Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1074:1986

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN1074:1986
  • Cơ quan ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1074:1986 về Gỗ tròn – Phân cấp chất lượng theo khuyết tật


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 1074 : 1986

GỖ TRÒN − PHÂN CẤP CHẤT LƯỢNG THEO KHUYẾT TẬT

Round timber − Specifications based on its defects

Lời nói đầu

TCVN 1074 : 1986  thay thế TCVN 1074 : 1971.

TCVN 1074 : 1986 do Chi hội khoa học kỹ thuật −  Bộ Lâm nghiệp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ−CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

GỖ TRÒN − PHÂN CẤP CHẤT LƯỢNG THEO KHUYẾT TẬT

Round timber − Specifications based on its defects

 

TCVN 1074    1986

 

1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho gỗ cây lá rộng dùng để xẻ và khuyến khích áp dụng đối với gỗ tròn chuyên dùng.

2. Dựa vào mức độ khuyết tật, gỗ tròn được phân thành các hạng A, B, C theo quy định trong Bảng sau:

Khuyết tật

Giới hạn cho phép

Hạng A

Hạng B

Hạng C

1. Mục nát

Tỷ lệ giữa đường kính phần mục nát bên trong, rỗng ruột, ở đầu cây gỗ, so với đường kính cây gỗ (tại vị trí bị mục) tính theo %, không lớn hơn

 

Không được phép

 

10

 

30

− Tỷ lệ giữa chiều dày lớp mục ngoài (tại vị trí bị mục nhiều nhất) so với đường kính cây gỗ tính theo %, không lớn hơn (không tính phần giác của gỗ nhóm I)

Không được phép

10

30

2. Lỗ mọt

Số lượng lỗ mọt (hoặc lỗ hả, mạch trạch) có đường kính lỗ từ 3 mm trở lên trên 1 m dài của cây gỗ, không lớn hơn…

 

3

 

20

 

30

3. Nứt

(chỉ tính các vết nứt có chiều rộng từ 3 mm trở lên)

− Tỷ lệ giữa chiều dài vết nứt dọc vỏ nứt ngôi sao, so với chiều dài cây gỗ tính theo %, không lớn hơn

 

 

5

 

 

20

 

 

30

− Tỷ lệ giữa chiều dài cung (trên mặt cắt cây gỗ) của vết nứt vành khăn, so với chu vi cây gỗ, không lớn hơn

Không được phép

1/3

1/2

− Số lượng vết nứt ở đầu cây gỗ, không lớn hơn

2

4

4. Cong − Cong khác chiều

 

− Cong một chiều

Không được phép

Không được phép

Không được phép

a) gỗ dài dưới 4 m, độ cong tính theo % giữa chiều cao và chiều dài đoạn cong nhất, không lớn hơn

2

4

6

b) gỗ dài từ 4 m trở lên, độ cong tính theo % giữa chiều cao và chiều dài đoạn cong nhất, không lớn hơn

3

5

7

5. Mắt

− Tỷ lệ giữa đường kính lớn nhất của mắt, so với đường kính cây gỗ tại vị trí có mắt tính theo %, không lớn hơn

 

10

 

30

 

− Số lượng mắt sống (có đường kính từ 3 mm trở lên) trên 1 m dài cây gỗ, không lớn hơn…

Không được phép

2

3

− Số lượng mắt chết hoặc mắt dò (có đường kính từ 3 mm trở lên) trên 1 m dài cây gỗ, không lớn hơn

Không được phép

2

3

CHÚ THÍCH Các u bướu được coi như mắt.

3. Xác định các khuyết tật của gỗ theo TCVN 1757 : 1975 đã sửa đổi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *