Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN11867:2017

  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Số hiệu: TCVN11867:2017
  • Cơ quan ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày ban hành: ...
  • Ngày hiệu lực: ...
  • Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
  • Tình trạng: Không xác định
  • Ngày công báo: ...
  • Số công báo: Còn hiệu lực

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11867:2017 (ISO 21504:2015) về Quản lý dự án, chương trình và danh mục đầu tư – Hướng dẫn quản lý danh mục đầu tư


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11867:2017

ISO 21504:2015

QUẢN LÝ DỰ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH VÀ DANH MỤC ĐẦU TƯ – HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Project, programme and portfolio managementGuidance on portfolio management

 

Lời nói đầu

TCVN 11867:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 21504:2015.

TCVN 11867:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 258 Quản lý dự án, chương trình và danh mục đầu tư biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn về các nguyên tắc quản lý danh mục đầu tư của dự án và chương trình. Thông thường, việc quản lý danh mục đầu tư của dự án và chương trình hỗ trợ cho các chiến lược của tổ chức để mang lại giá trị cho tổ chức đó.

Tiêu chuẩn này sử dụng cho:

a) các giám đốc điều hành và các nhà quản lý cấp cao chịu trách nhiệm về thiết lập và thực hiện chiến lược và lập kế hoạch kinh doanh của tổ chức;

b) những người ra quyết định chịu trách nhiệm lựa chọn, ủy quyền và quản trị các dự án, chương trình và danh mục đầu tư;

c) các nhóm và cá nhân chịu trách nhiệm về thực hiện và quản lý các danh mục đầu tư của dự án và chương trình;

d) các nhà quản lý dự án, chương trình và các bên liên quan khác.

 

QUẢN LÝ D ÁN, CHƯƠNG TRÌNH VÀ DANH MỤC ĐẦU TƯ – HƯỚNG DN QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU

Project, programme and portfolio managementGuidance on portfolio management

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn về các nguyên tắc quản lý danh mục đầu tư của dự án và chương trình. Tiêu chuẩn này phù hợp với mọi loại hình tổ chức bao gồm tổ chức công hoặc tư không phụ thuộc quy mô tổ chức hoặc ngành nghề.

Hướng dẫn đề cập trong tiêu chuẩn này được dự định chỉnh sửa cho phù hợp với môi trường cụ thể của danh mục đầu tư của dự án và chương trình.

Tiêu chuẩn này không đưa ra hướng dẫn về quản lý dự án, quản lý chương trình hoặc quản lý danh mục đầu tư kinh doanh chung (ví dụ như quản lý danh mục đầu tư tài chính).

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa dưới đây. Đ thuận tiện, thuật ngữ “danh mục đầu tư” được sử dụng trong toàn bộ tiêu chuẩn này có nghĩa là “danh mục đầu tư của dự án và chương trình”.

2.1

Danh mục đầu tư (portfolio)

Tập hợp các hợp phần danh mục đầu tư được kết hợp với nhau nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lý, đáp ứng, toàn bộ hoặc một phần, các mục tiêu chiến lược của tổ chức.

2.2

Hợp phần danh mục đầu tư (portfolio component)

Dự án, chương trình, danh mục đầu tư hoặc các công việc liên quan khác.

2.3

Nhà quản lý danh mục đầu tư (portfolio manager)

Cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm về việc áp dụng quản lý danh mục đầu tư đối với một danh mục đầu tư và có thể được hỗ trợ bi một nhóm quản lý danh mục đầu tư.

2.4

Sự gắn kết chiến lược (strategic alignment)

Kết quả của việc lựa chọn và điều chỉnh các hợp phần danh mục đầu tư đ góp phần hoàn thành các mục tiêu chiến lược của tổ chức.

3  Nguyên tắc quản lý danh mục đầu tư

3.1  Bối cảnh và sự cần thiết quản lý danh mục đầu tư

Các mục tiêu chiến lược của tổ chức, cũng như những vấn đề quan tâm khác của tổ chức như thị trường hay tài chính, dẫn đến việc quyết định thực hiện quản lý danh mục đầu tư. Khi quyết định về việc có áp dụng quản lý danh mục đầu tư hay không, bối cảnh của mỗi tổ chức sẽ phụ thuộc vào những vấn đề được quan tâm như:

a) đánh giá tác động của việc đưa quản lý danh mục đầu tư vào áp dụng trong tổ chức, bao gồm cả khả năng thích ứng với những thay đổi về cơ cu, trách nhiệm và văn hóa của tổ chức;

b) đánh giá các thách thức và cơ hội gắn kết với việc thực hiện quản lý danh mục đầu tư.

Hình 1 – Quan niệm về quản lý danh mục đầu tư

Như minh họa trên Hình 1, quản lý danh mục đầu tư đề cập đến nhu cầu về cách tiếp cận thống nhất để quản lý các dự án, chương trình, danh mục đầu tư và các công việc liên quan khác được gắn kết chiến lược trong môi trường biến đổi phức tạp và bất định của tổ chức nhằm:

1) tạo điều kiện đầu tư vào các hợp phần của danh mục đầu tư phù hợp với chiến lược của tổ chức,

2) tối ưu hóa khả năng và năng lực của tổ chức;

3) tối đa hóa lợi ích đầu tư;

4) nhận diện và quản lý mong muốn của các bên liên quan;

5) đưa ra cái nhìn rõ ràng, minh bạch về hoạt động và hiện trạng của các hợp phần danh mục đầu tư.

Các nguyên tắc đã mô t trên cần được áp dụng không phụ thuộc vào môi trường của tổ chức. Ngoài ra, để cho việc quản lý danh mục đầu tư tối đa hóa được những lợi ích gắn kết với chiến lược của tổ chức, cần có sn những điều kin tiên quyết để hỗ trợ cho việc quản lý danh mục đầu tư.

3.2  Tổng quan về quản lý danh mục đầu tư

3.2.1  Quản danh mục đầu tư

Quản lý danh mục đầu tư cần bao gồm một tập hợp các quá trình và phương pháp của tổ chức có quan hệ chặt chẽ với nhau nhờ đó tổ chức có thể phân b các nguồn lực để thực hiện những mục tiêu chiến lược của mình.

Quản lý danh mục đầu tư gắn kết các hợp phần danh mục đầu tư với những mục tiêu chiến lược của tổ chức, các ưu tiên của bên liên quan của tổ chức và các giá trị như thực hành bền vững và nguyên tắc đạo đức. Như thể hiện trên Hình 2, quản lý danh mục đầu tư cũng có thể được mô tả như một quá trình ra quyết định liên tục, qua đó danh sách các hợp phần danh mục đầu tư của một tổ chức được xem xét định kỳ về sự gắn kết với chiến lược của tổ chức. Trong cách tiếp cận này, các cơ hội hoặc thách thức mới được đánh giá, lựa chọn, ưu tiên và chấp nhận. Các hp phần danh mục đầu tư có thể được sửa đổi, đẩy nhanh, trì hoãn hoặc chấm dứt.

Hình 2 – Quan niệm về quản lý danh mục đầu tư

3.2.2  Cấu trúc danh mục đầu tư

Một danh mục đầu tư có thể được cấu trúc thành một hệ thống phân cấp, trong đó các hợp phần danh mục đầu tư cp cao hơn được tạo thành từ một số hợp phần danh mục đầu tư cấp thấp hơn, như được minh họa trên Hình 3. Có những mối quan hệ khác không được minh họa trên Hình 3, ví dụ như về nguồn lực, công nghệ và trao đi thông tin. Cấu trúc danh mục đầu tư giống như một bức phác họa” về các hợp phần danh mục đầu tư và phản ánh các mục tiêu chiến lược của tổ chức gắn với kết cấu trúc này.

Hình 3 – Ví dụ về cấu trúc danh mục đầu tư

Cấu trúc trong danh mục đầu tư có thể bao gồm tối thiểu hai hợp phần danh mục đầu tư.

3.2.3  Năng lực và hạn chế

Năng lực danh mục đầu tư là khả năng của tổ chức sử dụng các nguồn lực để đạt được những mục tiêu chiến lược.

Người ra quyết định cần xác định xem công việc trong danh mục đầu tư có thể thực hiện được hay không. Tổ chức cần cung cấp và duy trì các năng lực cần thiết để điều hành tổ chức trong tình trạng hiện tại và thực hiện những thay đổi cần thiết để hướng đến các mục tiêu chiến lược của mình.

Một hạn chế đối với danh mục đầu tư có thể làm cho danh mục đầu tư không đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra hoặc dẫn đến việc điều chnh hoặc xem xét lại sự ưu tiên đối với mục tiêu chiến lược. Các hạn chế có thể bắt nguồn từ bên trong hoặc bên ngoài. Tổ chức cần có sự kiểm soát trực tiếp đối với các hạn chế nội bộ, tuy nhiên tổ chức chỉ có thể tác động, thuận theo hoặc ứng phó với những hạn chế bên ngoài. Các hạn chế có thể bao gồm các yếu tố như quản trị, nguồn lực, trách nhiệm xã hội, văn hóa, khả năng chịu đựng rủi ro, tính bền vững và các yêu cầu pháp định hoặc chế định.

3.2.4  Cơ hội và thách thức

Các cơ hội và thách thức có thể khi nguồn từ chiến lược, yêu cầu của khách hàng, sự tiến triển của các đơn hàng hoặc ci tiến nội bộ. Trong một số trường hợp, việc xác định các cơ hội và thách thức có thể là một phần công việc của quản lý danh mục đầu tư. Việc đáp lại các cơ hội hoặc thách thức có thể dẫn đến một hoặc nhiều hợp phần danh mục đầu tư mới hoặc có thể sa đi một hoặc nhiều hợp phần danh mục đầu tư hiện có.

Tổ chức cn xác định ranh giới giữa chiến lược và quản lý danh mục đầu tư để làm rõ về mức độ ảnh hưởng lẫn nhau của hai vấn đề này. Các mục tiêu chiến lược cần xác định những cơ hội và thách thức nào cần được đề cập đến và ưu tiên. Các cơ hội hoặc thách thức có thể xác định lại chiến lược.

3.3  Vai trò và trách nhiệm

3.3.1  Nguyên tắc chung

Người ra quyết định cần được chủ sở hữu hoặc pháp nhân kiểm soát tổ chức giao quyền hạn, trách nhiệm giải trình và trách nhiệm hành động. Quyền hạn này cần được ấn định cho các hành động và quyết định cụ thể và được giới hạn đối với danh mục đầu tư và các hợp phần danh mục đầu tư. Các vai trò và trách nhiệm khác cần được xác định phù hợp với phạm vi quyền hạn được ấn định. Việc quản lý danh mục đầu tư đòi hỏi các cá nhân có thẩm quyền vận dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình. Các giám đốc điều hành và các nhà quản lý cấp cao cần chng tỏ khả năng lãnh đạo và sự cam kết đối với việc quản lý danh mục đầu tư.

3.3.2  Xác định quyền quyết định đối với nội dung danh mục đầu tư

Vai trò, trách nhiệm hành động, quyền hạn và trách nhiệm giải trình cần được ấn định để cho phép đưa ra quyết định nhất quán trong toàn tổ chức nhằm hỗ trợ quản lý danh mục đầu tư có hiệu quả. Quyền quyết định cần được xác định cho:

a) các giám đốc điều hành và các nhả quản lý cấp cao chịu trách nhiệm về thiết lập và đánh giá chiến lược và kế hoạch kinh doanh của tổ chức;

b) những người ra quyết định có thẩm quyền sửa đổi danh mục đầu tư;

c) các nhà quản lý chỉ đạo các hoạt động hằng ngày của danh mục đầu tư, trong giới hạn đã thống nhất;

d) các bên liên quan hỗ trợ việc ra quyết định.

3.4  Sự tham gia và quản lý các bên liên quan

Cn thực hiện việc quản lý bên liên quan và sự tham gia của các bên liên quan. Các bên liên quan có thể bao gồm những bên tham gia hoạch định chiến lược và kinh doanh, quản lý dự án, chương trình và các văn phòng quản lý dự án hoặc chương trình. Các bên liên quan khác cần được nhận biết thông qua quá trình xác định và phân tích các bên liên quan đã được chấp thuận.

4  Điều kiện tiên quyết đối với quản lý danh mục đầu tư

4.1  Tổng quan

Điều này đề cập đến các điều kiện tiên quyết mà tổ chức cần đáp ứng để thiết lập và duy trì việc quản lý danh mục đầu tư. Việc đề cập đến các điều kiện tiên quyết này cần bao gồm:

a) xem xét, cân nhắc các lợi ích tích cực và tiêu cực đối với tổ chức;

b) đánh giá tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với tổ chức, c ở góc độ nội bộ và bên ngoài;

c) thiết lập và sẵn sàng thực hiện.

4.2  Thuyết minh về quản lý danh mục đầu tư

Quản lý danh mục đầu tư đòi hi sự đầu tư nguồn lực. Cần có thuyết minh về sự đầu tư này. Thuyết minh này cần đ cập đến nhu cầu, lợi ích và chi phí đầu tư, cũng như sự gắn kết với một hoặc nhiều mục tiêu chiến lược. Thể thức trình bày thuyết minh có thể khác biệt giữa các tổ chức.

4.3  Khung quản lý danh mục đầu tư

Khung quản lý danh mục đầu tư có thể định ra phương thức mà theo đó tổ chức sẽ xác định và quyết định các hợp phần nào cần được ưu tiên và đưa vào danh mục đầu tư hoặc loại bỏ. Khung này cũng cần định ra cách thức phân bổ các nguồn lực cho các hợp phần đó.

4.4  Các loại hợp phần danh mục đầu tư

Tổ chức cần xác định các loại công việc s được đưa vào thành những hợp phần danh mục đầu tư hoặc loại ra khỏi danh mục đầu tư này cũng như các tiêu chí cần được sử dụng để xác định chúng. Các loại hợp phần danh mục đầu tư này bao gồm:

a) các loại dự án;

b) các loại chương trình;

c) các danh mục đầu tư khác;

d) công việc liên quan khác.

4.5  Các tiêu chí lựa chọn và ưu tiên các hợp phần danh mục đầu tư

Các tiêu chí cho việc lựa chọn và ưu tiên các hợp phần danh mục đầu tư cần được xác định và có thể kim chứng được. Các tiêu chí này cần phn ánh các mục tiêu của danh mục đầu tư đã được xác định gắn kết với chiến lược của tổ chức. Các tiêu chí này cũng phải phản ánh các giá trị, nguyên tắc, chính sách của tổ chức và lợi ích mục tiêu khác.

Việc xác định và lập tài liệu về những tiêu chí như vậy cần phản ánh:

a) các hợp phần danh mục đầu tư đã lựa chọn hỗ trợ tổ chức trong việc đạt được các mục tiêu chiến lược của mình và hiện thực hóa các lợi ích cụ thể;

b) phương pháp hiện có để đánh giá mức độ gắn kết giữa danh mục đầu tư với khả năng rủi ro phải chịu;

c) danh mục đầu tư cân bằng được duy trì;

d) phương pháp thích hợp và nhất quán được tuân thủ để đánh giá và gắn kết các hợp phần danh mục đầu tư;

e) có khả năng so sánh giữa các hợp phần danh mục đầu tư thuộc các loại hình khác nhau.

4.6  Sự gắn kết với các quá trình và hệ thống của tổ chức

Các quá trình và hệ thống quản lý danh mục đầu tư cần được gắn kết với các quá trình và hệ thống sau đây của tổ chức:

a) quá trình và hệ thống báo cáo việc thực hiện;

b) quá trình và hệ thống quản lý nguồn lực;

c) quá trình và hệ thống quản lý rủi ro;

d) quá trình và hệ thống quản lý tài chính;

e) quá trình và hệ thống quản lý dự án và chương trình;

f) phương pháp và chu trình trao đổi thông tin;

g) lập kế hoạch kinh doanh và hệ thống kinh doanh.

4.7  Tính rõ ràng, minh bạch của danh mục đầu tư

Một hệ thống quản lý cần được định ra và thiết lập để đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch và thông tin liên quan cho những người ra quyết định. Hệ thống quản lý này cần đưa ra tình trạng và tổng quan về các yếu tố sau đây:

a) các hợp phần danh mục đầu tư;

b) quản lý nguồn lực;

c) sự gắn kết với các mục tiêu chiến lược và các lợi ích dự kiến khác;

d) tình trạng và việc hiện thực hóa các lợi ích;

e) mức độ rủi ro hiện tại từ danh mục đầu tư ảnh hưởng tới toàn bộ tổ chức nói chung.

Hệ thống quản lý này cần:

1) cho phép báo cáo về danh mục đầu tư;

2) gắn kết và phối hợp với các quá trình và hệ thống hiện có;

3) cung cp tính rõ ràng, minh bạch của các hợp phần danh mục đầu tư được lựa chọn và tiềm năng.

4.8  Cấu trúc báo cáo việc thực hiện danh mục đầu tư

Cấu trúc và phương pháp báo cáo việc thực hiện với tiêu chí đo lường cần được thiết lập để theo dõi việc đạt được các mục tiêu của danh mục đầu tư và mục tiêu chiến lược của tổ chức. Điều này cần bao gồm việc báo cáo về danh mục đầu tư một cách tổng thể và về từng hợp phần của danh mục này để:

a) cho phép đưa ra quyết định và cung cấp các cảnh báo kịp thời về các biến động của việc thực hiện;

b) cho phép tổ chức liên tục cải tiến công việc dự báo tài chính chiến lược và hiện thực hóa các lợi ích;

c) cho phép theo dõi các lịch trình, chi phí, đóng góp, lợi ích, rủi ro và cung cấp nguồn lực;

d) gắn kết chu trình báo cáo với chu trình phát triển hợp phần danh mục đầu tư;

e) tích hợp chu trình báo cáo với các quá trình của chu trình vòng đời dự án hoặc chương trình mà tổ chức sử dụng;

f) cho phép báo cáo về những việc lặp lại của danh mục đầu tư và sự tiến triển nhằm đạt được lợi ích;

g) báo cáo về tình trạng kh năng rủi ro của danh mục đầu tư cho tổ chức.

4.9  Cải tiến quản lý danh mục đầu tư

Tổ chức cần liên tục cải tiến tính phù hợp, đầy đủ, hiệu quả và hiệu lực của việc quản lý danh mục đầu tư.

Tổ chức cần:

a) đánh giá hiệu quả của khung quản lý danh mục đầu tư;

b) xác định và ưu tiên các ci tiến cần thực hiện.

4.10  Quản trị danh mục đầu tư

Các phương thức quản trị cần được thiết lập và có thể bao gồm các chính sách, xem xét về pháp lý, quá trình, vai trò và trách nhiệm, quy trình, giá trị, nguyên tắc và hướng dẫn khác của tổ chức.

Tham khảo Phụ lục A đ biết thêm thông tin về vấn đề này.

5  Quản lý danh mục đầu tư

5.1  Tổng quan

Điều này mô tả những việc cần được thực hiện khi triển khai quản lý danh mục đầu tư. Quản lý danh mục đầu tư cần là một cơ chế liên tục, liền mạch để gắn kết các danh mục đầu tư với những mục tiêu chiến lược, tối đa hóa lợi ích, thực hiện cam kết và ra quyết định dựa trên dữ liệu kịp thời và chính xác.

Để xây dựng và quản lý danh mục đầu tư một cách hiệu quả, các hợp phần danh mục đầu tư cần được liên tục xác định, đánh giá, lựa chọn và giao thực hiện; tình trạng và việc thực hiện danh mục đầu tư được báo cáo thường xuyên. Ngoài ra, cần duy trì sự gắn kết liên tục của danh mục đầu tư với các chiến lược và mục tiêu kinh doanh cũng như đánh giá và kiểm soát sự cân đối của danh mục này theo hàng loạt các tiêu chí.

5.2  Xác định danh mục đầu tư

Tổ chức cần xác định mục tiêu của danh mục đầu tư bằng cách sử dụng kết quả thực hiện trong quá khứ, hiện tại và các mục tiêu trong tương lai. Một khi đã được chấp thuận, các mục tiêu này cần được kim soát các thay đổi. Các mục tiêu có thể được đặt ra cho các khoảng thời gian khác nhau, từ tức thời cho đến dài hạn, và cần phải tính đến các hạn chế như khả năng chịu đựng rủi ro của tổ chức.

5.3  Xác định các hợp phần danh mục đầu tư tiềm năng

Tổ chức cần liên tục xác định và sắp đặt các hợp phần danh mục đầu tư tiềm năng bằng cách:

a) tiến hành xem xét tổng quan về các hợp phần danh mục đầu tư được lựa chọn và có tiềm năng;

b) sắp xếp các hợp phần danh mục đầu tư được lựa chọn và có tiềm năng với các mục tiêu chiến lược của tổ chức.

5.4  Xác định kế hoạch danh mục đầu tư

Kế hoạch cần được thiết lập cho danh mục đầu tư và sự phát triển của danh mục đầu tư về:

a) các hợp phần danh mục đầu tư hiện tại và tiềm năng và việc sắp đặt các mục tiêu chiến lược;

b) lợi ích được xác định của các hợp phần danh mục đầu tư;

c) những lợi ích và khả năng mới nào cn phải đạt được hoặc sẵn có, theo chi phí và thang thời gian;

d) sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hợp phần danh mục đầu tư.

Lựa chọn cuối cùng về các hợp phần danh mục đầu tư cần phụ thuộc vào các mục tiêu chiến lược đã định của tổ chức cũng như các cân nhắc khác.

Sau việc xác định trạng thái hiện tại, tổ chức cần xác định các hợp phần danh mục đầu tư bao gồm cả danh mục đầu tư. Việc này có thể được thực hiện cho từ hai danh mục đầu tư trở lên. Có thể có danh mục đầu tư cho các bộ phận của tổ chức do sự khác biệt địa lý, hoặc mục đích khác được tổ chức xác định là thích hợp.

Tần suất cập nhật kế hoạch phụ thuộc vào bản chất của tổ chức và tốc độ thay đổi của môi trường hoạt động của tổ chức.

Xác nhn sự gắn kết của các hợp phần danh mục đầu tư cần được thực hiện khi kế hoạch được cập nhật cũng như khi kế hoạch chiến lược được xem xét hoặc sửa đổi.

5.5  Đánh giá và lựa chọn các hợp phần danh mục đầu tư

5.5.1  Tổng quan

Các hợp phần danh mục đầu tư tiềm năng được phân loại, đánh giá, lựa chọn, gắn kết, ủy quyền và xác định mức độ ưu tiên. Các bước này đòi hỏi phải xác định và nắm bắt các tiêu chí và phương pháp.

Việc lựa chọn và gắn kết các hợp phần danh mục đầu tư cần được thực hiện để tạo ra một danh mục đầu tư cân đối có thể tối đa hóa khả năng đạt được các mục tiêu của tổ chức. Những hành động như vậy sẽ tiếp tục tối ưu hóa thêm thu nhập từ đầu tư của tổ chức và duy trì mức độ rủi ro trong khả năng chịu đựng rủi ro của tổ chức. Việc lựa chọn cần phù hợp với nhu cầu nguồn lực.

5.5.2  Đánh giá hiện trạng

Để xây dựng và quản lý một danh mục đầu tư, cần đánh giá danh sách và trạng thái hiện tại của các hợp phần danh mục đầu tư, bao gồm:

a) văn bn hóa thông tin liên quan về các hợp phần danh mục đầu tư;

b) phân loại các hợp phần danh mục đầu tư dựa vào các tiêu chí đã xác định;

c) đánh giá sự phân bổ nguồn lực hiện tại, tính sẵn có và các hạn chế;

d) xác định sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hợp phần của danh mục đầu tư.

5.5.3  Lựa chọn các hợp phần danh mục đầu tư

Các hợp phần danh mục đầu tư tiềm năng cần được lựa chọn để đưa vào danh mục đầu tư theo kết quả đánh giá về sự đóng góp của chúng vào các mục tiêu chiến lược, có sử dụng các tiêu chí lựa chọn đã được thiết lập. Việc lựa chọn này bao gồm ấn định mức độ ưu tiên cho từng hợp phần danh mục đầu tư tiềm năng và cân đối nội dung tổng th theo;

a) sự đóng góp để đạt được các mục tiêu chiến lược;

b) xếp hạng về sự đóng góp vào các mục tiêu chiến lược;

c) mức độ gặp phải rủi ro vốn có;

d) xếp hạng mức độ gặp phải rủi ro vốn có;

e) sự tác động đến các nguồn lực sẵn có;

f) sự tác động đến mức độ rủi ro của danh mục đầu tư;

g) năng lực và khả năng của tổ chức để tiếp thu toàn bộ các thay đổi của tất cả các hợp phần.

5.6  Xác nhận sự gắn kết của danh mục đầu tư với các mục tiêu chiến lược

5.6.1  Tổng quan

Các tổ chức cần thiết lập các chiến lược để hoàn thành các mục tiêu của mình, phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của tổ chức. Các thay đổi của bất kỳ yếu tố nào trong số này có thể dẫn đến việc sửa đổi chiến lược của tổ chức cũng như cập nhật khung và kế hoạch danh mục đầu tư. Các hợp phần danh mục đầu tư cần hiện thực hóa những lợi ích liên quan đến các mục tiêu chiến lược. Việc gắn kết giữa chiến lược của tổ chức và lợi ích dự kiến cần phải là một hoạt động liên tục. Xem Hình 4.

Hình 4 – Sự gắn kết liên tục của chiến lược và lợi ích

5.6.2  Sự gắn kết với các mục tiêu chiến lược

Để có thể thực hiện sự gắn kết chiến lược liên tục của danh mục đầu tư, nhà quản lý danh mục đầu tư cần:

a) xác định các mục tiêu chiến lược nào có liên quan đến danh mục đầu tư;

b) hành động để theo dõi và kiểm soát sự gắn kết của danh mục đầu tư với các mục tiêu chiến lược đã được thiết lập.

5.6.3  Duy trì sự gắn kết với khả năng chịu rủi ro cùng năng lực và khả năng nguồn lực

Để có thể thực hiện sự gắn kết liên tục của danh mục đầu tư với khả năng chịu rủi ro cùng với năng lực và khả năng nguồn lực của tổ chức, nhà quản lý danh mục đầu tư cần:

a) xác định mức độ rủi ro chấp nhận được của tổ chức;

b) đánh giá mức độ gắn kết của danh mục đầu tư với mức độ rủi ro chấp nhận được;

c) gắn kết mức độ rủi ro danh mục đầu tư với mức độ rủi ro chấp nhận được của tổ chức;

d) duy trì sự gắn kết giữa ri ro tích lũy của danh mục đầu tư với giá trị được tạo ra từ việc thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược;

e) xác định việc có đủ năng lực và khả năng nguồn lực để quản lý danh mục đầu tư trong mức độ rủi ro chấp nhận được.

5.6.4  Lập văn bản và đánh giá kết quả của hành động gắn kết

Để duy trì sự kiểm soát thay đổi của danh mục đầu tư, nhả quản lý danh mục đầu tư cần:

a) lập văn bản về sự gắn kết của danh mục đầu tư với các mục tiêu chiến lược;

b) lập văn bản về sự gắn kết của danh mục đầu tư trong khả năng chịu ri ro;

c) lập văn bản về các quyết định và kết quả hành động của chúng;

d) đánh giá kết quả và tác động của các hành động.

5.7  Đánh giá và báo cáo việc thực hiện danh mục đầu tư

5.7.1  Tổng quan

Ch số thực hiện liên quan tới danh mục đầu tư và các mục tiêu chiến lược mà nó được gắn kết. Hành động này góp phần vào việc báo cáo sẽ được yêu cầu trong quản lý danh mục đầu tư. Việc báo cáo cần phải kịp thời và có giá trị đối với các bên liên quan đến danh mục đầu tư. Cần chú ý tới chất lượng thông tin để dựa vào đó đánh giá và báo cáo về kết quả thực hiện danh mục đầu tư.

5.7.2  Thiết lập đường cơ sở đo lường việc thực hiện danh mục đầu tư

Để quản lý việc thực hiện danh mục đầu tư, nhà quản lý danh mục đầu tư cần thiết lập, sử dụng hoặc tích hợp các hệ thống hiện có với các chỉ số đo lường và các đường cơ sở thực hiện mà đo lường cả hợp phần danh mục đầu tư cụ thể và việc thực hiện danh mục đầu tư cp độ tổng hợp. Các phép đo thực hiện của danh mục đầu tư cần được sử dụng để cho phép nhà quản lý danh mục đầu tư đảm bảo rằng tổng đầu tư của tất cả các hợp phần danh mục đầu tư đang đạt được các lợi ích riêng và tổng hợp và có giá trị đối với các mục tiêu chiến lược.

Các chỉ số thực hiện của danh mục đầu tư là cụ thể đối với các mục tiêu chiến lược mà danh mục đầu tư có sự gắn kết và đối với tổ chức, cần bao gồm:

a) các chỉ số cụ th về hợp phần danh mục đầu tư đề cập đến lịch trình, việc thực hiện về mặt kỹ thuật và tài chính;

b) các thước đo danh mục đầu tư cấp độ tổng hợp theo dõi tình trạng tổng thể của danh mục đầu tư, việc tạo ra giá trị và việc hiện thực hóa các lợi ích;

c) các chỉ số thực hiện cảnh báo việc quản lý danh mục đầu tư về sử dụng nguồn lực, các vấn đề và những rủi ro.

5.7.3  Quản lý việc thực hiện danh mục đầu tư

Để quản lý có hiệu quả việc thực hiện danh mục đầu tư, nhà quản lý danh mục đầu tư cn tiến hành các hoạt động để:

a) theo dõi việc thực hiện hợp phần danh mục đầu tư;

b) theo dõi việc thực hiện danh mục đầu tư tổng thể;

c) duy trì đường cơ sở đo lường danh mục đầu tư;

d) theo dõi các đóng góp của lợi ích danh mục đầu tư và so sánh chúng với các mục tiêu chiến lược hiện tại;

e) cung cấp dự báo, bao gồm nhưng không giới hạn ở việc sử dụng nguồn lực và năng lực, chiến lược và rủi ro.

Ngoài ra, để quản lý việc thực hiện danh mục đầu tư, nhà quản lý danh mục đầu tư cũng cần phân tích:

1) cấu tạo, sự gắn kết và việc thực hiện hợp phần danh mục đầu tư cả từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên;

2) tác động của việc thực hiện hợp phần danh mục đầu tư cá nhân đến việc thực hiện toàn bộ danh mục đầu tư và việc đạt được các mục tiêu chiến lược ưu tiên;

3) tác động của sự tương tác giữa các hợp phần danh mục đầu tư và tác động của những tương tác này đối với việc thực hiện danh mục đầu tư.

5.7.4  Báo cáo về việc thực hiện danh mục đầu tư

Để cung cấp thông tin thích hợp cho các bên liên quan, nhà quản lý danh mục đầu tư cần:

a) thực hiện báo cáo về danh mục đầu tư;

b) duy trì chu kỳ báo cáo;

c) tích hợp chu kỳ báo cáo xuyên suốt danh mục đầu tư.

5.7.5  Quản lý việc lồng ghép các lợi ích

Đ cải tiến khả năng hiện thực hóa các lợi ích bằng các hợp phần danh mục đầu tư và đ thực hiện được các hoạt động trong tương lai của danh mục đầu tư hoặc các hoạt động chung của tổ chức, nhà quản lý danh mục đầu tư cần đánh giá, xác nhận những điều sau:

a) xác định các lợi ích;

b) xác định khung thời gian thực hiện lợi ích;

c) thực hiện và nắm bắt các lợi ích của tổ chức;

d) lồng ghép các lợi ích;

e) dự báo về các khoản lãi hoặc lỗ đầu tư trong tương lai;

f) theo dõi lợi ích thực tế và dự báo;

g) xác định các khoảng cách biệt mà lợi ích dự báo sẽ không đạt được như mong đợi.

5.8  Cân đối và tối ưu hóa danh mục đầu tư

5.8.1  Tổng quan

Làm việc trong phạm vi các vai trò, trách nhiệm và quyền hạn đã được xác định, nhả quản lý danh mục cn cân đối và kiểm soát danh mục đầu tư, bao gồm việc duy trì đường dẫn danh mục đầu tư, tối ưu hóa các nguồn lực, quản lý các rủi ro liên quan đến danh mục đầu tư, sự thay đổi của danh mục đầu tư và tối ưu hóa sự phối hợp giữa các hợp phần danh mục đầu tư nhưng không chỉ giới hạn ở những công việc nêu trên.

5.8.2  Tối ưu hóa các hợp phần danh mục đầu tư

Để tối ưu hóa danh mục đầu tư và các hợp phần danh mục đầu tư, nhà quản lý danh mục đầu tư cần:

a) quản lý các lợi ích để nắm bắt được đầy đủ giá trị dự kiến và đã định, như sử dụng quá trình đánh giá đã định và xem xét về việc gắn kết kế hoạch thực hiện lợi ích với kế hoạch chiến lược;

b) hoạch định cách tiếp cận xem xét các yếu tố như tài chính, giá trị của tổ chức, nhu cầu của các bên liên quan và các yêu cầu pháp định và chế định;

c) liên tục phân tích và cải tiến việc thực hiện các lợi ích từ các hợp phần danh mục đầu tư bao gồm cả việc xem xét các tiêu chí thành công.

5.8.3  Duy trì danh mục đầu tư

Nhà quản lý danh mục đầu tư cần sử dụng các phương pháp tiếp cận, quá trình và tiêu chí đã định để thực hiện việc xem xét về việc đưa các hợp phần danh mục đầu tư tiềm năng vào danh mục đầu tư bằng cách:

a) thực hiện phân tích dựa trên tiêu chí lựa chọn tiêu chuẩn:

1) xác định các tiêu chí bổ sung cần được xem xét;

2) xác định sự ưu tiên cho các hợp phần danh mục đầu tư tiềm năng;

3) đưa ra khuyến nghị đối với hợp phần danh mục đầu tư tiềm năng nào cần được lựa chọn để đưa vào danh mục đầu tư;

b) duy trì danh mục đầu tư bằng cách:

1) liên tục đánh giá về việc đưa các hợp phần danh mục đầu tư tiềm năng vào danh mục đầu tư;

2) chuyển, sửa đổi, kết thúc hoặc chấm dứt các hợp phần danh mục đầu tư trong danh mục đầu tư;

3) cân đối các nguồn lực và các tài sản khác trong toàn bộ danh mục đầu tư.

5.8.4  Tối ưu hóa các nguồn lực

Để tối ưu hóa các nguồn lực, nhà quản lý danh mục đầu tư cần:

a) ưu tiên các hợp phần danh mục đầu tư dựa trên các tiêu chí đá xác định;

b) nắm bắt các nhu cầu nguồn lực của các hợp phần danh mục đầu tư;

c) đạt được sự cân đối giữa cung và cầu về nguồn lực;

d) theo dõi những thay đổi về nhu cầu nguồn lực;

e) xem xét dữ liệu lịch sử từ góc độ nhu cầu nguồn lực và vạch ra xu hướng hiện tại;

f) đưa ra các phương pháp theo dõi và kiểm soát nhằm đạt được sự tối ưu hóa nguồn lực trong danh mục đầu tư và xuyên suốt các hợp phần danh mục đầu tư;

g) cân đối cung và cu về nguồn lực và sự phân bổ các nguồn lực bằng cách sử dụng cách tiếp cận và tiêu chí xác định;

h) xác định những thay đổi về nhu cầu nguồn lực trong một khoảng thời gian xác định và đã được thống nhất;

i) xác định những thay đổi cần thực hiện đối với các hợp phần danh mục đầu tư như thu hẹp phạm vi, hủy bỏ, lập lại kế hoạch, hoặc các hành động có liên quan khác đ đạt được sự tối ưu hóa các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện danh mục đầu tư;

j) xây dựng thỏa thuận giữa các bên liên quan;

k) xác định và giải quyết xung đột trong việc sử dụng nguồn lực.

5.8.5  Quản lý rủi ro của danh mục đầu tư

Để quản lý rủi ro của danh mục đầu tư, nhà quản lý danh mục đầu tư cần sử dụng chính sách rủi ro đã được xác định cho danh mục đầu tư để:

a) xác định mức độ và khả năng chịu đựng rủi ro chấp nhận được trong danh mục đầu tư;

b) xây dựng hoặc chấp nhận kỹ thuật phân tích đối với các rủi ro xảy ra ở cấp độ danh mục đầu tư;

c) xác định rủi ro ở cấp độ danh mục đầu tư dựa trên những rủi ro đã xác định cho từng hợp phần danh mục đầu tư;

d) phân tích và ưu tiên các rủi ro của danh mục đầu tư có xét đến các hạng mục như sự ưu tiên của mục tiêu chiến lược, mục đích, lợi ích và mối quan hệ giữa các hợp phần;

e) đánh giá các rủi ro theo thời gian bao gồm cả những thay đi cần được theo dõi về tác động của rủi ro và những thay đổi trong cấu trúc hợp phần của danh mục đầu tư.

5.8.6  Kiểm soát sự thay đổi của danh mục đầu tư

Khi kiểm soát sự thay đổi của danh mục đầu tư, nhà quản lý danh mục đầu tư cần sử dụng cách tiếp cận đã định về kiểm soát sự thay đổi của danh mục đầu tư đ:

a) xem xét lại sự ưu tiên của các hợp phần danh mục đầu tư;

b) xây dựng và thực hiện các khuyến nghị về danh mục đầu tư, bao gồm lịch trình, rủi ro, chi phí, nguồn lực, tác động và mức độ gắn kết chiến lược nhưng không giới hạn ở những hạng mục đó;

c) xây dựng và thực hiện các khuyến nghị về việc bổ sung, chuyển, sửa đổi hoặc loại bỏ các hợp phần danh mục đầu tư;

d) trao đổi thông tin với bên liên quan đến danh mục đầu tư. Các quyết định về sự thay đổi đối với đường cơ sở và kế hoạch danh mục đầu tư cần được đưa ra liên quan tới các quyền quyết định đã định trước.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Quản trị các danh mục đầu tư

Quản trị các danh mục đầu tư bao gm các nguyên tắc mà theo đó một danh mục đầu tư được giao và chỉ đạo thực hiện. Việc quản trị đưa ra các chính sách, quyền hạn, quá trình, quy trình, tiêu chuẩn và trách nhiệm giải trình cần thiết để thực hiện sự quản lý và lãnh đạo đối với danh mục đầu tư. Quản lý danh mục đầu tư được thực hiện trong phạm vi ranh giới được thiết lập bởi quản trị. Quản trị các danh mục đầu tư cần phải được gắn kết với quản trị tổ chức.

Quản trị có thể được phát triển, đưa ra, ban hành và duy trì thông qua một số cấu trúc có thể có, bao gồm nhưng không giới hạn ở: Văn phòng Quản lý Danh mục đầu tư, Ban Đánh giá Danh mục đầu tư Dự án, Ban Nhân sự Cao cấp hoặc bất kỳ cấu trúc có tác động nào khác có thể thích ứng với nhu cầu của các tổ chức và danh mục đầu tư. Quản trị có thể thay đổi tùy thuộc vào bản chất của tổ chức nhưng mục đích tổng thể của cấu trúc được lựa chọn là để cung cấp cơ chế quản trị cần thiết giúp cho việc quản lý danh mục đầu tư thành công, cấu trúc này cần có các thành viên xác định bao gồm những người điều hành và tác nghiệp về cả việc đưa ra quyết định và năng lực tư vấn trong tổ chức.

Chủ thể quản trị danh mục đầu tư được các chủ sở hữu hoặc pháp nhân kiểm soát tổ chức hoặc các nhà quản lý có trách nhiệm tổng thể đối với tổ chức giao cho quyền hạn. Quyền hạn này nhìn chung được giao cho để thực hiện các hành động, quyết định cụ thể và bị giới hạn ở việc quản lý danh mục đầu tư. Cần xác định các quyền hạn và trách nhiệm của chủ thể quản trị danh mục đầu tư.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

2  Thuật ngữ và định nghĩa

3  Nguyên tắc quản lý danh mục đầu tư

3.1  Bối cảnh và sự cần thiết quản lý danh mục đầu tư

3.2  Tổng quan về quản lý danh mục đầu tư

3.3  Vai trò và trách nhiệm

3.4  Sự tham gia và quản lý các bên liên quan

4  Điều kiện tiên quyết đối với qun lý danh mục đầu tư

4.1  Tổng quan

4.2  Thuyết minh về quản lý danh mục đầu tư

4.3  Khung quản lý danh mục đầu tư

4.4  Các loại hợp phần danh mục đầu tư

4.5  Các tiêu chí lựa chọn và ưu tiên các hợp phần danh mục đầu tư

4.6  Sự gắn kết với các quá trình và hệ thống của tổ chức

4.7  Tính rõ ràng, minh bạch của danh mục đầu tư

4.8 Cấu trúc báo cáo việc thực hiện danh mục đầu tư

4.9  Cải tiến quản lý danh mục đầu tư

4.10  Quản trị danh mục đầu tư

5  Quản lý danh mục đầu tư

5.1  Tổng quan

5.2  Xác định danh mục đầu tư

5.3  Xác định các hợp phần danh mục đầu tư tiềm năng

5.4  Xác định kế hoạch danh mục đầu tư

5.5  Đánh giá và lựa chọn các hợp phần danh mục đầu tư

5.6  Xác nhận sự gắn kết của danh mục đầu tư với các mục tiêu chiến lược

5.7  Đánh giá và báo cáo việc thực hiện danh mục đầu tư

5.8  Cân đối và tối ưu hóa danh mục đầu tư

Phụ lục A (tham khảo) Quản lý danh mục đầu tư

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *