.2 Các thuật ngữ về đặt tên và ghi địa chỉ

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ được nêu trong TCVN 9696-3 (ISO/IEC 7498-3 | Recommendation ITU-T X.650):

a) Tiêu đề thực thể ứng dụng;

b) Tiêu đề quá trình ứng dụng.

3.3 Các thuật ngữ về cấu trúc tầng ứng dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ được nêu trong ISO/IEC 9545::

a) Từ hạn định thực thể ứng dụng;

b) Kiểu quá trình ứng dụng.

3.4 Các thuật ngữ về cây tên đăng ký phân cấp và cây định danh đối tượng

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ được nêu trong TCVN 10583-1 (ISO/IEC 9834-| Recommendation ITU-T X.660):

a) Cơ quan đăng ký;

b) Giá trị nguyên sơ cấp;

c) Đăng ký;

d) Cơ quan đăng ký;

e) Tên đăng ký phân cấp (RH-name);

f) Cây tên đăng ký phân cấp (RH-name-tree);

g) Cơ quan bảo trợ.

3.5 Các thuật ngữ về thư mục

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ được nêu trong Recommendation ITU-T X.501|ISO/IEC 9594-2:

a) Tên phân biệt;

b) Tên phân biệt liên quan.

3.6 Các thuật ngữ ASN.1

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ được nêu trong Recommendation ITU-T X.680|ISO/IEC 8824-1:

– Định danh đối tượng.

4 Các từ viết tắt

Tiêu chuẩn này áp dụng các từ viết tắt sau đây :

AE

Thực thể ứng dụng

AE-qualifier

Từ hạn định thực thể ứng dụng

AE-title

Tiêu để thực thể ứng dụng

AP

 Quá trình ứng dụng

AP-title

Tiêu đề quá trình ứng dụng

ICD

Bộ miêu tả mã quốc tế (xác định trong ISO/IEC 6523-1)

OSIE

Môi trường liên kết hệ thống mở

RH-name

Tên đăng ký phân cấp

5 Các xem xét chung

5.1 Giới thiệu

5.1.1 TCVN 10583-1(ISO/IEC 9834-1|Recommendation ITU-T X.660) xác định các thủ tục chung về việc đăng ký các đối tượng độc lập với đối tượng liên quan. Phải kể đến các tiêu chuẩn khác định danh các thủ tục đặc trưng cho các kiểu đối tượng riêng biệt. Tiêu chuẩn này liên quan đến các thủ tục đăng ký cho APs và AEs. Tất cả các điều của TCVN 10583-1 (ISO/IEC 9834-1) áp dụng cho yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này ngoài trừ Điều 7 (các Cơ quan đăng ký). Điều 7 của TCVN 10583-1 (ISO/IEC 9834-1) không được áp dụng bởi vì tiêu chuẩn này không ghi địa chỉ đăng ký tại mức quốc tế.

5.1.2 AP được định danh bởi Tiêu đề AP. Một tiêu đề AP là một tên rõ ràng thông qua OSIE. Việc đăng ký AP bao gồm việc gán một tiêu đề AP. Các thủ tục xác định ở đây cho phép gán các tiêu đề AP thông qua OSIE. Tiêu đề AP là một định danh đối tượng ASN.1 hoặc Tên phân biệt liên quan đến thư mục.

5.1.3 Trong một AP, AE được định danh bởi từ hạn định AE. Từ hạn định AE là rõ ràng trong phạm vi của AP. Việc đăng ký AE bao gồm việc gán từ hạn định AE. Các thủ tục xác định ở đây cho phép gán các từ hạn định AE trong phạm vi của AP riêng biệt. Tiêu đề AP là định danh ASN.1 hoặc tên phân biệt liên quan đến thư mục.

CHÚ THÍCH Trong OSIE, một AE được định danh bởi tiêu đề AE. Tiêu đề AE bao gồm tiêu đề AP và từ hạn định AE. Việc đăng ký AE không bao gồm việc gán tiêu đề AE. Phụ lục A mô tả cách tiêu đề AE được tạo từ các bộ phận hợp thành của nó.

5.1.4 Tiêu chuẩn này không chứa các điều khoản rõ ràng về việc tạo các tiêu đề AE (xem Phụ lục A). Tuy nhiên, tiêu đề AE có thể được tạo bởi sự kết hợp của tiêu đề AP và từ hạn định AE, với điều kiện các thành phần này được gán theo các quy tắc xác định ở đây. Tiêu đề AE tạo ra theo các quy tắc này là một trường hợp của RH-name.

5.1.5 Các quy tắc xác định trong tiêu chuẩn này áp dụng cho các cơ quan đăng ký đối với các tổ chức và các tổ chức công nhận quốc tế (các tổ chức được gán một ICD). Các quy tắc này mô tả vai trò quản trị cho các cơ quan đăng ký này.

CHÚ THÍCH 1 Không có yêu cầu nào được định danh đối với cơ quan đăng ký tại m ức quốc tế hoặc đối với việc đăng ký trong các tiêu chuẩn.

CHÚ THÍCH 2 Các cú pháp trừu tượng của tiêu đề AP, từ hạn định AE và tiêu đề AE được xác định trong Recomm endation ITU-T X.227 | ISO/IEC 8650-1. Khuyến cáo này xác định hai mẫu cú pháp cho mỗi kiểu tên: một mẫu định danh đối tượng và một mẫu tên thư mục. Các điều khoản của tiêu chuẩn này được cân đối với các định nghĩa trong Recomm endation ITU-T X.227 | ISO/IEC 8650-1.

5.2 Các yêu cầu đối với cơ quan đăng ký

CHÚ THÍCH Điều này mô tả các yêu cầu chung áp dụng cho các cơ quan đăng ký trong đó chịu trách nhiệm về việc đăng ký các tiêu đề AP hay các từ hạn định AP hoặc cả hai.

5.2.1 Cơ quan đăng ký thực hiện việc đăng ký các đăng ký các tiêu đề AP hay các từ hạn định AP hoặc cả hai theo các thủ tục trong tiêu chuẩn này phải là:

a) Thành viên của tập hợp các cơ quan đăng ký trong đó gán các định danh đối tượng theo các điều khoản của TCVN 10583-1 (ISO/IEC 9834-1|Recommendation ITU-T X.660) Phụ lục A và cũng là một thành viên của tập hợp các cơ quan đăng ký trong đó gán các tên thư mục theo các điều khoản của TCVN 10583-1 (ISO/IEC 9834-1|Recommendation ITU-T X.660) Phụ lục B; hoặc

b) Thành viên của tập hợp các cơ quan đăng ký trong đó gán các định danh đối tượng và các tên thư mục theo TCVN 10583-1 (ISO/IEC 9834-1|Recommendation ITU-T X.660) Phụ lục C.

5.2.2 Cơ quan đăng ký một AP cũng có thể chịu trách nhiệm về việc đăng ký các từ hạn định AE của AP; tuy nhiên, trách nhiệm này có thể được ủy quyền cho các cơ quan đăng ký dưới quyền.

6 Các thủ tục đăng ký

6.1 Các thủ tục đăng ký AP

6.1.1 Để đăng ký một AP, cơ quan đăng ký phải gán một mẫu định danh đối tượng và mẫu tên thư mục của tiêu đề AP. Người sử dụng được cung cấp các mẫu tên đã gán, sau đó cơ quan đăng ký đặt các tên này cùng với thông tin bổ sung như một mục nhập sổ đăng ký AP cho AP này (xem điều 7.1). Tiêu chuẩn này không đặt ra bất kỳ yêu cầu nào cho người sử dụng hoặc cơ quan đăng ký để phổ biến rộng rãi hoặc thông báo sự tồn tại của mục nhập sổ đăng ký.

6.1.2 Cơ quan đăng ký phải gán mẫu định danh đối tượng của các tiêu đề AP theo các quy tắc sau đây:

a) Các điều khoản chung về việc quản lý RH-name-tree được xác định trong TCVN 10583-1 (ISO/IEC 9834-1| Recommendation ITU-T X.660);

b) Các điều khoản cụ thể về việc gán các định danh đối tượng đúng với RH-name-tree được xác định trong TCVN 10583-1 (ISO/IEC 9834-1| Recommendation ITU-T X.660) Phụ lục A.

CHÚ THÍCH Cơ quan đăng ký phải gán một (hoặc nhiều) thành phần định danh đối tượng, kết hợp với các thành phần định danh được gán bởi các cơ quan đăng ký cấp cao hơn, tạo thành danh sách thành phần định danh đối tượng cho tiêu đề AP.

6.1.3 Cơ quan đăng ký phải gán mẫu tên thư mục của các tiêu đề AP theo các quy tắc sau đây:

a) Các điều khoản chung về việc quản lý RH-name-tree được xác định trong TCVN 10583-1 (ISO/IEC 9834-1| Recommendation ITU-T X.660);

b) Các điều khoản cụ thể về việc gán các tên thư mục đúng với RH-name-tree được xác định trong TCVN 10583-1 (ISO/IEC 9834-1| Recommendation ITU-T X.660) Phụ lục B.

CHÚ THÍCH Cơ quan đăng ký phải gán một tên phân biệt liên quan, kết hợp với tập các tên phân biệt liên quan được gán bởi các cơ quan đăng ký cấp cao hơn, tạo thành tên thư mục cho tiêu đề AP.

6.2 Các thủ tục đăng ký AE

6.2.1 Để đăng ký AE, thì AP phải được đăng ký trước.

6.2.2 Cơ quan đăng ký AE phải gán thành phần định danh đối tượng và mẫu tên phân biệt của từ hạn định AE. Người sử dụng được cung cấp các mẫu tên đã gán, sau đó cơ quan đăng ký đặt các tên này cùng với tiêu đề AP đã đăng ký trước và thông tin bổ sung như một mục nhập sổ đăng ký AE cho AE này (xem 7.2). Tiêu chuẩn này không đặt ra bất kỳ yêu cầu nào cho người sử dụng hoặc cơ quan đăng ký để phổ biến rộng rãi hoặc thông báo sự tồn tại của mục nhập sổ đăng ký.

6.2.3 Cơ quan đăng ký phải gán một thành phần định danh đối tượng cho từ hạn định AE bằng cách gán một giá trị nguyên sơ cấp, trong phạm vi của quá trình ứng dụng liên kết: giá trị nguyên sơ cấp này tạo thành thành phần định danh đối tượng.

6.2.4 Cơ quan đăng ký phải gán mẫu tên phân biệt liên quan cho từ hạn định AE trong phạm vi của quá trình ứng dụng liên kết.

7 Các yêu cầu thông tin tối thiểu

7.1 Thông tin sau đây được yêu cầu cho việc đăng ký quá trình ứng dụng:

a) Định danh đối tượng gán cho quá trình ứng dụng; xem Điều 6;

CHÚ THÍCH Đây là tiêu đề AP.

b) Tên của người áp dụng;

c) Ngày tháng đăng ký;

d) Các tham chiếu đến tài liệu của quá trình ứng dụng;

e) Tham chiếu chéo đến các AE bổ trợ.

7.2 Thông tin sau đây được yêu cầu cho việc đăng ký thực thể ứng dụng:

a) Tiêu đề AP, xem 7.1, đối với AP mà từ hạn định AE áp dụng;

b) Từ hạn định gán cho AE, xem Điều 6.

CHÚ THÍCH Tiêu đề AE được xây dựng từ hai phần tử này quy định trong Phụ lục A.

c) Tên của người áp dụng;

d) Ngày tháng đăng ký;

e) Các tham chiếu đến tài liệu của AE.

CHÚ THÍCH Các điều 7.1 và 7.2 trình bày tách biệt các yêu cầu về tính rõ ràng. Định dạng của mọi mục nhập sổ đăng ký sẽ được xác định bởi cơ quan đăng ký có trách nhiệm . Các cơ quan đăng ký có thể tạo các mục nhập trong đó kết hợp mục nhập AP với các mục nhập trong số tất cả các AE liên quan.

8. Vai trò kỹ thuật

Không xác định vai trò kỹ thuật.

9. Các thủ tục duy trì

Không có các thủ tục duy trì được định danh tại mục quốc tế.

CHÚ THÍCH Các thủ tục duy trì sẽ được bao gồm trong các sắp đặt về quản trị yêu cầu tại hoặc dưới m ức quốc gia hoặc các nút ICD. Vì các định danh duy nhất không được gán, thậm chí khi thực thể liên kết không sử dụng được nữa cho nên các yêu cầu về duy trì sẽ bị giới hạn. Một số ví dụ cập nhật có thể là các tham chiếu chéo giữa các AP và các AE mới hoặc không còn lưu hành nữa.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Tạo tiêu đề AE

A.1 Tiêu chuẩn này chứa các điều khoản không rõ ràng đối với việc gán các tiêu đề AE. Tiêu đề

– AE được tạo bởi việc kết hợp một tiêu đề AP và một từ hạn định AE, với điều kiện cả hai thành phần này được gán theo các thủ tục xác định ở đây.

A.2 Mẫu định danh đối tượng của tiêu đề AE có thể được xây dựng bằng cách gắn mẫu thành phần định danh đối tượng của từ hạn định AE (số nguyên) tới chuỗi các thành phần định danh đối tượng trong đó bao gồm định danh đối tượng của tiêu đề AP kết hợp. Chuỗi các mẫu thành phần định danh đối tượng này tạo thành danh sách thành phần định danh đối tượng của một định danh đối tượng cho tiêu đề AE.

A.3 Mẫu tên thư mục của tiêu đề AE có thể được xây dựng bằng cách gắn mẫu tên phân biệt liên quan của từ hạn định AE tới tên thư mục của tiêu đề AP kết hợp.

A.4 Đối với cả hai mẫu, tiêu đề AE có thể phân tích thành tiêu đề AP và từ hạn định AE. Thành phần cuối cùng của tiêu đề AE bằng với từ hạn định AE; các thành phần còn lại của tiêu đề AE tạo thành tiêu đề AP.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Định nghĩa

4. Các từ viết tắt

5. Các xem xét chung

5.1. Giới thiệu

5.2. Các yêu cầu đối với cơ quan đăng ký

6. Các thủ tục đăng ký

6.1. Các thủ tục đăng ký AP

6.2. Các thủ tục đăng ký AE

7. Các yêu cầu thông tin tối thiểu

8. Vai trò kỹ thuật

9. Các thủ tục duy trì

Phụ lục A (Tham khảo) Tạo tiêu đề AE


1 ISO/IEC 9834-1:2004 đã hủy và thay thế bằng ISO/IEC 9834-1:2012

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *