Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN11041:2015

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN11041:2015
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Nông nghiệp
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041:2015 (CAC/GL 32:1999, xét soát năm 2007 và sửa đổi 2013) về Hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thị thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-1:2017 về Nông nghiệp hữu cơ – Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ .

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041:2015 (CAC/GL 32:1999, xét soát năm 2007 và sửa đổi 2013) về Hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thị thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11041:2015

CAC/GL 32:1999, SOÁT XÉT NĂM 2007 VÀ SỬA ĐỔI 2013

HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, GHI NHÃN VÀ TIẾP THỊ THỰC PHẨM ĐƯỢC SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG PHÁP HỮU CƠ

Guidelines for the production, processing, labelling and marketing of organically produced foods

Lời nói đầu

TCVN 11041:2015 tương đương với GL 32-1999, soát xét 2007 và sửa đi 2013;

TCVN 11041:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F3 Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

1. Tiêu chuẩn này được xây dựng nhằm mục đích cung cấp phương pháp tiếp cận yêu cầu về sản xuất, ghi nhãn và công b thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ.

2. Mục đích của tiêu chuẩn này là:

• bảo vệ người tiêu dùng tránh bị lừa dối và gian lận trên thị trường và việc công bố sản phẩm vô căn cứ;

• bảo vệ các sản phẩm hữu cơ không bị hiểu sai là các sản phẩm nông nghiệp khác;

• bảo đảm tất cả các giai đoạn sản xuất, chuẩn bị, bảo quản, vận chuyển và tiếp thị đều được kiểm tra và tuân thủ theo tiêu chuẩn này;

• hài hòa các điều khoản về sản xuất, chứng nhận, nhận biết, ghi nhãn đối với sản phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ;

• cung cấp các hướng dẫn mang tính quốc tế về các hệ thống kiểm soát thực phẩm hữu cơ nhằm to điều kiện thuận lợi cho việc công nhận các hệ thống quốc gia là tương đương cho mục đích nhập khẩu;

• duy trì và tăng cường hệ thống sản xuất nông nghiệp hữu cơ góp phần bo hộ địa phương và toàn cầu.

3. giai đoạn này, bước đầu tiên của tiêu chuẩn là hài hòa ở cấp quốc tế các yêu cầu đối với các sản phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ, tiêu chuẩn về sản xuất và tiếp thị, tổ chức kiểm tra và các yêu cầu về ghi nhãn. Trong lĩnh vực này, kinh nghiệm về việc xây dựng các yêu cầu và thực hiện còn rất hạn chế. Hơn nữa, nhận thức của người tiêu dùng về phương pháp sản xuất hữu cơ có thể khác nhau, vì vậy các chi tiết dưới đây được công nhận ở giai đoạn này.

• tiêu chuẩn này là công cụ hữu ích giúp cho cơ quan có thẩm quyền xây dựng các văn bản pháp quy sản xuất, tiếp thị và ghi nhãn thực phẩm hữu cơ;

• tiêu chuẩn này cần được cải tiến và cập nhật thường xuyên có xem xét đến các tiến bộ kỹ thuật và kinh nghiệm thực hiện;

4. Tiêu chuẩn này đưa ra các nguyên tắc sản xuất theo phương pháp hữu cơ tại các trang trại , từ giai đoạn chuẩn bị, bảo quản, vận chuyển, ghi nhãn, tiếp thị và cung cấp ch th nguyên vật liệu đầu vào đã được chấp nhận đối với phân bón, ổn định đt canh tác, kiểm soát dịch hại và bệnh cây trồng, các phụ gia thực phẩm và các chất hỗ trợ chế biến. Đối với mục đích ghi nhãn, việc sử dụng các thuật ngữ dùng cho sản xuất hữu cơ chỉ giới hạn cho các sản phẩm có nguồn gốc từ những người thực hiện chu sự giám sát của tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền.

5. Nông nghiệp hữu cơ là một trong các phương pháp luận bảo vệ môi trường. Các hệ thống sản xuất theo phương pháp hữu cơ dựa trên các tiêu chuẩn sản xuất cụ thể và chính xác nhằm đạt được hệ sinh thái nông nghiệp tối ưu và bền vững về tính chất xã hội, sinh thái và tiết kiệm. Các thuật ngữ như “sinh vật học” và “sinh thái học” cũng được sử dụng nhằm mô tả hệ thống sản xuất theo phương pháp hữu cơ một cách rõ ràng hơn. Các yêu cầu về sản phẩm sn xut theo phương pháp hữu cơ khác với các sản phẩm nông nghiệp khác là: các phương thức sản xuất là một phần để nhận biết ghi nhãn và công bố sản phẩm hữu cơ.

6. “Hữu cơ” là thuật ngữ ghi trên nhãn biu thị các sản phẩm được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất theo phương pháp hữu cơ, đã được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận hoặc bởi một cơ quan có thẩm quyền. Nông nghiệp hữu cơ dựa trên cơ sở giảm thiểu việc dùng đầu vào ở ngoài, tránh việc dùng phân bón và thuốc bo vệ thực vật tổng hợp. Do tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung, nên thực hành nông nghiệp hữu cơ không thể bảo đm các sản phẩm sản xuất ra hoàn toàn không tồn tại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, phương pháp này được sử dụng để giảm thiểu ô nhiễm không khí, đất và nước. Những người xử lý, chế biến, bán lẻ thực phẩm hữu cơ phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhằm giữ nguyên chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Mục đích chính của nông nghiệp hữu cơ là tối ưu hóa sức khỏe và năng suất của các cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau, bao gồm đất đai canh tác, thực vật, động vật và con người.

7. Nông nghiệp hữu cơ là các hệ thng quản lý sản xuất toàn diện nhằm đẩy mạnh và tăng cường sức khỏe sinh thái nông nghiệp bao gồm cả đa dạng sinh học, các chu trình sinh học và năng suất sinh học. Nông nghiệp hữu cơ nhấn mạnh việc quản lý các hoạt động canh tác, giảm thiểu việc dùng đầu vào từ bên ngoài và có tính đến các điều kiện từng vùng, từng địa phương. Nông nghiệp hữu cơ được thực hiện tùy thuộc khả năng từng vùng về các phương pháp trồng trọt, sinh học, cơ học, hạn chế việc dùng các vật liệu tng hợp để đáp ứng bất cứ một chức năng riêng biệt nào trong hệ thống. Hệ thống sản xuất theo phương pháp hữu cơ được thiết kế sao cho:

a) tăng cưng đa dạng sinh học trong toàn hệ thống;

b) nâng cao năng suất sinh học của đất;

c) duy trì được lâu dài độ màu mỡ của đất;

d) tái chế các chất thải có nguồn gốc từ và từ động vật nhằm trả lại các chất dinh dưỡng cho đất, do đó giảm thiểu việc sử dụng các tài nguyên không thể hồi phục được;

e) dựa vào các tài nguyên có thể hồi phục được trong các hệ thống nông nghiệp được tổ chức tại địa phương;

f) khuyến khích sử dụng lành mạnh đất đai, nước và không khí cũng như giảm thiểu nhiễm bẩn do các hoạt động nông nghiệp;

g) nhấn mạnh việc sử dụng các phương pháp chế biến cẩn trọng trong quá trình xử lý các sản phẩm nông nghiệp, để duy trì được nguyên vẹn các phẩm chất hữu cơ quan trọng của sản phẩm trong tất cả các giai đoạn;

h) thiết lập phương pháp phù hợp cho mọi trang trại thông qua giai đoạn chuyển đổi thích hợp, được xác định bởi các yếu tố đặc trưng như lịch sử vùng đất, loại cây trồng và vật nuôi để sản xuất.

8. Sự liên hệ chặt chẽ giữa ngưi tiêu dùng và nhà sản xuất là một hoạt động được thiết lập lâu dài. Nhu cầu thị trường càng lớn thì lợi ích kinh tế trong sản xuất càng tăng và sự gia tăng khoảng cách giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng đã khuyến khích việc áp dụng tổ chức kiểm soát bên ngoài và các thủ tục chứng nhận.

9. Một bộ phận không thể thiếu của việc chứng nhận là công tác kiểm tra hệ thống quản lý quá trình sản xuất theo phương pháp hữu cơ. Th tục chứng nhận cho người thực hiện trước hết dựa vào báo cáo năm của trang trại với sự cộng tác của cơ quan kiểm tra. Tương tự như vậy, ở giai đoạn chế biến, các tiêu chuẩn cũng được xây dựng dựa trên các hoạt động chế biến và các điều kiện của xưởng chế biến cần được kiểm tra và kiểm tra xác nhận. Ở những nơi mà quá trình kiểm tra được các tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện thì ở đó phải có sự tách biệt giữa chức năng kiểm tra và chức năng chứng nhận. Nhằm giữ được tính trung thực toàn vẹn, tổ chức chứng nhận và cơ quan có thẩm quyền, khi chứng nhận các quy trình của những người thực hiện, thì phải độc lập về các lợi ích kinh tế có liên quan đến giấy chứng nhận của người thực hiện.

10. Ngoài một phần nhỏ các hàng hóa nông nghiệp được trang trại tiếp thị trực tiếp đến người tiêu dùng, thì phần lớn sản phẩm đến với người tiêu dùng thông qua các kênh thương mại. Nhm giảm thiểu các hoạt động dối trá/lừa dối trên thị trường, cần có các biện pháp cụ thể để có thể đảm bảo đánh giá hiệu quả các doanh nghiệp mua bán và chế biến. Vì vậy, việc kiểm soát một quá trình, thay vì kiểm soát thành phẩm, đòi hỏi hành động có trách nhiệm của tất cả các bên có liên quan.

11. Các yêu cầu về nhập khẩu cần dựa trên các nguyên tắc tương đương và minh bạch như đã trình bày trong Các nguyên tắc Kiểm tra và Chứng nhận đối với các sản phẩm xuất, nhập khu1 Trong việc chấp nhận nhập khu các thực phẩm hữu cơ, các quốc gia nhập khẩu thường tiến hành đánh giá đối với các thủ tục kiểm tra, chứng nhận và các tiêu chuẩn được áp dụng tại các quốc gia xuất khẩu.

12. Các hệ thống sản xuất theo phương pháp hữu cơ này sẽ liên tục được ci tiến, các nguyên tắc và tiêu chuẩn hữu cơ sẽ tiếp tục được xây dựng theo tiêu chun này, Ban Kỹ thuật của Codex về Ghi nhãn Thực phẩm (CCFL) thường xuyên soát xét tiêu chuẩn này. CCFL sẽ bắt đầu quá trình soát xét bằng cách mời các chính phủ và các tổ chức quốc tế thành viên đưa ra các đề nghị bổ sung cho tiêu chuẩn này trước mỗi cuộc họp của CCFL.

 

HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, GHI NHÃN VÀ TIẾP THỊ THỰC PHẨM ĐƯỢC SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG PHÁP HỮU CƠ

Guidelines for the production, processing, labelling and marketing of organically produced foods

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các sản phẩm sau đây được dán nhãn hoặc dự định dán nhãn đề cập đến các phương pháp sản xuất hữu cơ:

a) thực vật chưa chế biến và các sản phẩm từ thực vật, vật nuôi và các sản phẩm từ vật nuôi trong phạm vi các nguyên tắc sản xuất và các nguyên tắc kiểm tra cụ thể được nêu trong Phụ lục A và Phụ lục C; và

b) các sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm từ vật nuôi2 đã chế biến nêu trong a) dự định dùng cho con người.

1.2. Một sản phẩm được xem là có các chỉ dẫn có liên quan tới phương pháp sản xuất hữu cơ nếu trên nhãn hoặc các công bố về sản phẩm, kể cả nội dung quảng cáo hoặc tài liệu thương mại, sản phẩm hoặc các thành phần sản phẩm có sử dụng các thuật ngữ: “hữu cơ”, “động lực sinh học”, “sinh học”, “sinh thái” hoặc các thuật ngữ khác tương tự gồm c các giới thiệu tóm tắt khi đưa sản phẩm ra th trường, gợi ý cho người mua biết là sản phẩm hoặc các thành phần của sản phẩm đã được sản xuất theo phương pháp hữu cơ.

1.3. Đoạn 1.2 không áp dụng ở những nơi các thuật ngữ không liên quan đến các phương pháp sản xuất hữu cơ.

1.4. Việc áp dụng tiêu chuẩn này không ảnh hưởng đến quy định khác về hướng dẫn sản xuất, chuẩn bị, tiếp thị, ghi nhãn và kiểm tra sản phẩm được quy định trong 1.1.

1.5. Mọi nguyên liệu và/hoặc các sản phẩm được sản xuất từ công nghệ biến đi gen/các sinh vật biến đổi gen (GEO/GMO) là không phù hợp với các nguyên tắc của sản xuất theo phương pháp hữu cơ (có thể là nuôi trồng, sản xuất hoặc chế biến), vì vậy không thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.

2. Mô tả và định nghĩa

2.1. Mô tả

Thực phẩm ch liên quan đến các phương pháp sản xuất hữu cơ nếu chúng có xuất xứ từ hệ thống canh tác hữu cơ, có dùng các biện pháp quản lý nhằm nuôi dưỡng các hệ thống sinh thái để đạt được năng suất bền vững, kiểm soát được cỏ dại, dịch hại và dịch bệnh thông qua sự hòa trộn đa dạng của các hình thái sng phụ thuộc lẫn nhau, tái sử dụng các chất thải của thực vật và động vật, lựa chọn và luân canh cây trồng, quản lý nước, làm đất và canh tác. Độ màu mỡ của đất được duy trì và tăng cường bởi hệ thống tối ưu hóa các hoạt động sinh học và vật lý, chất khoáng của đất được coi là biện pháp cung cấp dinh dưỡng cân đối cho đời sống của thực vật và động vật cũng như bo tồn tài nguyên đất. Sản xuất cần được duy trì bền vững bằng cách tái sử dụng các chất dinh dưỡng của cây trồng, coi đó là một phần thiết yếu trong chiến lược làm màu mỡ đất. Quản lý dịch hại và dịch bệnh đạt được kết quả tốt bằng cách tăng cường mối quan hệ cân đối giữa động thực vật ký sinh/ bị ký sinh, tăng mật độ côn trùng có ích, kiểm soát sinh học và gieo trồng, loại bỏ dịch hại và các phần thực vật bị nhiễm bằng các biện pháp cơ học. Cơ s của chăn nuôi hữu cơ là sự phát triển mối quan hệ hài hòa giữa đất đai, cây trồng, vật nuôi và tôn trọng các nhu cầu về sinh lý và tập tính của vật nuôi. Điều này có thể đạt được do sự phối hợp về giữa việc cung cấp thức ăn chăn nuôi hữu cơ chất lượng tốt, tỷ lệ dự trữ trong kho phù hợp, hệ thống chăn nuôi vật nuôi phù hợp với các nhu cầu tập tính của vật nuôi, thực hành qun lý vật nuôi làm gim thiểu stress, c gắng làm tăng sức khỏe và chất lượng sống của động vật, phòng bệnh và tránh dùng thuốc thú y hóa học (kể cả thuc kháng sinh).

2.2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

2.2.1. Sản phẩm nông nghip/sản phẩm có nguồn gốc nông nghiệp (agricultural product/product of agricultural origin)

bất cứ sản phẩm hoặc hàng hóa, ở dạng nguyên liệu hay đã chế biến, được đưa ra thị trường để tiêu thụ hay làm thức ăn cho động vật (trừ nước, muối và phụ gia thực phẩm).

2.2.2. Đánh giá (audit)

Sự kiểm tra một cách có hệ thống và độc lập về chức năng, nhằm xác định xem các hoạt động và kết quả liên quan có phù hợp với các mục tiêu đã định hay không3.

2.2.3. Chứng nhận (certification)

Th tục mà các tổ chức chứng nhận chính thức hoặc các tổ chức chứng nhận được thừa nhận cung cấp sự bảo đảm bằng văn bản hoặc tương đương mà thực phẩm hoặc các hệ thống kiểm soát thực phẩm phù hợp với các yêu cầu. Việc chứng nhận về thực phẩm có thể được cho là thích hợp dựa trên một loạt các hoạt động kiểm tra có thể bao gồm kiểm tra liên tục trên dây chuyền, đánh giá các hệ thống bảo đảm chất lượng và kiểm tra thành phẩm4.

2.2.4. Tổ chức chứng nhận (certification body)

Tổ chức chịu trách nhiệm kiểm tra xác nhận xem một sản phẩm bán ra hoặc được ghi nhãn là “hữu cơ” có được sản xuất, chế biến, xử lý sơ bộ và nhập khẩu đúng theo tiêu chuẩn này không.

2.2.5 Cơ quan có thẩm quyền (competent authority)

Cơ quan chính thức của Chính ph có thẩm quyền thực thi pháp luật.

2.2.6. Sinh vật biến đổi gen (genetically engineered/modified organisms)

Định nghĩa tạm thời sau đây dùng cho các sinh vật biến đổi gen5. Các sinh vật biến đổi gen và các sản phẩm từ sinh vật biến đổi gen được sản xuất bằng kỹ thuật trong đó vật liệu gen đã được biến đổi theo cách không xy ra một cách tự nhiên bằng giao phối và/hoặc tái tổ hợp tự nhiên.

2.2.7. Các công nghệ kỹ thuật gen/biến đổi gen (techniques of genetic engineering/modification)

Bao gồm nhưng không hạn chế đối với việc sắp xếp lại cấu trúc ADN, dung hợp tế bào, bơm vi mô và vĩ mô, bao nang hóa, loại bỏ hoặc ghép đôi gen. Các sinh vật biến đổi gen không bao gồm các sinh vật được tạo ra từ kỹ thuật tiếp hợp, chuyển nạp và lai giống.

2.2.8. Thành phần (ingredient)

Bất cứ cht nào kể cả phụ gia thực phẩm, được dùng để sản xuất hoặc chế biến/pha chế một thực phẩm nào đó và có mặt trong thành phẩm cho dù chúng ở dạng biến đổi6.

2.2.9. Kiểm tra (inspection)

Hoạt động kim tra thực phẩm và nguyên liệu, kiểm tra quá trình và phân phối, bao gồm c thử nghiệm sản phẩm trên dây chuyền sản xuất và thử nghiệm thành phẩm nhm kiểm tra xác nhận xem chúng có phù hợp với các yêu cầu7 hay không. Đối với thực phẩm hữu cơ, việc kiểm tra bao gồm c việc xem xét hệ thống sản xuất và chế biến.

2.2.10. Ghi nhãn (labelling)

Chữ viết hoặc hình vẽ được thể hiện trên nhãn đi kèm với thực phẩm, hoặc được trình bày bên cạnh thực phẩm với mục đích khuyến khích bán hoặc loại bỏ thực phẩm8.

2.2.11. Vật nuôi (livestock)

Động vật được thuần hóa nào gồm bò (kể cả trâu và bò rừng), cừu, lợn, dê, ngựa, gia cầm và ong được nuôi làm thực phẩm hoặc đưa vào sản xuất9 thực phẩm. Thuật ngữ này không bao gồm các sản phẩm từ săn bắn hoặc đánh bt động vật hoang dã.

2.2.12. Tiếp thị (marketing)

Việc giữ lại hàng hóa để bán hoặc trưng bày để bán, chào hàng để bán, phân phối, giao hàng hoặc bày bán trên thị trường với bất cứ hình thức nào.

2.2.13. Công nhận chính thức (official accredilation)

Th tục mà một cơ quan chính phủ có thẩm quyền pháp lý thừa nhận năng lực của một tổ chức chứng nhận và/hoặc kiểm tra có thể cung cấp các dch vụ về chứng nhận và/hoặc kiểm tra. Đối với sản xuất theo phương pháp hữu cơ, cơ quan có thẩm quyền có th ủy quyền chức năng công nhận cho một tổ chức tư nhân thực hiện.

2.2.14. Hệ thống kim tra được thừa nhận chính thức/Hệ thống chứng nhận được thừa nhận chính thức (officially recognized inspection systems/ officially recognized certification systems)

Các hệ thống đã được phê duyệt chính thức hoặc được thừa nhận bởi cơ quan Chính phủ có thẩm quyền pháp lý10.

2.2.15. Người thực hiện (operator)

Bất cứ người nào sản xuất, chuẩn bị hoặc nhập khẩu với ý định tiếp thị các sản phẩm nêu trong 1.1, hoặc những người bày bán các sản phẩm đó trên thị trường.

2.2.16. Sản phẩm bảo vệ thực vật (plant protection product)

Bất cứ chất nào dùng để ngăn ngừa, diệt trừ, dẫn dụ, xua đuổi, hoặc kiểm soát dịch hại và dịch bệnh, bao gồm c các loài thực vật hoặc động vật không mong muốn có trong quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển, phân phối và chế biến thực phẩm, các mặt hàng nông nghiệp hoặc thức ăn chăn nuôi.

2.2.17. Chuẩn bị (preperation)

Các hoạt động giết mổ, chế biến, bảo quản và đóng gói các sản phẩm nông nghiệp, cũng như các thay đổi được thực hiện đối với việc ghi nhãn có giới thiệu phương pháp sản xuất hữu cơ trên nhãn.

2.2.18. Sản xuất (production)

Các hoạt động tiến hành ở trang trại đ cung cấp các sản phẩm nông nghiệp, bao gồm cả việc đóng gói và ghi nhãn ban đầu cho sản phẩm.

2.2.19. Thuốc thú y (veterinary drug)

Bất cứ chất nào được dùng để chữa trị và phòng bệnh cho động vật để dùng làm thực phẩm, ví dụ các động vật cho sữa hoặc thịt, gia cầm, cá hoặc ong hoặc dùng cho các mục đích điều tr, phòng bệnh, chẩn đoán hoặc dùng cho các chức năng sinh lý và tập tính của động vật.11

3. Ghi nhãn và công bố

Các điều khoản chung

3.1. Các sản phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ cần được ghi nhãn theo TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, with Amendment 2010) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn.

3.2. Việc ghi nhãn và công b cho một sản phẩm nêu trong 1.1 a) có thể đề cập đến các phương pháp sản xuất hữu cơ chỉ khi:

a) các chỉ dẫn cho thấy rõ chúng có liên quan tới phương pháp sản xuất nông nghiệp

b) sản phẩm được sản xuất phù hợp với các yêu cầu của Điều 4, hoặc được nhập khẩu phù hợp với các yêu cầu nêu trong Điều 7

c) sản phẩm được sản xuất hoặc nhập khẩu bởi người thực hiện chịu sự kiểm soát của các biện pháp kiểm tra nêu trong Điều 6; và

d) nội dung ghi nhãn có liên quan đến tên gọi và/hoặc mã s của tổ chức kiểm tra hoặc tổ chức chứng nhận đã được thừa nhận chính thức, mà người thực hiện việc sản xuất hoặc các hoạt động chế biến gần đây nhất chịu sự kiểm tra của các tổ chức này.

3.3. Việc ghi nhãn và công bố sản phẩm được quy định trong 1.1 b) có thể liên quan tới các phương pháp sản xuất hữu cơ ch khi:

a) các chỉ dẫn cho thấy rõ chúng có liên quan ti phương pháp sản xuất nông nghiệp hữu cơ và gắn liền với tên gọi của sản phẩm đang được nói đến, trừ khi các ch dẫn như vậy được nêu rõ trong danh mục các thành phần;

b) mọi thành phần của sản phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp, hoặc được dẫn xuất từ nông nghiệp, các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của Điều 4 hoặc đưc nhập khu theo các tha thuận được nêu trong Điều 7;

c) sản phẩm không chứa bất kỳ thành phần nào không có nguồn gốc từ nông nghiệp mà không được liệt kê trong Bảng B.3 của Phụ lục B;

d) cũng các thành phần đó nhưng không có nguồn gốc hữu cơ hoặc không hữu cơ;

e) sản phẩm hoặc các thành phần sản phẩm trong quá trình chuẩn bị không b xử lý bằng các phương pháp có liên quan đến phóng xạ ion hóa hoặc các chất không được liệt kê trong Bảng 3.4 của Phụ lục B;

f) sản phẩm được chế biến hoặc nhập khẩu bởi người thực hiện chịu sự kiểm soát của hệ thống kiểm tra chính quy như nêu trong Điều 6 của tiêu chuẩn này; và

g) nội dung ghi nhãn có liên quan đến tên gọi và/hoặc mã số của tổ chức kiểm tra hoặc cơ quan có thẩm quyền, người thực hiện sản xuất hoặc các hoạt động chế biến gần đây nhất chịu sự kiểm tra của các tổ chức này.

3.4. Tiết giảm ở đoạn 3.3 b) bằng cách:

có thể sử dụng một số thành phần nhất định có nguồn gốc nông nghiệp nhưng không đáp ứng yêu cầu của 3.3 b) trong mức giới hạn tối đa 5 % (khối lượng) trên tổng các thành phần, trừ muối và nước có trong thành phẩm, trong quá trình chuẩn bị sản phẩm như đã nêu trong 1.1 b);

khi các thành phần có nguồn gốc nông nghiệp không sẵn có, hoặc vừa đủ số lượng, thì theo yêu cầu nêu trong Điều 4 của tiêu chuẩn này.

3.5. Trước tiên nên xem xét các vấn đề sau đây có liên quan đến các sản phẩm nêu trong đoạn 1.1 b) đã được đưa ra thị trường:

việc xây dựng các điều khoản cụ thể về ghi nhãn cho các sản phẩm chứa ít hơn 95 % thành phần có nguồn gốc nông nghiệp;

việc tính phần trăm ở đoạn 3.4 (5 %) và 3.5 (95 %) trên cơ sở các thành phần có nguồn gốc nông nghiệp (thay vì tính theo tổng các thành phần chỉ trừ muối và nước);

việc tiếp thị sản phẩm có nhãn nêu rõ sản phẩm đang trong quá trình chuyển đổi có chứa nhiều hơn một thành phần có nguồn gốc nông nghiệp.

3.6. Trong khi xây dựng các điều khoản về ghi nhãn từ các sản phẩm chứa ít hơn 95 % các thành phần hữu cơ theo đoạn 3.5, có thể cần xem xét các yếu tố sau đây, đặc biệt đối với các sản phẩm chứa 95 % và 70 % các thành phần hữu cơ:

a) sản phẩm đáp ứng các yêu cầu nêu trong c), d), e), f) và g) của 3.3;

b) các chỉ dẫn đề cập đến việc sản xuất theo phương pháp hữu cơ chỉ nên xuất hiện trên phần nhãn ở mặt trước của bao bì, như viện dẫn phần trăm gần đúng của tổng các thành phần gồm c các phụ gia trừ muối và nước;

c) Trong bản liệt kê các thành phần các thành phần, cần xếp theo thứ tự giảm dần (tính theo khối lượng);

d) các chỉ dẫn trong bản liệt kê các thành phần có cùng màu sắc và với kiu chữ và kích c phải giống như các chỉ dẫn khác trong bản danh mục các thành phần.

Ghi nhãn các sản phẩm trong quá trình chuyển đổi thành các sản phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ

3.7. Sản phẩm của các trang trại đang trong giai đoạn chuyển sang sản xuất theo phương pháp hữu cơ có thể chỉ được mang nhãn “chuyển sang sản xuất theo phương pháp hữu cơ” sau 12 tháng thực hiện việc sản xuất theo phương pháp hữu cơ với điều kiện:

a) đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu trong 3.2 và 3.3;

b) các ch dẫn về quá trình chuyển đổi không làm người mua hiểu lầm về sự khác nhau giữa các sản phẩm đó với các sản phẩm có được từ các trang trại và/hoặc các đơn vị nông nghiệp đã hoàn toàn hoàn thành giai đoạn chuyển đổi;

c) các chỉ dẫn như thế phải dùng những từ như “sản phẩm được chuyển đi sang canh tác hữu cơ” hoặc các câu hoặc từ tương tự được các cơ quan có thẩm quyền nơi mà sản phẩm được tiếp thị chấp nhận và các chỉ dẫn này có màu sắc, kích cỡ, kiểu chữ không nổi bật hơn phần mô tả sản phẩm;

d) các thực phẩm chỉ có một thành phần có thể ghi là “chuyển đổi sang sản xuất theo phương pháp hữu cơ” trên phần chính của nhãn;

e) nội dung ghi nhãn có liên quan đến tên gọi và/hoặc mã số của tổ chức kiểm tra hoặc tổ chức chứng nhận đã được thừa nhận chính thức, mà người thực hiện việc sản xuất hoặc các hoạt động chế biến gần đây nhất chịu sự kiểm tra của các tổ chức này.

Ghi nhãn các sản phẩm không dùng để bán l

3.8. Việc ghi nhãn các vật chứa không dùng đ bán lẻ được qui định trong 1.1 phải đáp ứng các yêu cầu nêu trong đoạn 10 của Phụ lục C.

4. Các nguyên tắc sản xuất và chế biến

4.1. Phương pháp sản xuất hữu cơ yêu cầu sản xuất các sản phẩm nêu trong đoạn 1.1 a) như sau:

a) ít nhất phải đáp ứng các yêu cầu sản xuất nêu trong Phụ lục A;

b) trong trường hợp khi a) nói trên không có hiệu quả, thì các chất đã liệt kê trong Bng B.1 và Bảng B.2 của Phụ lục B, hoặc các chất đã được phê duyệt đáp ứng các tiêu chí đã được thiết lập trong 5.1, có thể được dùng như các sản phẩm bảo vệ thực vật, phân bón, các chất ổn định đất với điều kiện việc sử dụng chúng không bị cấm dùng trong nông nghiệp và phù hợp với qui định hiện hành.

4.2. Các phương pháp chế biến hữu cơ yêu cầu để chuẩn bị các sản phẩm nêu trong 1.1 b):

a) ít nhất phải đáp ứng các yêu cầu về chế biến nêu trong Phụ lục A;

b) các chất liệt kê trong Bng B.3 và Bảng B.4 của Phụ lục B hoặc các chất được phép sử dụng đáp ứng các tiêu chí trong 5.1 có thể được dùng như các chất không có nguồn gốc nông nghiệp hoặc các chất hỗ trợ chế biến, với điều kiện việc sử dụng chúng phù hợp với quy định hiện hành liên quan đến việc chế biến các sản phẩm thực phẩm phù hợp với phương pháp thực hành sn xuất tốt.

4.3. Các sản phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ cần được bảo quản và vận chuyển phù hợp với các yêu cầu nêu trong Phụ lục A.

4.4. Bằng cách tiết giảm các điều khoản 4.1 a) và 4.2 b), cơ quan có thẩm quyền có thể căn cứ vào các điều khoản về sản xuất các sản phẩm từ vật nuôi tại Phụ lục A, đưa ra các nguyên tắc chi tiết hơn cũng như tiết giảm các thi kỳ thực hiện nhằm cho phép từng bước xây dựng phương pháp thực hành trang trại hữu cơ.

5. Các yêu cầu đối với các chất trong Phụ lục B và các tiêu chí để cơ quan có thẩm quyền xây dựng danh mục các chất được phép sử dụng

5.1. Ít nhất phải dùng các tiêu chí sau đây cho mục đích b sung danh mục các chất được phép sử dụng, đã nêu trong Điều 4. Khi sử dụng các tiêu chí này để đánh giá các chất mới dùng trong sản xuất theo phương pháp hữu cơ, thì cần tính đến tất cả các điều khoản về luật pháp và quy chuẩn có thể áp dụng và tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền có thể tiếp cận được các văn bản này khi có yêu cầu.

Bất cứ đ nghị nào đối với các chất mới trong Phụ lục B cũng phải đáp ứng các tiêu chí chung sau đây:

i) các đề nghị này nhất quán với các nguyên tắc của sản xuất theo phương pháp hữu cơ như đã mô tả trong tiêu chuẩn này;

ii) việc dùng các chất này thực sự cần thiết/quan trọng đối với việc sử dụng được dự kiến;

iii) việc sản xuất, sử dụng và thải bỏ các chất này không gây ra hậu quả hoặc không góp phần vào các tác động có hại cho môi trường;

iv) ít ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người hoặc động vật; và

v) các chất thay thế đã được phê duyệt không có đủ số lượng và/hoặc chất lượng.

Các tiêu chí nêu trên dự định được đánh giá tổng thể để bảo vệ tính trung thực của quá trình sản xuất theo phương pháp hữu cơ. Ngoài ra, cần áp dụng các tiêu chí sau đây trong quá trình đánh giá:

a) nếu các tiêu chí này được dùng cho phân bón với mục đích n định đất thì:

chúng thực sự cần thiết để đạt được hoặc duy trì độ màu mỡ của đất hoặc để đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng đặc biệt cho cây trồng hoặc vì mục đích ổn định cho đất đặc biệt hoặc vì mục đích luân canh mà không đáp ứng theo các thực hành nêu trong Phụ lục A, hoặc các sản phẩm khác trong Bảng B.2 của Phụ lục B; và

các thành phần thuộc nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh hoặc chất khoáng có thể trải qua các quá trình: vật lý (ví dụ: quá trình cơ học, nhiệt học), enzym hóa, vi sinh (ví dụ: quá trình ủ phân, lên men); chỉ khi những quá trình trên đã được sử dụng hết, quá trình hóa học mới có thể được xem xét và chỉ để chiết các chất mang và các chất kết dính12; và

việc sử dụng các thành phần đó không có tác động gây hại cho sự cân bằng sinh thái của đất hoặc các đặc tính vật lý của đt hoặc chất lượng của nước và không khí; và

việc sử dụng chúng phải rất hạn chế trong các điều kiện cụ thể, trong vùng cụ thể hoặc cho loại hàng hóa cụ thể.

b) nếu chúng được dùng cho mục đích kiểm soát dch bệnh của các loài thực vật hoặc các loài dịch hại và c dại thì:

việc sử dụng phải thực sự thật cần thiết để kiểm soát sinh vật gây hại hoặc dịch bệnh đặc biệt mà các giải pháp khác về sinh học, vật lý hoặc sinh trưng của thực vật và/hoặc các thực hành qun lý không sẵn có, và

việc sử dụng cần tính đến tác động có hại tiềm tàng đối với môi trường, hệ sinh thái (cụ thể, sinh vật không phải đích), sức khỏe của người tiêu dùng, vật nuôi, ong; và

các chất phải có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh hoặc chất khoáng và có thể phải trải qua các quá trình sau: vật lý (ví dụ quá trình cơ học, nhiệt học), enzym hóa, quá trình vi sinh học (ví dụ quá trình ủ phân, phân hủy);

tuy nhiên, nếu chúng là các sản phẩm được sử dụng, trừ các trường hợp ngoại lệ, trong các bẫy và bình phun như pheromon được tổng hợp bằng phương pháp hóa học, thì chúng sẽ được xem xét đưa thêm vào danh mục nếu như sản phẩm không có đủ số lượng ở dạng tự nhiên, với điều kiện việc s dụng chúng không đưa đến kết quả trực tiếp hay gián tiếp tạo dư lượng trong các phần ăn được của sản phẩm.

việc sử dụng phải thực sự cần thiết để kiểm soát sinh vật gây hại hoặc dịch bệnh đặc biệt mà các giải pháp khác về sinh học, vật lý hoặc sinh trưởng của thực vật và/hoặc các thực hành quản lý không sẵn có, và

việc sử dụng có thể bị hạn chế ở các điều kiện cụ thể, các khu vực cụ thể hoặc các hàng hóa cụ thể.

c) nếu chúng được dùng làm phụ gia hoặc chất hỗ trợ chế biến khi chế biến hoặc bảo quản thực phẩm thì:

các cht này chỉ được dùng nếu cho thấy khi không có chúng thì sẽ không thể:

+ sản xuất hoặc bảo quản thực phẩm, trong trường hợp là chất phụ gia, hoặc

+ sản xuất thực phẩm, trong trường hợp là chất hỗ trợ chế biến

trong khi không dùng được các công nghệ khác để đáp ng được tiêu chuẩn này.

các chất này được tìm thấy trong tự nhiên và có thể đã trải qua các quá trình xử lý cơ học/vật lý (như chiết, kết tủa), quá trình sinh học/enzym hóa và quá trình vi sinh (như quá trình lên men);

hoặc như đã nêu trên, nếu các chất này từ các phương pháp và công nghệ như vậy nhưng không đủ về số lượng và nếu các chất đó đã trải qua quá trình tổng hợp hóa học, thì có thể được xem xét đưa vào các trường hợp ngoại lệ;

chúng được dùng để duy trì tính xác thực của sản phẩm;

người tiêu dùng không bị lừa dối về bn chất tự nhiên, loại chất và chất lượng của thực phẩm;

chất phụ gia và hỗ trợ chế biến này không làm giảm chất lượng tổng thể của sản phẩm.

Trong quá trình đánh giá các chất để đưa vào các danh mục, phải tạo cơ hội để tất cả các bên có liên quan tham gia vào quá trình này.

5.2. Cơ quan có thẩm quyền cần xây dựng hoặc chấp nhận danh mục các chất đáp ứng được các tiêu chí đã nêu trong 5.1 của tiêu chuẩn này.

6. Hệ thống kiểm tra và chứng nhận13

6.1. Các hệ thống kiểm tra và chứng nhận được dùng để kiểm tra xác nhận việc ghi nhãn và công bố đối với thực phẩm hữu cơ. Việc xây dựng các hệ thống này phải tính đến Nguyên tắc kiểm tra và chứng nhận Thực phẩm Nhập khu và Xuất khẩu14, Hướng dẫn về Thiết kế, Điều hành, Đánh giá và Công nhận các Hệ thống Kiểm tra và Chng nhận Thực phẩm Nhập khẩu và Xuất khu15,16.

6.2. Cần thiết lập hệ thống kiểm tra được vận hành bởi một hay nhiều cơ quan có thẩm quyền và/hoặc các tổ chức kiểm tra/chứng nhận17 được thừa nhận chính thức để tiến hành kiểm tra/chứng nhận hoạt động của nhà sản xuất, chế biến hoặc nhập khu thực phẩm đã nêu trong đoạn 1.1.

6.3. Các hệ thống kiểm tra và chứng nhận được thừa nhận chính thức, ít nhất phải áp dụng các biện pháp và các chú ý nêu trong Phụ lục C.

6.4. Khi việc áp dụng hệ thng kiểm tra, do tổ chức chứng nhận chính thức hoặc cơ quan được thừa nhận một cách chính thức thực hiện, thì cần có một cơ quan có thẩm quyền được chỉ định chịu trách nhiệm phê duyệt và giám sát các cơ quan đó:

cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc đưa ra các quyết định và hành động, có thể chỉ định bên thứ ba, là các tổ chức tư nhân hoặc dịch vụ công, còn gọi là “tổ chức được ch định” tiến hành đánh giá và giám sát đối với tổ chức tư nhân về việc chứng nhận và kiểm tra. Nếu được ch định, bên thứ ba nêu trên không nên tham gia vào việc kiểm tra và/hoặc chứng nhận;

nước nhập khẩu có thể thừa nhận một tổ chức công nhận thuộc bên thứ ba khi nước xuất khu thiếu cơ quan được chỉ định có thẩm quyền.

6.5. Để có thể phê duyệt các tổ chức chứng nhận được thừa nhận chính thức hoặc tổ chức được ủy quyền, khi tiến hành đánh giá các tổ chức này, cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được chỉ định, cần xem xét đến các vấn đề sau đây:

a) các tiêu chuẩn kiểm tra/th tục chứng nhận cần phải được tuân thủ, bao gồm việc mô tả chi tiết các biện pháp kiểm tra và phòng ngừa mà tổ chức đánh giá dùng để kiểm tra/chứng nhận công việc của người thực hiện;

b) các mức phạt mà cơ quan đánh giá dự định phạt những nơi được phát hiện thấy có sự không hợp quy và/hoặc vi phạm;

c) sự sẵn sàng của các nguồn lực bao gồm đội ngũ nhân viên có trình độ, các phương tiện quản lý và kỹ thuật, kinh nghiệm kiểm tra và độ tin cậy;

d) tính khách quan của cơ quan đánh giá đối với người thực hiện đang là đối tượng kiểm tra.

6.6. Cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được chỉ định cần phải:

a) đm bảo rằng các cuộc kiểm tra nhân danh cơ quan kim tra hoặc chứng nhận là khách quan;

b) kiểm tra xác nhận tính hiệu quả của các cuộc kiểm tra;

c) biết rõ bất cứ điều không hợp quy nào và/hoặc các vi phạm được phát hiện và các mức phạt đã áp dụng;

d) rút lại sự phê duyệt đối với tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền khi các tổ chức này vi phạm các yêu cầu có liên quan đến a) và b) hoặc không đáp ứng được các tiêu chí đã nêu ở 6.5 hoặc vi phạm yêu cầu đã nêu trong 6.7 đến 6.9.

6.7. Các tổ chức chứng nhận và/hoặc các cơ quan được thừa nhận một cách chính thức, hoặc cơ quan có thẩm quyền được nêu trong 6.2 cần phải:

a) đảm bảo rằng ít nhất các biện pháp kiểm tra và phòng ngừa được chỉ rõ trong Phụ lục C được áp dụng cho việc kiểm tra; và

b) không tiết lộ các thông tin và s liệu bí mật đã thu được trong các hoạt động kiểm tra hoặc chứng nhận cho các cá nhân khác ngoài người có trách nhiệm liên quan đến công việc đã nhận làm và cơ quan có thẩm quyền.

6.8 Các tổ chức chứng nhận và/hoặc kiểm tra chính thức hoặc được thừa nhận hoặc cơ quan được ủy quyền cần phải:

a) cho cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được chỉ định, vì mục đích đánh giá, được tiếp cận văn phòng, cơ sở sản xuất và để đánh giá ngẫu nhiên những người thực hiện, được tiếp cận cơ sở sản xuất của người thực hiện, cùng với bất cứ thông tin/trợ giúp nào mà cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được chỉ định thy là cần thiết cho việc hoàn thành trách nhiệm bắt buộc theo tiêu chuẩn này.

b) gửi cho các cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan được chỉ định danh sách những người thực hiện được kiểm tra năm trước và trình cho cơ quan nêu trên một báo cáo năm súc tích và ngắn gọn.

6.9 Tổ chức được chỉ định và tổ chức chứng nhận chính thức hoặc cơ quan được thừa nhận một cách chính thức hoặc cơ quan có thẩm quyền có liên quan đến 6.2 cần:

a) bảo đảm rằng, ở những nơi phát hiện thấy những bất thường trong việc thực hiện Điều 3 và Điều 4,  hoặc các biện pháp đã đề cập tại Phụ lục C, các ch dẫn nêu trong 1.2 có liên quan đến phương pháp sản xuất hữu cơ, phải được loại bỏ ra khi toàn bộ lô hàng hoặc ra khỏi dây chuyền sản xuất bị tác động bởi các điều bất thường đó;

b) ở những nơi bị vi phạm rõ ràng, hoặc vi phạm ảnh hưng kéo dài, phải cấm người thực hiện tiếp thị các sản phẩm có đề cập đến các ch dẫn ngụ ý sản phẩm được sản xuất hữu cơ trong giai đoạn được cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được ch định đồng ý.

6.10 Các yêu cầu của Hướng dẫn trao đi thông tin giữa các nước đối với thực phẩm b từ chối nhập khẩu19 phải được áp dụng cho những nơi mà cơ quan có thẩm quyền phát hiện thấy các bất thường và/hoặc các vi phạm trong việc thực hiện tiêu chuẩn này.

7 Nhập khẩu

7.1 Các sản phẩm được quy định trong 1.1 nếu được nhập khẩu thì chỉ có thể được bày bán trên thị trường khi được cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được ch định ở nước xuất khẩu cấp giấy chứng nhận về kiểm tra, thông báo rằng lô hàng nêu trong bản chứng nhận thu được từ hệ thống sản xuất, chuẩn bị, tiếp thị đã áp dụng việc kiểm tra ít nhất là theo các nguyên tắc đã cung cấp, các Phụ lục của tiêu chuẩn này và đáp ứng quyết định về các điểm tương đương nêu trong 7.4 dưới đây.

7.2 Bản chính của giấy chứng nhận có liên quan nêu trong 7.1 phải đi kèm với hàng hóa và được gửi đến người nhận hàng thứ nhất, sau đây gọi là nhà nhập khẩu, phải lưu giữ giấy chứng nhận giao dịch ít nhất là hai năm để phục vụ việc kiểm tra/đánh giá.

7.3 Tính xác thực của sản phẩm phải được duy trì từ sau khi nhập khẩu cho đến khi đến người tiêu dùng. Nếu việc nhập khẩu sản phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ không phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn này do được xử lý theo yêu cầu của quy đnh quốc gia về các mục đích kiểm dịch mà không tuân theo tiêu chuẩn này, thì họ đã làm mất trạng thái hữu cơ của chúng.

7.4 Quốc gia nhập khẩu có thể:

a) yêu cầu các thông tin chi tiết, bao gồm các báo cáo được thiết lập bởi các chuyên gia độc lập cùng được các cơ quan có thẩm quyền của các nước xuất khẩu và nhập khẩu thỏa thuận về các biện pháp đã áp dụng ở nước xuất khẩu, để đưa ra các phán quyết và quyết định về sự tương đương với các quy tắc đ thấy được các quy tắc của nước nhập khẩu đã đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này và/hoặc

b) cùng sắp xếp với nước xuất khẩu tiến hành tham quan tại chỗ để kiểm tra/chứng nhận các quy tắc về sản xuất, chuẩn b và các biện pháp kiểm tra/chứng nhận đã áp dụng tại nước xuất khẩu.

c) để tránh sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng, yêu cầu sản phẩm phải được ghi nhãn với nội dung phù hợp với các yêu cầu về ghi nhãn theo các điều khoản của Điều 3, được áp dụng tại các nước nhập khẩu đối với các sản phẩm có liên quan.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Nguyên tắc của sản xuất theo phương pháp hữu cơ

A.1 Thực vật và các sản phẩm từ thực vật

1. Các nguyên tắc đưa ra trong Phụ lục này cần được áp dụng trên các khu đất, trang trại hoặc các bộ phận của trang trại với một thời kỳ chuyển đổi ít nhất là hai năm trước khi gieo trồng hoặc trong trưng hợp cây lâu năm không phi là đng c, thì phải ít nhất là ba năm trước vụ thu hoạch sản phẩm đầu tiên như đã nêu trong đoạn 1.1 a) của tiêu chuẩn này. Cơ quan có thm quyền hoặc tổ chức được chỉ đnh, tổ chức chứng nhận chính thức hoặc được thừa nhận một cách chính thức hoặc cơ quan có thẩm quyền có thể đưa ra quyết định về một số trường hợp (ví dụ để cho đất ngh, không dùng trong hai năm hoặc dài hơn) đ kéo dài hoặc rút ngắn thời kỳ này dựa trên kinh nghiệm thu được từ việc sử dụng khu đất trước đó, nhưng thời kỳ này phi ít nhất là 12 tháng.

2. Bất kỳ độ dài của thời kỳ chuyển đi, có thể bắt đầu ngay khi một đơn vị sản xut được đặt dưới hệ thống kiểm tra theo yêu cầu ở 6.2 hoặc ngay khi đơn vị sản xuất bắt đầu áp dụng các quy tắc sản xuất theo Điều 4 của tiêu chuẩn này.

3. Trong trưng hợp toàn bộ trang trại chưa chuyển đổi cùng một lúc, thì có thể thực hiện theo cách mở rộng dần phạm vi nhờ áp dụng tiêu chuẩn này ngay từ khi bắt đầu việc chuyển đổi trên các cánh đồng thích hợp. Việc chuyển đổi từ tập quán cũ sang sản xuất theo phương pháp hữu cơ sẽ đem lại hiệu quả khi sử dụng các kỹ thuật hợp lý đã được quy định trong tiêu chuẩn này. Nếu toàn bộ trang trại không được chuyển đổi cùng một lúc thì cần phải chia cánh đng thành từng đơn vị như nêu trong đoạn 3 và đoạn 11, C.1 của Phụ lục C.

4. Các vùng đang và đã chuyển đổi sang sản xuất theo phương pháp hữu cơ không nên xen lẫn (luân canh) giữa các phương pháp sản xuất hữu cơ và sản xuất theo tập quán cũ.

5. Độ màu m và hoạt động sinh học của đất cần được duy trì hoặc tăng thêm ở những nơi thích hợp, bằng cách:

a) trồng các loại rau, dùng phân xanh và các loài thực vật có rễ đâm sâu theo chương trình luân canh đa niên thích hợp.

b) đưa vào đất các vật liệu hữu cơ, có bón phân hoặc không bón phân phù hợp với tiêu chun này. Các sản phẩm phụ từ việc nuôi vật nuôi, ví dụ phân chuồng từ bãi chứa trong trang trại có thể dùng để bón phân cho cây trồng, nếu trang trại đó chăn nuôi vật nuôi theo phương pháp phù hợp với tiêu chuẩn này.

Các chất được quy định trong Bảng B.1 của Phụ lục B, ch có thể áp dụng ch khi không có khả năng cp đủ dinh dưỡng cho cây trồng hoặc không ổn định được đất đai theo các phương pháp đã trình bày ở 5 a) và 5 b) nếu trên hoặc trong trường hợp không có đ phân bón từ canh tác theo phương pháp hữu cơ.

c) để hoạt hóa phân, có thể dùng các vi sinh vật thích hợp hoặc các chế phẩm có nguồn gốc thực vật.

d) các chế phẩm biến đổi sinh học từ bột xương, phân chuồng, hoặc phân xanh, cũng có thể dùng cho mục đích đã đề cập trong Điều 5.

6. Dịch hại, dịch bệnh và cỏ dại cần phải được kiểm soát bng một hoặc nhiều biện pháp kết hợp sau đây:

lựa chọn các giống và loài thích hợp;

có các chương trình luân canh thích hợp;

cơ giới hóa việc canh tác;

bảo vệ các loài thiên đch của các loài dịch hại qua việc tạo môi trường sống thuận lợi ví dụ: làm hàng rào, địa điểm làm tổ, các vùng sinh thái đệm để duy trì thảm thực vật ban đầu cho các loài côn trùng ăn dịch hại;

đa dạng hóa các hệ sinh thái. Điều này là khác nhau giữa các khu vực địa lý. Ví dụ các vùng đệm chng xói mòn, nông-lâm nghiệp, luân canh cây trồng v.v…

đốt cỏ dại;

các thiên địch gồm cả việc phóng thích các loài côn trùng ăn thịt và các loài ký sinh;

các chế phẩm biến đổi sinh học từ bột xương, phân chuồng hoặc phân xanh;

phủ gốc và cắt tỉa;

cho vật nuôi gặm cỏ;

dùng các biện pháp cơ học như bẫy, rào chắn, ánh sáng và tiếng động;

tiệt trùng bằng hơi nước khi không thể tiến hành luân canh đúng cách thức để làm mới đất trồng.

7. Ch trong trường hợp có sự đe dọa sắp xy ra hoặc đe dọa nghiêm trọng đến cây trồng và ở nơi mà các biện pháp đã ch rõ ở Điều 6 (nói trên) không hoặc sẽ không có hiệu quả thì mới phải dùng đến các sản phẩm nêu trong Phụ lục B.

8. Hạt giống và vật liệu sinh sản vô tính phải ly từ cây trồng phù hợp với các điều khoản trong 4.1 của tiêu chuẩn này ít nhất là một thế hệ hoặc trong trường hợp với cây lâu năm ít nhất là một vụ trồng. những nơi mà người thực hiện có thể chứng minh cho tổ chức chứng nhận chính thức hoặc thừa nhận một cách chính thức hoặc cơ quan có thẩm quyền là không có các vật liệu đáp ứng các yêu cầu nói trên, tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền có th cung cấp

a) trường hợp thứ nhất, dùng hạt ging hoặc vật liệu sinh sản vô tính chưa xử lý; hoặc

b) nếu không có sẵn, dùng hạt giống và vật liệu sinh sản vô tính đã được x lý với các chất khác ngoài các chất đã nêu trong Phụ lục B.

Cơ quan có thẩm quyền có thể thiết lập các tiêu chí để tiết giảm các nội dung trên.

9. Việc thu hái các loài thực vật ăn được và các phần thực vật ăn được, sinh trưởng tự nhiên ở các vùng tự nhiên, các vùng đất rừng và đất nông nghiệp được coi là có phương pháp sản xuất hữu cơ với điều kiện là:

các sản phẩm từ vùng đt thu hái được xác định rõ là đã tuân theo các biện pháp kiểm tra/chứng nhận được nêu trong Điều 6 của tiêu chuẩn này;

các vùng đất này không xử lý với sản phẩm nào khác với các sản phẩm đã nêu trong Phụ lục B trong thời gian ba năm trước khi sử dụng làm thực phẩm;

việc thu hái không xáo trộn sự ổn định của môi trường sống tự nhiên hoặc sự duy trì các giống trong vùng thu hái.

sản phẩm phải từ một người quản lý việc thu hoạch hoặc thu hái sản phẩm, người đó phải đưc nhận biết rõ ràng và quen thuộc với vùng thu hái.

A.2 Vật nuôi và các sản phẩm từ vật nuôi

Nguyên tắc chung

1. Nơi mà vật nuôi được duy trì dùng để sản xuất theo phương pháp hữu cơ phải là một phần không thể thiếu của một đơn v trang trại theo phương pháp hữu cơ và phải được phát triển và giữ vững theo tiêu chuẩn này.

2. Vật nuôi có thể là một phần đóng góp quan trọng cho một hệ thống trang trại theo phương pháp hữu cơ do:

a) cải thiện và duy trì độ màu m của đất;

b) qun lý quần thể thực vật qua việc cho gặm cỏ;

c) tăng cường đa dạng sinh học và tạo điều kiện b sung cho nhau trong trang trại và

d) tăng sự đa dạng của các hệ thống canh tác.

3. Nơi sản xuất vật nuôi là vùng đất liên quan đến tính hoạt động. Động vật ăn c phải có đồng cỏ và tất cả những động vt khác phải được chạy ngoài trời. Cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép các ngoại lệ theo trạng thái sinh lý của động vật, điều kiện thời tiết xấu và tình trạng đất cho phép hoặc cấu trúc của các hệ thống canh tác “truyn thống nào đó hạn chế cơ hội sử dụng đồng c, có thể bo đảm cung cấp sức khe và sự sinh trưng tốt cho động vật.

4. Tỷ lệ chăn nuôi vật nuôi phải thích hợp với từng vùng được đề cp đến, phải tính đến công suất sản xuất thức ăn, sức khe vật nuôi, sự cân đối dinh dưỡng và sự tác động đến môi trường.

5. Quản lý vật nuôi theo phương pháp hữu cơ cần hướng về việc sử dụng các phương pháp nuôi dưỡng tự nhiên, giảm thiểu “stress, phòng ngừa dịch bệnh, loại bỏ dần việc dùng các thuốc thú y hóa học (kể c thuốc kháng sinh), giảm bớt việc cho vật nuôi ăn các sản phẩm có nguồn gốc động vật (ví dụ bột thịt), duy trì sức khỏe và sự sinh trưng tốt cho động vật.

6. Việc chọn con giống, loài và các phương pháp sinh sản phải nhất quán với các nguyên tắc của trang trại sản xuất theo phương pháp hữu cơ, có tính đến các vấn đề cụ thể sau đây:

a) sự thích nghi với các điều kiện ở địa phương;

b) sức sống và khả năng kháng bệnh;

c) không có các dịch bệnh đặc biệt hoặc các vấn đề về sức khỏe liên quan đến một vài giống, chủng nào đó (như hội chứng “stress” ở lợn, tự sẩy thai v.v…).

7. Vật nuôi dùng làm sản phẩm thực phẩm cần đáp ứng theo 1.1 a) của tiêu chuẩn này và phải được sinh đẻ hay ấp nở từ các đơn vị chăn nuôi theo tiêu chuẩn này hoặc phải là con của các cặp bố mẹ được nuôi dưỡng theo các điều kiện được nêu tiêu chuẩn này. Chúng phải được nuôi dưỡng suốt đời theo hệ thống này.

Không nên chuyển nhượng vật nuôi giữa các đơn v chăn nuôi theo hệ thống sản xuất theo phương pháp hữu cơ và không theo phương pháp hữu cơ. Cơ quan có thẩm quyền có thể thiết lập các quy tắc chi tiết phù hợp với tiêu chuẩn này về việc mua bán vật nuôi từ các vùng khác.

Vật nuôi có mặt trong các đơn v chăn nuôi không tuân theo tiêu chuẩn này có thể phải chuyển đi.

8. Khi người thực hiện có thể chứng minh với cơ quan kiểm tra/chứng nhận chính thức hoặc được thừa nhận một cách chính thức rằng không thể đáp ứng được các yêu cầu đã nêu, thì các cơ quan này có thể cho phép vật nuôi không theo đúng tiêu chuẩn này trong một s trường hợp như:

a) cần để mở rộng trang trại, khi thay đổi một giống mi hoặc khi có phát triển mới chuyên ngành vật nuôi;

b) cần đổi mới đàn ví dụ vật nuôi bị chết nhiều do thảm họa;

c) cần có con đực cho mục đích sinh sản.

Cơ quan có thẩm quyền có thể đưa ra các điều kiện đặc biệt theo đó vật nuôi từ các nguồn không theo phương pháp hữu cơ có thể được phép hay không được phép đưa vào khu vực chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ, có tính đến việc các vật nuôi này được đưa vào khu vực chăn nuôi hữu cơ khi càng nhỏ càng tốt ngay sau khi chúng đã được cai sữa.

9. Các vật nuôi có chất lượng theo các mức tiết giảm đã nêu ở trên phải phù hợp với các điều kiện đã nêu trong đoạn 12. Trong các thời kỳ chuyển đi này phải quan sát nếu sản phẩm được bán ra như là sản phẩm sản xuất theo phương pháp hữu cơ thì cần phù hợp với Điều 3 của tiêu chuẩn này.

Chuyển đổi sản xuất

10. Việc chuyển đổi vùng đất dự tính dùng cho cây trồng làm thức ăn chăn nuôi hoặc đồng c phải tuân theo các quy tắc đã trình bày trong đoạn 1, 2 và 3, trong A.1 của Phụ lục này.

11. Cơ quan có thẩm quyền có thể giảm bt các thời kỳ chuyển đổi hoặc các điều kiện đã được nêu trong đoạn 10 (dùng cho đất) và/hoặc đoạn 12 (dùng cho vật nuôi và các sn phẩm từ vật nuôi) trong A.2 của Phụ lục này, trong các trường hợp sau:

a) đồng cỏ, nơi động vật chạy ngoài trời và các vùng vận động được dùng cho các loài không ăn c;

b) cho trâu bò, ngựa, cừu, dê đến từ nơi thực hiện mở rộng nghề nông trong thời kỳ do cơ quan có thẩm quyền thiết lập hoặc đàn bò sữa mới chuyển đi lần đầu tiên;

c) nếu có sự chuyển đổi đồng thời về vật nuôi và đất đai chỉ dùng cho chăn nuôi trong cùng một đơn vị sản xuất, thì thời kỳ chuyển đổi đối với cả vật nuôi, đồng cỏ và/hoặc đất dùng để chăn thả vật nuôi có thể giảm xuống còn hai năm ch trong trường hợp các vật nuôi và con cái của chúng được cho ăn chủ yếu là các sản phẩm từ đơn vị sản xuất đó.

12. Một khi vùng đất đã đạt trạng thái theo phương pháp hữu cơ và vật nuôi được đưa vào nuôi dưỡng từ nguồn không theo phương pháp hữu cơ và nếu sản phẩm được bán ra như là sản phẩm theo phương pháp hữu cơ, thì các vật nuôi đó cần được nuôi dưỡng theo tiêu chuẩn này ít nhất là trong một thời kỳ phù hợp với quy định sau đây:

Bò và ngựa

Sản phẩm thịt: 12 tháng và ít nhất ba phn tư quãng thời gian sống của chúng trong hệ thống quản lý theo phương pháp hữu cơ;

Bê con để sản xuất thịt: 6 tháng ngay khi được cai sữa và nhỏ hơn 6 tháng tuổi;

Sản phẩm sữa: 90 ngày do cơ quan có thẩm quyền thiết lập, sau đó là 6 tháng.

Cừu và dê

Sản phẩm thịt: 6 tháng;

Sản phẩm sữa: 90 ngày do cơ quan có thẩm quyền thiết lập, sau đó là 6 tháng.

Lợn

Sản phẩm thịt: 6 tháng.

Gia cầm/Gà đẻ

Các sản phẩm thịt: toàn bộ quãng thời gian sống, do cơ quan có thẩm quyền xác định;

Trứng: sáu tuần.

Dinh dưỡng

13. Cần cung cp cho tất cả hệ thống vật nuôi đến mức tối ưu 100 % thức ăn hàng ngày (kể cả thức ăn cho “thời kỳ chuyển đi”) được sản xuất theo yêu cầu của tiêu chuẩn này.

14. Trong thời kỳ thực hiện do cơ quan có thẩm quyền xác lập, thì các sản phẩm vật nuôi sẽ được duy trì trạng thái theo phương pháp hữu cơ bằng cách cung cấp thức ăn, ít nhất là 85 % cho loài nhai lại và 80 % cho loài không nhai lại (tính theo chất khô), từ các nguồn cung cấp được sản xuất theo phương pháp hữu cơ theo tiêu chuẩn này.

15. Ngoài ra, người thực hiện có thể chứng minh với các cơ quan kiểm tra/chứng nhận chính thức hoặc được thừa nhận một cách chính thức rằng không thể có được thức ăn chăn nuôi đáp ứng được các yêu cầu theo đoạn 13 nêu trên do kết quả, ví dụ từ các sự cố bất ngờ do thiên nhiên hay con người gây ra hoặc do các điều kiện khí hậu quá khắc nghiệt, cơ quan kiểm tra/chứng nhận có thể cho phép một số phần trăm thức ăn chăn nuôi nào đó không được sản xuất theo tiêu chuẩn này dùng cho vật nuôi ăn trong một thời gian có giới hạn, với điều kiện không được chứa các sinh vật biến đổi gen hoặc các sản phẩm của chúng. Các cơ quan có thẩm quyền cần xác định cả hai vấn đề: phần trăm tối đa thức ăn chăn nuôi không theo phương pháp hữu cơ được phép sử dụng và bt cứ điều kiện nào có liên quan đến sự tiết giảm này.

16. Khẩu phần thức ăn cụ thể cho vật nuôi cần tính đến:

nhu cầu về sữa tự nhiên, tốt nhất là sữa mẹ cho các vật nuôi nhỏ;

t lệ quan trọng nhất tính theo chất khô trong khẩu phần ăn hàng ngày của loài nhai lại gồm: thức ăn thô, thức ăn tươi hoặc khô, hoặc thức ăn ủ chua;

động vật có dạ dày nhiều túi không nên cho ăn duy nhất thức ăn ủ chua;

nhu cầu về ngũ cốc trong giai đoạn vỗ béo gia cầm;

nhu cầu về thức ăn thô, thức ăn tươi hoặc khô, hoặc thức ăn chua trong khẩu phần ăn hàng ngày cho lợn và gia cầm.

17. Vật nuôi phải được uống đ nước sạch theo phương pháp hữu cơ để duy đầy đủ sức khỏe và sinh lực của vật nuôi.

18. Nếu trong quá trình chuẩn bị thức ăn cho vật nuôi, các chất được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, thành phần dinh dưỡng, phụ gia hoặc chất hỗ trợ chế biến, thì cơ quan có thẩm quyền phải lập danh mục các chất được phép sử dụng theo các tiêu chí sau đây:

Tiêu chí chung

a) chỉ sử dụng các chất trong thức ăn chăn nuôi theo quy định hiện hành;

b) các chất cần thiết và thiết yếu để duy trì sức khỏe, chất lượng sống và sức sống của động vật; và

c) các chất này phải:

+ góp phần vào chế độ ăn thích hợp đáp ứng nhu cầu về sinh lý và tập tính của các loài có liên quan; và

+ không chứa các sinh vật và sản phẩm của chúng; và

+ chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật, khoáng chất hoặc động vật.

Các tiêu chí riêng cho thức ăn chăn nuôi và các thành phần dinh dưỡng:

a) thức ăn chăn nuôi có gốc thực vật từ các nguồn không theo phương pháp hữu cơ chỉ có thể được dùng theo các điều kiện của đoạn 14 và đoạn 15 trong A.2 của Phụ lục này nếu chúng được sản xuất hoặc pha chế mà không dùng các dung môi hóa chất hoặc xử lý bằng hóa chất;

b) thức chăn nuôi gốc khoáng, các nguyên tố vi lượng, vitamin, provitamin có thể chỉ được dùng nếu chúng có nguồn gốc tự nhiên. Trường hợp bị thiếu hụt các chất đó, hoặc trong trường hợp ngoại lệ, thì các chất có nguồn gốc hóa học được xác định rõ là tương tự có thể được dùng;

c) thức ăn chăn nuôi gốc động vật ngoại trừ sữa và các sản phẩm sữa, cá, các động vật biển và sản phẩm của chúng không được phép sử dụng hoặc sử dụng theo quy định hiện hành. Trong mọi trường hợp, không được cho các loài nhai lại ăn thức ăn từ động vật có vú, trừ sữa và các sản phẩm sữa;

d) không được dùng các hợp chất nitơ tổng hợp hoặc nitơ không có protein.

Các tiêu chí riêng cho các chất phụ gia và các chất h trợ chế biến:

a) chất liên kết, chất chống vón cục, chất nhũ tương, chất ổn định, chất làm đặc, chất hoạt động bề mặt, chất đông tụ: ch cho phép từ các nguồn tự nhiên;

b) chất chống ôxy hóa: chỉ cho phép từ các nguồn tự nhiên;

c) chất bảo quản: ch cho phép từ các nguồn tự nhiên;

d) chất tạo màu (gồm c bột màu), chất tạo hương, chất kích thích ăn ngon miệng: ch cho phép từ các nguồn tự nhiên;

e) probiotic, enzym và vi sinh vật: được phép dùng;

f) thuốc kháng sinh, kháng sinh kiểm soát bệnh cho gia cầm, dược liệu, chất kích thích tăng trưng hoặc bất cứ chất nào có tính chất kích thích sinh trưởng hoặc kích thích sn lượng đều không được dùng làm thức ăn chăn nuôi.

19. Các phụ gia để ủ chua và các chất hỗ trợ chế biến không được có nguồn gốc từ các sinh vật biến đổi gen và các sản phẩm của chúng, chỉ có thể gồm:

muối biển;

muối m;

nấm men;

enzym;

whey;

đường; hoặc các sản phẩm đường như mật mía;

mật ong;

các axit lên men lactic, axetic, formic và vi khuẩn propionic hoặc các sản phẩm axit tự nhiên của chúng, khi điều kiện thi tiết không cho phép quá trình lên men đầy đủ, thì cần có sự chp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

Chăm sóc sức khe

20. Vấn đề phòng bệnh trong sản xuất vật nuôi theo phương pháp hữu cơ cần dựa trên những nguyên tắc sau đây:

a) chọn các giống hoặc loài động vật thích hợp được nêu chi tiết trong đoạn 6 của A.2 nói trên;

b) áp dụng quy phạm nuôi dưỡng động vật phù hợp với các yêu cầu của mỗi loài, khuyến khích tính kháng bệnh mạnh mẽ để phòng bệnh và ngăn ngừa sự lây nhiễm;

c) dùng thức ăn hữu cơ có chất lượng tốt, kết hợp với việc cho vật nuôi thường xuyên vận động và làm cho chúng có cơ hội tiếp xúc với đồng cỏ và/hoặc nơi chạy nhảy ngoài trời có tác dụng làm tăng miễn dịch tự nhiên của động vật;

d) bảo đảm mật độ nuôi thả vật nuôi thích hợp nhằm tránh số lượng quá đông và tránh để xảy ra các vn đề về sức khỏe.

21. Mặc dù đã có các biện pháp phòng ngừa nêu trên, nếu một con vật bị ốm hoặc bị thương, thì phải chữa trị ngay và phải cách ly ở nơi thích hợp, nếu cần. Để tránh làm vật nuôi đau đớn không cần thiết, các nhà sản xut không nên từ chối việc dùng thuốc cho vật nuôi, thậm chí việc dùng thuốc như vậy làm cho vật nuôi mất trạng thái theo phương pháp hữu cơ.

22. Việc dùng các sản phẩm thuốc thú y trong chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ cần tuân theo các nguyên tắc sau đây:

a) nơi xảy ra hoặc có thể xảy ra dịch bệnh đặc biệt hoặc sức khỏe vật nuôi có vấn đề và không có cách xử lý nào được phê duyệt hoặc không có cách quản lý nào khác, hoặc trong trường hợp do luật pháp yêu cầu, thì được phép tiêm phòng cho vật nuôi, dùng thuốc thú y diệt ký sinh trùng và thuốc chữa bệnh;

b) sản phẩm từ liệu pháp thực vật (trừ các thuốc kháng sinh), vi lượng đồng căn hoặc các nguyên tố vi lượng sử dụng tốt hơn thuốc thú y hóa học hoặc các thuốc kháng sinh, với điều kiện tác dụng chữa bệnh của chúng có hiệu quả đối với các loài động vật và điều kiện chữa bệnh được dự tính từ trước;

c) nếu việc dùng các sản phẩm nói trên không chắc có tác dụng làm giảm bệnh hoặc chấn thương thì có thể dùng thuốc thú y hóa học hoặc thuốc kháng sinh do bác sỹ thú y chu trách nhiệm; thời gian thải hồi nên gấp đôi theo quy định và trong bất cứ trường hợp nào cũng tối thiểu là 48 h;

d) cấm dùng thuốc thú y hóa học hoặc thuốc kháng sinh trong điều trị phòng bệnh.

23. Việc điều trị bằng hoóc môn chỉ có thể dùng trong chữa bệnh và phải có sự giám sát của bác sỹ thú y.

24. Cấm dùng các chất tăng trưng hoặc các chất dùng cho mục đích kích thích tăng trưng hoặc tăng sinh sản.

Vật nuôi trong trang trại, vận chuyển và giết mổ

25. Việc duy trì vật nuôi cần được hướng dẫn với quan điểm cẩn thận, có trách nhiệm và tôn trọng các động vật sống.

26. Các phương pháp sinh sản phải tuân theo nguyên tắc của chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ, có tính đến:

a) giống và chủng phải phù hợp với việc tăng trưởng trong điều kiện của địa phương và theo hệ thống chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ;

b) có thể dùng các phương pháp sinh sản tự nhiên theo sở thích hoặc dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo;

c) không được dùng kỹ thuật ghép phôi và không dùng cách xử lý sinh sản bằng hoóc môn;

d) không được dùng kỹ thuật tạo giống bằng biến đổi gen.

27. Các hoạt động như buộc dây chun vào đuôi cừu, cắt bớt một phần đuôi, cưa răng, cắt bớt mỏ và cưa sừng nói chung không cho phép trong hệ thống quản lý chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ. Tuy nhiên, có một số hoạt động có thể được các cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan được ủy quyền cho phép vì các lý do an toàn (ví dụ cưa bớt sừng ở động vật còn nhỏ) hoặc vì để cải thiện sức khỏe và chất lượng sống cho vật nuôi. Các hoạt động như thế phải được tiến hành ở độ tuổi thích hợp nht và phải giảm thiểu sự đau đớn cho vật nuôi. Có thể dùng thuốc gây mê, gây tê một cách thích hợp. Được phép thiến vật nuôi nhằm duy trì chất lượng sản phẩm và chỉ thực hành theo cách thức truyền thống (loại lợn cho nhiều nạc, bò đực thiến, gà trống thiến, v.v…) nhưng ch trong các điều kiện này.

28. Các điều kiện sống và việc quản lý môi trường sống cần tính đến các nhu cu tập tính riêng của vật nuôi và cung cấp cho chúng:

đ điều kiện vận động tự do và có cơ hội thể hiện tập tính bình thường;

chung sống với các động vật khác, nhất là đối với các động vật cùng loài;

phòng ngừa các tập tính, chấn thương và dịch bệnh bất thường;

sắp xếp để bảo vệ/cp cứu trong các trường hợp khẩn cấp khi cháy, dịch vụ cơ khí cần thiết khi gặp sự cố, khi việc cung cấp thức ăn, nước uống… bị gián đoạn.

29. Việc vận chuyển vật nuôi sống cần được quản lý theo cách bình tĩnh, nh tránh làm cho động vật bị “stress”, chấn thương hoặc đau đớn: cơ quan có thẩm quyền cần thiết lập các điều kiện cụ thể nhằm đáp ứng các mục tiêu đó và có thể thiết lập các thời kỳ vận chuyển tối đa. Trong quá trình vận chuyển vật nuôi sống, không được phép dùng biện pháp kích điện hoặc các thuốc an thần.

30. Việc giết mổ vật nuôi cần được thực hiện theo cách làm giảm thiểu “stress”, đau đớn cho vật nuôi và tuân thủ các quy định hiện hành.

Các điều kiện về nơi ở và nơi chăn thả tự do

31. Chỗ ở cho vật nuôi không bắt buộc phải ở các vùng có điều kiện khí hậu thích hợp cho động vật sống ngoài trời.

32. Các điều kiện ở cần đáp ứng nhu cầu về sinh học và tập tính cho vật nuôi theo quy định:

thuận lợi trong việc cho ăn và uống;

cách nhiệt, sưi ấm, làm mát và thông khí chuồng trại để bảo đảm bảo tuần hoàn không khí, mức độ bụi bặm, nhiệt độ, độ m tương đi và nồng độ khí thải phải giữ trong phạm vi giới hạn, không gây hại cho vật nuôi;

thông gió tốt và cho ánh sáng tự nhiên đi vào.

33. Trong các thời kỳ thời tiết xu có thể gây hại đến sức khỏe, an toàn chất lượng sống của vật nuôi hoặc để bảo vệ chất lượng của thực vật, đất và nước thì chúng có thể tạm thời bị nuôi nhốt.

34. Mật độ nuôi trong chuồng cần:

cung cấp đầy đủ các nhu cu và chất lượng sống tốt cho vật nuôi, cần chú ý đến đặc tính của từng loài, giống và độ tuổi của vật nuôi;

có tính đến các nhu cầu về tập tính của vật nuôi đáp ứng kích cỡ nhóm và giới tính của vật nuôi;

cung cấp cho vật nuôi đ không gian để đứng, nằm dễ dàng, quay tròn, tự liếm lông, chải lông cho nhau và chấp nhận mọi tư thế tự nhiên và sự vận động của cơ thể chúng như nằm dài ra và vỗ cánh.

35. Chuồng trại, bãi chăn th, trang thiết bị dụng cụ thường dùng phải được làm sạch, khử trùng để ngăn ngừa nhiễm bẩn chéo và sự tích tụ tật bệnh mang theo sinh vật.

36. Bãi chăn thả tự do, các vùng tập luyện thoáng đãng hoặc các đường chạy nhảy ngoài trời cung cấp đủ phương tiện bảo vệ chống mưa, gió, nắng, nhiệt độ quá mức, nếu có thể, tùy theo các điều kiện thời tiết ở địa phương và tùy theo giống.

37. Mật độ vật nuôi chăn th ngoài trời tại các đồng cỏ, bãi c và cây thân thảo hoặc các nơi ở tự nhiên hoặc bán tự nhiên phải đủ thấp để tránh thoái hóa đất và thực vật bị vật nuôi gặm trụi.

Động vt có vú

38. Mọi động vật có vú đều có quyền sử dụng đồng cỏ hoặc vùng vận động ngoài trời hoặc nơi chạy nhảy có thể được che phủ một phần và chúng có thể có khả năng sử dụng các vùng đó bất cứ lúc nào khi điều kiện sinh lý của động vật, điều kiện thời tiết và trạng thái của vùng đất cho phép.

39. Cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép ngoại lệ đối với:

bò đực sử dụng đồng cỏ hoặc vùng vận động ngoài trời hoặc đường chạy nhảy trong thời gian mùa đông;

giai đoạn vỗ béo cuối cùng.

40. Chuồng trại của vật nuôi phải có sàn bằng phẳng nhưng không trơn trượt. Chuồng không được có cấu trúc hoàn toàn ch bằng thanh giát hoặc các thanh gỗ mng.

41. Chuồng trại phải có nơi nằm nghỉ thoải mái, sạch và khô, có đủ kích thước với kết cấu xây dựng vững chắc. Nơi ngh của vật nuôi phải có chỗ nằm khô ráo, rộng rãi với vật liệu thải loại được rắc tri đều.

42. Cấm nhốt bê trong chuồng kín và buộc vật nuôi bằng dây thừng hay dây xích không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

43. Lợn nái phải được nuôi nhốt theo từng nhóm, trừ giai đoạn cuối thời kỳ có chửa và cho con bú. Không nên nuôi nhốt lợn con trên mặt sàn phẳng hoặc nuôi nhốt trong chuồng, ở các khu vực cho động vật vận động phải cho chúng thi phân và dũi đất.

44. Không cho phép nhốt thỏ trong lồng.

Gia cầm

45. Gia cầm phải được nuôi trong điều kiện bãi thả ngoài trời, tự do sử dụng nơi chạy nhảy thoáng đãng khi thời tiết cho phép. Không được nuôi nhốt gia cm trong lồng.

46. Nơi nuôi thủy cầm phải có đường thông với dòng nước chảy, ao hoặc hồ khi thời tiết cho phép.

47. Chung trại của mọi loại gia cầm phải đưc xây dựng ở nơi vững chắc, được phủ nền bằng những vật liệu thải loại như rơm rạ, vỏ bào, cát hoặc các mng đt có cỏ. Vùng sàn chuồng phải có một phần đủ rộng thích hợp cho gà mái đ để gom phân. Sào/cây, chỗ ngủ nơi cao hơn phải có kích thước và số lượng phù hợp với loài và kích cỡ của nhóm gia cầm và phải làm các lỗ chui ra chui vào với kích cỡ thích hợp.

48. Trưng hợp đối với gà đẻ, khi kéo dài thời gian ban ngày bằng ánh sáng nhân tạo, cơ quan có thẩm quyền phải chỉ định thời gian tối đa tương ứng với các loài, điều kiện địa lý và sức khỏe.

49. Vì lý do sức khỏe, giữa mỗi đợt nuôi gia cầm, chuồng trại phải để trống và các nơi chạy nhảy cho gia cầm cũng phải có thời gian để trống để cho thực vật có thể mọc lại.

Qun lý phân

50. Hoạt động quản lý phân được sử dụng để duy trì cho mọi vùng đất đã cho vật nuôi , chăn thả hoặc gặm cỏ, cần thực hiện theo cách:

a) giảm thiểu việc xuống cấp của đất và nước;

b) không góp phần làm ô nhiễm nhiều đến nguồn nước bởi nitrat và vi khuẩn gây bệnh;

c) tối ưu hóa việc tái sinh các chất dinh dưng; và

d) không dùng phương pháp đốt cháy hoặc phương pháp nào đó mà không nhất quán với các hoạt động theo phương pháp hữu cơ.

51. Mọi phương tiện bảo quản, x lý, kể cả dụng cụ phân phải được thiết kế, chế tạo và vận hành để phòng ngừa ô nhiễm đất đai và/hoặc nguồn nước mặt.

52. Tỷ lệ sử dụng phân bón phải ở mức không làm nhiễm bẩn đất đai và/ hoặc nguồn nước mặt. Cơ quan có thẩm quyền có thể thiết lập áp dụng t lệ tối đa phân bón. Thời gian của việc áp dụng và phương pháp áp dụng sao cho không làm tăng khả năng chảy trôi và các nguồn nước ao, h, sông.

Lưu giữ h sơ và nhận biết sản phẩm

53. Người thực hiện phải duy trì việc ghi chép chi tiết và cập nhật như trong đoạn 7 đến đoạn 15 của Phụ lục C.

Yêu cầu cụ th đối với các loài

Nuôi ong và các sản phẩm ong

Nguyên tắc chung

54. Nuôi ong là một hoạt động quan trọng trong góp phần nâng cao môi trường và sản xuất nông lâm nghiệp qua hoạt động thụ phấn của ong.

55. Việc xử lý và qun lý các tổ ong cn tuân theo các nguyên tắc của trang trại hữu cơ.

56. Vùng hoạt động của ong phải đủ rộng nhm cung cấp đủ các dinh dưng thích hợp và tiếp cận được với nguồn nước.

57. Các nguồn tự nhiên về mật hoa, dịch ngọt và phấn hoa nhưng quan trọng là từ các cây trồng theo phương pháp hữu cơ và/hoặc từ thực vật hoang dại.

58. Sức khe của ong cần dựa trên cơ sở phòng bệnh bằng cách chọn đủ giống, môi trường thuận lợi, chế độ ăn cân đi và tập quán chăn nuôi thích hợp.

59. Các tổ ong cơ bản được làm từ các vật liệu thiên nhiên không có nguy cơ về ô nhiễm môi trường hoặc nhiễm bn các sản phẩm từ ong.

60. Khi đặt ong ở các vùng hoang dại cần chú ý xem xét đến quần th côn trùng bản địa.

Xác định vùng đặt tổ ong

61. T ong đặt ở vùng đất đã được canh tác và/hoặc vùng thực vật hoang dại phải tuân theo các quy tắc về sản xuất như nêu trong Điều 4 của tiêu chuẩn này.

62. Tổ chức chứng nhận chính thức hoặc cơ quan có thẩm quyền có thể phê duyệt các vùng thích hợp dựa trên các thông tin được người thực hiện cung cấp và/hoặc qua quá trình kiểm tra để bảo đảm dịch ngọt, mật hoa và phấn hoa.

63. Tổ chức chứng nhận chính thức hoặc cơ quan có thẩm quyền có thể phê duyệt một vùng đặc biệt có bán kính tính từ tổ ong, trong vùng đó ong có thể tiếp cận nguồn dinh dưỡng đầy đủ, đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

64. Tổ chức chứng nhận chính thức hoặc cơ quan có thẩm quyền phải xác đnh các vùng đặt tổ ong đã đáp ứng các yêu cầu này, vùng này không được gần các nguồn có khả năng gây ô nhiễm từ các chất nhiễm bẩn bị cấm, các sinh vật biến đổi gen hoặc các chất làm ô nhiễm môi trường.

Cho ong ăn

65. Vào mùa sản xuất mật kết thúc, các tổ ong phải có lượng mật và phấn hoa dự trữ dồi dào nhằm giúp đàn ong sống qua thời kỳ nghỉ đông.

66. Có thể phải cho đàn ong ăn để khắc phục tình trạng thiếu thức ăn tạm thời do khí hậu hoặc do các trưng hợp đặc biệt khác. Trong những trường hợp như vậy nên dùng mật ong hoặc đường được sản xuất theo phương pháp hữu cơ, nếu có. Tuy nhiên tổ chức chứng nhận chính thức hoặc cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép dùng mật ong hoặc đường không được sản xuất theo phương pháp hữu cơ. Cần đặt giới hạn thời gian cho thời kỳ này. Việc cho ăn như vậy chỉ thực hiện giữa thời kỳ cuối vụ thu hoạch mật và bắt đầu mùa ti khi đã có nhiều mật hoa hoặc dịch ngọt.

Thời kỳ chuyển đổi

67. Các sản phẩm ong có thể bán như sản phẩm sản xuất theo phương pháp hữu cơ khi đã tuân thủ theo tiêu chuẩn này ít nhất là một năm. Trong thời kỳ chuyển đổi, sáp ong phải được thay thế bởi sáp ong theo phương pháp hữu cơ. Trong trưng hợp không thể thay thế trong thời kỳ một năm, thì tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền có thể kéo dài thời kỳ chuyển đổi. Bằng cách làm giảm bớt các yêu cầu trên khi không sẵn có sáp ong sản xuất theo phương pháp hữu cơ, sáp ong từ các nguồn không theo đúng tiêu chuẩn này có th được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép lấy từ các mũ ong hoặc từ các nơi không dùng các vật liệu bị cấm dùng.

68. Việc thay thế sáp ong là không cần thiết đối với những nơi trước đây không dùng các vật liệu bị cấm dùng.

Nguồn gốc đàn ong

69. Đàn ong có thể được chuyển đi sang sản xuất theo phương pháp hữu cơ. Ong được chuyển đi phải từ các đơn vị sản xuất theo phương pháp hữu cơ, khi sẵn có.

70. Khi chọn giống ong phải tính đến khả năng thích nghi của ong với các điều kiện tại địa phương, sức sống và khả năng kháng bệnh của ong.

Sức khỏe của ong

71. Sức khỏe của đàn ong phải được duy trì bằng thực hành nông nghiệp tốt có lưu ý đến phòng bệnh qua việc chọn giống và quản lý tổ ong. Bao gồm:

a) dùng con giống chịu đựng tốt và thích nghi vi các điều kiện ở địa phương;

b) thay mới ong chúa, nếu cần;

c) thường xuyên làm sạch và khử trùng dụng cụ;

d) thường xuyên thay mới sáp ong;

e) trong t ong luôn có sẵn phấn hoa và mật ong;

f) kiểm tra tổ ong một cách hệ thống để phát hiện các bất thường;

g) kiểm tra một cách có hệ thống các lứa ong đực non mi sinh trong t;

h) chuyển các t ong bị bệnh đến vùng cách ly, nếu cần; hoặc

i) tiêu hủy các đàn ong và vật liệu bị ô nhiễm.

72. Đ kiểm soát các loài dịch hại và dịch bệnh, được phép dùng các chất sau:

axit axetic, axit oxalic, axit lactic

axit formic

lưu huỳnh

các tinh dầu ete tự nhiên (ví dụ tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm, tinh dầu long não)

Bacillus thuringiensis

hơi nước và ngọn lửa trực tiếp.

73. Khi các biện pháp phòng ngừa không đem lại hiệu qu, có thể dùng các thuốc thú y với điều kiện:

a) tốt nhất là nên dùng liệu pháp thực vật hoặc liệu pháp vi lượng đồng căn để xử lý, và

b) nếu dùng các thuốc thuộc liệu pháp tổng hợp hóa học để chữa bệnh, thì các sản phẩm ong không được bán như sản phẩm theo phương pháp hữu cơ. Đàn ong được chữa bệnh phải đặt tại vị trí cách ly và phải trải qua thi kỳ chuyển đổi là một năm. Toàn bộ sáp ong phi được thay thế bi sáp phù hợp với tiêu chuẩn này, và

c) mỗi lần cha bệnh cho ong, bác sỹ thú y phải lập hồ sơ rõ ràng.

74. Trong thực hành diệt trừ các con đực non, chỉ được dùng Varroa jacobsoni.

Quản lý

75. Các tầng ong làm bằng sáp phải được sản xuất theo phương pháp hữu cơ.

76. Cấm diệt trừ ong trong các tầng khi coi đó là cách để thu hoạch các sản phẩm ong.

77. Cấm làm tổn thương ong như cắt cụt cánh ong chúa.

78. Cấm dùng hóa chất tổng hợp trong thời gian khai thác mật.

79. Phải giữ giảm thiểu việc xông khói. Các vật liệu tạo khói từ tự nhiên hoặc từ các vật liệu đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này có thể được chấp nhận.

80. Nên duy trì nhiệt độ ở mức thấp nhất có thể trong quá trình khai thác mật và chế biến các sản phẩm từ ong nuôi.

Lưu giữ h

81. Người thực hiện phải duy trì h sơ chi tiết và được cập nhật như trong đoạn 7 của Phụ lục C. Phải duy trì các bản đồ mô tả địa điểm đặt tất cả các tổ ong.

A.3 Xử lý, bảo quản, vận chuyn chế biến và bao gói

82. Chất lượng của sản phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ phải được duy trì trong suốt quá trình chế biến. Điều này đạt được bằng cách dùng các kỹ thuật thích hợp với đặc trưng riêng của các thành phần và các phương pháp chế biến cẩn thận, hạn chế tinh chế và dùng các chất phụ gia, các chất hỗ trợ chế biến. Không được dùng bức xạ ion hóa các sản phẩm này cho mục đích kiểm soát dịch hại, bảo quản thực phẩm và loại bỏ vi sinh vật gây bệnh hoặc vệ sinh.

Etylen có thể được sử dụng cho quá trình làm chín quả kiwi và chuối.

Quản lý dịch hại

83. Đquản lý và kiểm soát dịch hại, cần sử dụng các biện pháp sau đây theo thứ tự ưu tiên:

a) Phương pháp quản lý dịch hại trước hết phải là các phương pháp phòng ngừa, ví dụ: phá b các ổ trú ngụ của dịch hại;

b) Nếu các phương pháp phòng ngừa chưa đủ để kiểm soát được dịch hại, thì sự lựa chọn đầu tiên để kiểm soát dch hại là các phương pháp cơ học/lý học và sinh học;

c) Nếu việc kiểm soát dịch hại bằng các phương pháp cơ học/lý học và sinh học cũng không kiểm soát được dịch hại, thì cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép dùng các thuốc bảo vệ thc vật hại đã nêu trong Bảng B.2 của Phụ lục B (hoặc các chất khác được cơ quan có thẩm quyền cho phép dùng phù hợp với 5.2) với điều kiện là chúng được chấp nhận cho dùng trong quá trình xử lý, bảo quản, vận chuyển hoặc chế biến nhưng phải ngăn chặn được sự tiếp xúc với các sản phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ.

84. Có thể tránh được dịch hại bằng thực hành tốt trong sản xuất. Các biện pháp kiểm soát dịch hại trong khu vực bảo quản hoặc các thùng vận chuyển có thể dùng các rào cn vật lý hoặc dùng các biện pháp xử lý khác như tiếng động, sóng siêu âm, ánh sáng, tia cực tím, bẫy (bẫy pheromon và các bẫy có bả, mồi nh) nhiệt độ có kiểm soát, không khí có kiểm soát (khí cacbonic, ôxy, nitơ) và đt điatomit.

85. Không được phép dùng các thuốc bảo vệ thực vật không được liệt kê trong Phụ lục B cho sản phẩm sau thu hoạch hoặc vì mục đích kiểm dịch đối với các sản phẩm được chế biến theo tiêu chuẩn này vì có thể làm thực phẩm đã được sản xuất theo phương pháp hữu cơ mất đi trạng thái theo phương pháp hữu cơ của chúng.

Chế biến và sản xut

86. Nên dùng các phương pháp chế biến cơ học, lý học hoặc sinh học (ví dụ lên men và xông khói) và giảm thiểu việc dùng các chất phi nông nghiệp và các phụ gia như đã liệt kê tại Bảng B.3 và Bảng B.4 của Phụ lục B.

Bao gói

87. Vật liệu bao gói nên chọn từ các nguồn có thể phân hủy bng sinh học, được tái sinh hoặc có thể tái sinh.

26 Bảo quản và vận chuyển

88. Độ nguyên vẹn của sn phẩm phi được duy trì trong suốt quá trình bảo quản, vận chuyển và xử lý bng cách dùng các biện pháp phòng ngừa sau đây:

a) Sản phẩm sản xuất theo phương pháp hữu cơ phải được bảo vệ mọi lúc để khỏi b trộn lẫn với các sản phẩm không theo phương pháp hữu cơ; và

b) Sản phẩm sản xuất theo phương pháp hữu cơ phải được bảo vệ mọi lúc để khỏi b tiếp xúc với các vật liệu và các chất không được phép dùng trong nông nghiệp hữu cơ và xử lý hữu cơ.

89. Nơi mà chỉ một phần của đơn v sản xuất được chứng nhận, các sản phẩm khác không bao gồm theo tiêu chuẩn này cần được bảo quản, xử lý riêng và c hai loại sản phẩm này phải được nhận biết rõ ràng.

90. Việc bảo quản số lượng lớn sản phẩm hữu cơ, phải tách riêng khỏi các kho chứa sản phẩm thông thường và phải có nhãn rõ ràng.

91. Các nơi bảo quản và các côngtenơ vận chuyển sản phẩm theo phương pháp hữu cơ phải được làm sạch bằng cách sử dụng các phương pháp và vật liệu được phép dùng trong sản xuất. Phải dùng các biện pháp tránh bị nhiễm bẩn có thể từ bất kỳ các loại thuốc bảo vệ thực vật nào và tránh các cách xử lý khác không được liệt kê trong Phụ lục B trước khi sử dụng trong khu vực bảo quản hoặc côngtenơ vận chuyển mà không chuyên dùng cho các sản phẩm hữu cơ.

 

Phụ lục B

(Quy định)

Các chất được phép dùng để sản xuất thực phẩm hữu cơ

Chú ý

1. Bất kỳ chất nào dùng trong hệ thống sản xuất theo phương pháp hữu cơ để làm cho đất đai màu mỡ và ổn định, đ kiểm soát dịch hại và bệnh tật, để bảo vệ sức khỏe vật nuôi và vì chất lượng của sản phẩm động vật hoặc dùng để chế biến, bảo quản và lưu trữ sản phẩm thực phẩm, phải phù hợp với quy định hiện hành.

2. Điều kiện để sử dụng những chất nhất định nêu trong danh mục dưới đây có thể được quy định bởi tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền, ví dụ: dung lượng, tần suất sử dụng, mục đích cụ thể v.v…

3. Khi một chất được yêu cầu sử dụng cho sn xuất ban đầu, thì chúng phải được sử dụng thật thận trọng, vì ngay cả với những chất được phép sử dụng vẫn có thể bị sử dụng sai hoặc có thể làm thay đi hệ sinh thái của đất hoặc của trang trại.

4. Danh mục dưới đây không cố gắng bao gồm hay không bao gồm các chất hoặc hạn chế công cụ chính quy mà chỉ cung cấp các khuyến cáo. Hệ thống tiêu chí xem xét đối với sản phẩm được nêu chi tiết trong Điều 5 của tiêu chuẩn này phải được cơ quan có thẩm quyền xác định trước khi chấp nhận hay loại b các chất nêu trong danh mục dưới đây.

Bảng B.1 – Các chất được dùng làm cho đất đai màu m và ổn định

Các chất

Mô tả; yêu cầu đối với thành phần; điều kiện sử dụng

Phân trong trại chăn nuôi và gia cm

Cần phải có cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức chứng nhận thừa nhận nếu không được ly từ hệ thống sản xuất theo phương pháp hữu cơ. Phân có nguồn từ cơ sở chăn nuôi quy mô lớn20 không được phép sử dụng.

Phân chuồng hoặc nước tiểu

Nếu không có nguồn gốc hữu cơ thì cn được tổ chức chng nhận thừa nhận. Tốt nht là sau khi kim soát được quá trình pha loãng và/hoặc lên men. Nguồn từ cơ sở chăn nuôi quy mô lớn không được phép sử dụng.

Phân động vật , bao gồm cả phân gia cầm

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận.

Phân chuồng và phân chuồng đã

Phân có nguồn gốc từ cơ sở chăn nuôi quy mô lớn không được phép sử dụng.

Phân chuồng khô và phân gia cầm đã khử nước

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận. Phân có nguồn gc từ cơ sở chăn nuôi quy mô ln không được phép sử dụng.

Phân chim

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận

Rơm

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận

Phân hữu cơ, nấm đã tàn lụi và chất nn là chất khoáng bón cây

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận. Thành phần ban đu của chất nn phải được giới hạn đi với sản phẩm nằm trong danh mục này

Chất phế thải từ sinh hoạt gia đình đã được lên men, đã ủ hay đã phân loại

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận.

Phân hữu cơ làm từ phần còn lại của thực vật

 

Sản phẩm động vật đã chế biến từ các lò giết mổ hay từ công nghiệp cá

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền tha nhận.

Bán thành phẩm của công nghiệp thực phẩm và công nghiệp dệt không xử lý bằng phụ gia tổng hợp

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận.

Rong biển và sản phẩm từ rong biển

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền tha nhận.

Mùn cưa, v cây và gỗ phế thi

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận, gỗ không b xử lý bằng hóa chất sau khi đốn.

Tro gỗ và than củi

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận được làm t g không bị xử lý bằng hóa chất sau khi đốn.

Đá phosphat thiên nhiên

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận. Hàm lượng cadimi không được vượt quá 90 mg/kg P2O5

Xỉ bazơ

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận.

Kali cacbonat, muối mỏ kali (ví dụ: kalinit, sylvinit)

Hàm lượng clorua nhỏ hơn 60 %

Sulfat của kali cacbonat (ví dụ: paten kali)

Thu được từ các quá trình lý học nhưng được làm giàu bằng các quá trình hóa học để làm tăng khả năng hòa tan của chúng, cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận.

Canxi cacbonat có nguồn gc tự nhiên (ví dụ: đá phán, marl, maerl, đá vôi, đá phấn phosphat)

 

Đá magiê

 

Đá vôi magiê

 

Muối epsom (magiê sulfat)

 

Thạch cao (canxi sulfat)

Chỉ t nguồn gốc tự nhiên

Bã rượu và chất chiết từ bã rượu

Không bao gồm bã rượu có amoni

Natri clorua

Ch bao gồm muối mỏ

Nhôm canxi phosphat

Hàm lượng cadimi không được vượt quá 90 mg/kg P2O5.

Nguyên tố vi lượng (ví dụ: Bo, đồng, sắt, mangan, molybđen, kẽm)

Cần được t chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận.

Lưu huỳnh

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận.

Bột đá xay

 

Đát sét (ví dụ: bentonit, pertit, zeolit)

 

Sinh vật có sn trong tự nhiên (ví dụ: giun)

 

chất khoáng bón cây

 

Than bùn

Không bao gồm chất phụ gia tng hợp; cho phép dùng cho hạt giống, phân dùng cho bầu giống. Các loại khác phải được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp nhận. Không cho phép dùng làm chất n định đt.

Mùn từ giun đất và côn trùng

 

Hợp chất chứa clo từ đá vôi

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận.

Phân người

Cn được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận. Nguồn này được tách khỏi chất thi gia đình và chất thải công nghiệp, nhng chất gây nên mối nguy ô nhim hóa học. Chúng cần được xử lý thích hợp đ loại bỏ các mối nguy từ dịch hại, ký sinh trùng, vi sinh vật gây bệnh và không được dùng cho mùa vụ dự định cho người tiêu thụ hoặc cho phần ăn được của thực vật.

Bán thành phẩm của ngành công nghiệp đường (ví dụ: bã rượu)

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận.

Bán thành phẩm của cọ dầu, dừa, cacao [bao gồm nhánh không còn quả, chất thải từ máy ép du cọ, mụn dừa và vỏ quả cacao]

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận.

Bán thành phẩm của công nghip chế biến các thành phần từ nông nghiệp hu cơ

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền nhận.

Dung dịch canxi clorua

Xử lý lá trong trường hợp ngăn chặn sự thiếu hụt canxi.

Bảng B.2 – Các chất dùng để kiểm soát dch hại và bệnh tật

Các chất

Mô tả; yêu cầu đối với hợp phn; điều kiện sử dụng

I Thực vật và động vật

Chế phẩm gốc pyrethrins được chiết từ Chrysanthemum inerariaefolium, có thể chứa sygnergist

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận, ngoại trừ piperonyl butoxid từ sau năm 2005 được biết đến là sygnergist.

Chế phẩm của Rotenon từ Derris elliptica, Lonchocarpus, Thephrosia spp.

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận

Chế phẩm từ Quassia amara

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận

Chế phẩm từ Ryania speciosa

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận

Chế phẩm thương mại/sản phẩm của Neem (Azadirachtin) từ xoan n Độ (Azadirachta indica)

Cần được tổ chức chứng nhn hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận

Keo ong

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận

Dầu động vật và thực vật

 

Rong biển, bột rong biển, chất chiết từ rong biển, muối biển và nước muối

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận. Không được xử lý hóa học.

Gelatin

 

Lecithin

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận

Casein

 

Các axit tự nhiên (ví dụ: dấm)

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận

Sản phẩm lên men từ nấm Aspergillus

 

Chất chiết từ nm (nấm đông cô)

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận

Chất chiết từ chlorella

 

Thuốc trừ tuyến trùng từ kitin

Nguồn gốc tự nhiên

Chế phẩm thực vật tự nhiên, trừ thuốc lá

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận

Chất chiết từ thuốc lá (trừ nicotin tinh khiết)

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận

Cây xe-va-đi (Sabadilla)

 

Sáp ong

 

Spinosad

Spinosad ch nên được sử dụng khi những biện pháp nhằm giảm thiu nguy cơ đối với các loài không phải đích và đ giảm thiểu nguy cơ phát triển của các sinh vật đối kháng.

II Chất khoáng

Đồng ở dạng đng hydroxit, đồng octanoate, đồng oxy clorua, đồng sulfat (tribasic), đồng oxit, hn hợp bordeaux và hỗn hợp burgundy

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận liều lượng và tần suất sử dụng. Sử dụng như thuốc diệt nấm với điu kiện chất này được dùng theo cách giảm thiểu sự tích luỹ đồng trong đt.

Lưu huỳnh

Cần được t chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận

Bột khoáng (bột đá, các silicat)

 

Đt diatomit

Cn được tổ chức chng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận

Các silicat, đất sét (bentonit)

 

Natri silicat

 

Natri bicacbonat

 

Kali permanganat

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận

Sắt phosphat

Dùng làm thuốc diệt ốc

Dầu parafin

Cn được t chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận

III Vi sinh vật đưc dùng để kim soát dịch hại sinh học

Vi sinh vật (vi khun, virut, nấm), ví dụ: Bacillus thuringiensis, virut granulosis v.v…

Cn được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận.

IV Chất khác

Cacbon dioxit và khí nitơ

Cn được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận

Xà phòng kali (xà phòng mm)

 

Etanol

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận

Chế phẩm vi lượng đồng căn và ayurvedic

 

Chế phẩm t tho mộc và biodynamic (sản phẩm siêu hữu cơ)

 

Côn trùng đực đã gây bất dục

Cn được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận

Thuốc diệt loài gặm nhấm

Sản phẩm dùng đ kim soát dịch hại trong chuồng trại và công trình nuôi vật nuôi. Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận

Etylen

Khử màu xanh của cam quýt để phòng ngừa ruồi giấm và làm chất tạo hoa cho dứa.

Là chất ức chế ny mầm khoai tây và hành: Cần được tổ chức chứng nhn hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận ức chế ny mầm khoai tây, hành, ở nơi mà các giống không sẵn có đặc tính ng dài hoặc những giống không phù hợp với điều kiện phát trin của địa phương. Etylen phải được sử dụng sao cho giảm thiểu việc tiếp xúc với người thực hiện và công nhân.

V. By

 

Chế phẩm pheromon

 

Chế phẩm gốc metaldehyd chứa chất xua đuổi đối với loài động vật cao hơn và cũng có tác dụng dùng trong bẫy.

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận

Dầu khoáng

Cần được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền thừa nhận

Các dụng cụ kiểm soát cơ học, ví d: lưới bảo vệ cây trồng, hàng rào xoắn, bẫy bằng chất dẻo phủ keo, băng dính.

 

B.3.1 Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong các điu kiện quy định trong một số loại thực phẩm hữu cơ nhất định hoặc trong các loại thực phẩm đơn l

Bảng dưới đây cung cấp danh mục những phụ gia thực phẩm bao gồm c chất mang được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm hữu cơ. Chức năng sử dụng, phân loại thực phẩm và từng loại phụ gia thực phẩm được sử dụng trong các loại thực phẩm đơn lẻ dưới đây được điều chỉnh theo các điều khoản trong Bảng 1 đến Bảng 3 của TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009) Tiêu chun chung đối với thực phẩm và các tiêu chuẩn khác có liên quan.

Bảng này là danh mục hướng dẫn chỉ dùng cho mục đích chế biến thực phẩm hữu cơ. Các quốc gia có thể xây dựng danh mục các chất dùng cho mục đích quốc gia đáp ứng các yêu cầu như khuyến cáo trong 5.2 của tiêu chuẩn này.

Phụ gia thực phẩm trong Bảng B.3 có thể được sử dụng để thực hiện chức năng ch ra trong các sản phẩm thực phẩm cụ thể.

Bảng B.3 – Thành phn của các chất không có nguồn gốc nông nghiệp được đề cập trong Điều 3 của tiêu chuẩn này

Chsố INS*

Tên phụ gia

Chức năng sử dụng cho phép trong sản xuất hữu cơ

Được phép sử dụng trong các nhóm thực phẩm

Thực phẩm có nguồn gốc thực vật

Thực phẩm có nguồn gốc động vật

170i

Canxi cacbonat

Tt cả

Cho phép, mặc dù trong TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192- 1995, Rev.10-2009) vn loại trừ

01.0 Sản phẩm sữa và tương tự sữa, không bao gồm các sản phẩm thực phẩm thuộc nhóm 02.0

220

Lưu huỳnh dioxit

Tt cả

14.2.2 Cider và rượu lê (perry), 14.2.3 Rượu nho, 14.2.4, Rượu (khác rượu nho)

14.2.5 Rượu mật ong

270

Axit lactic (L-D và DL-)

Tất cả

04.2.2.7 rau lên men

(bao gồm c nm, r và củ, đậu đỗ và họ đậu, lô hội), và sản phẩm rong bin, tr sản phẩm đậu tương lên men của nhóm thực phẩm 12.10

01.0 Sản phẩm sữa và tương tự sữa, trừ các sản phẩm thực phẩm nhóm 02.008.4 có v ăn được (ví dụ v xúc xích)

290

Cacbon dioxit

Tất cả

Cho phép, mặc dù trong TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev. 10-2009) vn loại trừ

Cho phép, mặc dù trong TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009) vn loại tr

296

Axit malic (FL-)

Tất cả

Cho phép, mặc dù trong TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev. 10-2009) vẫn loại trừ

Không cho phép

300

Axit ascorbic

Tt cả

Nếu không sẵn có ở dạng tự nhiên. Cho phép, mặc dù trong TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009) vẫn loại trừ

Nguồn tự nhiên không đủ cung cấp. 08.2 Sản phẩm thịt, thịt gia cầm và thịt động vật hoang dã, đã chế biến, nguyên thân hoặc cắt miếng 08.3

Sản phẩm thịt, thịt gia cầm và thịt động vật hoang dã, xay nhỏ, đã chế biến 08.4 Sản phẩm có vỏ ăn được (ví dụ, v xúc xích)

307

Vitamin E (tocopherol), dạng cô đặc tự nhiên hn hợp

Tt cả

 

Tất cả sản phẩm hỗn hợp được phép sử dụng theo TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009)

322

Lecithin (thu được mà không cần ty trắng và dung môi hữu cơ)

Tt cả

Cho phép, mặc dù trong TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev. 10-2009) vẫn loại trừ

Sản phẩm sữa và tương tự sữa, không bao gồm các sn phẩm thực phẩm thuộc nhóm 02.002.0

Chất béo và dầu thực vật, chất tạo nhũ béo 12.6.1

Nước sốt dạng nhũ tương (ví dụ: mayonnaise, nước sốt trộn salad) 13.1 Thức ăn theo công thức dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 13.2 Thực phẩm bổ sung dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

327

Canxi lactat

Tất cả

Không cho phép

01.0 Sản phẩm sữa và tương tự sữa, không bao gồm các sản phẩm thực phẩm thuộc nhóm 02.0

330

Axit xitric

Tất cả

04.0 Rau, qu

(bao gồm cả nấm, rễ và c, đậu đ và họ đậu, lô hội), rong biển, lạc và các loại hạt

Như chất tạo đông trong các sản phẩm phomat đặc biệt và trong trứng đã nấu chín 01.6 Phomat và sản phẩm tương tự, 02.1 Dầu m không chứa nước, 10.0 Trứng và sản phẩm trứng

331i

Natri dihydro xitrat

Tất cả

Không cho phép

01.1.1 Buttermilk (dạng thông thường)

(Ch chất ổn định), 01.1.2, Đồ uống từ sữa, cứ tạo hương và/hoặc lên men (ví dụ sữa socola, cacao, rượu nóng đánh trứng, sữa chua uống, đồ uống từ whey), 01.2.1.2 Sữa lên men (dạng thông thường), có xử lí nhiệt sau khi lên men (Ch chất ổn định), 01.2.2 Sữa đông tụ bng enzym renin (dạng thông thường) (Chỉ chất ổn định), 01.3 Sữa đặc và sn phẩm tương tự (dạng thông thường), 01.4 Cream (dạng thông thưng) và dạng tương tự (Ch chất ổn định), 01.5.1 Sa bột và cream bột (dạng thông thường) (Chỉ chất ổn định), 01.6.1 Pho mát chưa chế biến (Ch chất ổn định), 01.6.4 Phomat chưa chín (ch chất nhũ hóa), 01.8.2 Whey và sản phẩm whey dạng khô, không bao gồm whey phomat, 08.3 Sản phẩm thịt, thịt gia cầm và thịt động vật hoang dã, xay nh, đã chế biến, hạn chế xúc xích. Chỉ sử dụng lòng trắng trứng thanh trùng theo: 10.2 Các sản phẩm trứng

332i

Kali dihydro xitrat

Tất cả

Không cho phép

Cho phép, mặc dù trong TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009) vẫn loại trừ

333

Canxi xitarat

Tt c

Cho phép, mặc dù trong TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009) vn loại trừ

01.0 Sản phẩm sữa và tương tự sữa, không bao gồm các sản phẩm thực phẩm thuộc nhóm 02.0

334

Axit tartaric

Tt cả

Cho phép, mặc dù trong TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009) vẫn loại trừ

Không cho phép

335i

Mononatri tartrat

Tt c

05.0 Kẹo. 07.2.1 Bánh

Không cho phép

335ii

Dinatri tartrat

 

 

 

336i

Mono kali tartrat

Tt cả

05.0 Kẹo, 06.2 Bột và tinh bột, 07.2.1 Bánh

Không cho phép

336ii

Dikali tartrat

341i

Monocanxi

orthophosphat

Tất cả

06.2.1 Bột

01.0 Sản phẩm sữa và tương tự sữa, không bao gồm các sản phẩm thực phẩm thuộc nhóm 02.0

400

Axit alginic

Tt cả

Cho phép, mặc dù trong TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009) vẫn loại trừ

 

401

Natri alginat

Tt cả

Cho phép, mặc dù trong TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009) vẫn loại trừ

01.0 Sản phẩm sữa và tương tự sữa, không bao gồm các sản phẩm thực phẩm thuộc nhóm 02.0. Tt cả các sản phẩm dạng hỗn hợp theo TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009)

402

Kati alginat

Tt c

Cho phép, mc dù trong TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009) vẫn loại tr

01.0 Sản phẩm sữa và tương tự sữa, không bao gồm các sản phẩm thực phẩm thuộc nhóm 02.0. Tt cả các sản phẩm dạng hỗn hợp theo TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009)

406

Agar (thạch)

Tt cả

Cho phép, mặc dù trong TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009) vẫn loại trừ

Cho phép, mặc dù trong 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009) vẫn loại trừ

407

Carageenan

Tt cả

Cho phép, mặc dù trong TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009) vn loại trừ

01.0 Sản phẩm sữa và tương tự sữa

410

Gôm đậu carob

Tất cả

Cho phép, mặc dù trong TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009) vẫn loại trừ

01.1 Sữa và đ ung từ sa, 01.2 Sản phẩm sữa lên men và sản phẩm sữa đông tụ bng enzym renin (dạng thông thường), 01.3 Sữa đặc và sản phẩm tương tự, 01.4 Cream (dạng thông thường) và dạng tương tự, 01.5 Sữa bột, cream bột và sản phẩm dạng bột tương tự (dạng thông thường)

410

Gôm đậu carob

Tất cả

Cho phép, mặc dù trong TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009) vn loại trừ

01.6 Phomat và sản phẩm tương tự, 01.7 Đồ tráng miệng từ sữa (ví dụ bánh pudding, sữa chua trái cây hoặc sữa chua có hương), 01.8.1 Whey và sản phẩm whey dạng lỏng, không bao gồm whey phomat, 08.1.2 Thịt, thịt gia cầm và thịt động vật hoang dã, dạng tươi, đã xay, 08.2 Sản phẩm thịt, thịt gia cầm và thịt động vật hoang đã, đã chế biến, nguyên thân hoặc ct miếng, 08.3 Sản phẩm thịt, thịt gia cm và thịt động vật hoang dã, xay nhỏ, đã chế biến, 08.4 Sản phẩm có vỏ ăn được (ví dụ vỏ xúc xích)

412

Gôm guar

Tất cả

Cho phép, mặc dù trong TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009) vẫn loại trừ

01.0 Sản phẩm sữa và tương tự sữa, không bao gồm các sản phẩm thực phẩm thuộc nhóm 02.08.2.2 Sản phẩm thịt thịt gia cầm và thịt động vật hoang dã, đã chế biến bằng xử lý nhiệt, 8.3.2 Sản phẩm thịt, thịt gia cầm và thịt động vật hoang dã, xay nhỏ, đã chế biến bằng xử lí nhiệt, 10.2 Các sản phẩm trứng

413

Gôm Tragacanth

Tất cả

Cho phép, mặc dù trong TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009) vẫn loại trừ

Cho phép, mặc dù trong TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009) vẫn loại trừ

414

Gôm arabic

Tt c

 

01.0 Sản phẩm sữa và tương tự sữa, không bao gồm các sản phẩm thực phẩm thuộc nhóm 02.002.0 Dầu, m và nhũ tương chất béo, 05.0 Kẹo

415

Gôm xanthan

Tất cả

02.0 Dầu, m và nhũ tương chất béo, 04.0 Rau quả (bao gồm cả nấm ăn, thân củ và thân rễ, đậu hạt và đậu quả, cây lô hội), tảo biển, các loại hạt, 07.0 Bánh nướng, 12.7 Salat (ví dụ salat macaroni, salat khoai tây)

Không cho phép

416

Gôm karaya

Tất cả

Cho phép, mặc dù trong TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009) vẫn loại trừ

Không cho phép

422

Glycerol

Tất cả

Thu được từ thực vật; sử dụng làm chất mang cho các chất chiết thực vật, 04.1.1.1 Quả tươi chưa qua xử lý, 04.1.1.2 quả tươi đã xử lý bề mặt, 4.1.2 quả tươi đã chế biến, 04.2.1.2  Rau (bao gồm cả nấm ăn, thân c và thân rễ, đậu hạt và đậu quả, cây lô hội), tảo biển, các loại hạt, dạng tươi đã xử lí b mt, 4.2.2 2 Rau khô, Rau (bao gồm cả nm ăn, thân c và thân rễ, đậu hạt và đậu quả, cây lô hội), tảo biển, các loại hạt, 04.2.2.3 Rau (bao gồm c nm ăn, thân củ và thân rễ, đậu hạt và đậu quả, cây lô hội) và tảo bin, ngâm dấm, dầu, nước muối hoặc nước tương, 04.2.2.4  Rau (bao gồm cả nấm ăn, thân củ và thân rễ, đậu hạt và đậu quả, cây lô hội) và tảo biển, đóng hộp hoặc đóng chai (thanh trùng), 04.2.2.5 Puree và sản phẩm dạng phét (ví d: bơ lạc) t rau (bao gồm c nm ăn, thân c và thân rễ, đậu hạt và đậu quả, cây lô hội), tảo biển, các loại hạt 04.2.2.6 Rau nghiền dạng bột nhão và chế phẩm (ví dụ: đ tráng miệng và nước sốt từ rau, rau ướp đường) từ rau (bao gm cả nấm ăn, thân củ và thân rễ, đậu hạt và đậu quả, cây lô hội), tảo biển, các loại hạt, không bao gồm sản phẩm thuộc nhóm 04.2.2.5, 04.2.2.7 Sn phm rau (bao gồm cả nấm ăn, thân củ và thân rễ, đậu hạt và đậu quả, cây lô hội) và tảo biển, dạng lên men, không bao gồm sản phẩm đậu tương lên men của nhóm 12.1012.2 Gia vị và gia vị thảo mộc (ví dụ, gia vị cho mì ăn liền)

Không cho phép

440

Pectin (không chứa amidat)

Tất cả

Cho phép, mặc dù trong TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009) vn loại trừ

01.0 Sản phẩm sữa và tương tự sữa, không bao gồm các sn phẩm thực phẩm thuộc nhóm 02.0

500ii

500iii

Natri hydro

Cacbonat natri

Sequicacbonat

Tất cả

05.0 Kẹo, 07.0 Bánh nướng

01.0 Sản phẩm sữa và tương tự sữa, không bao gồm các sản phẩm thực phẩm thuộc nhóm 02.0

501i

Kali cacbonat

Tất cả

Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc, được chế biến từ hạt ngũ cốc, thân rễ và thân củ, đậu hạt và đậu quả, không bao gồm sản phẩm thuộc nhóm 07.007.2 Bánh nướng hoàn chỉnh (ngọt, mặn, thơm ngon) và các loại bánh nướng hỗn hợp

Không cho phép

503i

503ii

Amoni carbamat

Amoni hydro cacbonat

Chất điu chnh độ axit

Chất tạo xốp

Cho phép, mặc dù trong TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009) vẫn loại trừ

Không cho phép

504i

Magiê carbonat

Tất cả

Tất cả

Cho phép, mặc dù trong TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009) vẫn loại trừ

Không cho phép

504ii

Magiê hydro

508

Kali clorua

Tt cả

04.0 Rau quả (bao gồm cả nm ăn, thân c và thân rễ, đậu hạt và đậu quả, cây lô hội), tảo biển, các loại hạt, 12.4 Mù tạt. 12.6.2 Nước sốt không phải dạng nhũ tương (ví dụ: tương cà chua, nước sốt phomat, nước sốt cream, nước thịt)

Không cho phép

509

Canxi clorua

Tất cả

04.0 Rau qu (bao gồm cả nm ăn, thân c và thân rễ, đậu hạt và đậu quả, cây lô hội), tảo biển, các loại hạt, 06.8 Sản phẩm đậu tương (không bao gm gia vị từ đậu tương thuộc nhóm 12.9) và các sản phẩm lên men thuộc nhóm 12.9.1 Các sản phẩm protein từ đậu tương, 12.10 Các sản phẩm lên men từ đậu tương

Sản phẩm sữa và tương tự sữa, không bao gồm các sản phẩm thực phẩm thuộc nhóm 02, 08.2 Sản phẩm thịt, thịt gia cầm và thịt động vật hoang dã, đã chế biến, nguyên thân hoặc ct miếng, 08.3 Sản phẩm thịt, thịt gia cm và thịt động vật hoang dã, xay nhỏ, đã chế biến, 08.4 Sản phẩm có vỏ ăn được (ví dụ: xúc xích)

511

Magiê clorua

Tất cả

06.8 Các sản phẩm đậu tương (không bao gồm các sản phẩm đậu tương thuộc nhóm 12.9 và các sn phẩm đậu tương lên men thuộc nhóm 12.10), 12.9.1 Các sn phẩm từ protein đậu tương, 12.10 Các sản phẩm đậu tương lên men

Không cho phép

516

Canxi sulfat

Tất cả

06.8 Các sản phẩm đậu tương (không bao gồm các sản phẩm đậu tương thuộc nhóm 12.9 và các sản phẩm đậu tương lên men thuộc nhóm 12.10), 07.2.1 Bánh cake, bánh cookie và bánh cứ nhân (pie) (ví dụ: các loại bánh nhân trái cây và bánh trứng), 12.8 Sản phẩm nấm men và sản phẩm tương tự, 12.9.1 Các sản phẩm từ protein đậu tương, 12.10 Các sản phẩm từ đậu tương lên men

Không cho phép

524

Natri hydroxit

Tất c

Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc, được chế biến từ hạt ngũ cốc, thân rễ và thân củ, đậu hạt và đậu quả, không bao gồm sản phẩm bánh thuộc nhóm 07.0.007.1.1.1 Bánh mì lên men và bánh mì đặc biệt

Không cho phép

551

Silic dioxit (vô định hình)

Tất cả

Thảo mộc, gia vị (ví dụ: gia vị dùng cho mì ăn lin)

Không cho phép

941

Nitơ

Tt cả

 

Cho phép, mặc dù trong TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009) vẫn loại trừ

B.3.2 Chất tạo hương

Các chất và sản phẩm được ghi nhãn là chất tạo hương vị tự nhiên hoặc chế phẩm hương vị thiên nhiên được định nghĩa trong tiêu chuẩn của CAC/GL 29-1987*, General requirements for natural flavourings (Yêu cầu chung đối với chất tạo hương tự nhiên).

B.3.3 Nước và muối

Nước uống được.

Muối (với natri clorua hoặc kali clorua là các thành phần được sử dụng chung trong chế biến thực phẩm).

B.3.4 Chế phẩm vi sinh vật và enzym

Bất kỳ chế phẩm nào của vi sinh và enzym thường dùng trong chế biến thực phẩm, trừ các vi sinh vật từ công nghệ biến đi gen hoặc enzym có nguồn gốc từ công nghệ gen.

B.3.5 Các chất khoáng (bao gồm cả nguyên t vi lượng), vitamin, axit béo dễ bay hơi, amino axit và các hợp chất nitơ khác

Chỉ chấp nhận khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Bng B.4 – Chất hỗ trợ chế biến có thể được sử dụng để chế biến các sản phẩm có nguồn gốc nông nghiệp được nêu trong Điều 3 của tiêu chuẩn này

Các chất

Các điều kiện cụ th

Đối với các sản phẩm từ thực vật

 

Nước

 

Canxiclorua

Chất tạo đông

Canxi cacbonat

 

Canxi hydroxit

 

Canxi sulfat

Chất tạo đông

Magiê clorua

Chất tạo đông

Kali cacbonat

Chất làm nho khô

Cacbon dioxit

 

Nitơ

 

Etanol

Dung môi

Axit tannic

Chất trợ lọc

Albumin trong lòng trắng trứng

 

Casein

 

Gelatin

 

Aga thực vật

 

Dầu thực vật

Chất bôi trơn hoặc chất chng dính

Silic dioxit

Như keo hoặc dung dịch dạng keo

Than hoạt tính

 

Đá tan (talc)

 

Bentonit

 

Cao lanh

 

Đt điatomit

 

Đá trân châu (perlit)

 

Vỏ hạt dẻ

 

Sáp ong

Chất chống dính

Sáp carnauba

Chất chống dính

Axit sulphuric

Điều chỉnh độ pH của nước chiết trong sản xuất đường

Natri hydroxit

Điều chỉnh pH trong sản xuất đường

Axit tartaric và muối

 

Natri cacbonat

Sản xuất đường

Chế phẩm của các thành phần v cây

 

Kali hydroxit

Điều chỉnh pH trong chế biến đường

Axit xitric

Điu chỉnh pH

Chế phẩm vi sinh vật và enzym

Bất kỳ chế phẩm nào của vi sinh và enzym cũng thường được dùng như chất hỗ trợ chế biến trong quá trình chế biến thực phẩm, trừ các sinh vật từ công nghệ biến đi gen hoặc enzym được dẫn xuất từ công nghệ biến đi gen.

Đối với sản phẩm từ ong và vật nuôi

Dưới đây là các điều khoản chỉ dùng cho mục đích chế biến sản phẩm từ ong và vật nuôi. Cơ quan có thẩm quyền có thể xây dựng mục các chất cần dùng cho mục đích của mình đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này như các khuyến cáo nêu trong 5.2.

INS

Tên

Các điu kiện cụ thể

 

Canxi cacbonat

 

 

Canxi clorua

Chất làm rắn chc, đông tụ trong quá trình làm pho mát

 

Cao lanh

Chất chiết của của propolis.

 

Axit lactic

Sản phẩm sữa: chất đông tụ, điều chỉnh pH của muối làm pho mát.

 

Natri cacbonat

Sản phẩm sữa: chất trung hòa.

 

Nước

 

 

Phụ lục C

(Quy định)

Các yêu cầu tối thiểu và các biện pháp phòng ngừa trong hệ thống chứng nhận hoặc kiểm tra

1. Các biện pháp kiểm tra cn thiết xuyên suốt trong toàn bộ chuỗi thực phẩm để kiểm tra xác nhận các sn phẩm được ghi nhãn theo Điều 3 của tiêu chun này có phù hợp với các quy phạm thực hành. Các tổ chức được chứng nhận chính thức hoặc được thừa nhận chính thc hoặc cơ quan được ủy quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền phải thiết lập chính sách và thủ tục phù hợp với tiêu chuẩn này.

2. Tổ chức kiểm tra cn phi truy cập tất cả các tài liệu dạng văn bản và/hoặc hồ sơ, cơ sở sản xuất theo phác đồ kiểm tra. Người thực hiện chịu sự kiểm tra cũng phải để cho cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan ủy quyền được ch định truy cập và cung cp bất cứ thông tin cần thiết nào cho mục đích đánh giá của bên thứ ba.

C.1 Đơn vị sản xuất

3. Quá trình sn xuất theo tiêu chuẩn này phải ở trong một đơn vị mà nơi đó đất được khoanh vùng, khu vực sản xuất, trang trại, các phương tiện bảo quản cây trồng và vật nuôi được tách biệt rõ ràng với khu vực của các đơn vị khác không sản xuất theo tiêu chuẩn này; các khu vực chuẩn bị và/hoặc bao gói có thể tạo thành một phần của đơn vị sản xuất, nơi mà hoạt động được giới hạn đ chuẩn bị và bao gói sản phẩm cho chính đơn vị sản xuất nông nghiệp đó.

4. Khi thỏa thuận đợt kiểm tra đầu tiên, người thực hiện và tổ chức chứng nhận chính thức hoặc được thừa nhận chính thức hoặc cơ quan có thẩm quyền phải soạn thảo và ký một văn bản bao gồm các nội dung sau:

a) mô tả đầy đủ đơn v và/hoặc khu vực thu hái, chỉ rõ kho bảo quản, nơi sản xuất và khu đất được khoanh vùng và, khi có thể, nơi sẽ tiến hành các hoạt động chuẩn bị và bao gói;

b) và, trong trường hợp thu hái thực vật hoang dại, người sản xuất có thể cung cấp giấy bảo đảm của bên thứ ba, nếu có thể, để đảm bảo rằng các điều khoản nêu trong đoạn 10 của Phụ lục A được đáp ứng;

c) tất cả các biện pháp thực tế được tiến hành ở cấp độ của đơn vị sản xuất để đm bảo phù hợp với tiêu chuẩn này;

d) ngày sử dụng cuối cùng trên vùng đt và/hoặc khu vực thu hái liên quan đến sản phẩm mà việc sử dụng sản phẩm đó không liên quan đến Điều 4 của tiêu chuẩn này;

e) một văn bản đảm bảo của người thực hiện các hoạt động phù hợp với Điều 3, Điều 4 của tiêu chuẩn này và chấp nhận trường hợp vi phạm khi thực thi các biện pháp đã đề cập trong đoạn 9 của Điều 6 của tiêu chuẩn này.

5. Mỗi năm trước ngày kiểm tra được chỉ định bởi tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền, thì người thực hiện phải báo tin cho tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền lịch trình sản xuất sản phẩm từ cây trồng, vật nuôi, và lịch sử về thửa đất/bầy, đàn hoặc tổ ong.

6. Các bản kê khai và/hoặc báo cáo phải được giữ để tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền truy tìm nguồn gốc, bản chất, số lượng của tất cả các nguyên liệu được mua vào, việc sử dụng các nguyên liệu đó; ngoài ra, phải giữ các bản kê khai và/hoặc báo cáo về bản chất, số lượng và các đợt giao hàng tất cả các sản phẩm nông nghiệp được bán ra. Số lượng hàng bán trực tiếp cho người tiêu dùng phải được ghi chép lại, tốt nhất được ghi chép hàng ngày. Khi một đơn vị tự chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thì các bản ghi chép phải chứa đ các thông tin nêu trong gạch đu dòng thứ ba, đoạn 2 của C.2.

7. Tất cả vật nuôi phải nhận biết được từng con hoặc trong trường hợp con vật nhỏ hoặc gia cầm thì phải nhận biết được theo bầy, đàn hoặc với ong thì theo tổ. Các bn kê khai và/hoặc báo cáo phải được giữ để có thể tìm ra vật nuôi và đàn ong trong hệ thống tại bất kỳ thời điểm nào và phải cung cấp dữ liệu truy nguyên đầy đủ cho mục đích đánh giá. Người thực hiện phải duy trì chi tiết và cập nhật hàng ngày h sơ về:

a) giống và/hoặc nguồn gốc của vật nuôi;

b) ghi sổ bất kỳ việc mua hàng nào;

c) kế hoạch chăm sóc sức khỏe được áp dụng để ngăn ngừa và quản lý dch bệnh, giảm sự đau đớn và các vấn đề sinh sản của vật nuôi;

d) tất cả các cách chữa trị, thuốc được dùng cho bất kỳ mục đích nào, kể c các chu kỳ tiêm chủng và nhận biết rõ con vật nuôi nào, đàn ong nào được chữa trị;

e) thức ăn chăn nuôi được cung cấp và nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi;

f) sự di chuyển của vật nuôi trong một đơn vị sản xuất và sự di chuyển của đàn ong trong khu vực kiếm ăn như đã xác định trên bản đồ;

g) vận chuyển, giết mổ và/hoặc bán;

h) lấy mật, xử lý và bảo quản tất cả sản phẩm của ong.

8. đơn vị sản xuất không được bảo quản các chất đầu vào khác với các chất được sử dụng nêu trong đoạn 4.1 b) của tiêu chuẩn này.

9. Cơ quan có thẩm quyền, tổ chức chứng nhận chính thức hoặc được thừa nhận chính thức phải tiến hành kiểm tra ít nhất một năm một lần cho mỗi đơn vị sản xuất. Mu thử nghiệm các sản phẩm không thuộc danh mục được liệt kê trong tiêu chuẩn này có thể được lấy ở nơi bị nghi ngờ có sử dụng chúng. Báo cáo về việc kiểm tra phải được lập sau mỗi lần tiến hành kiểm tra. Các cuộc kiểm tra bổ sung không báo trước cũng có thể được tiến hành theo nhu cầu hoặc ngẫu nhiên.

10. Người thực hiện phải để cho tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan chức năng, vì mục đích kiểm tra, tiếp cận nơi bảo quản, nơi sản xuất và khu đất đã khoanh vùng, cũng như các báo cáo và tài liệu hỗ trợ có liên quan. Người thực hiện phải cung cấp cho tổ chc kiểm tra mọi thông tin cần cho việc kiểm tra.

11. Sản phẩm được đề cập trong Điều 1 của tiêu chuẩn này không đóng gói để cung cấp cho người tiêu dùng cuối cùng thì phải được vận chuyển bằng cách sao cho tránh bị nhiễm bẩn hoặc sản phẩm bên trong bao gói được thay bằng các chất hoặc sản phẩm không thích hợp với tiêu chuẩn này và những thông tin sau đây không ảnh hưng đến bất kỳ ch dẫn nào theo quy định hiện hành:

tên và đa ch của cá nhân có trách nhiệm đối với việc sản xuất và chuẩn bị sản phẩm;

tên sản phẩm; và

tình trạng hữu cơ của sn phẩm.

12. Khi người thực hiện vận hành một vài đơn vị sản xuất trong cùng một khu vực (thu hoạch song song), thì các đơn vị sản xuất trong khu vực đang thu hoạch, sản phẩm thu hoạch không thuộc đi tượng trong Điều 1 cũng sẽ là đối tượng được kiểm tra đề cập trong nội dung của đoạn 4 và các đoạn 6 và đoạn 8 của Phụ lục này. Khi sự đa dạng của cây trồng không thể phân biệt được thì không được sản xuất chúng tại các đơn vị sản xuất đã nêu trong Điều 3:

Nếu việc làm trái luật được cơ quan có thẩm quyền cho phép, thì cơ quan đó phải quy định loại hình sản xuất và tình huống mà sự làm trái luật được cho phép và cần có các yêu cầu kiểm tra bổ sung, ví dụ: tiến hành các chuyến thăm không báo trưc; kiểm tra tăng cường trong vụ thu hoạch; yêu cầu cung cấp thêm tài liệu, đánh giá khả năng của người thực hiện đi vi việc ngăn ngừa sự trộn lẫn, v.v…

Tùy thuộc vào sự xem xét thêm tiêu chuẩn này, cơ quan có thẩm quyền có thể chấp nhận việc thu hoạch song song cùng một giống, ngay c khi không thể phân biệt được, là đối tượng để áp dụng biện pháp kiểm tra thích hợp.

13. Trong chăn nuôi hữu cơ, tất cả vật nuôi trong cùng một đơn vị sản xuất phải được nuôi phù hợp với những nguyên tắc được đưa ra trong tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, vật nuôi không được nuôi theo tiêu chuẩn này có thể có mặt trên vùng đất được duy trì theo phương pháp hữu cơ, nhưng phải đảm bảo rằng chúng được phân cách rõ ràng khỏi vật nuôi được sn xuất theo tiêu chuẩn này. Cơ quan có thẩm quyền có thể mô tả thêm các biện pháp hạn chế, ví dụ: các loài khác nhau mới được chăn thả trên cùng một khu vực.

14. Cơ quan có thẩm quyền có thể chấp nhận động vật được nuôi theo những điều khoản của tiêu chuẩn này có thể được thả cho ăn cỏ trong một khu đất chung, với điều kiện:

a) vùng đất này không bị xử lý với các sản phẩm khác với các chất được cho phép nêu trong 4.1 a) và b) của tiêu chuẩn này, trong vòng ít nhất ba năm;

b) có th tổ chức để tách biệt rõ ràng giữa động vật nuôi theo các điều khoản của tiêu chuẩn này với các động vật khác.

15. Đối với việc chăn nuôi, cơ quan chức năng phải đm bảo rng việc kiểm tra liên quan đến tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất và chuẩn bị cho đến việc bán cho người tiêu dùng phải đảm bảo mà không có định kiến với các điều khoản khác trong Phụ lục này, với khả năng truy tìm nguồn gốc của vật nuôi và sản phẩm vật nuôi từ đơn vị sản xuất trong suốt quá trình ở chừng mực có thể về mặt kỹ thuật và bất kỳ sự chuẩn bị nào khác cho đến giai đoạn bao gói và/hoặc ghi nhãn cuối cùng.

C.2 Chuẩn bị và các đơn vị bao gói

1. Người sản xuất và/hoặc người thực hiện phải cung cấp:

bản mô t đầy đủ về đơn vị sản xuất, chỉ ra các phương tiện đã sử dụng để chuẩn bị, bao gói và bảo quản các sản phẩm nông nghiệp trước và sau các hoạt động liên quan đến chúng;

tất cả các biện pháp thực tế được thực hiện tại đơn v sản xuất để đảm bo phù hợp vi tiêu chuẩn

Bản mô tả và các biện pháp có liên quan phải có chữ ký của người có trách nhiệm của các đơn vị sản xuất và tổ chức chứng nhận.

Bản báo cáo bao gồm cam kết của người thực hiện tiến hành các hoạt động phù hợp với Điều 4 của tiêu chuẩn này và chấp nhận trong trường hợp vi phạm, áp dụng các biện pháp đã đề cập trong đoạn 6.9 của tiêu chuẩn này và có chữ ký của cả hai bên.

2. Bản báo cáo phải được giữ sao cho tổ chức chứng nhận và cơ quan có thẩm quyền tìm được du vết:

nguồn gốc, bản chất và số lượng của sản phẩm nông nghiệp, như nêu trong Điều 1 của Tiêu chuẩn này được giao cho đơn v sản xuất;

bn chất, số lượng và những chuyến hàng như nêu trong Điều 1 của tiêu chuẩn này còn lại trong đơn vị sản xuất;

mọi thông tin, ví dụ: ngun gốc, bn chất và số lượng của các thành phần, phụ gia và các chất hỗ trợ quá trình sản xuất được giao cho đơn vị sản xuất và thành phần của sản phẩm đã chế biến, được tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu vì mục đích kiểm tra các hoạt động của đơn v.

3. Khi sản phẩm không được nêu trong Điều 1 của tiêu chuẩn này cũng được chế biến, bao gói hoặc bảo quản trong một đơn vị sản xuất có liên quan thì:

đơn vị sản xuất đó phải tách biệt các vùng với nhau trong phạm vi cơ sở của mình để bảo quản các sản phẩm nêu trong Điều 1 của tiêu chuẩn này trước và sau các hoạt động;

các hoạt động phải được tiến hành liên tục cho đến khi quá trình vận hành hoàn toàn có sự tách biệt về địa điểm hoặc thời gian giữa các hoạt động liên quan đến sản phẩm không đ cập đến trong Điều 1 của tiêu chuẩn này và các hoạt động liên quan đến sản phẩm khác;

nếu các hoạt động như vậy không được tiến hành thường xuyên thì chúng phải được thông báo trước, giới hạn về thời gian được thỏa thuận với tổ chức chứng nhận hay với cơ quan có thẩm quyền;

từng biện pháp phải được tiến hành để đảm bảo nhận biết được các lô hàng và tránh trộn lẫn với sản phẩm không được sản xuất theo yêu cầu của tiêu chun này.

4. Tổ chức chứng nhận chính thức hoặc được thừa nhận chính thức hoặc cơ quan có thẩm quyền phải đm bo rằng việc kiểm tra thực tế đầy đủ phải được tiến hành ít nhất mỗi năm một lần tại một đơn vị. Khi nghi ngờ có sử dụng những chất không thuộc danh mc các sản phẩm được liệt kê trong tiêu chuẩn này, thì có thể tiến hành lấy mẫu để thử nghiệm nơi bị nghi ngờ. Báo cáo kiểm tra phải lập sau mỗi lần kiểm tra, có chữ ký của người có trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra. Các cuộc kiểm tra b sung không thường xuyên và không báo trước sẽ được tiến hành theo yêu cầu hoặc tiến hành một cách ngẫu nhiên.

5. Người thực hiện phải để cho tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền tiếp cận với đơn vị và với các tài liệu liên quan đến mục đích kiểm tra. Người thực hiện phi cung cấp cho tổ chức kiểm tra bất cứ thông tin nào cần thiết cho mục đích kiểm tra.

6. Áp dụng các yêu cầu liên quan đến vận chuyển được nêu trong đoạn 10 của C.1.

7. Khi nhận một sản phẩm được nêu trong Điều 1 của tiêu chuẩn này, người thực hiện phải kiểm tra:

độ kín của bao bì hoặc của vật chứa khi có yêu cầu;

các ch dẫn nêu trong đoạn 10 của C.1. Kết quả của việc kiểm tra xác nhận phải được đề cp rõ trong đoạn 2 của C.2. Khi có bất kỳ nghi ngờ các sản phẩm không thể được kiểm tra xác nhận theo hệ thống sản xuất trong Điều 6 của tiêu chuẩn này, thì khi đưa ra thị trường không được đề cập đến phương pháp sản xuất hữu cơ.

C.3 Nhập khẩu

Các quốc gia nhập khẩu phải thiết lập các yêu cầu kiểm tra thích hợp cho các nhà nhập khu và các sản phẩm hữu cơ nhập khẩu.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1. Phạm vi áp dụng

2. Mô tả và định nghĩa

2.1. Mô tả

2.2. Đnh nghĩa

3. Ghi nhãn và công bố

4. Các nguyên tắc sản xuất và chế biến

5. Các yêu cầu đối với các chất trong Phụ lục B và các tiêu chí để cơ quan có thẩm quyền xây dựng danh mục các chất được phép sử dụng

6. Hệ thống kiểm tra và chứng nhận

7. Nhập khẩu

Phụ lục A (Quy định) Nguyên tắc của sản xuất theo phương pháp hữu cơ

Phụ lục B (Quy định) Các chất được phép dùng để sản xuất thực phẩm hữu cơ

Phụ lục C (Quy định) Các yêu cầu tối thiểu và các biện pháp phòng ngừa trong hệ thống chứng nhận hoặc kiểm tra


1 CAC/GL 20-1995 Principles for Food Import and Export Certification and Inspection (Nguyên tắc kiểm tra và chứng nhận thực phẩm xuất nhập khu).

2 Cho đến khi danh mục các thành phần thực phẩm không có nguồn gốc từ nông nghiệp và chất hỗ trợ chế biến được phép dùng trong chuẩn bị các sản phẩm từ nguồn gốc vật nuôi được biên soạn, thì cơ quan có thẩm quyền cần tự đưa ra các danh mục của mình.

3 CAC/GL 20-1995, Principles for Food Import and Export Certification and Inspection (Nguyên tc chứng nhận và kiểm tra thc phẩm xut nhập khu).

4 CAC/GL 20-1995.

5 Trong khi chưa có định nghĩa nào về sinh vật biến đổi gen được CAC đồng thuận, thì định nghĩa này được đưa ra nhằm bước đầu giúp các cơ quan chính phủ áp dụng tiêu chuẩn này. Vì vậy định nghĩa này còn phải được xem xét lại sau khi CAC và các Ban Kỹ thuật của CAC nghiên cứu kỹ. Tạm thời, các quốc gia thành viên có thể áp dụng các định nghĩa của mình.

6 Điu 4 của TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, with Amendment 2010) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn.

7 CAC/GL 20 – 1995.

8 TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, with Amendment 2010) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn.

9 Các điều khoản về thủy sản sẽ được xây dựng sau.

10 CAC/GL 20 – 1995.

11 Sổ tay thủ tục của CAC, các định nghĩa.

12 Việc sử dụng các quá trình hóa học nêu trong các tiêu chí này là biện pháp tạm thời và phải được xem xét.

13 một s quốc gia, t chức chứng nhận có th tiến hành những hoạt động tương tự với hoạt động của các tổ chức kiểm tra. Vì vậy, thuật ngữ kiểm tra và chứng nhận được dùng những tổ chức này có th đồng nghĩa

14 CAC/GL 20-1995, Principles for Food Import and Export Certification and Inspection (Nguyên tắc chứng nhận và kiểm tra thực phẩm xuất nhập khẩu).

15 CAC/GL 26, Guidelines for the Design, Operation, Assessment and Accreditation of Food Import and Export Inspection and Certification System (Huớng dẫn về việc thiết kế, vận hành, đánh giá và kiểm định chất lượng thực phẩm nhập khẩu và hệ thống xuất khẩu kiểm tra và chứng nhận thực phẩm xut nhập khu).

16 Xem các tiêu chuẩn có liên quan, ví dụ TCVN 7457 (ISO/IEC guide 65) Yêu cu chung đối với các t chc điu hành h thống chng nhận sản phẩm.

17 Trong việc phê duyệt các quá trình sản xuất theo phương pháp hữu cơ, việc chứng nhận thường được tiến hành bi một tổ chức chứng nhận” hoặc một “tổ chức kiểm tra/giám định. Khi các chức năng này được tiến hành bởi cùng một tổ chức thì vai trò kiểm tra và chứng nhận phải được tách bạch rõ ràng.

19 CAC GL 25-1997, Guidelines for the Exchange of Information between Countries on Rejections of Imported Foods (Hướng dẫn trao đi thông tin giữa các nước đi với thực phẩm b từ chi nhập khu).

* CAC/GL 29-1987 đã được thay thế bởi CAC/GL 66-2008, CAC/GL 66-2008 đã được chấp nhận thành TCVN 6417:2010 (CAC/GL 66-2008) Hướng dẫn sử dụng hương liệu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *