Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN11646:2016

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN11646:2016
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11646:2016 (ISO 7275:1985) về Thông tin và tư liệu – Trình bày thông tin nhan đề của tùng thư


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11646:2016
ISO 7275:1985

THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU – TRÌNH BÀY THÔNG TIN NHAN Đ CỦA TÙNG THƯ

Documentation – Presentation of title information of series

Lời nói đầu

TCVN 11646:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 7275:1985

TCVN 11646:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 46 Thông tin và tư liệu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Với các cán bộ tư liệu hoặc cán bộ thư viện, tùng thư thường thể hiện một số vấn đề phức tạp. Các quy tắc để mô tả thư mục tùng thư trở nên phức tạp tương ứng.

Sự phức tạp này là khó tránh khỏi trong quy tắc biên mục khi mối liên hệ qua lại phải được thể hiện rõ ràng giữa các tùng thư chính và tùng thư phụ, giữa các nhan đề song song bằng các ngôn ngữ khác nhau, giữa tùng thư được mô tả và các tùng thư khác trước hoặc sau đó.

Những vấn đề mà những người trực tiếp tham gia vào công việc mô tả tùng thư phải đối mặt được phản ánh trong tài liệu hướng dẫn bất kỳ mà được biên soạn ra đ làm công cụ cho những người hiện đang xuất bản tùng thư. Đáng tiếc là các văn bản với các thuật ngữ thư mục lúc nào cũng trở nên khó hiểu với các biên tập viên và nhà xuất bản.

Mục đích của tiêu chuẩn này là nhằm loại bỏ những phần mặc dù quan trọng đối với những người biên mục, nhưng không cần phải được xem xét bởi các biên tập viên và nhà xuất bản. Tiêu chuẩn này cung cấp tài liệu hướng dẫn đơn giản mà, nếu được áp dụng, sẽ tạo ra các trang nhan đề, có chức năng vừa là một nguồn thông tin cấp một vừa là cơ sở để mô tả thư mục.

 

THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU – TRÌNH BÀY THÔNG TIN NHAN Đ CỦA TÙNG THƯ

Documentation – Presentation of title information of series

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này mô tả các yếu tố cần thiết cho việc xác định các tùng thư và các thành phần của tùng thư đưa ra các quy tắc trình bày và vị trí của các yếu tố này.

Mục đích của tiêu chuẩn là giúp cho các nhà xuất bản và biên tập viên xác định các xuất bản phẩm được nhóm lại trong tùng thư, do đó tạo thuận lợi cho việc bổ sung và ghi lại các tùng thư.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6381 (ISO 3297), Thông tin và tư liệu – Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN)).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1  Xuất bản phẩm nhiều kỳ (serial)

Xuất bản phẩm ở dạng in hay không in, được phát hành dưới cùng một nhan đề thành các phần riêng kế tiếp, thường được đánh số hoặc ký hiệu theo thứ tự thời gian và dự định sẽ tiếp tục vô thời hạn.

Xuất bản phẩm nhiều kỳ bao gồm xuất bản phẩm định kỳ, báo, tài liệu thường niên (các báo cáo, niên giám, các danh bạ, v.v…), các tạp chí, hồi ký, kỷ yếu, văn kiện hội nghị, v.v… của các hội, và tùng thư chuyên khảo.

CHÚ THÍCH Định nghĩa này không bao gồm công việc tạo ra các phần trong một giai đoạn được xác định trước

3.2  Tùng thư (series)

Xuất bản phẩm nhiều kỳ bao gồm một nhóm (chuỗi) các xuất bản phẩm riêng biệt có liên quan với nhau theo chủ đề hoặc hình thái bởi thực tế là mỗi xuất bản phẩm, ngoài nhan đề riêng còn có một nhan đề chung áp dụng cho cả nhóm. Tập của một tùng thư có thể được đánh số hoặc không được đánh số.

3.3  Nhan đề của tùng thư (title of a series)

Nhan đề của một tùng thư, không được nhầm lẫn với nhan đề các tập riêng (chuyên khảo) của tùng thư, là một từ, cụm từ, ký tự hoặc một nhóm ký tự xuất hiện trên mỗi tài liệu của tùng thư và là tên của tùng thư.

CHÚ THÍCH: Nếu có từ hai nhan đề có tên trong cùng một tùng thư, ví dụ, nếu có một nhan đề phụ hoặc nhan đề song song (bằng ngôn ngữ khác), một trong số hai nhan đ, thường là nhan đề được trình bày đầu tiên hoặc nếu không thì ở vị trí nổi bật, được xem là nhan đề chính.

Trong trường hợp các tùng thư con, nhan đề (nhan đề chính) có thể bao gồm hai phần: phần chung ghi tên tùng thư, và một phần phụ thuộc ghi tên tùng thư con, bất cứ khi nào phần phụ thuộc không thể đứng độc lập để nhận dạng hoặc hiểu đúng.

4  Trình bày thông tin nhan đề

4.1  Điều quan trọng là cách diễn đạt nhan đề một tùng thư cho nhận dạng duy nhất để phân biệt nhan đề với các tùng thư khác.

Khi nhan đề được chọn bao gồm một từ chung cho biết loại hình xuất bản phẩm (bản tin, văn kiện, thông báo, báo cáo, v.v…) và tên của cơ quan chịu trách nhiệm, tên tập thể cần được đưa ra dưới hình thức nhất quán và ở dạng sử dụng phổ biến bởi cơ quan đó để tạo điều kiện cho việc tìm tin.

4.2  Nhan đề tùng thư cần thống nhất bất cứ khi nào xuất hiện trong tùng thư. Nhan đề tùng thư cn giống nhau về chủ đề và lời văn trên bìa trước, trên trang nhan đề, trong mục lục và trong bảng chỉ mục, cũng như ở các tập khác nhau.

4.3  Nhan đề tùng thư không được thay đổi mỗi lần xuất bản. Tuy nhiên, nếu một nhan đề mới thông báo giới thiệu sự thay đổi thì có thể đưa ra trước, và mỗi tập xuất bản với nhan đề mới phải có ghi chú thông báo về các nhan đề và các tập trước đây.

Nếu nhan đề này được đưa ra đồng thời bằng từ hai ngôn ngữ trở lên (các nhan đề song song), các ngôn ngữ được sử dụng và trật tự sử dụng của chúng cần duy trì không đổi trong các tập khác nhau.

5  Đánh số tùng thư

Nếu các tập được xuất bản thành một tùng thư được đánh số theo thứ tự, số của mỗi tập phải đi sau nhan đề hoặc phải được đặt theo cách để chỉ ra rằng các tập được liên kết với nhan đề tùng thư.

6  Vị trí của nhan đề tùng thư

Tốt nhất là nhan đề tùng thư cần xuất hiện trên các trang nhan đề tùng thư riêng biệt (mặt sau của trang nhan đề phụ) đ phân biệt nhan đề tùng thư với nhan đề của một tập. Nếu không thể, nhan đề tùng thư cần xuất hiện trên trang nhan đề, phía trên nhan đề riêng của tập, hoặc ở mặt sau của trang nhan đề. Nếu tác phẩm không có trang nhan đề, nhan đề tùng thư cần đặt trên trang thay thế trang nhan đề (ví dụ bìa trước).

Hơn nữa, nhan đề tùng thư có thể xuất hiện:

a) trên bìa trước của xuất bản phẩm;

b) trên gáy sách. Nếu tùng thư bao gồm nhiều chuyên khảo, nhan đề tùng thư cần xuất hiện cùng với tác giả và nhan đề từng tác phẩm riêng biệt;

c) như một tiêu đề chạy trên cả hai trang đối diện;

d) trong mục lục của tùng thư.

7  Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN)

Nếu có thể, ngoài việc đưa ra một ISBN cho mỗi phần (tập) của tùng thư, tùng thư cần được cấp một mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN). Mã số ISSN này phải được in càng gần nhan đề tùng thư càng tốt. Xem TCVN 6381 (ISO 3297 ) để có thông tin cụ thể hơn.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 10847 (ISO 1086) Thông tin và tư liệu – Tờ nhan đề của sách.

[2] TCVN 6380 (ISO 2108) Thông tin và tư liệu – Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN).

[3] ISO 6357, Documentation – Spine titles on books and other publications (Tư liệu – Nhan đề gáy sách và các xuất bản phẩm khác).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *