Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11166-9:2015 (ISO/IEC 7811-9:20114) về Thẻ định danh – Kĩ thuật ghi – Phần 9: Đánh dấu định danh xúc giác
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11166-9:2015
ISO/IEC 7811-9:2008
THẺ ĐỊNH DANH – KỸ THUẬT GHI – PHẦN 9: ĐÁNH DẤU ĐỊNH DANH XÚC GIÁC
Identification cards – Recording technique – Part 9: Tactile identifier mark
Lời nói đầu
TCVN 11166-9:2015 (ISO/IEC 7811-9:2008) hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 7811-9:2014.
TCVN 11166-9:2015 (ISO/1EC 7811-9:2008) do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC 1 “Công nghệ thông tin” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 11166 (ISO/IEC 7811) về Thẻ định danh – Kỹ thuật ghi gồm các tiêu chuẩn sau:
– Phần 1: Rập nổi;
– Phần 2: Sọc từ – Kháng từ thấp;
– Phần 6: Sọc từ – Kháng từ cao;
– Phần 7: Sọc từ – Kháng từ cao, mật độ cao;
– Phần 8: Sọc từ – Kháng từ 51,7 kA/m (650 Oe);
– Phần 9: Đánh dấu định danh xúc giác;
THẺ ĐỊNH DANH – KỸ THUẬT GHI – PHẦN 9: ĐÁNH DẤU ĐỊNH DANH XÚC GIÁC
Identification cards – Recording technique – Part 9: Tactile identifier mark
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính vật lý của đánh dấu định danh xúc giác được sử dụng bởi những chủ thẻ khiếm thị để phân biệt thẻ. Tiêu chuẩn này xác định vùng trên thẻ để đánh dấu định danh xúc giác (TIM) và cách bố trí các điểm rập nổi kiểu Braille được sắp xếp thành khuôn mẫu để có thể dễ dàng nhận biết bằng tiếp xúc.
2. Sự phù hợp
Một TIM phù hợp với tiêu chuẩn này nếu đáp ứng tất cả các yêu cầu bắt buộc và yêu cầu tùy chọn như quy định.
3. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu tham khảo dưới đây không thể thiếu đối với việc áp dụng tài liệu này. Đối với các tham khảo ghi năm, chỉ áp dụng bản được nêu. Đối với các tham khảo không ghi năm, áp dụng bản tài liệu tham khảo mới nhất (bao gồm cả sửa đổi).
TCVN 11165 (ISO/IEC 7810), Thẻ định danh – Đặc tính vật lý;
TCVN 11166-1 (ISO/IEC 7811 -1), Thẻ định danh – Kỹ thuật ghi – Phần 1: Rập nổi.
4. Thuật ngữ, định nghĩa và viết tắt
4.1. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 11165 (ISO/IEC 7810) và dưới đây.
4.1.1. Được rập nổi (embossed)
Làm nổi trên bề mặt trước của thẻ bằng cách thêm hoặc tạo phản ứng với vật liệu thẻ hoặc làm biến dạng vật liệu thẻ từ mặt đối diện.
4.2. Từ viết tắt
TIM (tactile identifier mark) Đánh dấu định danh xúc giác
5. Đặc tính vật lý của TIM
5.1. Vị trí của TIM
Nên đặt TIM ở mặt trước thẻ trong vùng được chỉ ra ở Hình 1.
TIM không được nằm ngoài vùng tên và địa chỉ như quy định trong TCVN 11166-1 (ISO/IEC 7811-1). Bất kể vị trí của TIM, tất cả các vùng nổi khác phải cách ít nhất 1 mm so với mép của TIM bất kỳ.
CHÚ THÍCH Kỹ thuật rập nổi nào đó có thể làm hỏng các thành phần thẻ trong vùng TIM.
Hình 1 – Vùng TIM khuyến nghị
5.2. Sắp xếp điểm TIM
TIM phải bao gồm tối đa 3 nhóm 6 điểm được sắp xếp như Hình 2.
Hình 2 – Sắp xếp các điểm TIM
5.3. Kích thước điểm
Các điểm được dùng để tạo nên TIM phải có chiều cao rập nổi lớn nhất là 0,48 mm (0.019 inch) và nhỏ nhất là 0,3 mm (0.012 inch) trên bề mặt tiếp giáp của thẻ. Hình dạng mỗi điểm không được quy định; các ví dụ được chỉ ra trong Hình 3.
Kích thước theo mm (in)
Hình 3 – Kích cỡ cơ bản điểm TIM và hình dạng minh họa
5.4. Thiết kế dấu hiệu
Khuyến nghị chủ thẻ nên lựa chọn loại có 18 điểm rập nổi. Số điểm rập nổi lớn nhất là 18 và nhỏ nhất là 1.
CHÚ THÍCH Do có các khác biệt riêng trong nhận biết bảng xúc giác, nên khuyến nghị chủ thẻ có thể sử dụng kết hợp các điểm để dễ dàng để phân biệt.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Sự phù hợp
3. Tài liệu viện dẫn
4. Thuật ngữ, định nghĩa và viết tắt
4.1. Thuật ngữ và định nghĩa
4.2. Từ viết tắt
5. Đặc tính vật lý của TIM
5.1. Vị trí của TIM
5.2. Sắp xếp điểm TIM
5.3. Kích thước điểm