Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN10847:2015

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN10847:2015
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10847:2015 (ISO 1086:1991) về Thông tin và tư liệu – Tờ nhan đề của sách


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10847:2015

ISO 1086:1991

THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU – TỜ NHAN ĐỀ CỦA SÁCH

Information and documentation – Title leaves of books

Lời nói đầu

TCVN 10847:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 1086:1991

TCVN 10847:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 46 “Thông tin và tư liệu” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU – TỜ NHAN ĐỀ CỦA SÁCH

Information and documentation – Title leaves of books

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định nội dung, cách trình bày và sp xếp những thông tin trên các tờ nhan đề của sách. Mục đích của tiêu chuẩn là giúp những người biên tập và các nhà xuất bản sản xuất/tạo ra các tờ nhan đề mà tạo thuận lợi cho việc trích dẫn rõ ràng cho những người sử dụng như người bán sách, nhân viên thư viện, nhân viên tư liệu, tác giả, người định chỉ mục, người biên mục, người tạo lập cơ sở dữ liệu, v.v…

Sách có thể là các chuyên khảo, bộ sưu tập, sách giáo khoa, tác phm tranh, tập bản đồ, luận án/luận văn, kỷ yếu hội nghị, báo cáo kỹ thuật v.v.., chúng có thể được xuất bản như những tác phẩm một tập hoặc tác phẩm nhiều tập, hoặc các phần của một tùng thư.

Tiêu chuẩn này áp dụng với các sách được sắp chữ theo chiều ngang (trong đó văn bản được in để đọc ngang từ trái qua phải).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 832:19751 Documentation – Bibliographical references – Abbreviations of typical words (Thông tin và tư liệu – Mô tả thư mục và tham chiếu – Quy tắc viết tắt các thuật ngữ thư mục).

ISO 2384:1977, Documentation – Presentation of translations (Tư liệu – Trình bày các tài liệu dịch).

ISO 3297:19862, Documentation – International standard serial numbering (ISSN) (Tư liệu – Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ).

ISO 5127-3A:19813, lnformation and documentation – Vocabulary – Section 3a): Acquisition, identification, and analysis of documents and data (Thông tin và tư liệu – Từ vựng – Phần 3A: Bổ sung, nhân dạng và phân tích các tài liệu và dữ liệu).

ISO 5966:1982 Documentation – Presentation of scientific and technical reports (Tư liệu – Trình bày các báo cáo kỹ thuật và khoa học).

ISO 7144:1986. Documentation – Presentation of theses and similar documents (Tư liệu – Trình bày các luận án và tài liệu tương tự).

ISO 7275:1985 Documentation – Presentation of title information of series (Tư liệu – Trình bày thông tin nhan đề của tùng thư).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

CHÚ THÍCH 1 Ở nơi thích hợp, các định nghĩa hiện có được sử dụng làm tham chiếu tới nguồn của chúng.

3.1. Tài liệu kèm theo (accompanying material)

Một hoặc nhiều tài liệu bổ sung cho tài liệu khác, được sử dụng cùng với tài liệu đó.

VÍ DỤ Tập bản đồ, sách bài tập, bản đính chính, đĩa hát, phim, phim dương bản (phim đèn chiếu), băng catxet.v.v…

[ISO 5127-3A)]

3.2. Tác giả (author)

Cá nhân hoặc tập thể chịu trách nhiệm về nội dung nghệ thuật hoặc tri thức của một tài liệu.

[(ISO 5127-3A)]

3.3. Biên mục tại nguồn (Cataloguing in publication) (CIP)

Cung cấp các thông tin biên mục có giới hạn để đưa vào tài liệu tại thời điểm xuất bản phẩm được xuất bản.

[ISO 5127-3A)]

3.4. Thông tin cuối sách (colophon)

Nội dung thường được đưa ra ở cuối một xuất bản phẩm, cung cấp thông tin về việc in hoặc xuất bản xuất bản phẩm và, trong một số trường hợp, là các thông tin thư mục khác.

[ISO 5127-3A)]

3.5. Tác giả tập thể (corporate author)

Tổ chức chịu trách nhiệm về nội dung nghệ thuật hoặc tri thức của một tài liệu.

[(ISO 5127-3A)]

3.6. Năm xuất bản (date of publication)

Ch định năm, và nếu cần, tháng và ngày xuất bản.

[(ISO 5127-3A)]

3.7. Lần xuất bản (edition)

Toàn bộ các bản sao của một tài liệu được xuất bản từ một khuôn chữ hoặc từ một bản được dùng như một bản gốc.

[(ISO 5127-3A)]

CHÚ THÍCH 2: Lần xuất bản có thể bao gồm một vài lần in mà trong đó có những thay đổi nhỏ hoặc vài số có sự thay đổi.

3.8. Người biên tập (editor)

Tổ chức hoặc cá nhân chịu trách nhiệm về phương diện nội dung tri thức của tài liệu trong việc chuẩn bị xuất bản tài liệu đó.

[(ISO 5127-3A)]

3.9. Nhan đề rút gọn (half-title)

Nhan đề, thường rút ngắn, ở trang bên phải của tờ đứng trước trang nhan đề chính

[(ISO 5127-3A)]

3.10. Trang nhan đề phụ (half-title page)

Trang bên phải của tờ nhan đề phụ, tức là tờ đứng trước trang nhan đề.

3.11. Số lượng in (impression)

Toàn bộ các bản của một lần xuất bản hoặc một số được in một lần hoặc trong một thao tác cụ thể. [(ISO 5127-3A)]

3.12. Lần phát hành (issue)

Các bản của một lần xuất bản mà khác về thông tin vật lý hoặc hình thức với các bản khác của cùng một lần xuất bản.

[(ISO 5127-3A)]

3.13. Nhan đề song song (parallel title)

Nhan đề bằng ngôn ngữ hoặc chữ viết khác.

[(ISO 5127-3A)]

3.14. Nơi xuất bản (place of publication)

Nơi đặt trụ sở của nhà xuất bản, hoặc địa đim của tổ chức thực hiện công việc đó.

[(ISO 5127-3A)]

3.15. Nhà xuất bản (publisher)

Cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm xuất bản hoặc phổ biến một tài liệu.

[(ISO 5127-3A)]

3.16. Trang mặt trước (recto)

Trang bên phải của một tài liệu, thường mang số trang lẻ.

CHÚ THÍCH 3 Định nghĩa này chỉ áp dụng cho các tài liệu được sắp chữ theo chiều ngang (trong đó văn bản in được đọc từ trên xuống dưới, từ trái sang phải).

3.17. Lần in lại (reprint)

Lần in mới của lần xuất bản của tài liệu mà không có bất kỳ thay đổi nào.

[ISO 5127-3A]

3.18. Tuyên bố bản quyền (statement of copyright)

Thông tin trong một tác phẩm về người giữ bản quyền của tác phẩm này và năm bản quyền.

[ISO 5127-3A]

3.19. Thông tin xuất bản (statement of edition)

Cho biết lần xuất bản hoặc lần in tài liệu này.

[ISO 5127-3A]

3.20. Phụ đề (subtitle)

Từ hoặc cụm từ bổ sung cho nhan đề chính của một tài liệu xuất hiện trên trang nhan đề.

[(ISO 5127-3A)]

3.21. Nhan đề (title)

Từ hoặc cụm từ xuất hiện trên tài liệu, thuận lợi cho việc tham khảo tài liệu, có thể được dùng để xác định tài liệu và thường (mặc dù không phải lúc nào cũng) giúp phân biệt tài liệu với bất kỳ một tài liệu nào khác.

[(ISO 5127-3A)]

3.22. Tờ nhan đề (title leaves)

Các tờ được in ở phần đầu của một tài liệu.

CHÚ THÍCH 4 Các t này thường bao gồm hai tờ, được gọi là tờ nhan đề và tờ nhan đề phụ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng có thể là một tờ nhan đề duy nhất hoặc có nhiều hơn hai tờ nhan đề.

3.23. Trang nhan đề (title page)

Trang đầu tiên của một xuất bản phẩm, chứa đầy đủ nhất thông tin nhan đề, thông tin trách nhiệm và đầy đủ hoặc một phần của thông tin về xuất bản.

[Phù hợp với ISO 5127-3A)]

CHÚ THÍCH 5 Trang nhan đề thường là mặt trước của tờ nhan đề. Dữ liệu thông thường được thể hiện trên trang nhan đề có thể được phân chia mà không có sự lặp lại giữa hai trang đối diện (nghĩa là trang mặt sau của tờ nhan đề phụ và mặt trước của tờ nhan đề), cả hai trang này cùng được coi như là trang nhan đề).

3.24. Trang mặt sau (verso)

Trang bên trái của một tài liệu, thường mang số trang chẵn.

CHÚ THÍCH 6 Định nghĩa này ch áp dụng cho các tài liệu được sắp chữ theo chiều ngang (trong đó văn bản được in để đọc từ trên xuống dưới, từ trái sang phải).

4. Nội dung của tờ nhan đề

4.1. Thông tin trên trang nhan đề

4.1.1. Tên của một hay nhiều tác giả

Tên của một hoặc nhiều cá nhân hoặc tập thể sẽ được đưa đầy đủ dưới dạng mà phần tên theo đó tác giả phải được dẫn nhập vào trong các danh mục chữ cái, có thể được xác định rõ ràng. Tên tập thể và các phần cấu thành của chúng phải được trình bày theo trật tự phân cấp.

Nếu sách chứa tác phẩm của từ hai tác giả tr lên và có người biên tập hoặc biên soạn, danh sách các tác giả có thể được đưa ở mặt sau của tờ nhan đề, nhưng tên của người biên tập hoặc biên soạn cần được đưa trên trang nhan đề.

4.1.2. Nhan đề

Nhan đề cần được đưa nổi bật về vị trí và cách trình bày ấn loát.

4.1.3. Phụ đề

Nếu nhan đề được nhấn mạnh bởi phụ đề hoặc các thông tin nhan đề khác, chúng cần phải được phân biệt với nhan đề bằng cách in ấn.

4.1.4. Nhan đề song song

Một hay nhiều nhan đề song song, nếu có, cần phải được phân biệt với nhan đề và phụ đề về cách in ấn (xem thêm 5.4).

4.1.5. Một hoặc nhiều tên người biên tập

Một hoặc nhiều tên người biên tập cần được đưa ra dưới dạng thích hợp (xem 4.1.1). Chức năng của người biên tập cần được nêu rõ ràng, ví dụ, “người biên tập, “được biên tập bi”.

4.1.6. Một hay nhiều tên của người cộng tác

Một hoặc nhiều tên người cộng tác sẽ được đưa ra dưới dạng thích hợp (xem 4.1.1). Chức năng của người cộng tác cần được nêu rõ ràng, ví dụ, “người biên soạn”, “người vẽ tranh minh họa”, “được dịch bi” v.v…

Ngoài ra, những thông tin này có thể được đưa trên mặt sau của tờ nhan đề.

4.1.7. Thông tin về lần xuất bản

Thông tin về lần xuất bản sẽ được đưa ra, như “Xuất bản lần 2”.

Chữ viết tắt tuân thủ theo TCVN 10845(ISO 832).

Thông tin về tác giả đối với một hay nhiều người chịu trách nhiệm đối với một lần xuất bản cụ thể, cũng như tên và vai trò của bất kỳ người cộng tác nào, cần được đưa vào thông tin về lần xuất bản, được phân biệt rõ ràng với các thông tin khác và với thông tin về tác giả có liên quan đến lần xuất bản gốc hoặc trước đó, ví dụ: Xuất bản lần 3, được rà soát và m rộng bi Jean Martin với phụ chú bi Charles Landry.

Nên đưa thông tin trong trường hợp tái bản, ví dụ: “tái bản lần 2, năm 1974 của ấn bản lần 1, năm 1924 Mouton”. Ngoài ra, thông tin tái bản có thể được đưa riêng trên mặt sau của tờ nhan đề.

4.1.8. Tài liệu kèm theo

Loại hình và số lượng của tài liệu kèm theo cần được đưa vào, ví dụ: “bao gồm một băng catxet”.

4.1.9. Một/nhiều tên nhà xuất bn và một/nhiều nơi xuất bản

Tất cả các nhà xuất bản với nơi xuất bản tương ứng của chúng cần được đưa vào. Nếu cần, những thông tin này có thể được in trên mặt sau của tờ nhan đề như một lựa chọn khác.

4.1.10. Năm xuất bản

Năm xuất bản sẽ được đưa vào bằng số Ả rập trên trang nhan đề. Nếu không thể đưa năm xuất bản vào trang nhan đề, thì cần đưa thông tin đó vào mặt sau của tờ nhan đề.

4.2. Thông tin trên mặt sau của tờ nhan đề

4.2.1. Dữ liệu CIP

Dữ liệu trong xuất bản phẩm (CIP), nếu được đưa vào xuất bản phẩm, cần được đưa trên mặt sau của tờ nhan đề.

4.2.2. Thông tin về bản quyền

Thông báo bản quyền, cho biết chủ s hữu bản quyền và năm được cp bản quyền, cần được đưa trên mặt sau của tờ nhan đề.

4.2.3. Thông tin cuối sách

Thông tin cuối sách có thể được đưa trên mặt sau của tờ nhan đề, thay vì đưa vào cuối tài liệu.

4.2.4. Mã số ISBN và ISSN

Mã số tiêu chuẩn quốc tế của sách (ISBN) và, nếu sách là một phần của một tùng thư, mã số tiêu chuẩn quốc tế của xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN) cần được trình bày theo TCVN 6380(ISO 2108) và TCVN 6381(ISO 3297) trên mặt sau của tờ nhan đề.

4.2.5. Thông tin bổ sung

Thông tin bổ sung có thể được đưa trên mặt sau của tờ nhan đề, như

– Thông tin về lần xuất bản trước đó;

– Các phiên bản hiện hữu bằng ngôn ngữ khác của một hoặc nhiều nhan đề, nếu được xuất bản đồng thời;

– Các ghi chú về việc phân bố hạn chế.

4.3. Thông tin trên trang nhan đề phụ

Một số hoặc tất cả các dữ liệu sau đây có thể được đưa ở trang nhan đề phụ:

– Một hoặc nhiều tên tác giả, hoặc ch có họ;

– Nhan đề hoặc nhan đề giản lược.

Không phân biệt vị trí của chúng trên trang nhan đề phụ, các yếu tố này cần phải đưa ra ở dạng đầy đủ của chúng trên trang nhan đề.

5. Thông tin khác

5.1. Sách trong tùng thư (xem thêm ISO 7275)

Nếu một cuốn sách được xuất bn trong một tùng thư, các dữ liệu liên quan đến tùng thư sẽ được phân biệt rõ ràng với dữ liệu liên quan đến cuốn sách. Dữ liệu tùng thư có thể được ưu tiên xuất hiện trên trang nhan đề tùng thư riêng (mặt trái của tờ nhan đề phụ).

Nhan đề của tùng thư cần được đưa đầy đủ, cùng với số của tập đơn lẻ này.

Nhan đề của bất kỳ tùng thư con nào có thể được đưa đầy đủ và phân biệt với nhan đề của tùng thư về cách trình bày ấn loát.

Tên của các cá nhân hoặc tập thể đóng vai trò biên tập và/hoặc tài trợ của tùng thư cần được đưa ra.

Nếu cuốn sách không có trang nhan đề tùng thư riêng biệt, thông tin liên quan đến tùng thư phải được trình bày trên trang nhan đề theo cách phân biệt rõ nó với nhan đề của cuốn sách này (xem ISO 7275).

5.2. Xuất bản phẩm nhiều tập

Dữ liệu liên quan đến xuất bản phẩm nhiều tập như là một chnh thể (nhan đề, tác giả và số tập cụ th) phải được nêu rõ và tách biệt với dữ liệu liên quan đến tập cụ thể này. Dữ liệu có thể được đưa trên trang nhan đề, bên trên của nhan đề và (các) tên của (các) tác giả của tập cụ thể này, hoặc trên trang tên riêng đối với xuất bản phm nhiều tập (mặt sau của trang nhan đề phụ).

5.3. Bản dịch (xem thêm ISO 2384)

Nếu một cuốn sách là bản dịch, dữ liệu bổ sung liên quan đến tác phẩm gốc sẽ được đưa ở mặt sau của tờ nhan đề:

– Nhan đề bằng ngôn ngữ gốc;

– Một hoặc nhiều tên tác giả bằng ngôn ngữ gốc, nếu hình thức của tên đưa trên trang nhan đề khác biệt;

– Ngôn ngữ của tài liệu gốc;

– Số lần xuất bản của xuất bản phẩm gốc;

– Nhà xuất bản của xuất bản phẩm gốc;

– Địa điểm và năm xuất bản bằng ngôn ngữ gốc;

– Dữ liệu bản quyền;

– ISBN của xuất bản phẩm gốc.

CHÚ THÍCH 7 Nếu ký tự gốc không được sử dụng, nhan đề của tác phm gốc và các tên của tác gi và nhà xuất bản có thể được phiên chữ (chuyển tự) phù hợp với tiêu chuẩn thích hợp.

Tất cả các dữ liệu liên quan đến tác phẩm gốc sẽ được phân biệt rõ ràng trên mặt sau của tờ nhan đề với bất kỳ dữ liệu nào liên quan tới bn dịch này.

5.4. Sách đa ngôn ngữ

Với các sách đa ngôn ngữ, nhan đề và phụ đề có thể được đưa trên trang nhan đề bằng tất cả các ngôn ngữ phù hợp với văn bản của cuốn sách.

Ngoài ra, các nhan đề và phụ đề song song cũng có thể đưa lên mặt sau của tờ nhan đề phụ, hoặc trên các trang nhan đề riêng biệt với mỗi ngôn ngữ mà nó có thể được đặt ở đầu của cuốn sách hoặc ở những vị trí khác nhau trong cuốn sách tùy theo cách thức mà văn bản được tổ chức theo ngôn ngữ.

5.5. Các k yếu hội nghị

Với kỷ yếu hội nghị những dữ liệu sau đây cần được đưa ra, tốt nhất là trên trang nhan đề, hoặc nếu không thì trên mặt sau của tờ nhan đề.

– Tên hội nghị;

– Số hội nghị;

– Thời gian hội nghị;

– Địa điểm hội nghị.

– Người tài trợ và/hoặc người tổ chức hội nghị. Cũng nên bao gồm địa chỉ của bất kỳ tổ chức nào tài trợ cho hội nghị.

5.6. Luận án/luận văn (ISO 7144)

Với một luận án/luận văn hoặc tài liệu tương tự, các thông tin khác sẽ được đưa ra trên tờ nhan đề của mỗi tập theo ISO 7144.

5.7. Các báo cáo khoa học và kỹ thuật (ISO 5966)

Với một báo cáo khoa học và kỹ thuật, các thông tin khác sẽ được đưa trên trang nhan đề theo ISO 5966.


1 ISO 832:1975 hiện nay đã bị hủy và thay thế bằng ISO 832:1994 và được xây dựng thành TCVN 10845:2015.

2 ISO 3297:1986 hiện nay đã bị hủy và thay thế bằng ISO 3297:1998 và được xây dựng thành TCVN 6381:2007.

3 ISO 5127-1; ISO 5127-2, ISO 5127-3A, ISO 5127-6, ISO 5127-11 hiện nay đã bị hủy và thay thế bằng ISO 5127:2001 và được xây dựng thành TCVN 5453:2009.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *